Xem mẫu

  1. Cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng
  2. - Khách hàng đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao ở các nhà kinh doanh, họ luôn muốn được cung cấp nhiều thông tin chính xác và nhanh chóng. Về phía doanh nghiệp, dù mong muốn đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, cung cấp thông tin kịp thời cho khách hàng của mình nhưng họ cũng không muốn mất nhiều thời gian và công sức. Thay vào đó, họ lại muốn tiết kiệm chi phí và giảm thời gian giải đáp thắc mắc bằng việc sử dụng điện thoại hay viết thư trả lời cho khách hàng. Sau đây là 6 cách tận dụng web mà các doanh nghiệp nên áp dụng nhằm giúp khách hành có thể tự phục vụ chính họ và để họ có được thông tin cần thiết
  3. 1. FAQs (Frequently asked questions) FAQs (những vấn đề, những câu hỏi thường xuyên được đặt ra) giúp các doanh nghiệp chuyên tâm, chú ý vào những câu hỏi thường xuyên được đặt ra nhất từ phía khách hàng, bao gồm những câu hỏi về đặc tính của sản phẩm, thông tin liên lạc hay các lựa chọn khi đặt hàng…Doanh nghiệp khi trả lời những thắc mắc của khách hàng dưới dạng các bản FAQ copy ngoài việc cung cấp những thông tin khách quan, đáng tin cậy tới khách hàng còn có thể nhấn mạnh giá trị cũng như những tiện ích mà khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình. 2. Cung cấp những thông tin cập nhật Thay vì phải thông báo cho hàng nghìn khách hàng, doanh nghiệp có thể đăng tải những thông tin phổ biến như hướng dẫn sử dụng sản phẩm, các bài phổ biến phương pháp, thông tin về kiểu dáng chuẩn… trên website để khách hàng của mình tiện theo dõi. Không chỉ thế, khi cung cấp sản phẩm tới khách hàng, các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty phần mềm, có thể tận dụng tối đa lợi ích của web, xem nó như một kênh phân phối hiệu quả. 3. Thông tin về chính sách Thông báo những chính sách về sản phẩm của công ty tới khách hàng, chẳng hạn như công ty bạn đảm bảo trả lại tiền cho khách hàng trong những trường hợp nào, hàng hóa được vận chuyển ra sao… 4. Theo dõi lệnh hay đơn đặt hàng Công ty có thể hạn chế được những cuộc gọi mà nhân viên phải trực tiếp trả lời khách hàng bằng cách cho phép khách hàng theo dõi và thực hiện các lệnh đặt hàng trực tuyến. Cũng nhờ đó, khu vực call-centre của công ty sẽ
  4. tiết kiệm đựơc thời gian, chỉ phải trả lời những cuộc gọi thực sự quan trọng và cần thiết. 5. Thông tin về những đơn đặt hàng cũ Những khách hàng quen thuộc của công ty luôn muốn có được những thông tin chi tiết về những đơn đặt hàng họ đã từng giao dịch với công ty, điều này giúp họ không mất nhiều thời gian trong việc tìm ra những sản phẩm đã từng mua mà nay muốn đặt hàng lại. 6. Thông tin liên lạc Khuyến khích khách hàng sủ dụng các dịch vụ trực tuyến mang tính chất tự phục vụ, nhưng khi xảy ra sự cố thì khách hàng cũng cần phải liên lạc với công ty, vì vậy hãy cung cấp điạ chỉ email cũng như số điện thoại của khu vực chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn cần tạo cho khách hàng một cảm giác được quan tâm đặc biệt, mở những điểm bán hàng thuận tiện, phục vụ và dự đoán tốt nhu cầu của khách hàng. Có thể nói việc cung cấp cho khách hàng những dịch vụ như thế này đem lại nhiều lợi ích bởi nó không chỉ đem lại sự hài lòng, thuận tiện cho khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như nguồn nhân lực.
nguon tai.lieu . vn