Xem mẫu

Hội thảo Khoa học Quốc tế ...

CẢI THIỆN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
NHẰM THÚC ĐẨY PHONG TRÀO KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Lê Thế Phiệt1
TÓM TẮT
Xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp phát triển sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Bài viết
này đánh giá thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp qua cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp của chính phủ và qua Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy chính phủ đã
có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, bên cạnh đó chỉ số hệ sinh thái khởi
nghiệp Việt Nam có mức độ phát triển ổn định trong thời gian qua nhưng còn thấp so với các nước
khu vực ASEAN. Trên cơ sở phân tích thực trạng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
hệ sinh thái khởi nghiệp, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Từ khoá: Doanh nghiệp khởi nghiệp, Hệ sinh thái khởi nghiệp, Khởi nghiệp.

IMPROVING ECOLOGICAL IMPROVEMENTSTO PROMOTE
THE DEVELOPMENT IN VIETNAM
ABSTRACT
Establishing a start-up ecosystem to create an advantaged and supporting environment for
start-up businesses will enhance the country’s competitiveness and boost up economic growth. This
article evaluates the status of existing start-up ecosystems via mechanisms and supporting policies
for startup entrepreneurial activity from Report entrepreneurship index Vietnam. The results
show that the government has necessary channels and policies to support start-up enterprises; in
addition, the index of Vietnamese start-up ecosystem has a stable level of development in recent
years but still low compared to that of the ASEAN countries. Based on the current analysis, the
paper proposes some approaches to improve the start-up ecosystem and promote the start-up trends
in Vietnam.
Keywords: startup business, startup ecosystem, startup
1. GIỚI THIỆU
Trong điều kiện toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới đều mong muốn nâng cao khả năng
cạnh tranh bằng cách thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, và nỗ lực kiến tạo cộng đồng khởi nghiệp tại
quốc gia mình trở thành nơi mà “quá trình quản trị trong mọi tổ chức đều hướng đến mục tiêu: biến
sự Sáng tạo và Tinh thần khởi nghiệp trở thành các hoạt động bình thường diễn ra hàng ngày” [3].
Để hội nhập và cạnh tranh trong một nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam phải trở thành một quốc
gia khởi nghiệp. Hiện tại, Việt Nam hiện có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, số lượng
doanh nghiệp khởi không ngừng tăng nhanh so với các năm trước đây. Xét theo mật độ, các công ty
khởi nghiệp trên đầu người ở Việt Nam nhiều hơn cả các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ (hiện có
2.100 công ty khởi nghiệp tại Indonesia, 2.300 tại Trung Quốc và 7.500 tại Ấn Độ) [4]. Năm 2016
là năm của tinh thần khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp đã được khơi dậy từ Nghị quyết Đại hội lần
thứ 12 của Đảng, Nghị quyết 35 về phát triển doanh nghiệp và từ động thái rất tích cực của Chính
phủ. Với mục tiêu nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và
1 Giảng viên, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên
31

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ,
công nghệ, mô hình kinh doanh mới; mở rộng cơ hội để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
ở Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Ngày 18-5-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Tuy nhiên, việc
khởi nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Đó là, đa số doanh nghiệp khởi nghiệp thường non
trẻ, nguồn tài chính không có nhiều, đội ngũ nhân sự chỉ là những người làm chuyên môn. Do đó,
những kiến thức về thủ tục hành chính, pháp lý…đang khiến những doanh nghiệp khởi nghiệp còn
gặp nhiều lúng túng. Do đó, việc cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm thúc đẩy phong trào khởi
nghiệp tại Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng.
2. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM TẠO LẬP HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
2.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp
2.1.1. Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp
Hiện nay các nhà hoạch định chính sách bắt đầu thừa nhận giá trị của hình thức hỗ trợ dựa trên
cơ sở hệ thống đối với tinh thần khởi nghiệp. Điều này thể hiện qua một sự chuyển hướng từ chỗ
can thiệp cụ thể vào doanh nghiệp sang các hoạt động toàn diện hơn với sự chú trọng nhằm vào
việc phát triển các mạng lưới, điều chỉnh các ưu tiên, xây dựng các năng lực tổ chức mới và thúc
đẩy sự phối hợp giữa các thành phần tham gia khác nhau.
Hệ sinh thái thường được hiểu là những tác nhân trong một môi trường cụ thể có quan hệ một
cách hữu cơ với nhau nhằm giúp nhau cùng phát triển, hay nói cách khác sự phát triển của tác nhân
này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân khác để cộng đồng ngày một phát triển rộng rãi và
bền vững hơn.
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một khuôn khổ được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông
qua tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp nhỏ. Trong hệ sinh thái năng
động, các doanh nghiệp mới có các cơ hội để phát triển.
Có thể định nghĩa Hệ sinh thái khởi nghiệp: là một tập hợp các tác nhân kinh doanh (tiềm năng
và hiện tại) liên kết với nhau, các tổ chức kinh doanh (như các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm,
các thiên thần đầu tư, các ngân hàng), các định chế (trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà
nước, các thực thể tài chính) và các quá trình kinh doanh (như tỷ lệ thành lập doanh nghiệp, số các
công ty tăng trưởng cao, mức độ “khởi nghiệp bom tấn”, số các doanh nhân khởi nghiệp liên tục,
mức độ tâm lý bán tháo trong công ty và mức độ tham vọng kinh doanh, tất cả hợp nhất chính thức
và không chính thức để kết nối, giàn xếp và chi phối các hoạt động trong môi trường doanh nghiệp
địa phương [2].
Mỗi quốc gia có thể chế định hình mang tính lịch sử khác nhau tạo nên những lợi thế cạnh tranh
cũng như những thách thức của mỗi nước cũng khác nhau. Do đó, hệ sinh thái khởi nghiệp ở mỗi
nước phải có tính độc đáo riêng.
2.1.2. Các yếu tố của hệ sinh thái khởi nghiệp
Có nhiều tác giả và công trình nghiên cứu đã tiếp cận theo hướng xác định những điều kiện cấu
thành môi trường hay những dấu hiệu cơ bản để nhận biết hệ sinh thái khởi nghiệp. Trong bài viết này
chúng tôi giới thiệu điều kiện khung khởi nghiệp (Entrepreneuship Framework Conditions - EFCs)
của Tổ chức Giám sát Tinh thần khởi nghiệp Toàn cầu - Global Entrepreneurship Monitor (GEM),
EFCs có thể được xem xét như là các thành phần cốt yếu của một hệ sinh thái - trong đó quá trình
tạo lập doanh nghiệp mới được hình thành và tăng trưởng. Những điều kiện này ảnh hưởng trực tiếp
đến sự tồn tại của các cơ hội khởi nghiệp; đến năng lực khởi nghiệp và là cơ sở để chọn lựa những
ưu tiên trong hoạch định chính sách, nhờ đó có thể xác định và lượng hóa mức độ năng động của
32

Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
môi trường khởi nghiệp. Thành phần của Những điều kiện khung khởi nghiệp - Entrepreneuship
Framework Conditions (EFCs) bao gồm 9 yếu tố sau đây:
Bảng 1: Những điều kiện khung của khởi nghiệp (EFCs)
1 Tài chính khởi nghiệp: Sự sẵn có các nguồn lực về tài chính – tài sản và vay mượn đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (bao gồm cả những khoản trợ cấp và trợ giá)
2 Chính sách của Chính phủ: Phạm vi hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp của chính sách công. Chỉ số này bao
gồm 2 thành phần:
2a. Tinh thần khởi nghiệp được nhìn nhận một cách thích đáng, và
2b. Chính sách thuế hoặc những quy định pháp luật mang tính trung lập hoặc động viên doanh nghiệp
mới và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3 Chương trình Tinh thần khởi nghiệp của Chính phủ: Sự hiện diện hoặc mức độ chất lượng của các
chương trình hỗ trợ một cách trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừ
ở các cấp Chính quyền (quốc gia, vùng, địa phương)
4 Đào tạo Tinh thần khởi nghiệp: Phạm vi đào tạo huấn luyện Khởi tạo và Quản lý DNNVV được phối
kết trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở mọi cấp. Chỉ số này bao gồm 2 thành phần:
4a. Giáo dục Tinh thần khởi nghiệp tại các bậc cơ sở (tiểu học và trung học), và
4b. Giáo dục Tinh thần khởi nghiệp sau các bậc cơ sở (giáo dục cao hơn như hướng nghiệp, cao đẳng,
các trường kinh doanh, vv.).
5 Chuyển giao Nghiên cứu và Phát triển: Phạm vi chương trình R&D quốc gia tạo ra được những cơ hội
thương mại mới cho các DNNVV
6 Cơ sở hạ tầng về Luật pháp và Thương mại: Sự tồn tại các luật định về quyền tài sản, thương mại, kế
toán và luật khác cũng như các dịch vụ đánh giá, các tổ chức thể chế hỗ trợ hoặc thúc đẩy các DNNVV
7 Quy định về gia nhập thị trường: Chỉ số này bao gồm 2 thành phần:
7a. Tính năng động của thị trường: Mức độ thay đổi trong thị trường qua các năm
7b. Độ mở của thị trường: Phạm vi mà các doanh nghiệp mới tự do
tham gia và rút khỏi thị trường
8 Cơ sở hạ tầng vật chất: Mức độ dễ dàng tiếp cận các nguồn lực vật chất, thông tin liên lạc, phương tiện
hữu dụng, giao thông, đất đai và không gian với mức giá không phân biệt nhằm chống lại các DNNVV
9 Quy chuẩn Văn hóa và Xã hội: Phạm vi mà trong đó các chuẩn mực về văn hóa - xã hội khuyến khích
hoặc cho phép các hoạt động tạo ra các phương pháp kinh doanh mới hoặc các hoạt động có thể thúc đẩy
gia tăng sự giàu có hay thu nhập của cá nhân

Nguồn: Báo cáo GEM toàn cầu [7]
2.2. Kinh nghiệm tạo lập hệ sinh thái khởi nghiệp ở một số nước
2.2.1. Kinh nghiệm của Singapore
Singapore đã sớm nhận thấy tinh thần khởi nghiệp là động lực phát triển kinh tế - xã hội và
kêu gọi cả nước cùng phát triển tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên phải đến những năm gần đây, tinh
thần khởi nghiệp tại Singapore mới được khơi dậy mạnh mẽ nhờ các chính sách ủng hộ của Chính
phủ, cụ thể: Các cơ sở giáo dục đại học đưa vào chương trình giảng dạy tinh thần khởi nghiệp và
thúc đẩy gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp; Chính phủ Singapore thành lập
Quỹ Đầu tư mạo hiểm, đầu tư mạnh vào các lĩnh vực khởi nghiệp quan trọng như truyền thông số,
công nghệ sinh học, công nghệ làm sạch và lọc nước... ; Công tác truyền thông về khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo được đẩy mạnh, giúp người dân vốn quen tư duy thụ động trở nên năng động hơn [6].
2.2.2. Kinh nghiệm của Israel
Israel là quốc gia có tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ nhất trên thế giới. Người Israel quan niệm
tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp không thể ngẫu nhiên mà cần sự tham gia của chính phủ và để tiếp
33

Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật

tục duy trì hệ sinh thái này vẫn cần sự tham gia của chính phủ. Chính phủ có chính sách phù hợp hỗ
trợ khởi nghiệp: Đầu tư, đồng hành, tạo môi trường liên kết và có những chủ trương khuyến khích
khởi nghiệp từ trong trường học; xã hội luôn có đội ngũ chuyên gia nhiệt tình, hết lòng giúp đỡ khởi
nghiệp; các doanh nghiệp lớn đã thành danh luôn tìm cách kết nối, khuyến khích, sử dụng dịch vụ
của các công ty khởi nghiệp... Bên cạnh đó giáo dục cần trang bị những kiến thức cơ bản cho tinh
thần khởi nghiệp trong mỗi công dân. Người Israel cho rằng, ý chí khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
sẽ hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy, trẻ em được khuyến khích sống với tự nhiên, phát triển
trí tò mò, tìm hiểu mọi thứ trong thiên nhiên và cuộc sống, ở tuổi thiếu nhi, các em được dạy cách
sống tự lập, tự chịu trách nhiệm với bản thân và học cách chấp nhận rủi ro, thất bại; đến tuổi thiếu
niên được học cách xây dựng tình đồng đội, bạn bè, cách hành động nhanh,ra quyết định táo bạo
để chiếm lĩnh mục tiêu, sẵn sàng đương dầu với khó khăn, nguy hiểm [6].
2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn quốc
Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hàn Quốc là một môi trường tập hợp nhiều tác nhân có quan hệ
một cách hữu cơ nhằm giúp nhau cùng phát triển. Theo phương thức này, Chính phủ Hàn Quốc đã
điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế để hỗ trợ 2 tác nhân chủ yếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp
là doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư cho khởi nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
tiếp cận nguồn vốn từ thị trường, cũng như tạo cơ chế thoái vốn dễ dàng hơn cho nhà đầu tư, tháng
7/2013, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập Sàn Giao dịch chứng khoán Korea New Exchange để
giải quyết vấn đề về vốn cho các doanh nghiệp khởi nghệp; Chính phủ Hàn Quốc triển khai kế
hoạch đầu tư 2,91 tỷ USD, trong đó phần lớn số tiền này sẽ được sử dụng đầu tư vào các doanh
nghiệp khởi nghiệp thông qua các quỹ ”Nhà đầu tư thiên thần” tư nhân; Chính phủ Hàn Quốc còn
giảm bớt một số loại thuế từ bán cổ phần công ty cũng như cho phép nhà đầu tư miễn giảm thuế
với điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình từ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Mặt khác, Chính phủ cũng thiết lập các quỹ đầu tư thiên thần nhà nước dành cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp với quy chế hoạt động đặc biệt, theo đó mặc dù sử dụng vốn của nhà nước nhưng nếu
dự án đầu tư vào bị thất bại, những người đứng đầu quỹ cũng không bị truy cứu trách nhiệm [1].
3. THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
3.1 Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó chủ yếu là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban
hành Nghị quyết 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện
phát triển kinh tế tư nhân. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cải thiện môi trường kinh doanh,
tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp như: Luật Đầu tư sửa đổi, Luật doanh
nghiệp sửa đổi, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Khoa học và
Công nghệ, Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Hải quan (sửa đổi), Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi),
Luật Đầu tư công...
Chính phủ đã ban hành một số văn bản hỗ trợ như: Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), quy định chính sách hỗ trợ DNNVV ở từ Trung ương
tới địa phương; Quyết định 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 05 năm giai
đoạn 2006 - 2010, đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước;
Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV (thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP)
quy định 8 nhóm hỗ trợ phát triển DNNVV (Hỗ trợ tài chính,  mặt bằng sản xuất; đổi mới, nâng cao
năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; xúc tiến mở rộng thị trường; tham gia mua sắm, cung ứng
dịch vụ công; thông tin và tư vấn; trợ giúp phát triển nguồn nhân lực; vườn ươm doanh nghiệp);
Quyết định 1231/QĐ-TTg, đề ra một số giải pháp, chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm sau: (i)
34

Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp; (ii)
Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; (iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ
và áp dụng công nghệ mới; (iv) Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao
năng lực quản trị; (v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường
tiếp cận đất đai; (vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường; (vii) Xây
dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển; (viii) Quản lý thực hiện kế hoạch phát triển; Nghị quyết
35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020, Chính phủ nhấn mạnh: Nhà nước sẽ có
những chính sách đặc thù để hỗ trợ DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng
tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư triển khai xây dựng Luật Hỗ trợ DNNVV [5].
Cơ chế và chính sách trên đã giúp DNNVV cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển
ổn định, tiếp cận được nguồn tài chính, tín dụng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động... Tuy nhiên, cơ chế, chính sách hỗ trợ khu vực
DNNVV, doanh nghiệp khởi nghiệp còn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa cụ thể. Các hỗ trợ
theo cơ cấu vùng, miền và ngành nghề chưa hợp lý, triển khai các chương trình, chính sách trợ giúp
doanh nghiệp chưa được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương.
3.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam
3.2.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam từ 2013-2015
Các điều kiện khung của khởi nghiệp (EFCs) được trình bày trong Bảng 1, kết hợp hài hòa giữa
các chỉ số đo lường kinh doanh và chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh, phù hợp với giả thiết mà
nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng môi trường kinh doanh có vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh
doanh. Báo cáo Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận Chỉ số Khởi nghiệp
toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor – GEM) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) cho thấy tồn tại nhiều chỉ số thấp trong hoạt động khởi nghiệp trong thời gian qua,
thể hiện qua Bảng 2. 
Bảng 2: Điều kiện khởi nghiệp của Việt Nam từ 2013-2015

Đơn vị : Thang điểm từ 1 (rất kém) - 5 (rất tốt)

Chỉ tiêu
1-Tài chính cho kinh doanh
2a-Chính sách Chính phủ
2b-Quy định Chính phủ
3-Chương trình hỗ trợ Chính phủ
4a-Giáo dục kinh doanh bậc phổ thông
4b-Giáo dục kinh doanh sau phổ thông
5-Chuyển giao công nghệ
6-Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
7a-Năng động của thị trường nội địa
7b-Độ mở của thị trường nội địa
8-Cơ sở hạ tầng
9-Văn hóa và chuẩn mực xã hội

2013
Điểm

2,40
2,89
2,77
2,50
1,97
2,64
2,54
2,89
3,50
2,66
3,58
3,10

2014

Thứ
hạng/62

42
20
13
38
46
50
20
45
15
32
43
20

Điểm

2,37
2,93
2,46
2,35
1,83
2,64
2,30
2,93
3,71
2,43
3,75
3,13

2015

Thứ
hạng/73

44
20
32
54
51
58
40
41
6
52
39
17

Điểm

2,12
2,78
2,62
2,14
1,57
2,53
2,33
2,93
3,59
2,51
4,07
3,23

Thứ
hạng/69

50
15
25
50
47
47
30
42
11
58
17
14

Nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015

Bảng 2 cho thấy, giai đoạn 2013-2015 các thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam không
có nhiều thay đổi về xu hướng phát triển và trong tương quan với nhau. Năm 2015, chỉ số cơ sở hạ
35

nguon tai.lieu . vn