Xem mẫu

Công bằng xã hội với các cơ hội phát triển của các nhóm dân cư ở một xã đồng bằng sông Hồng hiện nay Học sinh Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội trên đường đi học 1. Đặt vấn đề Trong bản báo cáo phát triển thế giới 2006 với tiêu đề “Công bằng và phát triển” của Ngân hàng Thế giới có đề cập đến sự bất bình đẳng của hai trẻ em cùng sinh một ngày tại một vùng nông thôn thuộc tỉnh Đông Cape (Nam Phi). Nthabiseng sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ cô bé không được đi học chính thức. Còn Pieter sinh ra trong một gia đình giàu có, mẹ của cậu tốt nghiệp cao đẳng tại một trường Đại học gần đó. Khi chúng mới ra đời, Nthabiseng và Pieter chẳng phải chịu trách nhiệm gì về hoàn cảnh gia đình của mình (…) Nhưng số liệu thống kê thì vẫn coi những biến số định trước về lý lịch đó sẽ tạo ra những khác biệt lớn trong cuộc sống sau này của chúng. Mặc dù sinh ra ở cùng thời gian và trong không gian như nhauN, nhưng Nthabiseng và Pieter có cơ hội khác nhau trong cuộc sống. Nthabiseng có nguy cơ tử vong trước khi tròn một tuổi cao hơn gấp đôi Pieter. Pieter có thể dự kiến sống được 68 năm, còn Nthabiseng thì chỉ sống đến 50 tuổi. Pieter có thể học hết 12 năm phổ thông, còn Nthabiseng chỉ được đi học chưa đầy 1 năm. Nthabiseng nghèo hơn Pieter rất nhiều. Lớn lên, cô rất ít cơ hội được tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh, hoặc được học ở những trường tốt. Vì thế, cơ hội dành cho hai đứa trẻ này để chúng có thể phát huy được hết tiềm năng con người mình ngay từ đầu đã khác nhau rất lớn - mặc dù chúng chẳng có lỗi gì trong chuyện đó. Những sự khác biệt về cơ hội sẽ dẫn đến khả năng đóng góp của chúng rất khác nhau cho sự phát triển của Nam Phi. Sức khỏe ngay từ khi sinh ra của Nthabiseng có thể kém hơn, do mẹ của cô không đủ dinh dưỡng lúc mang thai. Ngay cả khi 25 tuổi và dẫu có nhiều cơ hội giúp Nthabiseng nảy ra một ý tưởng kinh doanh lớn (chẳng hạn như một sáng kiến làm tăng mức sản xuất nông nghiệp) thì cô vẫn thấy rất khó khăn khi muốn thuyết phục ngân hàng cho mình vay tiền với lãi suất phải chăng. Pieter cũng có một ý tưởng độc đáo tương tự (chẳng hạn như làm thế nào để thiết kế ra một phiên bản phần mềm đầy triển vọng) lại thấy dễ tiếp cận tín dụng hơn nhiều, nhờ có một bằng tốt nghiệp đại học và một tài sản nào đó dùng để thế chấp (1). Dẫn chứng trên cho thấy rõ thân phận xã hội và các cơ hội phát triển khác nhau của hai em bé sống ở vùng nông thôn thuộc Nam Phi. Mặc dù hai em chào đời vào cùng thời điểm và chung một không gian xã hội, nhưng cơ hội tiếp cận trường học, dịch vụ y tế, vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế là không như nhau. Vậy, sự khác biệt các cơ hội phát triển có diễn ra đối với các cá nhân và nhóm dân cư ở Việt Nam những năm sau đổi mới? Dựa vào nguồn dữ liệu từ một số nghiên cứu do Viện Xã hội học tiến hành ở Yên Thường từ năm 2000 đến năm 2008, chúng tôi cố gắng đưa ra các dẫn chứng minh họa sự khác biệt về cơ hội tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế của cá nhân và các nhóm xã hội ở một xã nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Hồng những năm gần đây. 2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Xã Yên Thường thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội), có tổng số dân là 15.000 dân. Tổng số hộ là 3.942 hộ. Diện tích đất tự nhiên là 862 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 565 ha. Xã có 10 thôn, trong đó có 9 thôn vốn là những làng cổ và một thôn mới hình thành (từ năm 1995). 9 thôn là làng cổ có đầy đủ đình, chùa và phong tục lễ hội riêng của mỗi làng. Yên Thường cách trung tâm Hà Nội 15 km về phía Bắc, nơi chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và là điểm giáp ranh với nhiều làng nghề vùng Kinh Bắc: Ninh Hiệp, Đồng Kỵ, Đa Hội, Đình Bảng (2). Với lợi thế địa lý “cận lộ, cận thị”, đồng thời là cửa ngõ thủ đô Hà Nội, Yên Thường có hai tuyến đường quốc gia chạy qua: Quốc lộ 1A, đoạn đường từ Hà Nội xuyên qua địa phận xã đi Bắc Ninh, Bắc Giang và đến biên giới Lạng Sơn. Quốc lộ 3 từ cầu Đuống chạy qua đường vành đai xã về phía Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Song song với tuyến đường bộ, hai tuyến đường sắt quốc gia cũng đi qua địa bàn xã. Có thể nói, hệ thống giao thông này đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình trong xã phát triển sản xuất - kinh doanh và giao lưu kinh tế, xã hội với các địa phương khác trong cả nước. Yên Thường gần khu công nghiệp Yên Viên, nơi tiếp nhận khá đông nhân lực lao động của xã vào học nghề và làm công nhân viên. Nằm kề sát các làng nghề vùng Kinh Bắc đã giúp Yên Thường quan hệ và tìm kiếm việc làm cho số đông lao động nông nhàn của xã làm việc liên tục hay định kỳ. Như vậy, những điều kiện trên đã tạo cơ hội thuận lợi cho Yên Thường phát triển kinh tế và giao lưu với các vùng trong cả nước. 3. Công bằng xã hội với các cơ hội phát triển của các nhóm dân cư 3.1. Cơ hội phát triển con người: tiếp cận giáo dục và chóm sóc sức khỏe Tiếp cận giáo dục Sau hai mươi năm đổi mới, kinh tế - xã hội Yên Thường đã có nhiều thay đổi. Khi đời sống kinh tế được cải thiện thì vấn đề học hành của con cái cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Yên Thường năm 2007 cho thấy, tỷ lệ học sinh đỗ cấp III, Cao đẳng và Đại học đã tăng lên đáng kể. Hiện tượng học sinh bỏ học giữa cấp 2 như nhiều năm trước không còn nữa. Đa số gia đình đều mong muốn cho con cái theo học ở các bậc học cao. Tuy nhiên, cuộc sống mưu sinh, điều kiện kinh tế và vấn đề chi phí học hành hiện nay có liên quan đến cơ hội tiếp cận trường học của trẻ em các hộ gia đình. Quan sát cho thấy, nhóm hộ mức sống khá giả và giàu đều có điều kiện đầu tư tối đa thời gian và tiền bạc cho con cái học hành. Trẻ em hiếm khi phải tham gia giúp đỡ công việc sản xuất của gia đình; hơn nữa các em còn được cha mẹ đưa đón đến trường học hàng ngày. Ngoài những buổi học chính ở trường, các em còn được gửi tới các thầy cô giáo giỏi kèm cặp học ngoài giờ. Các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, kể cả máy vi tính. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn