Xem mẫu

JSTPM Tập 3, Số 3, 2014

81

NHÌN RA THẾ GIỚI

LỊCH SỬ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI:
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI
CỦA HÀN QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG THỂ CHẾ1
TS. Youngsoo Hwang2
Viện Chính sách khoa học và công nghệ Hàn Quốc

1. Giới thiệu
Hàn Quốc đang tiến lên trở thành một nước mạnh về công nghệ, có thể
cạnh tranh với các nước phát triển công nghệ và đứng trong tốp 10 nước
hàng đầu trên thế với về giá trị kinh tế. Các sản phẩm của Hàn Quốc trước
đây thường bị coi là bắt chước rẻ tiền, nhưng hiện nay đã chiếm lĩnh được
thị trường sản phẩm tiên tiến trong khu vực và quốc tế, xây dựng các sản
phẩm này trở thành sản phẩm tiên tiến về mặt công nghệ trên toàn thế giới.
Nhiều người vẫn không quên sự tàn phá của cuộc chiến tranh Hàn Quốc,
tuy nhiên, họ đã thấy được điều kỳ diệu về sự phát triển ấn tượng hiện nay
của Hàn Quốc. Điều này chưa từng xảy ra với bất kỳ quốc gia kém phát
triển nào khi có thể gia nhập hàng ngũ các nước phát triển chỉ trong một
thời gian ngắn như vậy. Thêm vào đó, điều kỳ diệu này lại xảy ra ở một
quốc gia mà việc phát triển công nghệ tiên tiến chỉ trong 50 năm, từ xuất
phát điểm là một nước gần như không có năng lực KH&CN hiện đại nào.
Sự tiến bộ kỳ diệu của Hàn Quốc là họ có thể thực hiện thành công việc
phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu và cải tiến hệ thống giáo dục
để phát triển nguồn nhân lực có năng lực. Tuy nhiên, sự tiến bộ này không
thể giải thích đầy đủ nếu như không giải thích sự phát triển của KH&CN
Hàn Quốc hiện đại. Bài báo này đánh giá bối cảnh và nỗ lực thực thi chính
sách KH&CN của Chính phủ Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970,

1
2

Tạp chí STI Policy Review, Vol. 2, No. 4, Winter 2011

Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chính sách khoa học và công nghệ Hàn Quốc (STEPI). Ông từng là Phó viện
trưởng của STEPI. Ngoài ra, ông từng là Tổng biên tập và Phó chủ tịch Hiệp hội đổi mới công nghệ Hàn Quốc,
thành viên Uỷ ban cố vấn cho Tổng thống về KH&CN và Hội đồng nghiên cứu KH&CN công lập Hàn Quốc.
Ông đã có nhiều đóng góp trong việc xuất bản “40 năm lịch sử KH&CN của Hàn Quốc”yshwang@stepi.re.kr

82

Lịch sử Khoa học, công nghệ và đổi mới: Chính sách khoa học...

khi Hàn Quốc bắt đầu phát triển KH&CN, cùng với sự cố gắng trong nước
để hỗ trợ công nghiệp hóa và đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng được biết đến với tên gọi “Sự thần kỳ của sông Hàn”. Bài báo cũng đánh
giá kết quả chính sách KH&CN trong giai đoạn này và đưa ra những đề
xuất cho các nước đang phát triển.
Đặc điểm chung của chính sách KH&CN trong giai đoạn này là thực hiện
xây dựng thể chế nhằm xây dựng năng lực R&D trong nước, tạo động lực
cho sự tiến bộ vượt bậc về KH&CN. Một là, cơ sở công nghệ cho các
ngành công nghiệp chiến lược, đề xuất và xây dựng các kế hoạch phát triển
kinh tế nhằm nhấn mạnh sự hỗ trợ của công nghệ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa. Hai là, thiết lập nền tảng thể chế được cho phép phát triển
KH&CN nhanh, đồng thời đưa ra ưu tiên lớn cho KH&CN trong chiến lược
phát triển quốc gia. Ba là, Chính phủ đưa ra động lực để kích hoạt hoạt
động R&D bằng cách xây dựng năng lực R&D trong nước nhằm thúc đẩy
chuyển giao và nội địa hóa công nghệ tiên tiến trong bối cảnh mà công
nghệ hiện đại của Hàn Quốc hầu như chỉ dựa vào nước ngoài. Thứ tư, để
chuẩn bị cho nhu cầu công nghệ ngày càng lớn do tăng trưởng kinh tế,
Chính phủ đã thành lập các tổ chức phát triển nguồn nhân lực R&D có trình
độ để có thể giải quyết vấn đề nâng cấp KH&CN. Thứ năm, Chính phủ đã
tạo ra môi trường thuận lợi để nhanh chóng phổ biến KH&CN vào cuộc
sống cộng đồng nhằm khắc phục tình trạng tỉ lệ người thiếu kiến thức
KH&CN còn cao và giáo dục KH&CN chưa đầy đủ. Chính sách KH&CN
trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng, là công cụ phát triển công nghệ
và công nghiệp thúc đẩy Hàn Quốc trở thành một quốc gia phát triển năng
động. Những sáng kiến này đã tạo ra cơ hội giúp Hàn Quốc trở thành một
quốc gia công nghiệp mới vào thập niên 80 của thế kỷ 20.
2. Bối cảnh
Những năm 1960 Hàn Quốc vẫn là một nước rất nghèo. Thu nhập bình
quân đầu người của Hàn Quốc là 79 USD, thấp hơn cả Triều Tiên,
Phillipine và nhiều nước Châu Phi khác. Năm 1970, thu nhập bình quân đầu
người của Hàn Quốc chỉ là 254 USD vào giai đoạn cuối Kế hoạch phát
triển kinh tế 5 năm lần thứ hai. Các ngành công nghiệp chính của Hàn
Quốc như khai thác mỏ, nông nghiệp, thủy sản… chiếm 40,2% sản lượng
công nghiệp năm 1961 cùng với cơ cấu công nghiệp điển hình của các nước
kém phát triển. Ngoài ra, trình độ công nghệ trong nước còn rất thấp và
phần lớn công nghệ công nghiệp cần thiết bao gồm cơ khí nhà máy, công
nghệ sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đều dựa vào công nghệ nước
ngoài (Hwang, 2010). Tổng chi cho R&D chỉ là 4 triệu USD năm 1960 và
30,3 triệu USA năm 1970; do đó, năng lực R&D của các tổ chức nghiên
cứu công và doanh nghiệp tư nhân đều rất yếu.

JSTPM Tập 3, Số 3, 2014

83

Chế độ quân sự đã đạt được kiểm soát chính quyền bằng vũ lực vào đầu
những năm 1960 và bắt đầu hiện đại hóa Hàn Quốc với khẩu hiệu “Sống tốt
bằng cách giải quyết khó khăn về kinh tế do tuyệt vọng và nghèo đói của
người dân” (MOST, 2008). Dưới khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và uy tín của
Park Chung-hee, năm 1961, Chính phủ đã xây dựng Kế hoạch Phát triển
kinh tế 5 năm lần thứ nhất. Trong kế hoạch này, định hướng công nghiệp
hóa đã được quyết định nhằm nuôi dưỡng các ngành công nghiệp nhẹ để
thay thế nhập khẩu cũng như tăng cường xuất khẩu trong thời gian ngắn.
Nhu cầu công nghệ trong giai đoạn này là tập trung vào tiếp thu công nghệ
bằng cách chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Hàn Quốc, nhập khẩu
trang thiết bị sử dụng công nghệ để xây dựng nhà máy và an toàn cho các
kỹ thuật viên vận hành nhà máy (Choi, 1983). Những nhu cầu này phải dựa
vào các nước tiên tiến do nền tảng công nghệ và kỹ thuật trong nước còn
yếu. Tuy nhiên, những tiến bộ của công nghiệp hóa đã cho thấy sự cần thiết
phải phát triển nguồn nhân lực KH&CN và thiết lập năng lực R&D nội sinh
để chấp nhận, đồng hóa và tiếp thu công nghệ (Hwang, 2010).
Nhận thức về tầm quan trọng của R&D đã được nâng cao nhờ vào chiến
lược phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất đã được thông
qua năm 1973 cùng với các chính sách tiếp theo để thúc đẩy ngành công
nghiệp quốc phòng (MOST, 2008). Cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc đã
sản xuất và xuất khẩu các thành phẩm lắp ráp với chi phí lao động thấp và
nhân công không có tay nghề, cơ cấu này dựa vào nhập khẩu công nghệ
trung gian. Hàng thiết bị, lắp ráp vẫn khó khăn trong việc duy trì chỗ đứng
tại thị trường toàn cầu đang phát triển. Do đó, Chính phủ đã lựa chọn có
chiến lược và đầu tư mạnh vào 6 ngành công nghiệp nặng và công nghiệp
hóa chất (thép, phi kim loại, máy móc, đóng tàu, điện tử và hóa chất), được
cho là sẽ tạo ra hiệu quả liên kết to lớn cho các ngành công nghiệp trước và
sau 6 ngành này. Cùng với 6 ngành công nghiệp này, Chính phủ đã xúc tiến
phát triển công nghiệp quốc phòng song song với công nghiệp nặng và công
nghiệp hóa chất để đối phó với những căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều
Tiên. Yêu cầu về công nghệ là tập trung vào nhập khẩu hàng thiết bị và các
nhà máy có sử dụng công nghệ, tìm kiếm nhân công công nghệ có tay nghề
để vận hành các nhà máy hiện đại, đồng hóa và tiếp thu công nghệ nhập
khẩu, phổ biến công nghệ trong phần lớn các ngành công nghiệp. Những
nhu cầu công nghệ này đòi hỏi phải có năng lực công nghệ cao hơn, khó có
thể đáp ứng nhu cầu này mà không có năng lực công nghệ nội địa. Bên
cạnh đó, Hàn Quốc không thể đáp ứng được giá thành nhập khẩu công nghệ
do thiếu nguồn ngoại tệ.
Cùng với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, các lĩnh vực công
nghiệp then chốt cũng được nuôi dưỡng và nhiều nhà máy hiện đại có quy

84

Lịch sử Khoa học, công nghệ và đổi mới: Chính sách khoa học...

mô lớn đã được xây dựng. Do đó, nhu cầu công nghệ đã tăng nhanh trong
thời gian ngắn (MOST, 2005). Hàn Quốc đã làm thế nào để có thể đảm bảo
nguồn nhân lực KH&CN nhằm vận hành các nhà máy mới, có thể sản xuất
ra các sản phẩm cạnh tranh toàn cầu và giải quyết vấn đề công nghiệp? Hàn
Quốc đã làm thế nào để có thể chuẩn bị năng lực R&D giúp họ có thể tiếp
thu, đồng hóa và tiếp nhận công nghệ tiên tiến, hỗ trợ nhu cầu công nghệ,
đặc biệt, trong lĩnh vực công nghệ cụ thể và giải quyết các vấn đề công
nghệ trung gian cho các công ty còn thiếu năng lực công nghệ? Hàn Quốc
đã làm thế nào để có thể chuẩn bị sắp xếp một cách có hệ thống nhằm phát
triển công nghiệp và hỗ trợ KH&CN có liên quan tới kế hoạch phát triển
kinh tế? Hàn Quốc đã làm thế nào để có thể tạo ra môi trường cộng đồng
nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức được việc đã bỏ mặc KH&CN theo
quan điểm Nho giáo truyền thống?
Những nhiệm vụ KH&CN đầy thách thức đã tạo ra các chính sách KH&CN
của Hàn Quốc ở giai đoạn xây dựng năng lực tổ chức. Khả năng lãnh đạo
của Tổng thống Park đã ủng hộ thiện chí quốc gia và năng lực thực thi để
hoàn thành những nhiệm vụ này.
3. Chính sách
3.1. Đặc điểm chủ yếu của chính sách
Các chính sách KH&CN trước đây đều tập trung vào việc làm thế nào để
Hàn Quốc có thể huy động các kết quả KH&CN để hỗ trợ hiệu quả quá
trình công nghiệp hóa. Việc áp dụng và sử dụng công nghệ nước ngoài đã
được nhấn mạnh chắc chắn vào giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, tiến trình công nghiệp hóa cũng đòi hỏi cấp thiết năng lực R&D
trong nước (Choi, 1983). Xây dựng năng lực R&D trong nước từng bước,
thể hiện rõ định hướng “tự chủ về công nghệ”, trang bị cho Hàn Quốc năng
lực KH&CN cần thiết và lâu dài. Ý tưởng về “tự làm chủ công nghệ” là nền
tảng cho chính sách KH&CN phát triển từ nhiều động lực. Thứ nhất, Hàn
Quốc cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc công nghệ nặng nề đối với các công
nghệ nước ngoài. Các nhà máy mới được xây dựng nhờ vào nhập khẩu
công nghệ, chìa khóa trao tay và gần như không thể hoạt động được nếu
không có các kỹ sư nước ngoài. Điều này cho thấy công nghiệp hóa là điều
không tưởng nếu như các nước tiên tiến không cung cấp công nghệ và trang
thiết bị; ngoài ra, Hàn Quốc sẽ không thể tự mình lựa chọn các công nghệ
phù hợp. Thứ hai, sự cần thiết phải vượt qua việc lệ thuộc vào công nghệ
nước ngoài đắt tiền thông qua cải thiện công nghệ tự có và bản địa. Việc
giảm nhu cầu về ngoại tệ cũng là một vấn đề quan trọng trong môi trường
mà đầu tư cho công nghiệp hóa phụ thuộc gần như hoàn toàn vào vốn nước

JSTPM Tập 3, Số 3, 2014

85

ngoài. Hàn Quốc đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế định hướng
xuất khẩu như là một đối sách với nhu cầu ngày càng cao về ngoại tệ. Hàn
Quốc đối mặt với 1,149 tỉ USD thâm hụt thương mại vào năm 1970 và
4,787 tỉ USD năm 1980 đã cho thấy tình trạng ngoại tệ khó khăn của Hàn
Quốc. Thứ ba, Hàn Quốc phải đưa ra công nghệ thành phần của mình để
đưa ra sản phẩm cuối cùng được nhà xuất khẩu chấp thuận. Cùng với đó,
Chính phủ đặt ra mục tiêu nâng cao tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất
và có những nỗ lực để quản lý mục tiêu đạt được hàng năm liên quan trực
tiếp tới nỗ lực nâng cao năng lực tự chủ công nghệ. Thứ tư, năm 1970, Hàn
Quốc đã nhận thấy phải có được năng lực tự chủ công nghệ để tránh phụ
thuộc công nghệ. Đồng thời, đã xuất hiện mối quan ngại về việc một quốc
gia có thể bị phụ thuộc nặng nề về công nghệ do không có năng lực tự chủ
công nghệ, như đã xảy ra ở các quốc gia Mỹ Latinh.
Nỗ lực thúc đẩy năng lực tự chủ công nghệ được phản ánh trong hoạt động
KH&CN và chính sách KH&CN tổng thể (Hwang, 2010). Các khu công
nghiệp bắt đầu phát triển độc lập những công nghệ đơn giản thông qua kỹ
nghệ đảo ngược đã tiếp thu và có được công nghệ chín muồi từ các nước
phát triển. Chính phủ đã hình thành các viện nghiên cứu do Chính phủ tài
trợ để đồng hóa các công nghệ tiên tiến phù hợp với những ngành công
nghiệp trong nước và chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp
trong nước. Về năng lực tự chủ công nghệ, điều rất quan trọng là cải thiện
năng lực của nhân lực KH&CN để có được các công nghệ và giải quyết vấn
đề về công nghệ. Sau đó, Chính phủ mở rộng năng lực của các trường trung
học công nghệ, các viện đào tạo nghề, trường đại học khoa học và kỹ thuật.
Chính phủ không chỉ cung cấp cơ hội đào tạo có được công nghệ mới cho
nhân lực công nghệ mà còn nỗ lực để trau dồi nhân lực KH&CN có năng
lực cao và thu hút nhân tài KH&CN từ nước ngoài về. Tuy nhiên, vẫn còn
hạn chế trong những thành tựu đạt được về năng lực tự chủ công nghệ tại
thời điểm đó, do thiếu năng lực R&D trong ngành công nghiệp, viện nghiên
cứu và trường đại học. Chính phủ đã quản lý có hệ thống những kết quả này
trên toàn quốc cho năng lực tự chủ và duy trì tính nhất quán trung và dài
hạn thông qua thực hiện hệ thống kế hoạch KH&CN, hình thành các cơ
quan hành chính dành cho KH&CN, sắp xếp hệ thống pháp luật để thúc đẩy
KH&CN và khuyến khích phát triển công nghệ. Tuy nhiên, kết quả tự chủ
công nghệ bị hạn chế để mô phỏng hoặc cải biến công nghệ trong thời kỳ
này ở giai đoạn đầu của R&D trong nước.
Từ những năm 1960, trọng tâm chủ yếu của chính sách KH&CN là tập
trung vào xây dựng và thực thi kế hoạch KH&CN của Chính phủ, thiết lập
các viện nghiên cứu hiện đại, thể chế hóa các cơ quan hành chính KH&CN
chuyên môn, sắp xếp khung luật pháp để xây dựng nền tảng thúc đẩy

nguon tai.lieu . vn