Xem mẫu

  1. Chủ trương của Đảng về tiến trình hội nhập Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đặt ra từ Đại hội VI (năm 1986) trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 3 (khoá VI) chỉ rõ: Việt Nam sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, các công ty nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràng buộc, hạn chế đến mức thấp nhất cái giá phải trả. Đại hội VII (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, đồng thời cũng nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế là: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Cụ thể hoá đường lối Đại hội VII, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 3 (khoá VII) đã ra chuyên đề Chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đại hội VII nêu ra, đánh dấu bước khởi đầu của tiến trình hội nhập của Việt Nam. Đại hội VIII (năm 1996) đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4 (khoá VIII) đã nêu nhiệm vụ cụ thể cho quá trình này là tích cực chủ động xâm nhập và mở rộng vào thị trường quốc tế vững chắc, tích cực, khẩn trương đàm phán với Mỹ, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Có kế hoạch cụ thể để chủ động cam kết gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Như vậy, Đại hội VIII và các Nghị quyết Trung ương khoá này đã chỉ đạo tiến trình hội nhập khẩn trương hơn. Đến Đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và đã đưa ra một khẩu hiệu: Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đồng thời, Đại hội IX nhấn mạnh: Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường. Như vậy, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam từng bước được hình thành cùng với sự phát triển của đất nước. Các bước đi trong quá trình hội nhập Về các bước đi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, chúng ta cần xem xét đến hai mặt. Đối với bên ngoài: Chúng ta đã thực hiện lần lượt các bước đi cụ thể. Đó là: Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO (cho đến nay, chúng ta đã tiến hành được 10 phiên đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán với 20 đối tác song phương. Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Phiên đàm phán đa phương thứ 10 về việc Việt Nam gia nhập WTO được tiến hành vào ngày 15/9, là phiên rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với quá trình đàm phán của Việt Nam với các đối tác đa phương. Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có 25 nước thành viên, đã có tác động tích cực đối với quá trình đàm phán của Việt Nam); ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC; năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ… Đối với trong nước: Chúng ta đã làm 3 việc cơ bản: Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập (Ví dụ: Luật Doanh nghiệp, Luật Công ty, Luật Đầu tư nước ngoài…); thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế; để thống nhất việc chỉ đạo quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 10/2/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Uỷ ban này có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo và điều hành các bộ, ban, ngành trong việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Những kết quả đã đạt được trong tiến trình hội nhập Nước ta triển khai hội nhập kinh tế quốc tế chưa lâu, kinh nghiệm còn hạn chế nhưng cũng đã mang lại những kết quả bước đầu khá khả quan. Đó là: Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
  2. hơn 170 nước và có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng. Đẩy lùi được chính sách bao vây, cấm vận của các nước, thế lực thù địch. Tạo được thế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường và thương trường quốc tế. Khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu sụp đổ, khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997, đồng thời cũng đã mở rộng được thị trường xuất khẩu. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 26,003 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2003 và là mức tăng cao nhất trong bốn năm trở lại đây. Ðây là một trong những thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước ta năm qua. Tính riêng trong tháng 8 năm nay, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 2,8 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng qua lên hơn 20,3 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước, đã chứng tỏ đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Ðảng và Nhà nước ta đang được thực tiễn khẳng định. Thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn và giảm đáng kể nợ nước ngoài. Năm 2004, vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 2,85 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2003 và vượt so với dự kiến ban đầu (mục tiêu năm 2004 là 2,75 tỷ USD). Doanh thu của khu vực đầu tư nước ngoài trong năm 2004 đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2003. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo thêm việc làm cho 7,4 vạn lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp lên khoảng 74 vạn người. Năm 2004 cả nước đã thu hút được hơn 4,2 tỷ USD vốn đầu tư mới, tăng 37,8% so với năm 2003, trong đó vốn cấp mới đạt trên 2,2 tỷ USD và vốn bổ sung đạt gần 2 tỷ USD. Đây là mức đăng ký cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực diễn ra vào năm 1997. Việc tăng cường vận động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, việc ký kết và thực hiện các hiệp định song phương liên quan đến đầu tư đã xuất hiện động thái mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thể hiện qua việc gia tăng số lượng nhà đầu tư vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh. Xu hướng nói trên đã tạo điều kiện để hình thành các dự án đầu tư mới trong năm 2005. Nếu tính cả số vốn của những dự án mới được cấp phép và số vốn bổ sung của những dự án đang hoạt động thì tổng số vốn đăng ký mới trong 7 tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 66,6% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ năng quản lý. Nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện dựa trên cơ sở tăng cao hàm lượng chất xám trong sản xuất - kinh doanh. Các ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu… từng bước được nâng lên tầm cao mới, sản phẩm ngày càng tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm. Trong đó xu hướng tỷ trọng giá trị của dịch vụ ngày càng tăng, tổng giá trị sản phẩm nông - công nghiệp ngày càng giảm tương ứng. Giữ vững sự ổn định về kinh tế. Điều này thể hiện ở nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng liên tục khá cao và tương đối ổn định, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991 đến năm 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với nhịp tăng bình quân hàng năm 7,5%. So với năm 1990, năm 2000 GDP tăng gấp 2,07 lần. Tuy xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997, nhưng từ năm 2001 đến 2004, GDP của Việt Nam vẫn có nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7,25%. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP quí I đạt 7,23%, 6 tháng đầu năm đạt 7,63% (tuy nhiên, tốc độ tăng này chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước - mặc dù có chịu ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh). Như vậy liên tục trong thời gian qua, kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao so với các n ước trong khu vực. Đặc biệt, tỷ lệ người nghèo đói ở Việt Nam đã giảm mạnh, từ 58% (năm 1993) xuống 24,1% vào năm 2004 (theo chuẩn nghèo 1USD/ngày), chuẩn nghèo lương thực đã giảm từ 24,9% (năm 1993) xuống 7,8% trong năm 2004. Bước đầu chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng cũng vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém nhất định. Cụ thể là: Nhận thức về hội nhập của cán bộ và nhân dân chưa được nhất trí cao. Chưa có một kế hoạch tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống chính sách, luật pháp quản lý kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh, còn có những chính sách, luật chưa thực sự phù hợp với những thông lệ quốc tế; lực lượng sản xuất có nguy cơ tụt hậu so với trình độ phát triển chung của thế giới, do đó sức cạnh tranh hàng hoá kém, hiệu quả đầu tư thấp. Cơ cấu hàng hoá chủ yếu là bán sản phẩm và gia công, xuất khẩu tuy với khối lượng lớn nhưng giá trị thu được thấp. Trước xu thế nhập khẩu và sức cạnh tranh chưa đủ mạnh, có thể dẫn đến khả năng mất thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, mục tiêu phát triển kinh tế của ta là hướng về xuất khẩu, nhưng thực tế lại có xu hướng thực hiện theo mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Nền kinh
  3. tế đang ở trình độ phát triển chậm, còn chênh lệch quá nhiều so với các nước trong khu vực; đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; Bản sắc văn hoá đang bị đe doạ, đặc biệt là lối sống của lớp trẻ. Với những thành công bước đầu về hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng đến năm 2020, nước ta cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự ra đời và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam là quan sát viên của GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại) và chính thức nộp đơn gia nhập WTO ngày 4/1/1995. Ngày 22/8/1996, Việt Nam đã gửi Bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam tới WTO. Tháng 7/1998, Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương đầu tiên tới Nhóm công tác về minh bạch hóa các chính sách kinh tế thương mại. Cho tới nay, Việt Nam đã thực sự hoàn tất về cơ bản giai đoạn minh bạch hóa chính sách và đang ở giai đoạn đàm phán rất quan trọng về mở cửa thị trường một cách toàn diện. Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam, điều này được thể hiện ở các điểm sau đây: Thứ nhất, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế. Ví dụ như sự đối xử tối huệ quốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay đã đem lại cho Việt Nam các lợi ích như: Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là một thành viên của WTO. Thứ hai, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng những thành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăng cường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệt may và nông sản. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ được mở rộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Việc bãi bỏ Hiệp định đa biên (MFA) về hàng dệt sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các nhà xuất khẩu Dệt -May Việt Nam sẽ được đảm bảo trong vòng 10 năm sau khi trở thành thành viên của WTO, đồng thời, các nước nhập khẩu sẽ không có các hạn chế MFA đối với hàng dệt may của Việt Nam. Đối với các mặt hàng nông sản, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu mặt hàng này hơn vì hạn ngạch nhập khẩu gạo và các nông sản khác sẽ được thay thế bằng thuế và thuế sẽ phải được cắt giảm theo Lộ trình quy định của WTO. Việt Nam có lợi nhiều khi các thị trường gạo mở cửa, đặc biệt là các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có lợi hơn từ các Hiệp định của Vòng Uruguay vì theo quy định của WTO, hàng xuất khẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước phát triển thường không phải chịu thuế hoặc thuế thấp. Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế, sẽ rất có lợi từ quy định này. Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tận dụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới. Thứ ba, Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu hàng hóa thuộc loại cạnh tranh, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm. Thứ tư, Việt Nam sẽ có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại,
  4. thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Thứ năm, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới… của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phục vụ khách hàng… Sáu là, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm… Bên cạnh những cơ hội đó, Việt Nam đồng thời cũng phải đương đầu với các thách thức sau khi gia nhập WTO. Bởi lẽ, so với thế giới, Việt Nam còn là một trong những nước nghèo với mức GDP đạt 372 USD/người/năm, hệ thống chính sách kinh tế-xã hội đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý… có sự chênh lệch lớn so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải thực thi đầy đủ các cam kết của mình, đặc biệt là các cam kết trong một số lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đảm bảo thương mại công bằng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật và hàng rào kỹ thuật thương mại…, nên việc thực thi sẽ rất khó khăn. Điều này không chỉ yêu cầu Việt Nam phải thông qua các luật lệ, quy định phù hợp với WTO và nền kinh tế thị trường, mà còn đòi hỏi tình hình thực tiễn phải đáp ứng được các yêu cầu của WTO. Cụ thể, Việt Nam phải nâng cao đáng kể năng lực cho các cơ quan có liên quan cũng như thay đổi cơ bản về quản lý và tổ chức, đầu tư đáng kể cho nguồn nhân lực, hợp lý hóa công tác tổ chức thương mại và phân bổ ngân sách. Nếu không, sẽ phát sinh hai vấn đề: Thứ nhất, Việt Nam không thể thực hiện các nghĩa vụ WTO của mình và thứ hai là Việt Nam không thể tận dụng được hết các cơ hội khi gia nhập WTO, từ đó sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng, có thể gây tổn hại cho nền kinh tế. Để sớm đạt mục tiêu gia nhập WTO nhằm mở rộng thị trường cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng, thu hút vốn và công nghệ, đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ của tất cả các bộ, các ngành từ khâu chuẩn bị đàm phán và đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với các cam kết quốc tế, đến sự chuẩn bị cho nền kinh tế sẵn sàng đương đầu với các thách thức, sự vươn lên vượt bậc của các doanh nghiệp với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự tranh thủ thái độ thiện chí của các nước thành viên WTO để đưa ra những yêu cầu hợp lý phù hợp với điều kiện Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế: Thách thức đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các nhu cầu xây dựng năng lực1. Ngày 7 tháng 10 năm 2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và bắt đầu thực hiện các cam kết gia nhập kể từ ngày 11 tháng 1 năm 2007. Việc gia nhập WTO đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, từ đó có những cơ hội lớn để phát triển nhanh, toàn diện, thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng xuất hiện nhiều khó khăn thách thức trên mọi lĩnh vực đời sông kinh tế, văn hóa, xã hội,…. ́ trong đó có lĩnh vực giáo dục đào tạo, công tac nghiên cứu tư vân. Với suy nghĩ có han cua minh, ́ ́ ̣ ̉ ̀ chúng tôi muốn đóng góp một vài ý kiến về thách thức đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các nhu cầu xây dựng năng lực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO. I. Thách thức đối với dịch vụ giáo dục, đao tao, nghiên cứu khoa hoc: ̀ ̣ ̣ Theo Biêu cam kêt về dich vụ cua Viêt Nam gia nhâp WTO, có nôi dung cam kêt chung cho tât cả ̉ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ ́ ́ cac nganh và phân nganh dich vụ là cac doanh nghiêp nước ngoai được phep thanh lâp hiên diên thương ́ ̀ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ mai tai Viêt Nam dưới cac hinh thức hợp đông hợp tac kinh doanh, doanh nghiêp liên doanh, doanh ̣ ̣ ̣ ́ ̀ ̀ ́ ̣ 1 Nguyên Văn Quang, Phó Viên trưởng Viên Kinh tế TP HCM ̃ ̣ ̣
  5. nghiêp 100% vôn nước ngoai. Về cam kêt cụ thể có cac nôi dung liên quan đên cac phân nganh dich vụ ̣ ́ ̀ ́ ́ ̣ ́ ́ ̀ ̣ giáo dục, nghiên cứu, tư vấn như sau: Dich vụ nghiên cứu và phat triên đôi với khoa hoc tự nhiên (CPC 851): không han chế phương thức ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̣ hiên diên thương mai. ̣ ̣ ̣ Dich vụ tư vân quan lý (CPC 865): không han chế hiên diên thương mai. Sau 3 năm kể từ khi gia nhâp, ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ cho phep thanh lâp chi nhanh (trưởng chi nhanh phai là người thường trú ở Viêt Nam). ́ ̀ ̣ ́ ́ ̉ ̣ Dich vụ nghiên cứu thị trường (CPC 864, trừ 86402): không han chế hiên diên thương mai, ngoai trừ: ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ kể từ ngay gia nhâp, cho phep thanh lâp liên doanh trong đó phân gop vôn cua phia nước ngoai không ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ́ ̉ ́ ̀ được vượt quá 51% vôn phap đinh cua liên doanh. Kể từ 1/1/2009, cho phep thanh lâp liên doanh 100% ́ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ̣ vôn nước ngoai. ́ ̀ Dich vụ giao duc: chỉ cam kêt cac linh vực kỹ thuât, khoa hoc tự nhiên và công nghê, quan trị kinh doanh ̣ ́ ̣ ́ ́ ̃ ̣ ̣ ̣ ̉ và khoa hoc kinh doanh, kinh tế hoc, kế toan, luât quôc tế và đao tao ngôn ngữ. Đôi với cac phân nganh ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ́ ̀ giao duc bâc cao (CPC 923), giao duc cho người lớn (CPC 924), cac dich vụ giao duc khac (CPC 929), ́ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ́ chương trinh đao tao phai được Bộ Giao duc và Đao tao Viêt Nam phê chuân. Đôi với 3 phân nganh nay ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ̀ không han chế phương thức hiên diên thương mai, ngoai trử kể từ ngay gia nhâp, chỉ cho phep thanh lâp ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ liên doanh. Cho phep phia nước ngoai sở hữu đa số vôn trong liên doanh. Kể từ ngay 1/1/2009 sẽ cho ́ ́ ̀ ́ ̀ phep thanh lâp cơ sở đao tao 100% vôn đâu tư nước ngoai. Sau 3 năm kể từ ngay gia nhâp không han ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ chế không han chê. Giao viên nước người lam viêc tai cac cơ sở đao tao có vôn đâu tư nước ngoai phai ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ có tôi thiêu 5 năm kinh nghiêm giang day và phai được Bộ Giao duc và Đao tao Viêt Nam công nhân về ́ ̉ ̣ ̉ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ chuyên môn. Hôi nhâp kinh tế quôc tế và gia nhâp WTO tac đông, anh hưởng đên tinh hinh hoat đông cua cac cơ sở ̣ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ̉ ́ đao tao, nghiên cứu bao gôm cả những yêu tố thuân lợi và khó khăn, thach thức. ̀ ̣ ̀ ́ ́ 1. Tac đông thuân lợi : ́ ̣ ̣ Cac cơ sở đao tao, nghiên cứu có điêu kiên mở rông hợp tac liên doanh với cac cơ sở cua nước ngoai, ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̉ ̀ qua đó có nhiêu thuân lợi trong viêc hoc tâp, ap dung kinh nghiêm, phương phap nghiêp vu, kỷ năng ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ chuyên môn, công tac đao tao, nghiên cứu nước ta có điêu kiên tiêp cân và theo kip trinh độ tiên tiên cua ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ cac nước trên thế giới. ́ Chât lượng đao tao, nghiên cứu được nâng cao theo hướng chuân hoa, hiên đai hoa, đa dang hoa. Cac ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ́ cơ sở đao tao, nghiên cứu có điêu kiên phat triên với quy mô, chât lượng và hiêu quả cao hơn hiên nay. ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̣ Công tac đao tao sẽ có điêu kiên đề đao tao phat triên nguôn nhân lực đap ứng yêu câu công nghiêp hoá ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̉ ̀ ́ ̀ ̣ và hôi nhâp. Công tac nghiên cứu có điêu kiên phat triên về lực lượng nghiên cứu, phương phap nghiên ̣ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ́ cứu, đap ứng tôt hơn yêu câu trợ giup, tư vân cho cac doanh nghiêp trong công tac quan lý và đinh ́ ́ ̀ ́ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̣ hướng phat triên san xuât kinh doanh. ́ ̉ ̉ ́ 2. Khó khăn, thach thức: ́ Cac cơ sở đao tao, nghiên cứu trong nước bị sức ep canh tranh với cac cơ sở đao tao, nghiên cứu nước ́ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̀ ̣ ngoai. Khó khăn cua cac cơ sở đao tao, nghiên cứu trong nước noi chung hiên nay là quy mô, chât ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ́ lượng, tinh chinh quy, chuyên nghiêp con nhiêu yêu kem so với cac cơ sở đao tao nghiên cứu nước ́ ́ ̣ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̀ ̣ ngoai. Công tac giao duc đao tao chưa đap ứng kip với yêu câu cua thị trường lao đông trong thời kỳ hôi ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ̉ ̣ ̣ nhâp; lực lượng lao đông mât cân đôi nghiêm trong, gân 80% lao đông chưa qua đao tao và đang khan ̣ ̣ ́ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ hiêm lao đông quan lý cao câp và lao đông có tay nghề bâc cao. Hiên nay, thực hiên cam kêt gia nhâp ́ ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ WTO về mở cửa thị trường giao duc, đao tao, đã có nhiêu trường đai hoc quôc tế có uy tin đâu tư xây ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̀ dựng cơ sở đao tao ở nước ta. Cac nước sẽ đây manh xuât khâu giao duc sang nước ta nhăm thu lợi ̀ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̀ nhuân; nước ta trở thanh thị trường giao duc cua cac nước khac, cac trường trong nước có nguy cơ mât ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ́ ́ ́ ́ thị phân. Tương tự như vây trên linh vực dich vụ nghiên cứu. Hiên nay cac viên nghiên cứu nước ngoai ̀ ̣ ̃ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ đã thâm nhâp vao thị trường trong nước, hinh thanh cac công ty tư vân nước ngoai nghiên cứu về thị̣ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ̀ trường, mức sông dân cư, nghiên cứu tư vân luât phap cho cac doanh nghiêp mà cac đơn vị tư vân, cac ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ ́ ́ ́ cơ sở nghiên cứu trong nước chưa có khả năng đap ứng; Nhiêu linh vực cac đơn vị nghiên cứu trong ́ ̀ ̃ ́ nước con bỏ ngo, cac cac cơ sở nước ngoai đang mở rông hoat đông khai thac cac linh vực nay. ̀ ̉ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ́ ̃ ̀ Trong quá trinh hôi nhâp kinh tế quôc tê, công tac đao tao, nghiên cứu đoi hoi phai được chuyên môn ̀ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̉ ̉ hoa, đoi hoi can bộ đao tao, nghiên cứu phai có trinh độ ngoai ngữ. Hiện nay, đây cung là môt điêm yêu. ́ ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ̉ ̀ ̣ ̃ ̣ ̉ ́ Điêu nay sẽ gây khó khăn cho cac cơ sở nghiên cứu mở rông hoat đông và phat triên trong điêu kiên hôi ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̉ ̀ ̣ ̣ nhâp. Trong thời gian tới, thực hiên nguyên tăc không phân biêt đôi xử, cac hinh thức chỉ đinh thâu cho ̣ ̣ ́ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̀ cac dự an sẽ it đi, cac công trinh nghiên cứu đêu phai thực hiên theo phương thức đâu thâu. Với năng ́ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̉ ̣ ́ ̀ lực hiên nay, nhât là trinh cua lực lượng nghiên cứu viên, cac cơ sở nghiên cứu trong nước rât khó có ̣ ́ ̀ ̉ ́ ́ khả năng trung thâu những dự an nghiên cứu, nhât là những dự an được tai trợ cua cac tổ chức nước ́ ̀ ́ ́ ́ ̀ ̉ ́ ngoai. ̀
  6. Khó khăn chung về đôi ngũ lam công tac đao tao, giang day, nghiên cứu viên ở cac cơ sở đao tao, nghiên ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̀ ̣ cứu trong nước hiên nay là chế độ đai ngộ thù lao con thâp so với cac cơ sở đao tao nghiên cứu nước ̣ ̃ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ngoai. Giang viên được trả lương theo giờ day chứ không được trả lương theo câp bâc, vị trí như cac ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ́ nước khac. Nghiên cứu viên tim kiêm thu nhâp thông qua thực hiên cac chuyên đề nghiên cứu, thực hiên ́ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̣ nhiêu chuyên đề thì thu nhâp nhiêu, chưa có chế độ trả lương theo câp bâc, vị trí cua môi người. Từ đó ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ̃ dân đên số lượng (giờ giang, cac chuyên đê, đề tai nghiên cứu) được chú trong nhiêu hơn chât lượng ̃ ́ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ ̀ ́ công viêc, anh hưởng đên chât lượng đao tao và nghiên cứu. Do thu nhâp thâp nên có hiên tượng chay ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ “chât xam” từ khu vực nhà nước ra khu vực tư nhân và nhât là sang cac đơn vị đao tao, nghiên cứu cua ́ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̉ nước ngoai. Đây là thach thức đôi với cac cơ sở đao tao, nghiên cứu muôn phat triên nguôn nhân lực ̀ ́ ́ ́ ̀ ̣ ́ ́ ̉ ̀ hiên nay. ̣ II. Nhu câu xây dựng năng lực để nâng cao chât lượng hoat đông cua cac cơ sở đao tao, ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ̣ nghiên cứu nước ta trong thời kỳ hôi nhâp: ̣ ̣ Hỗ trợ cac cơ sở đao tao, nghiên cứu xây dựng đinh hướng, chiên lược phat triên đao tao, nghiên cứu ́ ̀ ̣ ̣ ́ ́ ̉ ̀ ̣ cho phù hợp với yêu câu hôi nhâp. Tai câu truc lai tổ chức bộ may, tuyên dung đao tao nguôn nhân lực. ̀ ̣ ̣ ́ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ̀ Đinh hướng phat triên cac cơ sở đao tao, nghiên cứu theo hướng tăng cường hỗ trợ đao tao, tư vân cho ̣ ́ ̉ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ cac doanh nghiêp (về luât phap quôc tê, thuê, chiên lược kinh doanh,…). ́ ̣ ̣ ́ ́ ́ ́ ́ Hỗ trợ nâng cao khả năng liên kêt giữa cac cơ sở đao tao nghiên cứu trong nước với cac cơ sở đao tao, ́ ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ nghiên cứu nước ngoai; Khả năng liên kêt cung rât cân đôi với cac cơ sở nước ngoai, nhât là trên linh ̀ ́ ̃ ́ ̀ ́ ́ ̀ ́ ̃ vực nghiên cứu; Cac cơ sở nước ngoai găp khó khăn khi tự họ triên khai cac đề an nghiên cứu vì do rao ́ ̀ ̣ ̉ ́ ́ ̀ can ngôn ngữ, văn hoá nên họ sẽ sử dung nguôn lực trong nước. Họ cân liên kêt với cac cơ sở đao tao, ̉ ̣ ̀ ̀ ́ ́ ̀ ̣ nghiên cứu trong nước, do đó cân hỗ trợ xây dựng năng lực liên kêt, hợp tac quôc tế cho cac cơ sở đao ̀ ́ ́ ́ ́ ̀ tao, nghiên cứu trong nước. ̣ Hỗ trợ đao tao nguôn nhân lực cho cac cơ sở đao tao, nghiên cứu. Đao tao nâng cao trinh độ chuyên ̀ ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ̀ môn, tiêp cân với phương phap đao tao, nghiên cứu tiên tiên cua thế giới. Tai trợ cho cac cơ sở đao tao, ́ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̀ ́ ̀ ̣ viên nghiên cứu cử giang viên, nghiên cứu viên đi hoc, bôi dưỡng nghiêp vu, tu nghiêp ở nước ngoai để ̣ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̀ có cơ hôi tiêp cân với phương phap tư duy, nghiên cứu cua cac nước có trinh độ tiên tiên, mở rông tâm ̣ ́ ̣ ́ ̉ ́ ̀ ́ ̣ ̀ nhin ra bên ngoai. Hỗ trợ đao tao nâng cao trinh độ ngoai ngữ (tiêng Anh và môt số ngôn ngữ thông ̀ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̣ dung khac) đên mức thanh thao cho can bộ giang day và can bộ nghiên cứu vì ngoai ngữ là chia khóa dân ̣ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ̃ đên sự thanh công và phat triên trong thời kỳ hôi nhâp kinh tế quôc tê. ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̣ ́ ́ Thiêt lâp môi liên kêt giữa cac cơ sở đao tao và cac viên nghiên cứu với cac doanh nghiêp. Ở cac doanh ́ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ́ ̣ ́ nghiêp có cac nhà quan lý gioi, trinh độ chuyên môn tôt, có kinh nghiêm và uy tin, có thể bổ sung lực ̣ ́ ̉ ̉ ̀ ́ ̣ ́ lượng nay cho công tac đao tao và nghiên cứu, từ đó công tac đao tao và nghiên cứu mới đap ứng tôt ̀ ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ́ hơn cho yêu câu cua doanh nghiêp. ./. ̀ ̉ ̣ Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách (PAB) số 5 Đánh giá nhu cầu đào tạo hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Lý do nghiên cứu Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho thực hiện Chương trình Hành động của Chính phủ về hội nhập KTQT, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 137/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 về việc phê duyệt kế hoạch đạo tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2003 – 2010. Đây là cơ sở để các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác hội nhập của ngành mình. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang chủ động tiến hành xây dựng Chương trình hành động về hội nhập KTQT riêng của ngành để hiện thực hóa chủ trương chính sách của nhà nước và chủ động trong công tác hội nhập nhằm tận dụng tối đa cơ hội cũng như chuẩn bị tốt để giải quyết những thử thách do quá trình hội nhập mang lại cho ngành nông nghiệp và PTNT. Để có cơ sở xây dựng kế hoạch đạo tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hành động hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu đạo tạo hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành với mục tiêu: (i) Đánh giá hiện trạng đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; (ii) Đề xuất những giải pháp để xây dựng chương trình toàn diện cả nội dung và phương pháp đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế cho các nhóm đối tượng trong ngành. Phương pháp Đây là nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế cho nên các thông tin cần thu thập dưới dạng số liệu sơ cấp, thu thập từ nhiều nguồn, nhiều đối tượng khác nhau trong ngành. Các hình thức thu thập số liệu bao gồm phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được
  7. chuẩn hoá, thảo luận hội thảo có sự tham gia của các nhóm đối tượng khác nhau. Phiếu khảo sát đuợc thiết kế tập trung hai loại: (1) Phiếu khảo sát dành cho đơn vị nằm để thu thập các thông tin về nhu cầu đào tạo hội nhập của các đơn vị các thông tin liên quan đến các đơn vị và do lãnh đạo cung cấp dựa trên số cán bộ và đánh giá chung của cơ quan mà họ phụ trách Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào khảo sát và đánh giá sơ bộ về các nội dung và chương trình đào tạo liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế mà cán bộ trong ngành đã được tập huấn. Nghiên cứu này tập trung vào các nhóm đối tượng: quản lý nhà nuớc, khối sản xuất kinh doanh và khối sự nghiệp bao gồm một số viện nghiên cứu chính sách và một số trường đào tạo có liên quan trực thuộc Bộ thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và ngành nghề nông thôn. mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: làm cơ sở để xây dựng một chương trình tăng cường năng lực toàn diện về hội nhập KTQT của toàn ngành ở cấp quốc gia. Mục tiêu cụ thể tập trung vào: Đánh giá hiện trạng nhu cầu đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đề xuất những giải pháp để xây dựng chương trình toàn diện cả nội dung và phương pháp đào tạo về hội nhập kinh tế quốc tế cho các nhóm đối tượng trong ngành. Kết quả đánh giá: Kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo hội nhập kinh tế quốc tế của ngành khảo sát cho thấy trên 65% cán bộ thuộc khối quản lý Nhà nước, sản xuất kinh doanh, sự nghiệp và đào tạo trong ngành chưa hiểu về hội nhập. Tỷ lệ hiểu biết về hội nhập ở khối sản xuất kinh doanh cao hơn các khối khác. Riêng trong khối sản xuất kinh doanh, tỷ lệ cán bộ thuộc các doanh nghiệp Nhà nước hiểu biết về hội nhập cao hơn cán bộ thuộc các doanh nghiệp dân doanh. Lý do chưa hiểu về hội nhập KTQT của cán bộ trong ngành là do thiếu đào tạo, các khoá đào tạo chưa tốt, kiến thức vế hội nhập quá nhiều và khó hiểu, mặt khác nhiều cán bộ cho rằng công việc không trực tiếp liên quan đến đào tạo. Trong đó tất cả các khối đều cho rằng lý do cơ bản nhất dẫn đến đại bộ phần cán bộ chưa hiểu biết về hội nhập là thiếu đào tạo. Tỷ lệ cán bộ tham gia các khoá đạo tạo về HNKTQT mới chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số cán bộ khảo sát, còn lại khoảng 70% chưa tham gia bất kỳ khoá đào tạo nào về hội nhập KTQT. Một số khoá đào tạo đã được đào tạo trong thời gian qua như giới thiệu các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế, ASEAN, APEC, WTO, các Hiệp định mậu dịch tự do…, tìm hiểu về toàn cầu hoá, các khoá học cho bộ phận cán bộ kỹ thuật như GAP, GMP, GHP, STMQ, xúc tiến thương mại, kỹ năng đàm phán, giải quyết tranh chấp. Hầu hết các khoá đào tạo về hội nhập mới được tổ chức trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Các khoá đào tạo này chủ yếu là các khoá tập huấn ngắn hạn, các phương pháp giảng dạy chủ yếu dưới dạng bài giảng, phương pháp còn đơn điệu chưa phong phú. Bước đầu các khoá học cũng đã góp phần bổ trợ được phần nào kiến thức về hội nhập cho các học viên, tuy nhiên các khoá đào tạo về hội nhập có nhiều hạn chế đối với các học viên như khả năng ngoại ngữ, nội dung kiến thức phức tạp, bài giảng thiếu tính thực tế, cử người tham dự chưa đúng, các khâu tổ chức phần nào chưa được chu đáo. Phần kết luận Các giải pháp và khuyến nghị Đối tượng đào tạo: Trước mắt nên tập trung vào phổ cập kiến thức hội nhập cho đội ngũ lãnh đạo thuộc tất cả các khối trong ngành, tiếp đến là các cán bộ thuốc khối quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh, độI ngũ giáo viên thuộc các trường của ngành, sau đó sẽ mở rộng đến các nhóm đối tượng khác như các cán bộ kỹ thuật, sinh viên trong ngành… Nói chung không nên hạn chế độ tuổi đối với ngườI tham dự các lớp đào tạo về các kiến thức chung về hội nhập trừ một số khoá học chuyên ngành đào tạo chuyên sâu. Nội dung đào tạo: Theo đề xuất từ kết quả phỏng vấn nội dung kiến thức hội nhập đa dạng bao gồm: Khung pháp lý liên quan đến quá trình hội nhập, các hiệp định liên quan trong phạm vi ngành nông nghiệp và PTNT, các văn bản ký kết, các luật định, thông lệ quốc tế, quá trình rà soát và xây dựng hệ thống pháp lý của Việt Nam liên quan đến HNKTQT; Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Giới thiệu các Hiệp định
  8. có liên quan đến ngành nông nghiệp trong WTO và các Hiệp định FTA hiện tại Việt Nam đang đàm phán và đã kết thúc đàm phán Tìm hiểu về tự do hóa thương mại, toàn cầu hoá, HNKTQT trong ngành nông nghiệp, các hàng rào thuế quan, phi thuế quan (hàng rào kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, Kinh doanh trong môi trường toàn cầu hoá; Kỹ năng đàm phán, cơ chế giải quyết tranh chấp của các tổ chức thương mại quốc tế, các Hiệp định BTA, FTA .... Phân tích tác động của hội nhập, quản lý hội nhập, phân tích khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, các vấn đề khảo sát, dự báo thị trường, các hình thức tiếp cận thị trường, các kênh phân phối hàng hoá của các thị trường quan trọng, . Áp dụng các tiêu chuẩn vế cơ chế sạch trong sản xuất, chế biến và kinh doanh; Các kiến thức bổ trợ khác như ngoại ngữ, tin học, các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin (thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, thủ tục hành chính, hệ thống kiểm tra, Các khuyến nghị liên quan đến tổ chức lớp học: Nên đa dạng hoá các phương thức đào tạo, loại hình đào tạo, thời lượng các khoá đào tạo nhằm tăng nhanh việc lan toả kiến thức hội nhập trong ngành. Vụ HTQT và Vụ Tổ chức cán bộ rà soát lực lượng cán bộ đang trực tiếp tham gia và hội nhập ở tất cả các khối tiến hành phân loại theo mức độ ưu tiên và có kế hoạch đào tạo hàng năm theo nội dung của các khoá học. Đánh giá giám sát: Thực hiện tốt công tác quản lý hiệu quả sau đào tạo như: Để đánh giá được các chương trình đào tạo hiêu quả, các khoá đào tạo nên áp dụng các hình thức Đánh giá tại chỗ; đánh giá sau một thời gian nhất định; đánh giá tác động của các khoá học.
nguon tai.lieu . vn