Xem mẫu

  1. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản CHUYÊN ĐỀ : PHÁP LUẬT VỀ BẤT ĐỘNG SẢN  1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BẤT ĐỘNG SẢN 2. CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT 3. CÁC QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN (KHÔNG PHẢI ĐẤT ĐAI) 4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM
  2. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BẤT ĐỘNG SẢN : 1.1. Khái niệm động sản và bất động sản : Theo điều 174 Bộ luật dân sự 2005 (áp dụng từ 01/01/2006), bất động sản và động sản được phân biệt như sau : - Bất động sản là các tài sản bao gồm : a). Đất đai b). Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó c). Các tài sản khác gắn liền với đất đai d). Các tài sản khác do pháp luật qui định - Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Như vậy, so với định nghĩa trước đây (đ.181 BLDS 1995), bất động sản không được xem là các tài sản không di, dời mà được xác định theo phương pháp liệt kê (đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, các tài sản khác gắn liền với đất đai) còn động sản là những tài sản không được xem là bất động sản. Từ định nghĩa trên cho thấy có những vật có thể là động sản hay bất động sản tùy theo trạng thái thực tế của vật này. Thí dụ ; một cây sắt, một tấm tole nếu để rời ra thì sẽ được xem là động sản nhưng nếu được sử dụng để xây nên một căn nhà thì được xem là bất động sản 1.2. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bất động sản: a) Tại Việt Nam, các bất động sản (trừ đất đai) có thể xác lập quyền sở hữu cho cá nhân, tổ chức theo các căn cứ sau đây (đ.170 BLDS 2005): - Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp - Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Thu hoa lợi, lợi tức (hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại; lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản) - Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến - Được thừa kế tài sản - Chiếm hữu bất động sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu Nhà nước (đ.247 BLDS 2005) . b). Đối với đất đai, quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, do Chính phủ thống nhất quản lý. cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác chỉ được quyền sử dụng đất được xác lập do Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. 2. CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT : Theo đ.106 Luật đất đai 2003 (áp dụng từ 01/7/2004) người sử dụng đất (gồm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình) được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau : - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Đất không có tranh chấp - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án - Trong thời hạn sử dụng đất. Ngoài ra,người sử dụng đất còn được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong một số trường hợp luật định. LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 2
  3. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp, các đối tượng được cấp quyền sử dụng đất có đầy đủ hoặc bị hạn chế các quyền nêu trên : - Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng các công trình không bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước được quyền bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất. Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục giao đất không thu tiền sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. (đ.109, 110 LĐĐ) - Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì có quyền chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất và công trình xây dựng gắn liền với đất, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cho cộng đồng dân cư để xây dựng công trình phục vụ lợi ích chung, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền vơi đất - Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định ; cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tại khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp cũng có các quyền như trên nhưng các tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì áp dụng theo luật dân sự (theo hợp đồng do các bên thỏa thuận). - Tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì có các quyền như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. - Tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì có các quyền như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không có thu tiền sử dụng đất - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. - Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất có quyền bán, để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn (trong thời hạn thuê đất) bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp cũng có các quyền như trên nhưng các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thì áp dụng theo luật dân sự. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng có các quyền như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất, bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền chuyển nhượng, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 3
  4. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất. Trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở thì được quyền bán hoặc cho thuê nhà ở; người mua được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế có các quyền như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế có quyền bán, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, đất thuê lại nếu trả tiền thuê đất hàng năm. Trường hợp trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, thời gian thuê lại có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, đất thuê lại và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê, đất thuê lại . - Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất có quyền bán, thế chấp, để thừa kế, tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. 2.1. Qui định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất : a). Điều kiện : Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển quyền sử dụng đất . Việc chuyển quyền sử dụng đất được thông qua hợp đồng, trừ trường hợp được thừa kế quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật về thừa kế . Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của pháp luật . Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ của các bên; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; - Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng; - Giá chuyển nhượng; - Phương thức, thời hạn thanh tóan; - Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; - Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất; - Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thoả thuận về nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Giá chuyển quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong giấy chứng nhận sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất. Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 4
  5. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản @. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất : Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: - Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; - Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; @. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất : Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: - Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất; - Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất; - Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; - Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng; - Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn. b). Thủ tục : Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm có: - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ về quyền sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai (nếu có). Thũ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: - Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; - Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thông báo cho bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính; - Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. 2.2. Qui định về chuyển đổi quyền sử dụng đất : a). Điều kiện : Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên chuyển giao đất và chuyển quyền sử dụng đất cho nhau theo quy định của pháp luật . Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ của các bên; LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 5
  6. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; - Thời điểm chuyển giao đất; - Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển đổi; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên được chuyển đổi; - Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất, nếu có; - Quyền của người thứ ba đối với đất chuyển đổi ; - Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Việc chuyển đổi quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. @. Nghĩa vụ của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất : Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: - Chuyển giao đất cho nhau đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; - Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn; - Chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đối với diện tích đất mà mình được chuyển đổi và thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; - Thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi của một bên cao hơn, trừ trường hợp có thoả thuận khác. @. Quyền của các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất : Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên kia giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; - Yêu cầu bên kia giao cho mình toàn bộ giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất; - Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đã chuyển đổi; - Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn. b). Thủ tục : Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất gồm có: - Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ về quyền sử dụng đất theo qui định của Luật đất đai (nếu có). Thũ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: - Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai cấp huyện để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp các bên chuyển đổi phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ đó được xác định theo số liệu địa chính thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gởi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên chuyển đổi nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ. 2.3. Qui định về cho thuê quyền sử dụng đất : a). Điều kiện : Để thực hiện quyền này, các bên phải ký hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê chuyển giao đất cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn; bên thuê phải sử dụng đất LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 6
  7. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định của pháp luật. Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ của các bên; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; - Thời hạn thuê; - Giá thuê; - Phương thức, thời hạn thanh toán; - Quyền của người thứ ba đối với đất thuê; - Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng; - Giải quyết hậu quả khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hết hạn. Việc cho thuê quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. @. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê quyền sử dụng đất : Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: - Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất; - Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, lọai đất, và tình trạng đất như đã thỏa thuận; - Cho thuê quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao, được thuê; - Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích; - Nộp thuế sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; - Báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê. Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất trả đủ tiền thuê; - Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, hủy họai đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu bên thuê trả lại đất khi thời hạn cho thuê đã hết. @. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê quyền sử dụng đất : Bên thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: - Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng thời hạn cho thuê; - Không được hủy họai, làm giảm sút giá trị sử dụng của đất và phải thực hiện các yêu cầu khác như đã thỏa thuận trong hợp đồng ; - Trả đủ tiền thuê quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng địa điểm và theo phương thức đã thỏa thuận; nếu việc sử dụng đất không sinh lợi thì bên thuê vẫn phải trả đủ tiền thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; - Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh; - Trả lại đúng tình trạng như khi nhận sau khi hết thời hạn thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên thuê quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên thuê chuyển giao đất đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, lọai đất, và tình trạng đất như đã thỏa thuận; - Được sử dụng đất thuê ổn định theo thời hạn như đã thỏa thuận; - Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất; LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 7
  8. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản - Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật ; -Yêu cầu bên cho thuê giảm, miễn tiền thuê trong trường hợp do bất khả kháng mà hoa lợi, lợi tức bị mất hoặc bị giảm sút. @. Trường hợp chậm trả tiền thuê và đất bị thu hồi : - Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trong thời gian đã thuê kể cả lãi đối với khỏan tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tóan. - Khi bên cho thuê hoặc bên thuê cố ý vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng đất dẫn đến việc Nhà nước thu hồi đất thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Trong trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất đang có hiệu lực nhưng do nhu cầu về quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế mà Nhà nước thu hồi đất thì hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hết thời hạn. Nếu bên thuê đã trả tiền trước thì bên cho thuê phải trả lại cho bên thuê khỏan tiền còn lại tương ứng với thời gian chưa sử dụng đất; nếu bên thuê chưa trả tiền thì chỉ phải trả tiền tương ứng với thời gian đã sử dụng đất. Bên cho thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại do thu hồi đất theo quy định của pháp luật, còn bên thuê được Nhà nước bồi thường thiệt hại về hoa lợi có trên đất. @. Quyền tiếp tục thuê quyền sử dụng đất khi một bên chết : Trong trường hợp bên cho thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết thì bên thuê vẫn được tiếp tục thuê quyền sử dụng đất cho hết thời hạn thuê. Trong trường hợp bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết thì thành viên trong hộ gia đình của người đó đượctiếp tục thuê quyền sử dụng đất cho đến hết thời hạn thuê nhưng phải báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. @. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất : Khi thời hạn cho thuê quyền sử dụng đất đang còn, bên cho thuê vẫn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, nhưng phải báo cho bên thuê biết để bên thuê thực hiện nghĩa vụ với bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên thuê vẫn được tiếp tục thuê cho đến hết thời hạn thuê quyền sử dụng đất theo hợp đồng. @. Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất : Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn thuê và không được gia hạn thuê; - Theo thỏa thuận của các bên; - Nhà nước thu hồi đất; - Một trong các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; - Bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết mà trong hộ gia đình của người đó không còn thành viên nào khác hoặc có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê; - Diện tích đất thuê không còn do thiên tai; - Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như khi nhận đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 8
  9. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản pháp luật có quy định khác. Tài sản gắn liền với đất được giải quyết theo thỏa thuận của các bên. b). Thủ tục : @. Thủ tục đăng ký cho thuê quyền sử dụng đất : Bên cho thuê quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm: - Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký cho thuê quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận ; Trình tự, thủ tục cho thuê đất quy định tại điều này không áp dụng đối với trường hợp cho thuê đất trong khu công nghiệp. @. Thủ tục xóa đăng ký cho thuê quyền sử dụng đất: Sau khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hết hiệu lực, người đã cho thuê, quyền sử dụng đất nộp (01) bộ hồ sơ gồm có: - Xác nhận thanh lý hợp đồng thuê đất trong Hợp đồng thuê đất đã ký kết hoặc bản thanh lý hợp đồng thuê đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.4. Qui định về cho thuê lại quyền sử dụng đất : Các qui định về cho thuê lại quyền sử dụng đất (đã được thuê) thực hiện tương tự như nêu trên. 2.5. Qui định về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất : a). Điều kiện : Việc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thể hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp. Hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận của người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. @. Phạm vi thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất : Quyền sử dụng đất có thể được thế chấp, bảo lãnh một phần hoặc tòan bộ. Trường hợp người sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất thì nhà, công trình xây dựng khác, rừng trồng, vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp, bảo lãnh gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp, bảo lãnh nếu có thỏa thuận. @. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất : Bên thế chấp, bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây: LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 9
  10. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản - Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp; - Làm thủ tục đăng ký việc thế chấp; xóa việc đăng ký thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt; - Sử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy họai, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp; - Thanh tóan tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bên thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Đượcsử dụng đất trong thời hạn thế chấp, bảo lãnh; - Bên thế chấp, bên được bảo lãnh được nhận tiền vay do thế chấp, được bảo lãnh theo phương thức đã thỏa thuận; - Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp, bảo lãnh; - Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh nếu đuợcbên nhận thế chấp, nhận bảo lãnh đồng ý; - Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp. @. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp, nhận bảo lãnh quyền sử dụng đất : Bên nhận thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau: - Cùng với bên thế chấp, bảo lãnh đăng ký việc thế chấp; - Trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp. Bên nhận thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Kiểm tra, nhắc nhở bên thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích; - Được ưu tiên thanh tóan nợ trong trường hợp xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh. @. Xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh : Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất mà bên thế chấp, bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh được xử lý theo thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý được theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp, bảo lãnh có quyền khởi kiện tại Tòa án. b). Thủ tục : @. Thủ tục đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất : Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kề từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng, các bên tham gia thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải nộp một (01) bộ hồ sơ gồm: - Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai . Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 10
  11. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản Việc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp, đã đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; sửa chữa sai sót trong nội dung đăng ký thế chấp, đăng ký bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục như trên. @. Thủ tục đăng ký xóa đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất : Sau khi hòan thành xong nghĩa vụ trả nợ, bên đã thế chấp, bên đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: - Xác nhận của bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đã hòan thành nghĩa vụ trả nợ trong Hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất hoặc Bản xác nhận của bên nhận thế chấp, bảo lãnh về việc đã hòan thành nghĩa vụ trả nợ; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hòan thành nghĩa vụ trả nợ của người xin xóa đăng ký thế chấp, xóa đăng ký bảo lãnh; thực hiện việc xóa đăng ký thế chấp, xóa đăng ký bảo lãnh trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.6. Qui định về tặng cho quyền sử dụng đất : a). Điều kiện : Việc tặng cho quyền sử dụng đất được thể hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của pháp luật. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ của các bên; - Lý do tặng cho quyền sử dụng đất; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; - Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho; - Quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho; - Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng; @.Nghĩa vụ của bên tặng cho quyền sử dụng đất : Bên tặng cho quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: - Giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, lọai đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận; - Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên được tặng để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. @. Quyền và nghĩa vụ của bên được tặng cho quyền sử dụng đất : Bên được tặng cho quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: - Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai; - Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được tặng cho; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai. Bên được tặng cho quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên tặng cho giao đủ diện tích, đúng hạng đất, lọai đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận; - Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn; - Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. b). Thủ tục : Bên được tặng cho quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 11
  12. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản - Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho hoặc quyết định tặng cho quyền sử dụng đất của tổ chức; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định Luật đất đai . Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Uy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho bên được tặng cho quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên được tặng cho thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Uy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.7. Qui định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất : a). Điều kiện : Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất được thể hiện thông qua hợp đồng. Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất (sau đây gọi là bên góp vốn) góp phần vốn của mình bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác theo quy định của pháp luật . Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất bao gồm các nội dung sau đây: - Tên, địa chỉ của các bên; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; - Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên góp vốn; - Thời hạn góp vốn; - Giá trị quyền sử dụng đất góp vốn; - Quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn; - Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng; @. Quyền và nghĩa vụ của bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất : Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: - Giao đất đúng thời hạn, đủ diện tích, đúng hạng đất, lọai đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; - Được chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; - Được nhận lại quyền sử dụng đất đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi thời hạn góp vốn đã hết; - Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận góp vốn không thực hiện việc thanh tóan phần lợi nhuận đúng thời hạn hoặc thanh tóan không đầy đủ. @. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất : Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 12
  13. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản - Thanh tóan phần lợi nhuận cho bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn; - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai. Bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng thời hạn, hạng đất, lọai đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thỏa thuận trong hợp đồng; - Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn; - Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp bên nhận góp vốn là pháp nhân, trừ trường hợp góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. b). Thủ tục : @. Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất : Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: - Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất; -Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai . Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện đăng ký góp vốn vào hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận. @. Thủ tục xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất : Bên đã góp vốn hoặc bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc cả hai bên nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: - Hợp đồng chấm dứt góp vốn; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp xóa đăng ký góp vốn mà trước đây khi góp vốn chỉ chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (do không thay đổi thửa đất) thì trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, thực hiện xóa đăng ký góp vốn trong hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp xóa đăng ký góp vốn mà trước đây khi góp vốn đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho pháp nhân mới (do có thay đổi thửa đất) thì thực hiện như sau: - Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính và gửi kèm theo hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường; - Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với trường hợp không có thay đổi thửa đất) hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho pháp nhân mới (đối với trường hợp có thay đổi thửa đất); trường hợp bên góp vốn là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngòai, tổ chức nước ngòai, cá nhân nước ngòai mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn thì ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cấp cho bên đã góp vốn và gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc; trường hợp bên góp vốn là hộ gia đình, cá nhân mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn thì gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thu hồi của pháp nhân mới cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất; LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 13
  14. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản -Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và trình Uy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đã góp vốn mà thời hạn sử dụng đất chưa kết thúc sau khi chấm dứt góp vốn; -Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đượctờ trình, Uy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xem xét, ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng lúc với chấm dứt góp vốn nếu bên góp vốn có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì lập thủ tục xin gia hạn sử dụng đất; nếu bên góp vốn không xin gia hạn hoặc không được gia hạn sử dụng đất thì Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện thủ tục thu hồi đất theo quy định của pháp luật. 2.8. Qui định về thừa kế quyền sử dụng đất : a). Điều kiện : Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của pháp luật . Cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định chung của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để lại cho những người thừa kế theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. b). Thủ tục : Người nhận thừa kế nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có: - Di chúc; biên bản phân chia thừa kế; bản án, quyết định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật; đơn đề nghị của người nhận thừa kế đối với trường hợp người nhận thừa kế là người duy nhất. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các lọai giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai . Việc đăng ký thừa kế được thực hiện như sau: - Trong thời hạn không quá bốn (04) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; - Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Uy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm thông báo cho bên nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; - Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày bên nhận thừa kế quyền sử dụng đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Uy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3. CÁC QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN (KHÔNG PHẢI ĐẤT ĐAI) : Với tư cách là người chủ sở hữu tài sản là bất động sản (ngoài đất đai), chủ sở hữu được thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình. LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 14
  15. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản Quyền chiếm hữu là quyền được nắm giữ, quản lý tài sản. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để quản lý, nắm giữ tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian trừ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có qui định khác. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Chủ sở hữu được quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó và phải tuân theo thủ tục do luật định. Để định đoạt tài sản, chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, để thừa kế tài sản mà mình là chủ sở hữu. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp pháp luật có qui định, thí dụ khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua; pháp nhân, cá nhân hoặc chủ thể khác được quyền ưu tiên mua tài sản trong một số trường hợp thì khi bán tài sản này, chủ sở hữu phải dành ưu tiên quyền mua cho những chủ thể đó. Về quyền sở hữu nhà, theo đ.9 Luật nhà ở năm 2005 (có hiệu lực tứ 01/7/2006), các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm : a). Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. b). Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội qui định; người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ 6 tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẽ hoặc một căn hộ. c). Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê tại Việt Nam được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đó. Thời hạn được sở hữu nhà ở là thời hạn được qui định trong Giấy chứng nhận đầu tư và ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán, được quyền đứng tên sở hữu và bán nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam. Đối với cá nhân, tổ chức trong nước, chủ sở hữu có quyền bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà. Trường hợp chủ sở hữu nhà là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở thì chỉ được thế chấp tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; bán, tặng cho, để thừa kế nhà cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho các đối tượng khác thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của căn nhà đó. Trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài được xây nhà để cho thuê hoặc bán, khi Giấy chứng nhận đầu tư hết hạn, chủ đầu tư phải bàn giao số nhà cho thuê và số nhà chưa bán hết cho UBND cấp tỉnh nơi có nhà, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định xác lập sở hữu nhà nước và giao cho doanh nghiệp có chức năng quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quản lý, sử dụng số nhà náy theo qui định của pháp luật. 3.1. Qui định về mua bán nhà : LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 15
  16. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản Các đối tượng được sở hữu nhà có quyền bán nhà thuộc sở hữu của mình nhưng phải lập thành hợp đồng bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. @. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nhà : Bên bán nhà có các nghĩa vụ sau đây: - Thông báo cho bên mua về các hạn chế quyền quyền sở hữu đối với nhà mua bán, nếu có; - Bảo quản nhà ở đã bán trong thời gian chưa giao nhà ở cho bên mua; - Giao nhà ở đúng tình trạng đã ghi trong hợp đồng kèm theo hồ sơ về nhà ở cho bên mua; - Thực hiện đúng các thủ tục mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật. Bên bán nhà có các quyền sau đây: - Yêu cầu bên mua nhận nhà đúng thời hạn đã thỏa thuận; - Yêu cầu bên mua trả tiền đúng thời hạn, theo phương thức đã thỏa thuận; - Yêu cầu bên mua hòan thành các thủ tục mua bán nhà trong thời hạn đã thỏa thuận; - Không giao nhà khi chưa nhận đủ tiền nhà như đã thỏa thuận. @. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà : Bên mua nhà ở có các nghĩa vụ sau đây: - Trả đủ tiền mua nhà đúng thời hạn, theo phương thức đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải trả vào thời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà; - Nhận nhà và hồ sơ về nhà đúng thời hạn đã thỏa thuận; - Trong trường hợp mua nhà đang cho thuê, phải bảo đảm quyền, lợi ích của người thuê như thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực. Bên mua nhà ở có các quyền sau đây: - Được nhận nhà kèm theo hồ sơ về nhà theo đúng tình trạng đã thỏa thuận; - Yêu cầu bên bán hòan thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thỏa thuận; - Yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn; nếu không giao hoặc chậm giao nhà thì phải bồi thường thiệt hại. @. Thời điểm chuyển quyền sở hữu : Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà cho người mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chuyển dịch. Bên bán phải chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản nếu không có thỏa thuận khác. 3.2. Qui định về thuê nhà : Việc thuê nhà phải thể hiện bằng hợp đồng. Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác . @. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà : Bên cho thuê nhà có các nghĩa vụ sau đây : - Giao nhà cho bên thuê theo đúng hợp đồng ; - Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định nhà trong thời hạn - Bảo dưỡng, sữa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thoả thuận; nếu bên cho thuê không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường . Bên cho thuê nhà ở có các quyền sau đây : - Nhận đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận ; LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 16
  17. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản - Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi : bên thuê không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng ; sử dụng nhà không đúng mục đích thuê ; cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng ; làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đấn sinh hoạt bình thường của những người xung quanh; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, muốn đơn phương chấm dứt, phải báo cho bên kia biết trước 1 tháng, nếu không có thỏa thuận khác. - Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên thuê đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên thuê sử dụng chỗ ở ; - Được lấy lại nhà cho thuê khi thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không qui định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước 6 tháng . @. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà : Bên thuê nhà có các nghĩa vụ sau đây : - Sử dụng nhà đúng mục đích đã thoả thuận ; - Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thoả thuận ; - Giữ gìn nhà, sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra ; - Tôn trọng quy tắc sinh hoạt công cộng ; - Trả nhà cho bên cho thuê theo đúng thoả thuận . Bên thuê nhà ở có các quyền sau đây : - Nhận nhà thuê theo đúng thoả thuận ; - Được đổi nhà đang thuê với người thuê khác, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản ; - Được cho thuê lại nhà đang thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản ; - Được tiếp tục thuê theo các thoả thuận với bên cho thuê, trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu nhà ; - Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng . - Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà khi : bên cho thuê không sửa chữa nhà khi chất lượng nhà giảm sút nghiêm trọng ; tăng giá thuê nhà bất hợp lý; quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. Muốn đơn phương chấm dứt, phải báo cho bên kia biết trước 1 tháng, nếu không có thỏa thuận khác @. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà : Hợp đồng thuê nhà chấm dứt trong các trường hợp sau đây : - Thời hạn thuê đã hết; nếu hợp đồng không xác định thời hạn thuê thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê báo cho bên thuê biết việc đòi nhà ; - Nhà cho thuê không còn ; - Bên thuê nhà chết và không có ai cùng chung sống ; - Nhà cho thuê phải phá dỡ do hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc do thực hiện quy hoạch của nhà nước . 3.3. Qui định về trao đổi tài sản (kể cả bất động sản) : Việc trao đổi tài sản (kể cả bất động sản) là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 17
  18. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán tài sản cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản. Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh tóan cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3.4. Qui định về tặng cho bất động sản : Tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh tóan chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản. Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trong trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bên tặng có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiêu nghĩa vụ dân sự (không được trái pháp luật, đạo đức xã hội) trước hoặc sau khi tặng cho. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại . 3.5. Qui định về thế chấp bất động sản: Qui định về thế chấp bất động sản (không phải là đất đai) được qui định tương tự như thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Tài sản đang cho thuê cũng có thể được dùng để thế chấp. Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản thuộc tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Trong trường hợp thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ dân sự thì mỗi tài sản được xác định bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận mỗi tài sản bảo đảm thực hiện một phần nghĩa vụ. 3.6. Qui định về bảo lãnh bằng bất động sản : LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 18
  19. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản Qui định về bảo lãnh bằng bất động sản (không phải là đất đai) được qui định tương tự như thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Việc bảo lãnh phải đựơc thành lập văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình. Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác. 3.7. Qui định về thừa kế tài sản (kể cả bất động sản) : a). Qui định chung : Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản (gọi là di sản) của người chết (gọi là người để lại di sản) cho người, tổ chức khác (gọi là người thừa kế) theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đọat tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sàn của người chết trong tài sản chung với người khác. Thời điểm chuyển dịch di sản gọi là thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại tài sản chết). Kể từ thời điểm nầy, những người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ thì người nầy chỉ thực hiện nghĩa vụ tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tòan bộ hoặc phần lớn di chúc Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức nầy phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có địa điểm mở thừa kế. Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 thàng kể từ ngày mở thừa kế. Quá thời hạn này nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi như đồng ý nhận di sản. Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 19
  20. Khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh bất động sản Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. b). Những người không được quyền hưởng di sản : - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được hưởng. - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Nếu cá nhân rơi vào những trường hợp trên nhưng người để lại di sản biết và có di chúc cho họ hưởng di sản thì những người nầy vẫn được nhận tài sản thừa kế. Trường hợp những người có quyển thừa kế di sản của nhau đều chềt trong cùng một thời điểm hoặc được coi là chết trong cùng một thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng trừ trường hợp thừa kế thế vị. Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối hưởng di sản thì di sản nầy thuộc Nhà nước c). Thừa kế theo pháp luật : Thừa kế theo pháp luật là trường hợp chuyển dịch di sản cho các thừa kế là cá nhân theo qui định của pháp luật, áp dụng khi: - Tài sản (hoặc phần tài sản) không có di chúc hoặc có di chúc nhưng phần tài sản này không có hiệu lực pháp luật - Di chúc không hợp pháp, - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, tổ chức, cơ quan được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định thừa kế theo di chúc mà từ chối hưởng di sản hoặc không có quyền hưởng di sản. Những người được thừa kế gọi là diện thừa kế. Diện thừa kế được xếp vào các hàng thừa kế theo thứ tự 1, 2, 3. Những người trong cùng một hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau. Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản + Hàng và diện hưởng thừa kế : - Hàng thứ nhất gồm : vợ, chồng, cha ruột, mẹ ruột, cha nuôi, mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của nguời chết. - Hàng thứ hai gồm : ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngọai, bà ngọai - Hàng thứ ba gồm : cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Con riêng và cha kế, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưởng nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế như cha, mẹ, con ruột. LS Ths Lê Minh Nhựt – Luật sư đoàn Tp. HCM 20
nguon tai.lieu . vn