Xem mẫu

  1. Chương III QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ CỦA  DOANH NGHIỆP VỀ  SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  2. 3.1- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SHTT Nội dung QLNN về SHTT 3.1.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SHTT 3.1.2 Các cơ quan QLNN về SHTT 3.1.3 Các biện pháp thực thi quyền SHTT
  3. 3.1.1- NỘI DUNG QLNN VỀ SHTT - Đ10 1.  Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền SHTT. 2.  Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về SHTT. 3.  Tổ chức bộ máy quản lý về SHTT; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về SHTT. 4.  Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng  ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng  bảo hộ các đối tượng SHCN, Bằng bảo hộ giống cây trồng. 5.  Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về SHTT; giải quyết khiếu  nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về SHTT. 6.  Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về SHTT. 7.  Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về SHTT. 8.  Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về SHTT. 9.  Hợp tác quốc tế về SHTT. 
  4. 3.1.2- CÁC CƠ QUAN QLNN VỀ SHTT SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
  5. 3.1.2- CÁC CƠ QUAN QLNN VỀ SHTT Điều 11: Trách nhiệm quản lý nhà nước về SHTT 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ  chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá ­ Thông tin (nay là bộ văn hóa,  thể thao và du lịch), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản  lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Bộ Văn hoá ­ Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của  mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên  quan. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm  vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền  đối với giống cây trồng.
  6. 3.1.2- CÁC CƠ QUAN QLNN VỀ SHTT Điều 11: Trách nhiệm quản lý nhà nước về SHTT 3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi  nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ  Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá ­ Thông tin, Bộ Nông  nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành  phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở  hữu trí tuệ. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu  trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền. 5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý  nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ  Văn hoá ­ Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,  Uỷ ban nhân dân các cấp.
  7. 3.1.3- CÁC BIỆN PHÁP THỰC THI QUYỀN SHTT  Biện pháp hành chính  Biện pháp dân sự   Biện pháp hình sự  Biện pháp kiểm soát biên giới SV tự nghiên cứu: ­ Các hành vi xâm phạm nào bị xử phạt theo biện pháp này ­ Chế tài áp dụng/ xử phạt ­ Cơ quan thực thi ­ Ưu, nhược điểm của từng biện pháp ­ Tình hình áp dụng các biện pháp thực thi quyền SHTT ở VN
  8. 3.1.3- CÁC BIỆN PHÁP THỰC THI QUYỀN SHTT  Các cơ quan thực thi quyền SHTT  ­ Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự : Thuộc thẩm quyền của Toà  án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp  khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. ­ Việc áp dụng biện pháp hành chính : Thuộc thẩm quyền của các cơ  quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân  dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp  dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy  định của pháp luật.  ­ Việc áp dụng biện pháp biên giới (kiểm soát hàng hoá xuất khẩu,  nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ): Thuộc thẩm quyền của cơ  quan hải quan.
  9. 3.2- QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP VỀ SHTT Xác lập quyền SHTT 3.2.1 QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 3.2.2 Giám sát quyền SHTT VỀ SHTT 3.2.3 Khai thác quyền SHTT
  10. 3.2.1- XÁC LẬP QUYỀN SHTT  Nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo tài sản trí tuệ:  ­ Là tài sản có giá trị với doanh nghiệp ­ Chống và hạn chế việc sao chép, bắt chước của doanh  nghiệp, tổ chức khác bằng biện pháp công nghệ ­ Đáp ứng các điều kiện để bảo hộ  Xác lập cơ sở pháp lý vững chắc cho Quyền SHTT: ­ Đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ­ Gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ khi thời hạn hiệu lực  sắp hết.
  11. 3.2.1- XÁC LẬP QUYỀN SHTT  Chú ý: Khi đăng ký bảo hộ cho các đối tượng SHTT cần  cân nhắc một số nội dung: ­ Đối tượng đăng ký bảo hộ ­ Hình thức đăng ký bảo hộ ­ Phạm vi hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ ­ Chiến lược đăng ký
  12. 3.2.2- GIÁM SÁT (THEO DÕI VÀ BẢO VỆ) QUYỀN SHTT  Tổ chức theo dõi, giám sát thị trường để kịp thời phát hiện  những xâm phạm đối với tài sản trí tuệ của công ty thông qua  các kênh: ­ Tổ công tác, thanh tra thị trường của doanh nghiệp ­ Hệ thống phân phối, đại lý của doanh nghiệp ­ Các cơ quan chức năng của nhà nước ­ Các cơ quan truyền thông, báo chí ­  Kênh khác: Người tiêu dùng, hiệp hội bảo vệ người tiêu  dùng,…
  13. 3.2.2- GIÁM SÁT (THEO DÕI VÀ BẢO VỆ) QUYỀN SHTT  Kịp thời xử lý khi phát hiện ra hành vi xâm phạm  ­ Doanh nghiệp phải thực hiện ngay lập tức các biện pháp  ngăn chặn, xử lý tránh để tình trạng xâm phạm diễn ra tràn lan  sẽ rất khó khăn và tốn kém trong việc xử lý về sau.  ­  Lựa chọn biện pháp ngăn chặn phù hợp: Hành chính, dân  sự, hình sự,… ­ Mỗi biện pháp có ưu, nhược điểm riêng.
  14. 3.2.3- KHAI THÁC (XÚC TIẾN HOẠT ĐỘNG TM) QUYỀN SHTT Các tài sản Sở hữu trí tuệ có thể được khai thác theo nhiều  cách khác nhau:  ­  Thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ mang đối tượng  Sở hữu trí tuệ được bảo hộ;  ­  Bán các tài sản sở hữu trí tuệ cho các chủ thể khác  (chuyển nhượng quyền) ­  Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng thông qua các  hợp đồng Lixăng, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng  nhượng quyền thương mại Franchise
nguon tai.lieu . vn