Xem mẫu

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶC SAN TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT Số: 07/2013 CHỦ ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI HÀ NỘI ­ NĂM 2013 CHỦ ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI; PHÂN BIỆT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VỚI TÒA ÁN 1. Khái niệm, đặc điểm trọng tài thương mại 1.1. Khái niệm trọng tài thương mại Trong khoa học pháp lý, trọng tài được nghiên cứu dưới nhiều bình diện khác nhau và do đó hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về trọng tài. Theo cuốn “Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z”: “Trọng tài là một cách giải quyết bất đồng trong quan hệ công nghiệp mà không cần đưa ra pháp luật hay đình công” Hay: “Trọng tài là những tranh chấp hay bất đồng được đưa ra cho một hoặc nhiều người được xem là công tâm, không thiên lệch quyết định và quyết định này có tính ràng buộc đối với hai bên”. Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA): “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành”. Tại Việt Nam, theo quy định của khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Pháp lệnh này quy định”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng tại thương mại năm 2010 “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại”. 4 Mặc dù có khá nhiều định nghĩa khác nhau về trọng tài, song nhìn chung hiện nay trọng tài thương mại được nhìn nhận dưới góc độ: Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp có tính chất tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại. Trọng tài chính là bên trung gian thứ ba được các bên tranh chấp chọn ra để giúp các bên giải quyết những xung đột, bất đồng giữa họ trên cơ sở đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên. Phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài khá giống với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải. Cả hai phương thức này đều có sự xuất hiện của người thứ ba. Tuy nhiên, trong hình thức hòa giải, vai trò của người thứ ba chỉ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau. Còn trong phương thức trọng tài, sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. 1.2. Một số đặc điểm của trọng tài thương mại a) Trọng tài có tính phi nhà nước Trọng tài là một loại hình tổ chức phi chính phủ (tổ chức xã hội nghề nghiệp), hoạt động theo pháp luật và quy chế trọng tài. Trọng tài là một thiết chế dân chủ trong giải quyết tranh chấp thương mại; trọng tài không chỉ góp phần tạo ra một đời sống dân chủ và tự do trong tư pháp, mà hơn thế nữa, trọng tài là người chia sẻ nhiệm vụ với nhà nước trong việc xóa bỏ các bất đồng trong xă hội, thể hiện cụ thể ở việc giải quyết các tranh chấp thương mại. b) Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn