Xem mẫu

  1. BẪY HƠI Giáo viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Thanh Hào Nhóm thực hiện( ĐHNL 2 nhóm 3): Trương Minh Toàn 06091501 Trương Minh Hoàng 06091491 Huỳnh Minh Quang 06055531 Đinh Quang Nhựt 06048121 Phạm Hoàng Long 06046671 Lê Cao Anh 06145531 Thành phố Hồ Chí Minh 12-05-2009 LỜI NÓI ĐẦU Song song với sự phát triển của ngành công nghiệp nước nhà, việc cung cấp hơi cũng đang phát triển mạnh mẽ. Ngày nay hơi nước và thiết bị sinh hơi trở thành nhu cầu không thể thiếu trong rất nhiều nganh công nghiệp như: mía đường, sản xuất bia, dệt may, dầu mỏ, chế biến thực phẩm, …Do vậy việc trang bị kiến thức về lò hơi đơn giản như nguyên lí hoạt động, bảo trì bảo dưỡng trở nên bức thiết cho các chủ đầu tư, đặc biệt là các công nhân vận hành, người quản lí lò hơi trở nên quan trọng hơn. Với tư cách là sinh viên ngành nhiệt lạnh, chúng ta cần phải có nhiều kiến thức về lò hơi. Đó là động lực chúng tôi làm đề tài này, tuy chỉ giới thiệu về bẫy hơi, nhưng đây là thiết bị rất quan trọng trong hệ thống hơi. Đề tài này cũng giúp ích được cho những ai quan tâm đến lò hơi. Đề tài này chúng tôi đề cập đầy đủ tất cả các loại bẫy hơi cơ bản, trên thế giới còn nhiều loại khác nhưng nguyên lí hoạt động gần như tương tự. Ngoài ra 0
  2. chúng tôi còn nêu ưu, nhược điểm của các loại bẫy hơi để các bạn dễ lựa chọn bẫy phù hợp với yêu cầu. Chúng tôi cũng đề cập đến việc kiểm tra các bẫy hơi, các dụng cụ cần thiết có hình ảnh minh họa rõ ràng. Trong quá trình thực hiện tuy đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong độc giả đóng góp ý kiến. Chúng tôi chân thành cảm ơn. Mọi chi tiết xin liên hệ: Trương Minh Hoàng DHNL2 Email: hoangdhnl2@yahoo.com.vn 1
  3. MỤC LỤC 1 KHÁI NIỆM CHUNG ......................................................................................... 3 1.1 Tiêu chuẩn hơi ................................................................................................... 3 1.2 Khái niệm, nhiệm vụ, tầm quan trọng, vị trí đặt bẫy hơi trong hệ thống phân phối hơi ........................................................................................................... 3 1.3 Phân loại ............................................................................................................ 5 2 CẤU TẠO, NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CÁC LOẠI BẪY HƠI.................... 5 2.1 Bẫy hơi cơ........................................................................................................... 5 2.1.1 Kiểu van phao................................................................................................. 5 2.1.2 Kiểu thùng ngược........................................................................................... 7 2.2 Bẫy hơi nhiệt tĩnh ............................................................................................ 10 2.2.1 Bẫy hơi nhiệt tĩnh kiểu giản nở chất lỏng .................................................. 10 2.2.2 Bẫy hơi cân bằng áp suất............................................................................. 13 2.2.3 Bẫy hơi lưỡng kim ........................................................................................ 17 2.3 Bẫy hơi nhiệt động........................................................................................... 23 2.3.1 Bẫy hơi nhiệt động truyền thống (kiểu đĩa)............................................... 23 2.3.2 Bẫy hơi xung lực........................................................................................... 26 2.3.3 Bẫy đệm khí .................................................................................................. 27 2.3.4 Bẫy hơi kiểu trong khoang của bẫy có lỗ ................................................... 28 3 KIỂM TRA BẪY HƠI ....................................................................................... 30 3.1 Kiểm tra bằng nhãn quang............................................................................. 30 3.2 Kiểm tra bằng âm thanh................................................................................. 33 3.3 Kiểm tra bằng nhiệt độ ................................................................................... 34 3.4 Kiểm tra bằng thiết bị điện tử........................................................................ 35 2
  4. 1 KHÁI NIỆM CHUNG 1.1 Tiêu chuẩn hơi  Lượng hơi phải chính xác để đảm bảo hiệu suất nhiệt cho thiết bị sử dụng hơi.  Nếu nhiệt độ và áp suất chính xác thì hệ thống sẽ làm việc tốt, ngược lại hệ thống sẽ bị ảnh hưởng xấu.  Hạn chế tối đa lượng không khí và các khí không ngưng khác có sẵn trong môi trường vì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự truyền nhiệt.  Hơi phải sạch, không cặn cáu (gỉ sắt hoặc kết tủa cacbonat) hoặc bụi vì những thành phần này làm tăng tốc độ ăn mòn đường ống và làm cho đường vào của bẫy và van nhỏ hơn.  Hơi phải khô, vì khi có những giọt nước trong hơi sẽ là giảm entanpy của hơi, và cũng dẫn đến tạo cặn cáu trên thành ống và bề mặt truyền nhiệt.  Hơi cung cấp phải có tốc độ dòng chính xác để không có phế phẩm hoặc giảm tốc độ quá trình sản xuất. Phụ tải hơi phải được tính toán chính xác và đường ống phải có kích cỡ đúng để đạt tốc độ dòng theo yêu cầu.  Tuy nhiên thậm chí áp suất chỉ thị là đúng với áp suất yêu cầu thì nhiệt độ bão hòa tương ứng có lẽ không có giá trị nếu hơi chứa không khí hoặc khí không ngưng.  Không khí có mặt trong đường ống hơi và thiết bị khi khởi động. Thậm chí nếu hệ thống được làm đầy bằng hơi tinh khiết sau lần cuối cùng sử dụng thì hơi sẽ ngưng tụ và không khí sẽ được hút vào nhờ khoảng chân không do hơi ngưng tạo ra. 1.2 Khái niệm, nhiệm vụ, tầm quan trọng, vị trí đặt bẫy hơi trong hệ thống phân phối hơi ứng dụng Đặc điểm Bẫy hơi thích hợp Đường hơi chính  Lưu lượng nhỏ, áp suất Bẫy nhiệt động 3
  5. bằng với áp khí trời Bẫy hơi cơ  Áp suất thường thay đổi Bẫy hơi kiểu phao  Áp suất thấp hoặc cao  Thiết bị  Lưu lượng lớn  Lò hơi Bẫy hơi cơ  Áp suất và nhiệt độ thay  Bộ gia nhiệt Bẫy kiểu phao đổi không mong muốn  Thiết bị sấy Kiểu thùng ngược  hiệu suất của thiết bị là  Bộ trao đổi nhiệt , Bẫy kiểu thùng ngược quan trọng v.v Bẫy nhiệt động và bẫy  Thiết bị đo  nhiệt độ đáng tin cậy lưỡng kim Không một hệ thống hơi nào hoàn hảo mà không có bẫy hơi. Đây là thiết bị quan trọng nhất trong đường nước ngưng vì nó liên kết đường hơi sử dụng với đường hồi nước ngưng. Một bẫy hơi tốt phải lấy sạch nước ngưng, cũng như không khí và các khí không ngưng khác ra khỏi hệ thống để hơi đạt trạng thái tinh khiết, càng khô càng tốt để hệ thống hiệu suất và kinh tế nhất. Lượng nước ngưng của một bẫy hơi tùy thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Nó phải thoát nước ngưng tại nhiệt độ hơi (tức là nó làm việc ngay trong vùng hơi) hoặc nó có thể thoát nước ngưng dưới nhiệt độ hơi, cung cấp một ít nhiệt hiện cho quá trình. Bẫy hơi có thể làm việc tại áp suất từ chân không đến vài trăm Bar. Để phù hợp với nhiều điều kiện làm việc khác nhau có nhiều loại bẫy hơi khác nhau, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Mỗi loại bẫy hơi không thể là sự lựa chọn chính xác cho mọi trường hợp. Khi hơi đi vào hệ thống thì nó sẽ đẩy không khí ra ngoài hoặc đến điểm xa nhất so với cửa hơi vào, gọi là điểm biệt lập. Vì vậy bẫy hơi với lưu lượng của lỗ thông hơi đảm bảo, sẽ được gắn ở những điểm thoát và không khí thông tự động đưa đến tất cả các điểm biệt lập. 4
  6. Hình 1.2.1 Sơ đồ bố trí đường ống và bẫy hơi 1.3 Phân loại BẪY HƠI BẪY HƠI NHIỆT TĨNH BẪY HƠI CƠ BẪY HƠI NHIỆT 1. Kiểu chất lỏng giãn nở 1. Kiểu van phao ĐỘNG 2. Kiểu cân bằng áp suất 2. Kiểu thùng ngược 1. Kiểu đĩa 3. Kiểu lưỡng kim 2. Kiểu xung lực 3 .Kiểu đệm khí 4. Kiểu khoang có khe hở 5
  7. 6
nguon tai.lieu . vn