Xem mẫu

  1. CRM với doanh nghiệp
  2. - Ngày nay, khách hàng ngày càng có yêu cầu cao và có nhiều lựa chọn nhằm thoả mãn nhu cầu của mình, vì thế, yếu tố quyết định khiến các doanh nghiệp dành được thị trường chính là khả năng nhanh chóng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thực sự đặc biệt tới khách hàng và khác biệt so với đối thủ. Cũng chính vì lý do này, để nâng cao tính cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động dựa trên những tín hiệu từ thị trường, hay nói cách khác là trở thành những công ty định hướng thị trường, hướng tới khách hàng, mà CRM chính là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu. Ban đầu, doanh nghiệp áp dụng CRM mới chỉ nhấn mạnh vai trò của việc triển khai một call center hiện đại, nhưng đến nay đã chú ý nhiều hơn đến những mục tiêu quan trọng khác nữa như bán hàng, phát triển các kênh thông tin liên lạc với khách hàng, khai thác và tập hợp nhiều dữ liệu quan trọng của khách hàng,… Và một mục tiêu không kém phần quan trọng của CRM là có được thông tin thị trường, thu hút khách hàng mục tiêu nhưng
  3. vẫn không lơ là việc chăm sóc khách hàng cũ. CRM đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp cũng như khách hàng, nhưng ứng dụng CRM đòi hỏi doanh nghịêp phải có khả năng về mặt tài chính cũng như khả năng cập nhật kiến thức công nghệ thông tin của nhân viên. Để đảm bảo có được thành công, doanh nghiệp nên bắt đầu từ những yếu tố cơ bản, truyền thống và đơn giản nhất khi triển khai CRM. Ban đầu khi hình thức giao dịch trực tiếp nhân viên - khách hàng vẫn là chủ yếu, nhân viên bán hàng, nhân viên kĩ thuật, chăm sóc khách hàng đều luôn phải tỏ ra cởi mở và nhiệt tình hỗ trợ khách hàng. Sau giai đoạn này, doanh nghiệp có thể nâng cấp phương thức giao dịch truyền thống với khách hàng bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân viên có kĩ năng, sử dụng thành thạo và có hiệu quả các ứng dụng ấy. Có rất nhiều hệ thống giúp quản trị quan hệ khách hàng hiệu quả, như hệ thống call center, website và các công cụ như WAP, PDA,… Nhưng để đảm bảo tính hiệu quả trong chăm sóc khách hàng, cần có biện pháp kiểm soát những công cụ, hệ thống ấy một cách hợp lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cũng như sự phối hợp giữa các khu vực một cách linh hoạt. Như vậy, nhân viên mới nắm được thông tin khách hàng nhanh chóng và chính xác nhất, phục vụ khách hàng thực sự hiệu quả và có những cách xử lý thông minh trong việc đối phó với những phàn nàn từ phía khách hàng. Nếu nhìn từ góc độ của các nhà quản lý, CRM có thể được coi như một “công nghệ” giúp doanh nghiệp quản trị các mối quan hệ với khách hàng hiệu quả và tiết kiệm thời gian, nhân lực. còn với khách hàng hay thậm chí là nhân viên, CRM là một thứ gì đó phức tạp, hiện đại và đôi khi khó thực
  4. hiện. Chính vì thế, doanh nghiệp cần thống nhất quan điểm khi triển khai hệ thống CRM, nhấn mạnh công nghệ chỉ là yếu tố hỗ trợ, quan trọng là phải xây dựng một văn hoá doanh nghiệp có định hướng thị trường, lấy khách hàng làm yếu tố trọng tâm và lấy yếu tố trí lực làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
nguon tai.lieu . vn