Xem mẫu

  1. Đặc trưng, đối tượng tham gia và các cấp độ phát triển trong thương mại điện tử. 1. Một số đặc trưng cơ bản của TMĐT Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong Thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, ..chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh.
  2. Tuy nhiên trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mậi điện tử, một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê ...mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm. Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ truy mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
  3. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính. Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng. Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng. 2. Đối tượng chính tham gia Website TMĐT - Người cung cấp dịch vụ Internet, công nghệ và trang thiết bị đầu tư xây dựng Website. - Người xây dựng Website TMĐT. - Người kinh doanh TMĐT. - Người mua hàng trên website TMĐT. Người cung cấp dịch vụ Internet và công nghệ:
  4. Là người đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công nghệ mới sao cho đáp ứng được nhu cầu hoạt động và kinh doanh trực tuyến. Ví dụ: nhà cung cấp đường truyền internet, server host website, thiết bị chống virus, hacker… Người xây dựng Website TMĐT: - Có đủ kiến thức về kỹ thuật để có thể xây dựng website mang tính chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu của nhà kinh doanh TMĐT. - Có đội ngũ chuyên nghiệp phục vụ cho việc xây dựng và thiết kế website. Người trực tiếp kinh doanh TMĐT: - Có đủ kiến thức về TMĐT để đưa ra nhiều chiến lược và giải pháp cũng như xử lý nhiều tình huống khác nhau trong giao dịch TMĐT. - Đủ nguồn nhân lực phục vụ cho việc cập nhật thông tin, giao dịch mua bán, giao hàng… - Phải luôn đảm bảo kênh giao dịch, kinh doanh hàng hóa đa dạng, đa phương thức thanh toán, đảm bảo tính tin cậy trong TMĐT, đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia trên website TMĐT… - Đối tượng này có thể là người không trực tiếp xây dựng Website cho chính mình mà chỉ tham gia vào kinh doanh trực tuyến trên Website của một chủ thể khác đã xây dựng.Khi đó người kinh doanh này cần phải trả cho chủ thể xây dựng website một khoản phí nhất định nào đó cho việc quảng cáo trên dịch vụ internet. Người mua hàng trên website TMĐT:
  5. Là các đối tượng tham gia vào các website như website thông tin, nghiên cứu, kể cả người thực hiện các giao dịch với người bán thông qua Website. 3. Các cấp độ phát triển của TMĐT TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Có hai cách phân chia: Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển TMĐT - Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác. - Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện. - Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn. - Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. - Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi) v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocal). - Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi
  6. và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch. Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT Hình 1: Ba cấp độ phát triển của thương mại điện tử - Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ... Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống. - Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến. - Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối): website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp
  7. của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả .
nguon tai.lieu . vn