Xem mẫu

  1. Cách thức Marketing cho sách Nhưng tất cả đã thay đổi. Muốn bán được sách, nhà sản xuất không chỉ quảng bá, marketing, mà còn phải có chiến lược cho loại sản phẩm văn hoá này. Từ cách làm cũ Cho đến thời điểm này, việc định giá cho một quyển sách mới của các nhà xuất bản khá đơn giản, gần như theo một công thức chung như sau: Giá bìa sẽ bằng tổng các chi phí nhân cho 1.5, 2 hoặc 3, tuỳ theo sự “tham lam” của nhà xuất bản. Trong đó, chi phí cho tác giả, người dịch chỉ chiếm từ 10 đến 12% giá bìa nhân với số lượng in. Đây là một các thức định giá rất sai lầm trong marketing. Nó không mang tầm chiến lược. Riêng phần trả chi phí cho tác giả, người quyết định đến nội dung hoặc chất lượng của sản phẩm, là không tương xứng. Ví dụ: Đối với quyển sách giá bìa 50 nghìn đồng, tác giả chí nhận được khoảng 5 triệu đồng, thậm chí chỉ nhận một nửa nếu số lượng in 500 cuốn. Tác giả có thể phải mất cả năm, thậm chí cả đời để viết một quyển sách vài trăm trang. Chính bất cập này khiến cho chất lượng của những cuốn sách viết tại Việt Nam không cao. Nhiều cuốn sách đọc mà như ăn trấu.
  2. Đó là chưa kể đến việc những công ty phát hành sách cũng chưa chú ý đến hình ảnh của bao bì sản phẩm mà ở đây là trang bìa. Trong khi thế giới xem bìa là một trong những điểm tiếp xúc quan trọng đầu tiên, có thể dẫn đến quyết định mua quyển sách, thì ở Việt Nam nhiều quyển sách thậm chí được thiết kế trên window word. Kên phân phối – cuộc chiến một mất một còn Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, kênh phân phối đóng vai trò quyết định trong ngành xuất bản sách. Kênh phân phối chính ở Việt Nam là những nhà sách. Hệ thống bán lẻ như PNC, Fahasa, Nguyễn Văn Cừ, Nhân Văn… từ lâu là các “thế lực” trong làng xuất bản. Họ trở thành người quyết định ấn phẩm nào sẽ đến tay khách hàng. Các công ty xuất bản nhỏ và các nhà xuất bản ứng phó bằng các tự mở nhà sách riêng. Tuy nhiên, điều này không phải là phương án khả thi. Trước hết, do chi phí mặt bằng khá lớn. Thứ hai là thói quen mua sách của độc giả. Họ vẫn tìm đến những nhà sách lớn, nhiều sách và tiện dụng. Truyền thông cho cái bìa Khi một cuốn sách ra đời, việc mà các nhà xuất bản đang làm hiện nay là nhờ, thậm chí cứ trao số phận của quyển sách cho các báo đưa tin trong mục điểm sách. Các nhà xuất bản cho rằng báo chí là kênh tác động mạnh nhất đến độc giả.
  3. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Giới thiệu sách là công việc rất cần tính chuyên môn cao. Người điểm sách phải có năng lực chuyên môn mới đánh giá được. Nhiều cuốn sách hay nhưng do người điểm sách chỉ đọc lướt qua rồi đánh giá nên đã làm mất đi giá trịnh của quyển sách. Một hình thức truyền thông khác là dựng poster của quyển sách tại các điểm bán. Tuy nhiên, hoạt động này mang tính tuỳ hứng và không hề có chiến lược. Do đó, thay vì giới thiệu một ấn bản tốt theo cách trang trọng, nó lại có tác dụng khiến người đọc cảm thấy khó chịu. Trong khi đó, các hình thức: hội thảo, hội chợ sách… diễn ra không thường xuyên và nặng tính thương mại. Những sự kiện như: Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm hay Marc Levy còn khá hiếm hoi. Hình thức quảng bá bằng web, blog chưa bài bản và tạo nhiều khác biệt. Chiêu thức cuối cùng của nhà sản xuất là truyền thông cho cái bìa. Tức là, giật dòng tít ra bìa để độc giả nghĩ cuốn sách này hay. Tuy nhiên, cách thức này sẽ là con dao hai lưỡi. Càng chờ đợi nhiều, người ta lại thất vọng nhiều. Mà thông thường, sự thất vọng được lan truyền rất nhanh.
  4. Marketing như thế nào? Trước hết, các nhà xuất bản cần phải có chiến lược định vị sản phẩm của mình dành cho đối tượng nào. Điều này rất quan trọng trong thế giới có cả vạn đầu sách, làm sao người ta chọn sách của bạn. Chẳng hạn, khi nói đến những đầu sách về marketing, người ta nghĩ ngay đến nhà xuất bản X. Khi nói đến những tác phẩm về tình yêu, người ta hỏi nhà xuất bản Y. Từ việc định vị này, nhà xuất bản cũng dễ dàng hơon trong việc tìm kiếm những tác giả có thế mạnh cho những sản phẩm liên quan.
  5. Nhưng hãy nhớ tiền nào của ấy. Hãy trả đúng sức lao động của tác giả để bạn có sản phẩm tốt nhất. Dù bạn giỏi marketing cỡ nào nhưng sản phẩm bạn tồi, thì coi như “phá sản”. Phải có chiến lược định giá sản phẩm. Đừng xem chi phí quảng bá, tạo ấn tượng cho trang bìa, tổ chức sự kiện, gây tiếng vang cho sản phẩm và thương hiệu là lãng phí. Hãy tìm đầu ra cho sản phẩm trước khi cho ra đời sản phẩm đó. Nên tạo website, blog riêng cho từng cuốn sách để độc giả có thể góp ý trước khi quyển sách ra đời. Hãy kể những câu chuyện đầy tính nhân văn liên quan đến quyển sách hoặc tác giả của nó. Những công ty PR sẽ giúp bạn làm việc này.
nguon tai.lieu . vn