Xem mẫu

  1. CÔNG ƯỚC CHICAGO
  2. SỰ RA ĐỜI  Công ước Pari vê không vận năm 1919 không còn phù  hợp với thực tế hoạt động hàng không dân dụng quốc tế  Hội nghị quốc tế về hàng không dân dụng được tổ chức  tại Chi­ca­go từ ngày 01/11 ­ 07/12/1944 với sự tham gia  của 52 nước để soạn thảo công ước quốc tế về hàng  không dân dụng   Ngày 07/12/1944 Hội nghị Chi­ca­go đã kết thúc bằng  việc ký Văn bản cuối cùng, Hiệp định lâm thời về hàng  không dân dụng quốc tế (34 nước ký), Công ước về hàng  không dân dụng quốc tế và thành lập Tổ chức hàng  không dân dụng quốc tế (38 nước ký), Hiệp định về vận  tải hàng không quá cảnh (26 nước ký) và Hiệp định về  vận tải hàng không quốc tế (11 nước ký) 
  3. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG ƯỚC  Công ước gồm 4 phần (22 chương) với 96  điều (và một số điều bổ sung như 3 bis, 83  bis, 93 bis..)  Nhóm quy phạm: Các qui định chung điều  chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong  hoạt động của hàng không dân dụng trên  trường quốc tế và qui định trình tự tổ chức  và hoạt động của Tổ chức hàng không dân  dụng quốc tế 
  4. NỘI DUNG CÔNG ƯỚC  Sự khẳng định lại nguyên tắc chủ quyền quốc gia đối với  vùng trời nằm trên lãnh thổ quốc gia và các hậu quả  pháp lý của nó   Quốc tịch tàu bay và vấn đề đăng ký quốc gia   Nghĩa vụ bảo đảm an toàn và hiệu quả cho họat động  của hàng không dân dung quốc tế   Vấn đề không phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành  viên icao   Các qui định đặc biệt về vận tải hàng không quốc tế   Giải quyết tranh chấp và các chế tài 
  5. KHẲNG ĐỊNH NGUYÊN TẮC CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI VÙNG TRỜI  Quyền liên quan đến việc điều chỉnh sự đi lại  trong phạm vi vùng trời lãnh thổ của mình;  Quyền liên quan đến điều chỉnh hoạt động  thương mại của các hãng hàng không nước  ngoài trong phạm vi lãnh thổ của mình;  Quyền liên quan đến thực hiện tài phán hành  chính, dân sự, hình sự và các quyền tài phán  khác đối với tầu bay, tổ bay của tàu bay, hành  khách, hàng hoá và bưu kiện trên tàu bay đó. 
  6. QUỐC TỊCH TÀU BAY VÀ ĐĂNG KÝ QUỐC TỊCH  Quốc tịch của tàu bay là cơ sở pháp lý để xác định qui chế pháp lý  của tầu bay   Nghĩa vụ của quốc gia đăng ký:  Duy trì tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tầu bay mang quốc tịch của  mình phù hợp với các tiêu chuẩn khả phi mà quốc gia này chấp thuận  hoặc các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;  Giao việc điều khiển tầu bay cho các thành viên tổ bay được đào tạo  chuyên môn phù hợp với bằng cấp tương ứng;  Bảo đảm việc tầu bay mang quốc tịch của mình cũng như tổ bay,  hành khách, hàng hoá và bưu kiện chuyên chở trên tầu bay đó tuân  thủ các qui định của nước ngoài về việc ra, vào, ở lại lãnh thổ của  nước ngoài đó.  Bảo đảm không sử dụng tàu bay vào các hoạt động trái với mục tiêu  của Công ước Chi­ca­go   không cho phép tầu bay có đăng ký kép 
  7. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ  Qui định các biện pháp và qui tắc nhằm  mục đích bảo đảm an toàn cho sự khai  thác một cách tin cậy các phương tiện và  trang thiết bị kỹ thuật hàng không;  Vấn đề đấu tranh với các hành vi can thiệp  bất hợp pháp vào hoạt động của hàng  không dân dụng, đe doạ an toàn của hàng  không dân dụng 
  8. KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ  Quyền vận chuyển nội địa (cabotage) sẽ không được trao hoặc nhận trên cơ  sở riêng biệt có thể được hiểu là ngăn cấm sự phân biệt đối xử giữa các  nước ngoài;  Khi các quốc gia qui định các khu vực cấm hoặc khu vực hạn chế vì các lý  do cần thiết thì không được có sự phân biệt đối xử giữa các tàu bay quốc gia  thực hiện các chuyến bay quốc tế với các tàu bay nước ngoài thực hiện các  chuyến bay tương tự;  Các qui định về hàng không của mỗi quốc gia sẽ được áp dụng không có sự  phân biệt đối xử về quốc tịch của tàu bay;  Các điều kiện đồng nhất sẽ được áp dụng đối với việc các tàu bay quốc gia  và nước ngoài sử dụng cảng hàng không và các phương tiện không lưu, việc  thu lệ phí sử dụng cảng hàng không và các phương tiện không lưu sẽ được  thực hiện như nhau đối với tàu bay quốc gia và tàu bay nước ngoài thực hiện  khai thác các loại chuyến bay quốc tế;  Các qui định hoặc hạn chế về chuyên chở đạn dược hoặc các khí cụ chiến  tranh trên hoặc trong lãnh thổ của mình do mỗi quốc gia qui định không có  sự phân biệt giữa tàu bay quốc gia và tàu bay của các nước khác khi thực  hiện không vận quốc tế tương tự. 
  9. CÁC QUY ĐỊNH ĐẶC BIỆT VỀ VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ  Vấn đề chủ quyền quốc gia đối với vùng trời;  Qui định về quyền bay không thường lệ;  Vấn đề vận chuyển hàng không thường lệ;  Quyền vận chuyển nội địa;  Qui định về nghĩa vụ của quốc gia thành viên đệ trình báo cáo vận chuyển,  chi phí, các bản báo cáo thống kê và tài chính của kinh doanh vận chuyển  hàng không quốc tế;  Qui định không thu lệ phí đối với  tàu bay của quốc gia thành viên khác thực  hiện quyền bay qua, bay vào hoặc bay ra khỏi lãnh thổ của mình;  Trao đổi ý kiến và khuyến cáo các quốc gia trong trường hợp các phương  tiện cảng hàng không và không lưu không bảo đảm an toàn và khai thác  hiệu quả các chuyến bay quốc tế;  Tài trợ các phương tiện bảo đảm không lưu;  Bảo dưỡng và cung cấp các phương tiện không lưu ở lãnh thổ của các quốc  gia riêng biệt, trợ giúp kỹ thuật, chiếm hữu hoặc sử dụng đất đai, thu hồi các  phương tiện;  Các tổ chức khai thác chung vận tải hàng không quốc tế.
  10. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP  Qui định một hệ thống giải quyết tranh  chấp liên quan đến việc áp dụng hoặc giải  thích Công ước này   Thương lượng?  Khiếu kiện ra trong tài Adhoc hoặc toà án?
nguon tai.lieu . vn