Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬT TMDT Theo WTO: là việc sản xuất, phân phối, marketting, bán hoặc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ bằng phương tiện điện tử Theo EU: là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử dựa trên việc xử lý và truyền số liệu điện tử dưới dạng chữ, âm thanh hoặc hình ảnh Luật mẫu của UNCITRAL về TMĐT: là việc sử dụng thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động TM Tổ chức hợp tác và phát triển KT: là toàn bộ các giao dịch TM dựa trên truyền dữ liệu qua mạng internet Theo PLVN - TMĐT là gì? PL VN không đưa ra định nghĩa về TMĐT Điều 4 - Luật giao dịch điện tử 2005 định nghĩa về giao dịch điện tử: là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử Phương tiện điện tử: là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự (Điều 4 Luật giao dịch điện tử) Phân loại TMĐT Giao dịch buôn bán hàng hóa vật chất và dịch vụ thông thường Giao dịch trao đổi thông tin, hàng hóa, dịch vụ số hóa Lợi ích của TMĐT Đối với doanh nghiệp Tiết kiệm thời gian và chi phí Tăng khả năng tìm kiếm khách hàng Giúp DN vừa và nhỏ khắc phục những điểm kém lợi thế trong cạnh tranh Đối với người tiêu dùng Tiện lợi Nhiều lựa chọn Giá rẻ Đối với xã hội Tạo ra một phong cách kinh doanh mới Giúp các khu vực kém phát triển nhanh chóng mở rộng trao đổi TM Tạo động lực cải cách hành chính cho cơ quan Nhà nước Thách thức trong ứng dụng TMĐT Khung pháp luật điều chỉnh Hạ tầng kỹ thuật Con người Các loại hình TMĐT B2B,B2C,B2G,C2C,C2G Nguồn luật điều chỉnh hoạt động TMĐT Điều ước quốc tế mà VN ký kết hoặc tham gia: Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL 1996 Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ VBQPPL của VN: Bộ luật dân sự 2005 Luật Thương mại 2005
  2. Luật giao dịch điện tử 2005 Luật công nghệ thông tin 2006 NĐ57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử NĐ 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số Một số văn bản dưới luật khác Án lệ trong TMĐT Quản lý nhà nước về TMĐT Nguyên tắc chung tiến hành hoạt động TMĐT Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động TMĐT Các hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT Nguyên tắc tiến hành hoạt động TMĐT (ĐIều 5 Luật giao dịch điện tử) Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử Đảm bảo sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử Bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động TMĐT (Điều 7 Luật GD ĐT) Ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển, ứng dụng giao dịch điện tử trong lĩnh vực KT-XH-AN-QP Ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện VB QPPL về giao dịch điện tử Ban hành, công nhận các tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử Quản lý các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử Quản lý phát triển hạ tầng công nghệ cho hoạt động giao dịch điện tử Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực giao dịch điện tử Thanh tra,kiểm tra việc thực hiện PL về giao dịch điện tử Quản lý và thực hiện hoạt động hợp tác quốc tề về giao dịch điện tử Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử (Điều 9 Luật GD ĐT) Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu Thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác
  3. CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VĂN BẢN PHÁP LUẬT: 1. Bộ luật dân sự 2005: Đ121-138, 145-146, 326-373 388-427 2. Luật Thương mại: Đ1-23,292-316 3. Luật giao dịch điện tử 2005 4. NĐ57/2006/NĐ-CP về giao dịch điện tử 5. NĐ26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và chứng thực chữ ký số 6. Quyết định 25/2006/QĐ_BTM về việc ban hành Quy chế sử dụng chữ ký số 7. Thông tư 09/2008/TT-BCT hướng dẫn NĐ57 về HĐTM trên websitee TMĐT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Nội dung 1. Khái niệm hợp đồng thương mại 2. Điều kiện hợp đồng thương mại có hiệu lực 3. Ký kết hợp đồng thương mại 4. Thực hiện hợp đồng thương mại 5. Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐTM 6. Chế tài trong thương mại Hợp đồng thương mại là gì? Đ338 BLDS 2005: là sự thoả thuận thống nhất ý chí giữa các bên xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý  HĐTM: là sự thoả thuận thống nhất ý chí giữa các bên xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi thực hiện hoạt động thương mại Đặc điểm hợp đồng thương mại Đối tượng của hợp đồng: được phép lưu thông Chủ thể: Thương nhân thực hiện Thương nhân với người có liên quan (bên có liên quan lựa chọn áp dụng Luật thương mại) Mục đích hợp đồng: vì mục tiêu lợi nhuận (chỉ cần 1 bên có mục tiêu lợi nhuận) Các loại hợp đồng thương mại HĐTM trong nước: HĐ mua bán hàng hóa Hợp đồng cung ứng dịch vụ Hợp đồng môi giới Hợp đồng nhượng quyền Hợp đồng đại lý Hợp đồng ủy thác… HĐTM quốc tế (HĐ ngoại thương: là HĐTM có yếu tố nước ngoài) Điều kiện có hiệu lực của HĐ Chủ thể của hợp đồng phải có năng lực trách nhiệm pháp lý Tổ chức: tồn tại hợp pháp Cá nhân: có NLPL&NLHV Đại diện ký kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền Đại diện theo PL Đại diện theo ủy quyền
  4. Đảm bảo các nguyên tắc hợp đồng: Tự do, tự nguyện Trung thực, ngay thẳng Đối tượng của hợp đồng: được phép lưu thông Nội dung của hợp đồng: phù hợp PL & ko trái đạo đức Hình thức của hợp đồng Ký kết hợp đồng Trực tiếp Gián tiếp Đề nghị giao kết hợp đồng (chào hàng_ offer) là một đề nghị ký kết hợp đồng trong đó thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đề nghị đã được xác định cụ thể (Đ390- BLDS 05) Điều kiện của Đề nghị giao kết HĐ Đủ rõ ràng Chứa đựng nội dung cơ bản của HĐ Thể hiển rõ ý định giao kết Phải được gửi đích danh đến một hoặc vài người ? Phân biệt ĐNGKHĐ (offer) với lời đề nghị thương lượng (invitation to treat)? Thời hạn của ĐNGKHĐ Người ĐNGKHĐ sẽ bị ràng buộc với ĐNGKHĐ trong thời hạn trả lời Nếu người được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện trong thời gian này thì hợp đồng được thiết lập ĐNGKHĐ mất hiệu lực (Đ394 BLDS05 ) Người đề nghị nhận được thông báo về việc từ chối đề nghị Hết hạn trả lời chấp nhận Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại, huỷ bỏ ĐNGKHĐ có hiệu lực Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời Chấp nhận ĐKGKHĐ (acceptance) Là việc người nhận được ĐNGKHĐ có một lời tuyên bố hay một hành vi khác biểu lộ sự đồng ý với toàn bộ nội dung ĐNGKHĐ. (Đ396 BLDS2005). Chấp nhận ĐNGKHĐ (acceptance) Người được đề nghị nhận được ĐNGKHĐ nhưng im lặng hoặc không hành động trong thời hạn đề nghị có là chấp nhận ĐNGKHĐ? Thời điểm giao kết hợp đồng (Đ404 BLDS) Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Hiệu lực của hợp đồng
  5. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Đ405 BLDS) Ðịa điểm giao kết hợp đồng Do các bên thỏa thuận; Nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng (Đ403BLDS) Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây: Ðối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Các nội dung khác. Hợp đồng dân sự theo mẫu Là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó. Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Đ407BLDS) Phụ lục hợp đồng (Đ408) Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi. Giải thích hợp đồng (Đ409) Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó. Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác
  6. Trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau Không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐ Cầm cố Thế chấp Đặt cọc Ký cược Ký quỹ Bảo lãnh Tín chấp Sửa đổi hợp đồng (Đ423BLDS) Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó. Chấm dứt hợp đồng (Đ424BLDS) Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Hợp đồng đã được hoàn thành; Theo thỏa thuận của các bên; Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện; Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại; Các trường hợp khác do pháp luật quy định CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật Nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng Căn cứ áp dụng trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Có hành vi vi phạm hợp đồng Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra (nếu có) Có MQH nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế Có lỗi của bên vi phạm: áp dụng lỗi suy đoán Các loại chế tài trong thương mại (Đ292) Buộc thực đúng hiện hợp đồng Bồi thường thiệt hại Phạt hợp đồng Tạm ngừng thực hiện HĐ Đình chỉ thực hiện HĐ Huỷ hợp đồng Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Đ297)
  7. Bên vi phạm phải thực hiện đúng HĐ hoặc dùng biện pháp khác để HĐ được thực hiện T.H áp dụng: giao thiếu hàng, giao hàng kém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng Có thể áp dụng kèm theo chế tài BTTH và phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại (Đ302 LTM) Khi có vi phạm hợp đồng Khi có thiệt hại thực tế xảy ra, gồm: Thiệt hại trực tiếp (direct damages): Thiệt hại gián tiếp (indirect damages but not too remote): khoan lợi trực tiếp lẽ ra được hưởng nếu ko có VPHĐ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi VP và thiệt hại Note: nghĩa vụ chứng minh tổn thất thuộc về bên y/c BTTH (Đ304) Phạt vi phạm (Đ300, 301) Bên vi phạm phải trả một khoản tiền cho bên bị VP do sự VPHĐTM Chỉ áp dụng khi có sự thoả thuận của các bên Mức phạt ≤ 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Đ308,309) Một bên tạm thời không thực hiền nghĩa vụ trong hợp đồng T.H áp dụng: Khi các bên có thoả thuận điều kiện để tạm ngừng thực hiện HĐ Một bên VP nghĩa vụ cơ bản của HĐ Hậu quả pháp lý: Hợp đồng vẫn còn hiệu lực Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu BTTH Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Đ310,311) là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng T.H áp dụng: Khi các bên có thoả thuận điều kiện để đình chỉ thực hiện HĐ Một bên VP nghĩa vụ cơ bản của HĐ Hậu quả pháp lý: HĐ chấm dứt hiệu lực từ thời điểm 1 bên nhận được thông báo đình chỉ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu BTTH Huỷ hợp đồng (Đ312-314) là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ HĐ đối với toàn bộ HĐ (huỷ tòan bộ) hoặc bãi bỏ thực hiện1 phần nghĩa vụ HĐ (huỷ một phần) T.H áp dụng: Khi các bên có thoả thuận điều kiện để đình chỉ thực hiện HĐ Một bên VP nghĩa vụ cơ bản của HĐ Hậu quả pháp lý: HĐ ko có hiệu lực từ thời điểm giao kết Bên có lỗi phải BTTH Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm (Đ294) Xảy ra T.H miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận Xảy ra sự kiện bất khả kháng Hành vi VP của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
  8. Hành vi VP của 1 bên do thực hiện QĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên ko thể biết được vào thời điểm giao kết HĐ Note: bên VP có nghĩa vụ chứng minh thuộc T.H miễn trách nhiệm HỢP ĐỒNG TMĐT K/N: Là hợp đồng thương mại được thiết lập, thực hiện dưới dạng các thông điệp dữ liệu Đặc điểm: Tính phi biên giới Tính vô hình, phi vật chất Tính hiện đại, chính xác Tính rủi ro cao Có sự tham giao của bên thứ 3 trong giao dịch Luật điều chỉnh Điều kiện HDTMĐT có hiệu lực Chủ thể: Có năng lực trách nhiệm pháp lý Người bán: khó xác định được danh tính người mua  Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát người mua: Đưa ra 1 số hạn chế trong truy cập Nhờ nhà cung cấp dịch vụ mạng kiển tra thông tin đăng ký, địa điểm truy cập.. Sử dụng quy trình chứng nhận dựa trên số PIN, thẻ từ, nhận dạng vân tay, giọng nói.. Người mua: khó xác định được độ tin cậy của người bán. ĐK có hiệu lực HDTMĐT(tiếp) Đối tượng HĐ: phù hợp PL của tất các nước nơi các bên có quốc tịch Hình thức HĐ: là các thông điệp dữ liệu Nếu HĐ không qui định hình thức: TĐ DL Nếu HĐ qui định phải bằng văn bản: TĐ DL phải đáp ứng được điều kiện (Đ12 Lgd điện tử): Thông tin chứa trong TĐ DL có thể truy cập Sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết Đại diện ký kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền: xác định thông qua chữ ký điện tử của người ký HĐ Thông điệp dữ liệu Là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu Thông tin trong TĐDL không bị phủ nhận chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng TĐDL TĐDL có giá trị như văn bản: nếu thông tin chứa trogn TĐDL có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết. TĐDL có giá trị như bản gốc: khi đáp ứng đk Nội dung của TĐDL được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng 1 TĐDL hoàn chỉnh Nội dung của TDDL có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết TĐDL có giá trị làm chứng cứ: căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trũ hoặc truyền gửi; cách bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. Lưu trữ thông điệp dữ liệu
  9. T.H PL yêu cầu chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin phải được lưu trữ thì lưu trử TĐDL phải đáp ứng được yêu cầu sau: Nội dung của TĐDL có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết Nội dung của TĐDL đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó TĐDL đó được lưu trữ theo 1 cách thức nhất định cho phép xácc định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận TĐDL Lưu trữ chứng từ kế toán điện tử: phải đồng thời với lưu trữ bản in ra giấy (Luật kế toán 2003) Chữ ký điện tử Là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác gắn liện hoặc kết hợp 1 cách logic với TĐDL có khả năng xác nhận người ký TĐDL và sự chấp thuận của người đó với nội dung thông điệp dữ liệu Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử: các bên có quyền thỏa thuận Sử dụng hoặc ko sử dụng chữ ký điện tử để ký TĐDL Sử dụng hoặc ko sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực Điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký điện tử Chữ ký điện tử được xem là an toàn nếu: Được kiểm chứng bằng 1 quy trình kiểm tra an toàn do các bên thỏa thuận Đáp ứng điều kiện: Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng Mọi sự thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện Mọi sự thay đổi đối với nội dung TĐDL sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử Được coi là chữ ký của 1 bên, nếu: Đã sử dụng 1 phương pháp để xác nhận được bên ký và sự chấp thuận của bên đó đối với thông tin TĐDL được ký Phương pháp nói trên đủ tin cậy cho mục đích tạo ra và trao đổi TĐDL xét trong mọi bối cảnh và thỏa thuận có liên quan T.H PL qui định phải bằng VB, có dấu: TĐDL được ký bởi chữ ký điện tử được xem là đáp ứng yêu cầu này. Các loại chữ ký điện tử Chữ ký điện tử tự tạo: chữ, hình ảnh VD: thông tin cá nhân tự tạo trong các hộp thư được gửi đi kèm các email Chữ ký mẫu của người gửi tiền, mở thẻ tiết kiệm tại các ngân hàng được chụp ảnh lại và lưu vào hệ thống để xác minh mỗi khi khách hàng đó đến giao dịch tại ngân hàng. Mã hóa TĐDL: sử dụng thuật toán để mã hóa các TĐDL, theo đó chỉ các bên có thẩm quyền khi sử dụng mã hóa mới có thể truy cập được vào văn bản Chữ ký số: là dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi 1 TĐDL sử dụng hệ thống mật mã bất đối xứng theo đó người nhận có được TĐDL ban đầu và khóa công khai của người ký để xác định được tính chính xác Cách thức ký và xác nhận CKĐT
  10. Chứng thực chữ ký số Là dịch vụ được tiến hành bởi các tổ chức có thẩm quyền tạo cặp khóa bí mật và công khai, qui định thời hạn hiệu lực của chữ ký số, đồng thời duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số Chứng thư số: 1 dạng chứng thực điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thức chữ ký số cấp Điều kiện bảo đảm an toàn chữ ký số Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số Sử dụng cặp khóa do tổ chức được quyền cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký Khóa bí mật và nội dung TĐDL chỉ gắn duy nhất với người ký Giao kết HĐTMĐT Là việc sử dụng TĐDL để tiến hành 1 phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng Nguyên tắc giao kết HĐTMĐT: Theo thỏa thuận của các bên và phải tuân theo qui định PL về HĐ và PL về giao dịch điện tử Các bên có quyền thỏa thuận về: yêu cầu kỹ thuật, chứng thực và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bí mật liên quan đến HĐTMĐT Đề nghị giao kết HĐTMĐT Các website TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến thì những thôgn tin giứo thiệu về hành hóa, dịch vụ là thông báo về ĐN GKHĐ Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến là Đề nghị giao kết hợp đồng. Trả lời đề nghị giao kết HĐTMĐT Chấp nhận: phải cung cấp thông tin Danh sách toàn bộ hàng hóa, dịch vụ khách hàng đặt mua; số lượng, giá của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng Thời hạn giao hàng hóa, dịch vụ Thông tin liên hệ đẻ khách hàng có thể hỏi về trình tự thực hiện HĐ khi cần thiết Thông tin trên 0phải được thể hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in ấn được tại hệ thống thông tin của khách hàng và hiện thị được về sau  Đã có HĐ Từ chối: phải nêu rõ lý do  Không có HĐ Chấm dứt đề nghị giao kết HĐTMĐT T.H websit công bố thời hạn trả lời: hết thời hạn này kể từ khi khách hàng gửi ĐN GKHĐ mà khách hàng chưa nhận được trả lời  ĐN GKHĐ hết hiệu lực T.H website ko công bố rõ thời hạn trả lời: trong thời gian 8 tiếng kể từ khi gửi ĐN GKHĐ mà khách hàng vẫn chưa nhận được trả lời  ĐN GKHĐ hết hiệu lực Thời điểm giao kết HĐ TMĐT Là thời điểm bên ĐN nhận được chấp nhận ĐN GKHĐ T.H website đặt hàng trực tuyến: khách hàng nhận được trả lời của website Gửi thông điệp dữ liệu Thời điểm gửi TĐDL:
  11. Luật giao dịch điện tử: là thời điểm TĐDL nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo Nghị định 57: là thời điểm TĐDL rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo. T.H không rời khỏi hệ thống thông tin thi thời điểm gửi trùng thời điểm nhận Địa điểm gửi TĐDL: Là trụ sở người khởi tạo (tổ chức) hoặc nơi cư trú của người khởi tạo (cá nhân) T.H có nhiều trụ sở: là trụ sở có mối liên hệ mật thiết với giao dịch Nhận thông điệp dữ liệu Thời điểm nhận: Khi TĐ DL được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập được. Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin để nhận: là thời điểm TĐDL nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận Địa điểm nhận TĐ DL: trụ sở của người nhận (tổ chức) hoặc nới cư trú của người nhận (cá nhân) Xác nhận đã nhận TĐDL Trước hoặc trong khi gửi TĐ DL người khởi tạo có yêu cầu hoặc thỏa thuận với gnười nhận về việc người nhận phải gửi cho mình thông báo xác nhận khi nhận được TĐDL: người nhận phải thực hiện đúng yêu cầu hoặc thỏa thuận này. Nếu người khởi tạo tuyên bố: TĐ DL chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận  TĐ DL đó được xem như chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được xác nhận đã nhận TĐ DL Nội dung HĐ TMĐT trên các website đặt hàng trực tuyến Thông tin về hàng hóa, dịch vụ: xác định chính xác đặt tính hàng hóa, dịch vụ Thông tin về điều khỏan giao dịch: Điều kiện hoặc hạn chế, giới hạn về thời gian, địa lý trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ Chính sách hoàn trả: thời hạn, phương thức hòa trả hoặc đổi hàng hóa, dịch vụ, cách thức lấy lại tiền, chi phí Thông tin về vận chuyển, giao nhận: Phương thức giao Thời hạn ước tính cho giao hàng có tính đến khỏang cách địa lý và phương thức giao Các giới hạn địa lý cho việc giao hàng (nếu có) T.H phát sinh chậm chễ trong giao hàng: phải thông tin kịp thời cho khách hàng + tạo cơ hội cho khách hàng có thể hủy HĐ nếu muốn Thông tin về phương thức thanh toán: Công bố toàn bộ phương thức thanh tóan kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp Nếu áp dụng thanh toán trực tuyến: Phải có cơ chế khởi tạo, lưu trữ chứng từ điện tử chứa đựng những thông tin chi tiết về từng giao dịch Tạo điều kiện cho khách hàng xem, in ấn, lưu trữ chứng từ ngay tại thời điểm chứng từ được khởi tạo Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung HĐ TMĐT
  12. Website phải cho phép khách hàng rà soát, sửa đổi, bổ sung và xác nhận nội dung của giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến
  13. CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 2. Bộ luật tố tụng dân sự 2005 Tranh chấp trong TMĐT Là những bất đồng xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại điện tử Chọn luật áp dụng cho hợp đồng Nếu là HD TMĐT trong nước: áp dụng pháp luật Việt Nam Nếu là HĐ TMĐT có yếu tố nước ngoài (HĐTMQT): Nếu các bên có thỏa thuận chọn luật: theo thỏa thuận các bên Nếu các bên không có thỏa thuận chọn luật: do cơ quan tài phán quyết định theo nguyên tắc xung đột pháp luật (chọn pháp luật của nước nơi có mối liên hệ gần gũi nhất với hợp đồng) Chọn cơ quan tài phán Do các bên thỏa thuận lựa chọn  có thể chọn: Tòa án Trọng tài Nếu không thỏa thuân: do Tòa án giải quyết theo nguyên tắc xung đột pháp luật (tòa án của nước nơi có mối liên hệ gần gũi nhất với hợp đồng) Các phương thức giải quyết tranh chấp TMQT Thương lượng Hoà giải Trọng tài Toà án THƯƠNG LƯỢNG Các bên tranh chấp cùng nhau bàn bac, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Đặc điểm của thương lượng Thực hiện bằng cơ chế tự giải quyết Quá trình thương lượng ko chịu sự ràng buộc bởi bất kỳ nguyên tắc pháp lý, những qui định mang tính khuôn mẫu nào Việc thực thi kết quả thương lượng phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện của các bên Hoà giải Là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp phát sinh Đặc điểm Có sự hiện diện của bên thứ ba làm trung gian để trợ giúp các bên Bên thứ ba không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp Không bị chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải thực hiện kết quả hoà giải phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
  14. Trọng tài thương mại Là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp Đặc điểm Phải có thoả thuận trọng tài Trọng tài (Hội đồng Trọng tài) sau khi cân nhắc chứng cứ của các bên sẽ ra phán quyết có giá trị bắt buộc đối với các bên Phán quyết Trọng tài có giá trị chung thẩm Phải tuân theo quy trình, thủ tục nhất định do các bên lựa chọn Các phán quyết có thể được Toà án công nhận và cho thi hành thông qua thủ tục tư pháp Một số cơ quan trọng tài quốc tế quan trọng Toà trọng tài thuộc Phòng TMQT (ICC) Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) Uỷ ban trọng tài thương mại và kinh tế Trung Quốc (CIETAC) Trung tập giải quyết tranh chấp kinh tế của hiệp hội trọng tài Mỹ (AAA) Trung tâm trọng tài thuộc phòng TM Stockhom (SCC) Toà trọng tài quốc tế Londo (LCIA) Trung tâm trọng tài khu vực Kualalumpur (KLRCA) Trung tâm trọng tài TMQT thuộc phòng TM và công nghiệp Liên bang Nga(ICAC) Trung tâm thương lượng và trọng tài thuộc tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Trung tâm trọng tài TMQT khu vực Cairo (CRCICA) Toà tư pháp và trọng tài thường trực Ohada Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài theo PLVN Quyết định 204/TTs ngày 24/4/1993 về thành lập Trung tâm Trọng tài quốc tế VN NĐ 116/CP ngày 5/9/1994 quy định tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế VN QĐ 114/TTg ngày 16/2/1996 về việc mở rộng thẩm quyền của Trung tâm trọng tài quốc tế VN Pháp lệnh Trọng tài TM do UBTVQH thông qua ngày 25/2/2003 có hiệu lực từ 1/7/2003 Các Trung tâm trọng tài ở VN Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu Trung tâm trọng tài thương mại TP HCM Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ Trung tâm trọng tài TMQT VN đặt cạnh phòng thương mại và công nghiệp VN (VIAC) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Giải quyết trên cơ sở thoả thuận trọng tài Đặc điểm của thỏa thuận trọng tài T.H thỏa thuận trọng tài vô hiệu Đảm bảo quyền lựa chọn hình thức trọng tài Trọng tài thường trực (quy chế) Trọng tài vụ việc (adhoc) Thủ tục tố tụng trọng tài 1. Thoả thuận trọng tài
  15. 2. Khởi kiện tại trọng tài 3. Bản tự bảo vệ của Bị đơn 4. Thành lập Hội đồng trọng tài tại trung tâm trọng tài hoặc hội đồng trọng tài do các bên tự thành lập 5. Chuẩn bị giải quyết tranh chấp 6. Phiên họp giải quyết tranh chấp 7. Quyết định trọng tài và vấn đề huỷ quyết định trọng tài 8. Thi hành quyết định trọng tài Giải quyết tranh chấp tại Toà án Các trường hợp giải quyết tại Toà án: Các bên thoả thuận lựa chọn Các bên không thoả thuận + ĐƯQT mà các bên phải tuân theo không có quy định Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án Văn bản pháp luật: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 Luật Tổ chức Toà án nhân dân ngày 2/4/2002 Tổ chức hệ thống TAND VN TAND tối cao Các TAND cấp tỉnh Các TAND cấp huyện Các TA quân sự Các TA khác do PL qui định Cấp TAND có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm TC trong KD, TM TA cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh TM tại Điểm a-i Khoản 1 Điều 29 BLTTDS TA cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh thương mại còn lại Thẩm quyền xét xử sơ thẩm tranh chấp trong KD,TM theo lãnh thổ Nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú Vụ án chỉ liên quan đến bất động sản: TA nơi có bất động sản Thẩm quyền xét xử của TA theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Đ36BLTTDS) - Không biết trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn, có thể yêu cầu TA nơi có tài sản, trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết - Vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp, có thể yêu cầu TA nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc chi nhánh giải quyết - Vụ án sinh ra do vi phạm hợp đồng, có thể yêu cầu TA nơi thực hiện hợp đồng giải quyết - Vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản, có thể yêu cầu TA nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết - Các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau, có thể yêu cầu TA nơi có trụ sở hoặc cư trú của một trong các bị đơn giải quyết - Vụ án có liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, có thể yêu cầu TA một trong các nơi giải quyết Thủ tục giải quyết các tranh chấp tại Toà án 1. Khởi kiện và thụ lý 2. Chuẩn bị xét xử 3. Phiên tòa sơ thẩm
  16. 4. Thủ tục phúc thẩm 5. Thủ thục xem xét lại bản án (quyết định đã có hiệu lực pháp luật): Giám đốc thẩm & Tái thẩm 6. Thi hành các quyết định của Tòa án
nguon tai.lieu . vn