Xem mẫu

TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 11 (12/2017) tr. 60 - 66

CHỦ TRƢƠNG TIẾP NHẬN ĐỒNG BÀO MIỀN XUÔI THAM GIA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN NÖI CỦA ĐẢNG BỘ KHU TÂY BẮC
Bùi Mạnh Thắng8
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), Khu Tự trị Thái - Mèo
là địa phương đầu tiên trên miền Bắc tổ chức tiếp nhận đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi.
Bài viết tìm hiểu bối cảnh lịch sử và chủ trương tiếp nhận đồng bào miền xuôi của Đảng bộ Khu Tây Bắc.
Từ khóa: chủ trương, đồng bào miền xuôi, kinh tế miền núi, Tây Bắc

1. Mở đầu
Khu Tự trị Thái - Mèo đƣợc thành lập ngày 7-5-1955, là địa bàn miền núi biên giới, đất
rộng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhƣng lại gặp
nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu hụt lực lƣợng lao động. Nhận thức rõ thực trạng đó,
Đảng bộ Khu Tây Bắc đã chủ động tiếp thu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III về
chủ trƣơng tổ chức đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi, khẩn trƣơng cụ
thể hóa thành phƣơng hƣớng của Khu Tự trị.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Bối cảnh lịch sử hình thành chủ trương của Đảng bộ Khu Tây Bắc
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) kết thúc thắng lợi, nƣớc Việt
Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Trong tình hình mới, Trung ƣơng Đảng xác định phải
củng cố vững chắc miền Bắc, đƣa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm chỗ dựa cho cuộc
đấu tranh giải phóng miền Nam.
Để củng cố miền Bắc, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Đảng và Nhà nƣớc phải
quan tâm tới sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960) đã khẳng định: “Xây dựng miền núi chủ yếu và
trước hết là một vấn đề kinh tế nhằm sử dụng những khả năng dồi dào của miền núi vào việc
tăng cường sức mạnh kinh tế của cả miền Bắc nước ta và nâng cao mức sống của đồng bào
các dân tộc thiểu số” [5]. Đồng thời, để khắc phục khó khăn của miền núi là tình trạng đất
rộng ngƣời thƣa, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhƣng thiếu lực lƣợng lao động, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ III đã quyết nghị: “Phải phân bố hợp lý sức sản xuất ở đồng bằng,
trung du và miền núi, điều chỉnh sức người giữa các vùng, quy hoạch từng bước các vùng
kinh tế, thực hiện sự phân công phối hợp giữa các vùng kinh tế với nhau” [5]. Chủ trƣơng đó
sẽ đƣợc tiến hành trong một thời gian dài, nhƣng phải bắt đầu với một tinh thần thật sự
khẩn trƣơng.
Ngày nhận bài: 8/5/2017. Ngày nhận đăng: 8/7/2017

8

Liên lạc: Bùi Mạnh Thắng, e - mail:buithangdhtb@gmail.com

60

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954), cùng với các địa phƣơng trên miền Bắc,
toàn bộ khu Tây Bắc đƣợc giải phóng. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội
trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên, do hậu quả thống trị, bóc lột của đế quốc, phong kiến và sự tàn phá của
chiến tranh, nên sau ngày hòa bình lập lại, Tây Bắc chìm trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Đời
sống của đồng bào các dân tộc hết sức khó khăn. Tàn dƣ chế độ cũ cùng các hủ tục lạc hậu
còn ảnh hƣởng nặng nề trong đời sống nhân dân. Do có vị trí chiến lƣợc quan trọng, lực lƣợng
thổ phỉ, biệt kích thám báo cùng các phần tử phản động điên cuồng chống phá cơ sở Đảng,
chính quyền ở Tây Bắc. Trong khi đó, chính quyền cơ sở ở Tây Bắc còn rất non yếu, thiếu cán
bộ cốt cán, nhất là cán bộ ngƣời dân tộc. Cá biệt, ở một số địa phƣơng biên giới, chính quyền
cơ sở non yếu đến mức không có khả năng tổ chức và lãnh đạo nhân dân phát triển sản xuất,
xây dựng cuộc sống, ổn định xã hội. Đó là một nguy cơ mới đối với Tây Bắc.
Trƣớc tình hình trên, ngay sau khi hòa bình lập lại, Đảng, Chính phủ khẩn trƣơng thực
hiện các biện pháp “cứu đói”, “cứu rách” đối với đồng bào Tây Bắc, huy động quân đội tiễu
trừ thổ phỉ, tiêu diệt các toán biệt kích thám báo, củng cố chính quyền cơ sở, giữ vững an ninh
chính trị; mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giác ngộ để nâng cao nhận thức trong
đồng bào.
Ngày 28-9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo và
vận động đồng bào các dân tộc thực hiện. Ngày 29-4-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc
lệnh số 230/SL thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo. Đến ngày 7-5-1955, Hội đồng nhân dân Khu
họp kỳ đầu tiên, công bố Sắc lệnh thành lập Khu Tự trị.
Khu Tự trị Thái - Mèo là một bộ phận trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, một đơn vị
hành chính của Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời điểm thành lập, Khu Tự trị gồm 16
châu (Mƣờng Tè, Mƣờng Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Tuần Giáo, Thuận
Châu, Mƣờng La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên, Phong Thổ, Than Uyên, Văn
Chấn), đến tháng 10-1955, lập thêm 2 châu Tủa Chùa và Mù Cang Chải, tổng cộng có 18
châu. Thời kỳ 1955 - 1962, Khu Tự trị không có cấp tỉnh, hệ thống hành chính gồm 3 cấp:
Khu - châu - xã. Ngày 27-10-1962, Quốc hội Nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua
Nghị quyết đổi tên Khu Tự trị Thái - Mèo thành Khu Tự trị Tây Bắc và thành lập ba tỉnh
thuộc khu, bao gồm: Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ; đổi cấp châu thành cấp huyện. Hệ thống
hành chính của Khu từ cuối năm 1962 gồm có 4 cấp: Khu - tỉnh - huyện - xã.
Khu Tự trị Thái - Mèo có diện tích 36.759 km2 với tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Nhà báo Hữu Thọ đã miêu tả: “Đất đai Tây Bắc rộng. Dân số Tây Bắc có 44 vạn người nhưng
rộng tới 3 vạn 6 nghìn cây số vuông, nơi thưa thớt dân cư nhất miền Bắc. Đất đai trồng trọt ở
Tây Bắc mới chiếm khoảng 3% diện tích cả khu. Số đất còn lại, trừ một số núi đá không nhiều
lắm, còn đều có thể sử dụng để trồng trọt... Tây Bắc có nhiều đất hoang chưa khai phá. Mới
chỉ tính ở một số huyện thì đất hoang có thể khai phá trồng trọt đã được 59.000 mẫu tây...”
[8;9]. Có thể thấy, tiềm năng của Khu Tự trị Thái - Mèo là rất lớn. Nhƣng việc phát triển kinh
tế - xã hội của Khu Tự trị trong những năm đầu thập kỷ 60 khi bƣớc vào thời kỳ cách mạng xã
hội chủ nghĩa gặp nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn lớn nhất là tình trạng thiếu hụt lực
61

lƣợng lao động. Mặc dù chiếm tới 1/5 diện tích toàn miền Bắc nhƣng dân số của Khu Tự trị
chƣa bằng một nửa dân số tỉnh Hƣng Yên và chỉ bằng một phần ba dân số tỉnh Thái Bình
[4;5]. Kết quả điều tra dân số năm 1960 cũng khẳng định: Khu Tự trị Thái - Mèo là khu vực
đất rộng, ngƣời thƣa nhất trên miền Bắc. Báo cáo phân tích số liệu điều tra dân số năm 1960
của Khu Tự trị Thái - Mèo chỉ rõ: “Mật độ dân số chung là 12 người trên 1 km2… Tình hình
đó rất là khó khăn, không nói so sánh với miền xuôi như Thái Bình, Nam Định trên 800 người
1 km2, nhưng nếu so với các tỉnh miền núi khác như Bắc Cạn 17 người 1 km2, Cao Bằng 29
người 1 km2, Lạng Sơn 42 người 1 km2, Hà Giang 24 người 1 km2 thì cũng thấy được vấn đề
một cách rõ rệt và cũng thấy cần thiết phải xóa bỏ tình trạng đó” [7].
Nhận thức rõ thực trạng nêu trên và thấy đƣợc sự “cần thiết phải xóa bỏ tình trạng đó”,
cấp ủy Đảng và chính quyền Khu Tự trị Thái - Mèo đã sớm đề ra hƣớng giải quyết: “cần thiết
phải tăng thêm lực lượng sản xuất, tăng thêm nhiều nhân lực để không những đảm bảo khai
thác, đẩy mạnh sản xuất mà còn củng cố quốc phòng, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở khu ta tiến
nhanh hơn nữa” [7]. Đó là nhận thức kịp thời, là định hƣớng đƣợc hình thành sớm, phù hợp
với chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng.
2.2. Chủ trương tiếp nhận đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi của
Đảng bộ Khu Tây Bắc
Ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, tháng 11-1960, tỉnh Hƣng Yên đã cử đoàn
cán bộ lên Khu Tự trị Thái - Mèo thực hiện thăm dò, điều tra địa điểm và xây dựng kế hoạch
để tổ chức đồng bào tham gia phát triển kinh tế miền núi. Theo dự kiến, đợt điều chỉnh nhân
lực đầu tiên của tỉnh Hƣng Yên gồm 900 đồng bào sẽ lên tới Khu Tự trị vào tháng 12-1960.
Sau khi xin ý kiến của Trung ƣơng và Khu ủy Tây Bắc Tỉnh ủy Hƣng Yên đã nhất trí bố trí
đồng bào tập trung vào khu vực từ Nà Sản đến Ngã ba Mai Sơn để thuận lợi cho công tác chỉ
đạo. Đây là đợt thí điểm đầu tiên thực hiện chủ trƣơng tổ chức đồng bào miền xuôi tham gia
phát triển kinh tế miền núi nên Ban Chấp hành Khu ủy Tây Bắc xác định phải đặc biệt chú
trọng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm gây đƣợc ảnh hƣởng chính trị tốt, tạo điều kiện
thuận lợi cho những đợt bổ sung nhân lực tiếp theo.
Ngày 5-12-1960, Ban Tuyên huấn Khu ủy Tây Bắc ban hành Kế hoạch số 86/HC-TH
tuyên truyền giáo dục về việc điều chỉnh nhân lực xây dựng mở mang khu tự trị tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Bản kế hoạch nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc điều chỉnh nhân lực từ miền
xuôi lên Khu Tự trị, trong đó nhấn mạnh: “Việc điều chỉnh nhân lực ở miền xuôi lên khu ta
xuất phát từ yêu cầu xây dựng mở mang Khu Tự trị để nâng cao không ngừng mức sống cho
đồng bào các dân tộc; đồng thời cũng xuất phát từ yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc để làm cơ sở đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” [3].
Kế hoạch dự báo những diễn biến tƣ tƣởng xung quanh việc điều chỉnh nhân lực lên
Khu Tự trị, nêu rõ 4 thuận lợi căn bản: Nhân dân các dân tộc sẵn có truyền thống đoàn kết; có
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III soi sáng và cổ vũ; nhân dân các dân tộc căn
bản đã đƣợc giác ngộ xã hội chủ nghĩa đến mức độ nhất định; nhân lực điều chỉnh đợt đầu
tiên đã đƣợc thử thách và rèn luyện trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Cùng với đó,
62

kế hoạch cũng xác định rõ những khó khăn phải giải quyết: Trình độ nhận thức của nhân dân
các dân tộc còn hạn chế; ảnh hƣởng của những va chạm, xích mích dân tộc do bọn đế quốc
phong kiến reo rắc và để lại vẫn còn; hoạt động phản tuyên truyền của các thế lực phản động,
cùng với quan điểm tƣ hữu cục bộ của ngƣời nông dân có thể nảy sinh những biểu hiện của tƣ
tƣởng dân tộc hẹp hòi và tƣ tƣởng dân tộc lớn đối với cả đồng bào địa phƣơng và đồng bào
miền xuôi lên Tây Bắc. Trên cơ sở đó, Kế hoạch xác định yêu cầu của công tác tuyên truyền
giáo dục, trƣớc hết phải làm cho nhân dân nhận thức rõ ý nghĩa, mục đích của việc bổ sung
nhân lực, từ đó, nâng cao một bƣớc giác ngộ xã hội chủ nghĩa, phấn khởi chấp hành chủ
trƣơng của Đảng, vui mừng tiếp đón đồng bào miền xuôi, giúp đỡ nhau thực hiện nhiệm vụ
chung, đấu tranh chống mọi biểu hiện tƣ tƣởng dân tộc hẹp hòi và dân tộc lớn, tăng cƣờng
tinh thần đoàn kết dân tộc.
Kế hoạch nêu rõ nội dung tuyên truyền là giáo dục sâu rộng ý nghĩa của việc điều chỉnh
nhân lực (sự cần thiết của việc điều chỉnh nhân lực; sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối
với sự phát triển của miền núi và các dân tộc thiểu số); nâng cao nhiệt tình yêu nƣớc và giác
ngộ xã hội chủ nghĩa. Đối với đồng bào các dân tộc, phải giúp họ thấy đƣợc tiền đồ phát triển
của Khu Tự trị và nhiệm vụ đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế
miền núi. Đối với đồng bào miền xuôi, cần giáo dục chính sách dân tộc của Đảng để có quan
niệm và thái độ đúng đắn với đồng bào miền núi; phổ biến những điều cần thiết về phong tục
tập quán, những thuận lợi và khó khăn, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các
dân tộc trong Khu Tự trị; giáo dục truyền thống anh hùng, tự lực cánh sinh để nâng cao tinh
thần chịu đựng gian khổ, sẵn sàng vƣợt qua những khó khăn ban đầu, phấn đấu hoàn thành
nhiệm vụ.
Kế hoạch chỉ rõ những biện pháp để thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục, trong đó
nhấn mạnh: Đảng chỉ đạo chặt chẽ từ khu đến các châu. Riêng với 3 châu (Mƣờng La, Mai
Sơn, Thuận Châu), nhất là các xã bản xung quanh nơi tiếp nhận nhân lực đợt đầu tiên, cần cử
cán bộ xuống tận nơi để tổ chức tuyên truyền giáo dục bằng hình thức học tập, trao đổi, mạn
đàm rộng rãi. Tích cực chuẩn bị những điều kiện để đón tiếp, giúp đỡ đồng bào mới lên; tổ
chức tốt việc đón tiếp từ khâu chuẩn bị khẩu hiệu hoan nghênh, thăm hỏi động viên khi đồng
bào dừng chân nghỉ ngơi, chuẩn bị tốt các điều kiện giúp đỡ đồng bào tại nơi đến; phối hợp tổ
chức liên hoan văn nghệ nếu có điều kiện; tổ chức kết nghĩa giữa đồng bào miền xuôi với
đồng bào địa phƣơng.
Ngay sau kế hoạch của Ban Tuyên huấn, ngày 26-12-1960, Ban Chấp hành Khu ủy Tây
Bắc ban hành Nghị quyết số 18/NQ-TB về Đề án điều chỉnh nhân lực miền xuôi lên góp phần
củng cố, mở mang Khu Tự trị. Nghị quyết khẳng định điều chỉnh nhân lực là yêu cầu khách
quan của miền Bắc trong thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội, là một công tác vận động và tổ
chức quy mô lớn để chấp hành chính sách dân tộc của Đảng trong giai đoạn mới. Chủ trƣơng
điều chỉnh nhân lực miền xuôi lên Khu Tự trị Thái - Mèo là: “trong một thời gian nhất định
phải tiếp thu từng bước với tinh thần vững chắc nhưng mạnh dạn, tích cực một lực lượng lớn
khoảng nửa triệu người. Trong năm 1961, dự định sẽ đưa lên từ 15.000 đến 20.000 người...
số nhân lực tăng thêm cho Khu ta trong thời gian tới sẽ nhằm chủ yếu góp phần ra sức phát
63

triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, đồng thời phát triển công nghiệp địa phương” [1;6].
Nghị quyết xác định rõ phƣơng hƣớng tổ chức: “Ngay từ lúc đầu nhân dân miền xuôi lên đi
thẳng vào thành lập các hợp tác xã nông nghiệp cấp cao dựa trên cơ sở công hữu toàn bộ tư
liệu sản xuất (đất cửa nhà nước, nông cụ, trâu bò, thóc giống, tiền vốn... do các hợp tác xã
miền xuôi cấp vốn hoặc do nhà nước cho vay rồi trả dần). Các hợp tác xã này sẽ kinh doanh
nhiều mặt: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, góp phần vào sự phát triển
kinh tế địa phương” [1].
Nhiệm vụ của các hợp tác xã miền xuôi là sản xuất và cung cấp sản phẩm nông nghiệp,
thủ công nghiệp cho địa phƣơng; tích lũy vốn mở rộng tái sản xuất đi đôi với cải thiện từng
bƣớc đời sống cho xã viên; đoàn kết chặt chẽ với các hợp tác xã và nhân dân địa phƣơng, hỗ
trợ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Các hợp tác xã khai hoang của đồng bào miền xuôi
cần nắm vững phƣơng châm: “Trên cơ sở nâng cao nhiệt tình yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
và tình đoàn kết giữa các dân tộc, tiến hành phải khẩn trương tích cực nhưng chắc chắn, lấy
tự lực cánh sinh là chính đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân địa phương, từ quy mô
nhỏ đến quy mô lớn, nơi dễ làm trước, nơi khó làm sau, kinh doanh nhiều mặt, lấy ngắn nuôi
dài, lực lượng lên trước chuẩn bị cơ sở cho lực lượng lên sau” [1].
Nghị quyết chỉ rõ nguyên tắc triển khai các hợp tác xã của nhân dân miền xuôi là: Nơi
dễ làm trƣớc, nơi khó làm sau, gần đƣờng giao thông làm trƣớc, các vùng sâu làm sau, bảo
đảm chắc thắng bƣớc đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở sản xuất, từ đó,
mở rộng diện tích ra những nơi xa, sâu, trong toàn Khu. Đồng thời, cần có sự điều hòa thích
đáng với kế hoạch mở rộng của các nông trƣờng quốc doanh để vừa tiện cho việc khai hoang
của đồng bào, vừa không cản trở việc thực hiện quy hoạch của các nông trƣờng. Khu vực bố
trí bƣớc đầu cho các hợp tác xã miền xuôi là một số châu dọc đƣờng cái tƣơng đối gần sự chỉ
đạo, sau sẽ dần mở rộng ra toàn Khu.
Những nội dung nêu trên là phác thảo ban đầu của Đảng bộ Khu Tây Bắc hƣởng ứng
chủ trƣơng tổ chức đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi của Trung ƣơng
Đảng, mở ra khả năng và cơ sở tiếp nhận đồng bào miền xuôi lên khai hoang, tổ chức sản
xuất, xây dựng và phát triển Khu Tự trị.
Ngày 14-11-1961, Hội nghị Ban Chấp hành Khu ủy Tây Bắc ban hành Nghị quyết số
11-NQ/TB về vấn đề phát triển nông lâm nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 1965). Về phƣơng hƣớng tổ chức và hoạt động của các cơ sở khai hoang của đồng bào miền
xuôi, Nghị quyết khẳng định: “Khai hoang sẽ làm ở vùng thấp, nơi gần dễ làm trước, sau sẽ
làm ở vùng cao, nơi xa. Về đơn vị tổ chức, tùy theo quy mô của hợp tác xã, có thể tổ chức
thành một xã mới hoặc thành một bản của một xã; nơi nào hợp tác xã địa phương đã lên quy
mô tương đối lớn và củng cố tốt, chi bộ lãnh đạo vững, trình độ giác ngộ của quần chúng xã
viên khá và yêu cầu nhân lực thì có thể tiến hành điều chỉnh thẳng vào các hợp tác xã địa
phương. Chú trọng bố trí xen kẽ lực lượng khai hoang với hợp tác xã địa phương cho liền cư,
liền canh để tạo điều kiện sau này mở rộng quy mô hợp tác xã, lợi cho phát triển sản xuất và
đoàn kết dân tộc” [6;799].
64

nguon tai.lieu . vn