Xem mẫu

  1. Chương trình xây dựng pháp luật về tài nguyên và môi trường giai đoạn 2007-2011 Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tháng 3/2008
  2. Nội dung 1. Nhu cầu xây dựng pháp luật về TNMT 2. Các dự án luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì soạn thảo 1. Luật Đa dạng sinh học 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 3. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) 4. Luật Khoáng sản (sửa đổi) 5. Luật Đo đạc và Bản đồ 6. Luật Khí tượng thủy văn 7. Luật bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
  3. 1. Nhu cầu xây dựng pháp luật về TNMT Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, môi trường, khí tượng thuỷ văn, tài nguyên khoáng sản và đo đạc bản đồ đã được ban hành và từng bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội, các quy định của hệ thống pháp luật tài nguyên và môi trường hiện hành đã bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, sử dụng tài nguyên và môi trường Có những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (như khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ) mới chỉ được điều chỉnh ở văn bản của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ mà chưa được điều chỉnh ở văn bản có giá trị pháp lý cao hơn
  4. 2. Các dự án luật do Bộ TNMT được giao chủ trì, soạn thảo Các cơ sở: - Nghị quyết số 11/2007 ngày 21/11/2006 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII và năm 2008; - Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 07/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh của Chính phủ thuộc Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII và năm 2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì soạn thảo 7 dự án luật.
  5. Các dự án luật do Bộ TNMT được giao chủ trì, soạn thảo 1. Luật Đa dạng sinh học Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung: Bảo vệ các giống, loài, nguồn gen và hệ sinh thái Phạm vi điều chỉnh: Quy định về bảo vệ khu vực sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao; bảo tồn và phát triển các loài sinh vật hoang dã: quản lý hoạt động điều tra, thu thập, nghiên cứu, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên di truyền và chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên sinh học và an toàn sinh học. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến đa dạng sinh học trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thời gian trình: Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội (dự kiến tháng 5/2008) và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội (dự kiến tháng 10/2008)
  6. Các dự án luật do Bộ TNMT được giao chủ trì, soạn thảo 2. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung: Việc thi hành Luật Đất đai (2003) cho thấy nhiều bất cập trong vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; tài chính đất đai, giá đất; giao đất, cho thuê đất; thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; minh bạch hóa thị trường bất động sản; một số vấn đề phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa được quy định Thời gian trình: Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư của Quốc hội (dự kiến tháng 10/2008) và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội (dự kiến tháng 5/2009)
  7. Các dự án luật do Bộ TNMT được giao chủ trì, soạn thảo 3. Luật Tài nguyên nước (Sửa đổi) Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung: Luật Tài nguyên nước năm 1998 quy định chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước thuộc Bộ NN và PT nông thôn, hiện nay chức năng này đã được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Phạm vi điều chỉnh: Tài nguyên nước quy định trong Luật bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Đối tượng áp dụng: Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước; tổ chức, cá nhân, có hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Thời gian trình: Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy của Quốc hội (dự kiến tháng 5/2010) và trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội (dự kiến tháng 10/2010)
  8. Các dự án luật do Bộ TNMT được giao chủ trì, soạn thảo 4. Luật Khoáng sản (Sửa đổi) Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung: Do sự phát triển kinh tế xã hội, sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới nên cần có những quy định trong Luật Khoáng sản cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản về địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản bao gồm: khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản ở thể rắn, thế khí, nước nóng thiên nhiên, trừ dầu khí và các loại nước thiên nhiên khác. Đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản. Thời gian trình: Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội (dự kiến tháng 10/2009) và trình Quốc hội thông qua tại kỳ hợp thứ bảy của Quốc hội (dự kiến tháng 5/2010)
  9. Các dự án luật do Bộ TNMT được giao chủ trì, soạn thảo 5. Luật Đo đạc và Bản đồ Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung: Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Phạm vi điều chỉnh: Quy định quản lý các hoạt động trong công tác đo đạc và bản đồ. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ . Thời gian trình: Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ bảy của Quốc hội (dự kiến tháng 5/2010) và trình Quốc hội thông qua tại kỳ hợp thứ tám của Quốc hội (dự kiến tháng 10/2010)
  10. Các dự án luật do Bộ TNMT được giao chủ trì, soạn thảo 6. Luật Khí tượng Thủy văn Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung: Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực Khí tượng Thủy văn . Phạm vi điều chỉnh: Quy định các hoạt động khí tượng thủy văn; chính sách, biện pháp và nguồn lực cho các hoạt động khí tượng thủy văn; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực khí tượng thủy văn. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khí tượng thủy văn Thời gian trình: Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội (dự kiến tháng 10/2010) và trình Quốc hội thông qua tại kỳ hợp thứ chín của Quốc hội (dự kiến tháng 3/2011)
  11. Các dự án luật do Bộ TNMT được giao chủ trì, soạn thảo 7. Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung: Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên môi trường biển; Đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường biển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế . Phạm vi điều chỉnh: Điều chỉnh các hoạt động trong quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển . Đối tượng áp dụng: Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường biển, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ môi trường biển . Thời gian trình: Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám của Quốc hội (dự kiến tháng 10/2010) và trình Quốc hội thông qua tại kỳ hợp thứ chín của Quốc hội (dự kiến tháng 3/2011)
  12. Cảm ơn các quý vị!
nguon tai.lieu . vn