Xem mẫu

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 1, pp. 133-139
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn

DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0018

ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH - KINH TẾ VÂN ĐỒN: TIỀM NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ngô Thúy Quỳnh

Khoa Quản lí Nhà nước về Đô thị và Nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia
Tóm tắt. Ngay từ cuối năm 2015 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phát lệnh xây dựng đề
án phát triển ba Đặc khu hành chính - kinh tế: Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc; nhưng
đến nay vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phương án phát triển và nghiên cứu xây dựng
luật về đặc khu hành chính - kinh tế. Để phát triển đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn ở
tỉnh Quảng Ninh thì phải làm gì, làm như thế nào và bắt đầu từ đâu? Bài viết mong muốn
góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi như vậy và tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định
chính sách phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn.
Từ khóa: Đặc khu hành chính - kinh tế, quản lí nhà nước, hiệu quả, phát triển bền vững.

1.

Mở đầu

Tỉnh Quảng Ninh cũng như cả nước Việt Nam trong một số năm tới vẫn trong tình trạng
thiếu vốn để đầu tư phát triển. Vì thế, đầu tư tập trung vẫn là phương cách tốt nhất để dồn vốn cho
những trọng tâm, trọng điểm phát triển. Theo quan điểm đó, phát triển Đặc khu hành chính - kinh
tế Vân Đồn là kế sách bứt phá đúng đắn, rồi từ đó làm cho Vân Đồn trở thành một trong những
đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả dải ven biển Đông Bắc và cả vùng miền Bắc Việt Nam
[2-7]. Song làm thế nào để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững Đặc khu hành chính - kinh tế này
trong tương lai? Bài báo sẽ góp phần làm sáng tỏ những việc phải làm để Đặc khu hành chính kinh tế Vân Đồn phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Tiềm năng, thế mạnh để phát triển Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn

Vân Đồn là một trong ba hải đảo hội tụ được nhiều yếu tố phát triển kinh tế quy mô lớn,
mang tầm quốc gia và quốc tế. Vân Đồn hiện là một huyện đảo của tinh Quảng Ninh ở vùng biển
Đông Bắc Việt Nam, nằm sát thị xã Cẩm Phả và cách Tp. Hạ Long khoảng 30 km, có diện tích
tự nhiên (phần đất nổi) khoảng 553 km2 (chỉ kém Quốc đảo Singapore khoảng 150 km2 và kém
diện tích đảo Phú Quốc khoảng 50-60 km2 . Quốc đảo Singapore chỉ có diện tích khoảng 700 km2
nhưng tạo ra GDP với mức vào khoảng 290 tỉ USD vào năm 2016, bằng khoảng 1,5 lần tổng GDP
của cả Việt Nam). Đó là trường hợp soi chiếu quan trọng để có quyết sách phát triển hải đảo Vân
Đồn.
Ngày nhận bài: 15/11/2017. Ngày sửa bài: 11/12/2017. Ngày nhận đăng: 10/1/2018.
Liên hệ: Ngô Thúy Quỳnh, e-mail: ngothuyquynhapd@gmail.com.

133

Ngô Thúy Quỳnh

Vân Đồn có vị trí chiến lược quan trọng cả về phát triển kinh tế, chính trị và quốc phòng
an ninh; có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển - đảo. Theo quy
hoạch phát triển Vân Đồn, từ Vân Đồn có thể đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng
200 hải lí, tới Hồng Kông 580 hải lí và tới Singapore khoảng 1.300 hải lí. Khoảng cách như thế
khá phù hợp cho các tour du lịch đường biển. Khi sân bay Vân Đồn được xây dựng và đưa vào sử
dụng, từ Vân Đồn chỉ cần khoảng từ 1-2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch
lớn như Thượng Hải, Hồng Kông, Macau, Thẩm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc và Thủ đô của các
nước trong khu vực Đông Nam Á; và khoảng từ 3-4 giờ bay là có thể đến Bắc Kinh (Trung Quốc),
Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai (UAE). Đối với phát triển Vân Đồn đã có chủ trương
của Nhà nước ngay từ 2006 (bằng Quyết định 786/QĐ-TTg (3/5/2006) của Thủ tướng về phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vân Đồn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”). Đó là
một trong các yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ hơn Hải đảo này trong những năm sắp tới.
Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn có một số cụm đảo lớn: Cái Bàu, Quan Lạn – Minh
Châu, Ngọc Vừng – Thắng Lợi... Hai cụm Quan Lạn và Ngọc Vừng có giá trị độc đáo để phát triển
du lịch biển, vui chơi giải trí có thưởng, cao cấp, hấp dẫn du khách giau có và mang tầm vóc quốc
gia và quốc tế.

Sơ đồ ranh giới Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển Vân Đồn)
Vân Đồn có hậu phương lớn là tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đông Bắc cũng như vùng duyên
hải Vịnh Bắc Bộ. Phát triển Vân Đồn không tách rời chủ trương và đường lối phát triển Quảng
Ninh. Tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế tổng hợp, hiệu quả cao. Ngoài
việc là tỉnh có trữ lượng than đá lớn nhất cả nước, có kì quan thiên nhiên thế giới đặc sắc Vịnh Hạ
Long, có nguồn đá vôi phong phú, mỗi năm có thể sản xuất hàng chục triệu tấn xi măng và có khả
năng sản xuất nhiệt điện với công suất vài nghìn MW, lại có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Móng
Cái giáp với Trung Quốc mà mỗi năm có thể đạt mức tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch
vụ lên tới khoảng 5 tỉ USD và nhiều hơn thế. Đồng thời, là một trong số các tỉnh có chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu qủa quản trị, hành chính công (PAPI) thuộc nhóm tỉnh
có thứ hạng cao trong cả nước. Điều đó là yếu tố thuận lợi rất to lớn để phát triển Đặc khu hành
chính – kinh tế Vân Đồn (từ đây gọi tắt là Đặc khu Vân Đồn) trong tương lai.
134

Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn: tiềm năng và phát triển

2.2.

Cơ hội và thách thức từ phía Trung Quốc đối với công cuộc phát triển Đặc
khu Vân Đồn

Sự phát triển của phía Trung Quốc vừa là áp lực, thách thức vừa là cơ hội để Quảng Ninh
nói chung cũng như để Vân Đồn nói riêng hoạch định kế sách phát triển trong những năm tới. Hai
trường hợp Đặc khu kinh tế Hải Nam và Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ Quảng Tây của Trung Quốc ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của Quảng Ninh cũng như của Đặc khu Vân Đồn của Việt Nam.
Đặc khu kinh tế Hải Nam (diện tích khoảng 33.920 km2 , năm 2010 có dân số khoảng 8,7
triệu người và GDP khoảng 40 tỉ USD, GDP/người đạt khoảng 4600 USD ). Quá trình phát triển
của đảo Hải Nam có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của Vân Đồn. Về quy mô diện tích Đảo Hải
Nam chỉ đứng sau đảo Đài Loan. Từ năm 1988, đảo Hải Nam tách khỏi tỉnh Quảng Đông và trở
thành tỉnh riêng, đồng thời là một đặc khu kinh tế của Trung Quốc, được hưởng quy chế và chính
sách đặc biệt. Đặc khu Hải Nam có 2 sân bay quốc tế (lớn hơn sân bay Nội Bài của Việt Nam), có
cảng tàu ngầm, 700 km đường cao tốc chạy quanh ven đảo, có các công trình hiện đại để tổ chức
các sự kiện mang tầm quốc tế như Diễn đàn Châu Á Bắc Ngao, Thi hoa hậu thế giới ở Tam Á; có
6 trường đại học và học viện...
Ngày 16/01/2008 Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã phê chuẩn “Quy
hoạch phát triển Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ Quảng Tây” để Trung Quốc gia tăng phát triển kinh tế
vùng ven biển phía Đông trên cơ sở mở rộng hợp tác với các quốc gia ASEAN và Việt Nam. Phạm
vi của Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ Quảng Tây gồm thành phố Nam Ninh và 3 thành phố lớn ven biển
là Bắc Hải, Khâm Châu và Phòng Thành với tổng diện tích khoảng 425.000 km2 (chiếm 17,9%
diện tích tỉnh Quảng Tây), dân số khoảng 12,6 triệu người, trong đó dân số các thành phố khoảng
4 triệu người (dự kiến đến năm 2020 dân số các thành phố sẽ tăng lên 10 triệu người). Chính phủ
Trung Quốc coi Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ Quảng Tây là một trong các Khu kinh tế hàng đầu của
Trung Quốc, có vai trò to lớn trong chiến lược cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Để phát triển
nhanh Khu kinh tế Vịnh Bắc bộ Quảng Tây, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng xong tuyến cao
tốc dọc ven biển Vịnh Bắc bộ dài khoảng 500 km từ Phòng Thành đến bán đảo Lôi Châu. Riêng
đoạn từ Phòng Thành đến Đông Hưng (giáp Móng Cái) dài gần 50 km là đường cấp 1, sắp tới họ
sẽ xây dựng thành đường cao tốc.
Trước bối cảnh như vậy, phát triển Vân Đồn và vành đai kinh tế Móng cái – Hạ Long – Hải
Phòng để “đối trọng” trở thành vấn đề nóng, có tính thời sự và mang ý nghĩa chiến lược đối với
Việt Nam.

2.3.

Tình hình phát triển và những yêu cầu đối với Đặc khu hành chính - kinh
tế Vân Đồn

2.3.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Vân Đồn
Theo Báo cáo quy hoạch phát triển thời kì 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 của huyện Vân
Đồn cho biết, năm 2016 dân số của Vân Đồn có khoảng 46 nghìn người (trong đó số người trong
độ tuổi lao động chiếm khoảng 53-54%). Nhìn chung kinh tế của Vân Đồn phát triển đang còn ở
mức hạn chế. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (theo giá 2010) đạt 3.110 tỉ đồng và giá trị gia tăng
đạt 1.493 tỉ đồng (chiếm khoảng 48%). Trong đó nông nghiệp chiếm khoảng 36%, công nghiệp
chiếm khoảng 33% và dịch vụ chiếm khoảng 31%. Giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt khoảng
40 triệu đồng giá hiện hành (tương đương khoảng 1850 USD, chỉ bằng khoảng 86% mức trung
bình của cả nước và bằng khoảng 54% mức trung bình của tỉnh Quảng Ninh).

135

Ngô Thúy Quỳnh

Bảng 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế của Vân Đồn

Ngành, lĩnh vực
2010
2014
2016
Gía trị sản xuất, Tr đ; giá 2010
1.272
2.312
3.110
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
613
910
1.104
48,1
39,4
35,5
% so tổng số
Công nghiệp và xây dựng
346
735
1026
% so tổng số
27,2
31,8
33,1
Dịch vụ
313
667
980
% so tổng số
24,7
28,8
31,4
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển 2011-2020 huyện Vân Đồn)

2.3.2. Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển Đặc khu hành chính
- kinh tế Vân Đồn theo hướng hiện đại
Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn
phải làm khác so với cách làm quy hoạch phát triển đối với các thành phố ở nước ta hiện nay. Tinh
thần chủ đạo xuyên suốt là đối với quy hoạch phát triển Đặc khu Vân Đồn phải có cách làm đặc
biệt, thượng tôn hiện đại và phải đem lại giá trị lớn cho tỉnh Quảng Ninh cũng như cho vùng Đông
Bắc và cho nền kinh tế cả nước trong khoảng vài chục năm tới. Quy hoạch phát triển Đặc khu Vân
Đồn nên tham khảo kinh nghiệm phát triển Hải Nam (Trung Quốc), Jeju (Hàn Quốc), Singapore...
và hướng tới mục tiêu là Đặc khu hành chính – kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những
trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo gắn với giải trí, chữa bệnh, nghỉ dưỡng hiện đại, chất lượng
cao; trung tâm tài chính, thương mại, công nghiệp công nghệ cao và là đầu mối giao thương quốc
tế ở vùng Đông Bắc của cả nước. Tôi cho rằng, mục tiêu phát triển lâu dài của Đặc khu Vân Đồn
là phải hướng tới việc tạo ra tổng giá trị gia tăng khoảng 28-30 tỉ USD (sau đó có thể đạt 40-45 tỉ
USD) và có số dân sinh sống thường trú khoảng 20-25 vạn người cùng với khoảng 25-30 vạn lao
động vãng lai từ nơi khác đến làm ăn theo thời vụ. Trong cơ cấu ngành nghề nên có: dịch vụ chiếm
khoảng 74-75%, công nghiệp khoảng 22-23% và nông nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 1-2% trong
tổng nền kinh tế của Đặc khu. Các ngành mũi nhọn của Đặc khu Vân Đồn là du lịch biển gắn
với vui chới giải trí cao cấp (có cả Casino), thể thao, nghỉ dưỡng, chữa bệnh; phát triển dịch vụ
tổng hợp (ngân hàng, viễn thông, nghiên cứu khoa học công nghệ, thương mại) và phát triển công
nghiệp công nghệ cao (sản xuất máy tính, thiết bị máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị nghe nhìn,
thiết bị y tế...). Hàng năm thu hút khoảng 3-4 triệu khách du lịch. Đồng thời, Đặc khu Vân Đồn
còn là nơi diễn ra các sự kiện quốc tế lớn như hội nghị, hội thảo, lễ hội, hội chợ, thi đấu thể thao,
thi sáng tạo.. tầm quốc tế. Quy hoạch phát triển Đặc khu Vân Đồn không thể tách rời quy hoạch
phát triển Móng Cái, Hạ Long, Cát Bà và vùng Vịnh Bắc Bộ Việt Nam cũng như cần tính tới quan
hệ giao thương với Đông Hưng, Phòng Thành, Bắc Hải, Hải Nam... của Trung Quốc.
Đối với việc lập quy hoạch phát triển Đặc khu Vân Đồn cần chú ý một số điểm quan trọng
dưới đây:
+ Thuê một đơn vị chuyên môn có trình độ cao, nổi tiếng triển khai lập đề án quy hoạch
phát triển Đặc khu Vân Đồn đến khoảng 2050. Để làm tốt việc này cần tham khảo cách làm đối
với 2 trường hợp: Đặc khu Thâm Quyến của Trung Quốc và Đặc khu Incheon của Hàn Quốc. Mục
tiêu quy hoạch là xây dựng Đặc khu Vân Đồn có cấu trúc ngành nghề và cấu trúc không gian hiện
đại, văn minh có thể sánh được với Singapore, Thâm Quyến, Hồng Kông và Incheon trong khu
vực Đông Á.
+ Nên tổ chức đấu thầu xây dựng theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi quy hoạch được duyệt cần tổ chức đấu thầu theo công trình hoặc theo các loại công việc.
136

Đặc khu hành chính - kinh tế Vân Đồn: tiềm năng và phát triển

Ai thắng thầu người đó có quyền và chịu trách nhiệm xây dựng, tiến hành hoạt động thu lợi nhuận
theo luật định. Trong thời gian đầu Nhà nước trung ương và Chính quyền tỉnh chỉ đầu tư mồi đối
với xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng mà tư nhân không muốn làm hoặc chưa thể làm
được. Các công trình sân bay, cảng biển, logistic, vận tải hàng hóa và hành khách du lịch, trung
tâm thương mại, trung tâm du lịch thể thao, trung tâm công nghiệp công nghệ cao, khu nhà ở, các
tuyến giao thông nội khu... nên tổ chức đấu thầu; hoặc có thể thực hiện hình thức hợp tác Công-Tư.

2.3.3. Thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, có ý nghĩa chiến lược (nắm giữ công nghệ nguồn,
có tiềm lực tài chính và thị trường lớn)
Với phương châm biến Đặc khu Vân Đồn thành sân chơi đa quốc gia, trở thành nơi cạnh
tranh đáng tin cậy cho các Tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức,
Pháp và các quốc gia EU khác, Nga, Úc, Singapore. Theo ước tính sơ bộ của tác giả, vốn đầu tư để
xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại (trong đó có các công trình lớn như sân bay, cảng biển, đường sá,
hệ thông cung cấp điện, nước, xử lí chất thải, nhà ở, trung tâm thương mại-du lịch, sân Golf, trung
tâm thể thao biển....) phục vụ các hoạt động phát triển trên địa bàn cần (tương ứng với việc xây
dựng trên tổng diện tích khoảng 13-15 nghìn ha phi nông nghiệp) cần tới khoảng 15-20 tỉ USD.
Nếu không thu hút vốn đầu tư FDI thì sẽ rất khó khăn để hấp dẫn các nhà đầu tư lớn của trong
nước cũng như của nước ngoài vào làm ăn tại Vân Đồn.
Ở Đặc khu Vân Đồn cần xây dựng một số trung tâm văn hóa nghệ thuật để thu hút khách và
gia tăng thu nhập từ khách du lịch. Tiêu biểu là Trung tâm văn hóa, biểu diễn nghệ thuật xứ Bắc,
Khu công viên Việt Nam thu nhỏ, Trung tâm vui chơi cho trẻ em, Thủy cung Hạ Long, Trung tâm
thể thao biển, Trung tâm hội nghị, hội thảo và hội chợ...

2.3.4. Kết nối với thế giới mà đặc biệt là với khu vực Đông Á và các nơi trong nước
Đặc khu Vân Đồn cần có kế hoạch cụ thể để kết nối với các đảo có du lịch phát triển nổi
tiếng ở khu vực Đông Á như với đảo Jeju (Hàn Quốc), Hokaido (Nhật Bản), Boracay (Philippine),
Bali (Indonesia), Phu khet (Thái Lan), Pangko (Malaysia), Hải Nam (Trung Quốc) và quốc đảo
Singaopore. Muốn kết nối nhanh chóng thì phải có sự kết nối đường hàng không và đường biển
(bởi tàu biển du lịch). Đồng thời, Đặc khu Vân Đồn phải kết nối chặt chẽ với các đảo Cát Bà, Cô
Tô, Phú Quốc, Côn Đảo cũng như kết nối nhanh chóng với các trung tâm du lịch nổi tiếng trong
nước như với Tam Đảo, Ba Vì và với các thành phố du lịch lớn như với Hà Nội, Đền Hùng, Lạng
Sơn, Lào Cai, Đà Lạt, Tp Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ... của Việt Nam.

2.3.5. Hoàn thành các tuyến giao thông trọng yếu kết nối thuận tiện với các nơi và xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại
Phối hợp với các ngành trung ương, nhanh chóng hoàn thành các tuyến đường trọng điểm:
- Hoàn thành sớm tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái và kết nối thông suốt
với Đông Hưng - Phòng Thành – Trạm Giang dọc ven biển và đi Nam Ninh của Trung Quốc.
- Tuyến đường ven biển chất lượng cao nối từ Móng Cái đến Đồ Sơn Hải Phòng và đi tiếp
vào Thanh Hóa cho phép xe đạt vận tốc tương đối lớn.
- Phát triển tuyến vận tải bằng tàu biển có tốc độ cao nối Vân Đồn với các đảo và với các
cảng biển lớn của nước ta và của các nước để không chỉ vận tải hàng hóa mà còn vận chuyển khách
du lịch bằng đường biển.
- Hoàn thành nhanh việc xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn để trong những năm tới có công
suất vận chuyển khoảng 4-5 triệu hành khách mỗi năm và phù hợp với tiến độ phát triển của Đặc
137

nguon tai.lieu . vn