Xem mẫu

  1. CHƯƠNG XVII: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN    
  2. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN i. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân ii. Khái quát về sự ra đời của Viện kiểm sát trong L iii. Nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát  nhân dân iv. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân    
  3. Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) •”Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. •Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”.
  4. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân Thực hành quyền công tố Kiểm sát các hoạt động tư pháp
  5. Chức năng thực hành quyền công tố Thực hành quyền công tố là việc đưa  vụ án ra toà với quyền truy tố và buộc  tội đối với những người có hành vi  nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở các  qui định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật  tố tụng hình sự.     
  6. Đặc điểm của hoạt động công tố:  • Về mặt nội dung: Quyền công tố là quyền truy tố  một người ra trước tòa án để buộc tội vì người đó  đã thực hiện một tội phạm. • Quyền công tố chỉ do một cơ quan thực hiện đó  là Viện kiểm sát. • Quyền công tố được thực hiện trên cơ sở quy  định của pháp luật. Về mặt nội dung là Bộ luật  hình sự, về mặt thủ tục là Bộ luật tố tụng hình  sự.  • Quyền công tố được thực hiện qua các hoạt  động tố tụng nhất định
  7. Hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự Kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự... Kiểm sát việc thi hành án Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.
  8. Đặc điểm của chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân  Kiểm sát là chức năng duy nhất, hoạt động chủ yếu, chuyên trách của Viện kiểm sát  Viện kiểm sát nhân dân chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp  Viện kiểm sát nhân dân chủ yếu chỉ xem xét khi có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, đã xác định nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật chứ không ra quyết định xử lý.  Là cơ quan nhà nước duy nhất có quyền truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà án.  Mục đích của hoạt động kiểm sát….
  9. VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm:  Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;  Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;  Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh;  Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
  10. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau: Điều 3  Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo  pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự   Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà  người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;  Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo  pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự;  Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự….  Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành  bản án, quyết định của Toà án nhân dân;  Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ,  tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt  tù.    
  11. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn  điều tra, Viện kiểm sát nhân dân: • Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc  thay đổi quyết định khởi tố VAHS, khởi tố bị can;  • Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; trực  tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra …… • Yêu cầu Thủ trưởng CQĐT thay đổi ĐTV…; nếu hành vi của ĐTV  có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; • Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, phê  chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT theo quy  định…; • Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT; • Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình  chỉ điều tra; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.    
  12. Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân:  Đọc cáo trạng, quyết định của VKSND liên quan đến việc giải  quyết vụ án tại phiên toà;  Thực hiện việc luận tội… tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu  quan điểm về việc…tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với  người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác …;  Phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án tại   phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.
  13. Công tác kiểm sát điều tra 1. Kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT; 2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; 3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật; 4. Yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu xử lý nghiêm minh ĐTV đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra; 5. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
  14. Công tác kiểm sát xét xử  Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân;  Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;  Kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật;  Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.    
  15. Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, Viện kiểm sát nhân dân: 1. Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; yêu cầu TAND hoặc tự mình xác minh … 2. Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật; 3. Tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm của VKSND về việc giải quyết vụ án; 4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của TAND; 5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; 6. Kiểm sát các bản án và quyết định của TAND; 7. Yêu cầu TAND áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; 8. Yêu cầu TAND cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án dân sự… để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
  16. Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân 1. Yêu cầu Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc THA… 2. Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc THA của cơ quan THA cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc THA; 3. Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích; 4. Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật; 5. Kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan THA cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc THA; yêu cầu đình chỉ việc THA, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc THA, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc THA; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự.
  17. Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù Viện kiểm sát nhân dân 1. Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam; 2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam…; gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ; 3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam… 4. Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, … kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho VKSND 5. Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam…; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam…; 6. Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam…, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.
  18. I. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân.  Thời kì trước Hiến pháp năm 1946  Thời kì 1946 – 1960  Thời kì 1960 ­ 1980   Thời kì 1980 ­1992  Thời kì 1992 đến trước khi sửa đổi Hiến  pháp 1992.   Thời kì sau khi sửa đổi Hiến pháp 1992  năm 2001     
  19. 2.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động  Nguyên tắc tập trung dân chủ  Nguyên tắc tập trung thống nhất    
  20. 3. Cơ cấu tổ chức    
nguon tai.lieu . vn