Xem mẫu

  1. Chiếm lĩnh thị trường nội địa: Doanh nghiệp cần sòng phẳng hơn? Người tiêu dùng vẫn bị lừa? Nhiều cửa hàng còn trưng biển khuyến mại rầm rộ với mức giảm giá lên tới 50%, nhưng trên thực tế chỉ có một vài mặt hàng “ế”, lỗi mốt được áp dụng mức giảm giá này, còn lại vẫn bán theo giá bình thường hoặc chỉ giảm giá chút ít. Thậm chí, có cửa hàng tự tăng giá lên gấp đôi, sau đó đề giảm để hút khách và “xả” hàng tồn. Phải cạnh tranh sòng phẳng hơn Với cam kết khi gia nhập Tổ chức Th ương mại Thế giới (WTO), năm nay nước ta đã mở cửa cho tất cả các công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Từ 1/1/2010, hầu hết các mặt hàng, các công ty nước ngoài sẽ được phép bán tại Việt Nam. Đây sẽ là thách thức không chỉ của các doanh nghiệp bán lẻ mà của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Bản thân doanh nghiệp sản xuất nếu không li ên tục nghiên cứu để phát triển các sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng với các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước, lập tức sẽ bị mất thị phần. Còn các nhà phân phối nếu không lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý sớm muộn gì cũng sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay. “Do vậy, khách hàng là “thượng đế” không chỉ là khẩu hiệu cửa miệng mà còn phải là tấm lòng của nhà sản xuất và phân phối đối với người tiêu dùng”, TS Thắng nhấn mạnh.
  2. Ở cấp độ vĩ mô, TS Thắng cho rằng: Nhà nước nên thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thay vì dựa chủ yếu vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như hiện nay, để có sự thay đổi cơ chế chính sách cho phù hợp mới tình hình mới. Thêm nữa, gần 70% người tiêu dùng Việt Nam đang sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên để chiếm lĩnh được thị trường to lớn này, doanh nghiệp rất cần có chính sách ưu đãi của Nhà nước như trợ cước, trợ giá, giảm thuế cho hàng hóa đưa về khu vực này. Về phía doanh nghiệp ngoài việc đưa hàng hóa có chất lượng tốt giá cả hợp lý về nông thôn cũng phải đầu tư cải tiến mẫu mã, trọng lượng phù hợp hơn với thị hiếu và túi tiền của những người dân quê. Song song với điều này, doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch, chính sách thu mua tiêu thụ nông sản cho người dân để họ có tiền mua các hàng hóa do mình mang đến. Còn ông Đỗ Gia Phan thì cho rằng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không phải là hành động bảo hộ mậu dịch, đóng cửa đối với hàng hóa nước ngoài mà chỉ là vận động lòng yêu nước của người dân Việt Nam đối với hàng sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp vẫn phải cạnh tranh sòng phẳng với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Về khía cạnh này, ông Lưu Minh Đức, Phó phòng Quản lý công nghiệp Sở Công Thương Hà Nội bổ sung thêm: Tiêu chí hàng Việt nên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như: máy in Canon, xe máy Yamaha… Hàng Việt Nam cũng không chỉ bao gồm hàng hóa tiêu dùng mà còn là cả phụ tùng, linh kiện, vật tư nguyên liệu… do doanh nghiệp công nghiệp sản xuất cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp trong n ước và các doanh nghiệp FDI…
  3. Cơ quan chức năng nên công bố tiêu chuẩn đối với các loại hàng hóa khi lưu hành trên thị trường. Điều này cũng sẽ giúp ngăn chặn những hàng hóa kém chất lượng ở nước ngoài đưa vào nước ta. Tán đồng với những “đóng góp” trên, nhưng ông Đỗ Gia Phan còn lưu ý thêm các cơ quan thông tin đại chúng nên thay đổi trong cách đưa các quảng cáo, quá đề cao những đặc tính của hàng hóa nhập khẩu khiến người tiêu dùng nảy sinh tâm lý “sính ngoại”
nguon tai.lieu . vn