Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0: CURRENT OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR THE DEVELOPMENT OF TRADE IN SERVICES IN VIETNAM ThS. Cao Anh Thịnh, ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Email: nguyenthuhang90@gmail.com Tóm tắt Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là một cơ hội đổi mới toàn diện nền kinh tế và đã diễn ra rất thành công ở một số nước phát triển. Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình: "cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội cho các nước đang phát triển, giúp rút ngắn quá trình công nghiệp hoá bằng cách đi tắt đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn". Có thể thấy cách mạng công nghiệp 4.0 tác động và ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực trong đó có cả ngành thương mại dịch vụ của nước ta. Tuy nhiên, song song với cơ hội đó là những thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro mà ngành thương mại dịch vụ Việt Nam có thể gặp phải. Bài viết tập trung làm rõ một số khái niệm liên quan và chỉ ra những cơ hội và thách thức mà ngành thương mại dịch vụ của Việt Nam đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: cơ hội, thách thức, thương mại dịch vụ, cách mạng công nghiệp 4.0 Abstract Industrial Revolution 4.0 is considered to be an opportunity forcomprehensive innovation in economy and has been carried out successfully in some developed countries. According to Mr. Nguyen Van Binh - Head of the Central Economic Commission: "Industrial revolution 4.0 givesdeveloping countriesan opportunity to shorten the process of industrialization by leap-frogging and leaping on advanced technologies". It can be seen that Industrial Revolution 4.0 has affected all areas including trade in services of our country. However, in parallel with the opportunities, there are many challenges and potential risk thattrade in services in Vietnamhas to face. Consequently, this paper focuses on clarifyingsome related concepts and pointing out the opportunities and challenges that trade in services in Vietnamhas to face during Industrial Revolution 4.0. Keywords: opportunities, challenges, trade in services, Industrial Revolution 4.0 1. Đặt vấn đề Thương mại dịch vụ là một khái niệm đã khá phổ biến trên thế giới nhưng lại còn khá mới mẻ ở nước ta. Với những đặc điểm riêng của dịch vụ, thương mại dịch vụ cũng có những đặc trưng khác biệt so với thương mại hàng hóa thông thường. Chính vì vậy, việc thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ cũng đòi hỏi sự khác biệt và gặp nhiều khó khăn hơn. Đứng trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại dịch vụ của Việt Nam đang gặp phải những cơ hội và thách thức và nếu không chủ động đón nhận, rất có thể việc phát triển thương mại dịch vụ ở nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu để đánh giá chung được những vấn đề của ngành thương mại dịch vụ ở nước ta đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bằng phương pháp tư duy biện chứng đề xuất một số định hướng giải pháp phát triển ngành thương mại dịch vụ ở nước ta trong thời gian tới. 2. Một số khái niệm liên quan Theo quan điểm của Các Mác, dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hóa và khi nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt và liên tục để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển. 202
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Theo Philip Kotler định nghĩa: dịch vụ là một giải pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung ứng cho bên kia, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến chuyển quyền sở hữu, việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. TS. Lê Thiền Hạ - Viện nghiên cứu thương mại cho rằng: dịch vụ là khái niệm để chỉ các ngành kinh tế mà quá trình sản xuất của nó không tạo ra hàng hóa thông thường nhưng lại tạo ra hàng hóa đặc biệt bằng cách đáp ứng nhu cầu của con người ngoài nhu cầu về hàng hóa do nông nghiệp và công nghiệp cung cấp. Ở đây, chúng ta có thể hiểu “dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể”. Thương mại tiếng Anh là Trade, vừa có ý nghĩa kinh doanh vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là Bussiness hoặc Commerce với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch. Theo Luật thương mại, "Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác". Luật thương mại quốc tế lại coi hoạt động đầu tư, tín dụng và chuyển giao công nghệ cũng là hoạt động thương mại. Trong ngành thương mại có ba lĩnh vực chính, đó là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại đầu tư, trong đó thương mại dịch vụ là hoạt động mua bán các loại dịch vụ. Trong hoạt động thương mại lại có các loại hoạt động hỗ trợ như xúc tiến thương mại, dịch vụ thương mại. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ "thương mại dịch vụ" và phân biệt nó với thuật ngữ "dịch vụ thương mại", tác giả đã chỉ ra sự khác biệt ở dưới dây: Dịch vụ thương mại chính là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Sự ra đời và phát triển của dịch vụ vận tải như vận tải đường bộ, đường không, đường biển đã góp phần khắc phục được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa từ Quốc gia này đến quốc gia khác, từ khu vực này đến khu vực địa lý khác... Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn ra một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin cũng có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ như dịch vụ đại lý, buôn bán, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất. Như vậy, dịch vụ thương mại chỉ là một nhánh của hoạt động dịch vụ, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, có thể đi kèm sản phẩm hoặc không. Dịch vụ thương mại là dịch vụ gắn liền với thương mại nhằm phục vụ cho việc thương mại (dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, dịch vụ quảng cáo thương mại) điều này phân biệt với các dịch vụ khác (dịch vụ khám, chữa bệnh, tư vấn pháp luật). Thương mại dịch vụ là sự trao đổi mua bán mà ở đây đối tượng trao đổi mua bán là dịch vụ. Chúng ta có thể hiểu thương mại dịch vụ là sự trao đổi các dịch vụ thương mại các tổ chức (trong và ngoài nước) thông qua một tổ chức hay doanh nghiệp. Hay nói cách khác, dịch vụ thương mại là là một sản phẩm hàng hóa, giống như các loại sản phẩm hàng hóa khác và thứ được trao đổi trong thương mại dịch vụ. Ban Thư ký WTO phân thương mại dịch vụ thành 12 khu vực bao gồm: Dịch vụ kinh doanh; Dịch vụ thông tin; Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật; Dịch vụ kinh tiêu; Dịch vụ đào tạo; Dịch vụ môi 203
  3. Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 trư ường; Dịch vụ v tài chínhh; Dịch vụ lliên quan đếến sức khỏe và xã hội; DDịch vụ duu lịch và các hoạt động có liên quan; Dịch D vụ giảải trí, văn hóóa, thể thao; Dịch vụ vậận tải; Các ddịch vụ kháác. Từ 12 kh hu vực trên đâyy lại chia thhành 155 tiểểu khu vực. Một số đặc điểm chính h của thươngg mại dịch vvụ như sau: - Dịchh vụ là sản pphẩm vô hìnnh, không nhìn n thấy đư ược nhưng llại được cảmm nhận quaa tiêu dùng trự ực tiếp của khách k hàngg. Quá trình sản xuất vàà tiêu dùng sản phẩm ddịch vụ diễnn ra đồng th hời, nhưng hiệệu quả của dịch d vụ đối với mỗi ngư ười tiêu dùn ng lại khác nhau. n - Thươ ơng mại dịchh vụ có phạạm vi hoạt động đ rộng, từ t dịch vụ chho tiêu dùnng cá nhân đến đ dịch vụ sản n xuất, kinhh doanh, quảản lý trong ttất cả các ng gành của nềền kinh tế quuốc dân. - Thươơng mại dịcch vụ có sự lan tỏa lớn n, ngoài tác dụng trực ttiếp của bảnn thân dịch vụ, nó còn có vai trò trunng gian đối với sản xuuất và thươnng mại hàng g hóa, nên pphát triển thhương mại dịch vụ có ảnh h hưởng giáán tiếp lên ttất cả các nggành của nền n kinh tế qu uốc dân. - Thươ ơng mại dịcch vụ quốc tế chịu tác động bởi tââm lý, tập qquán, truyềnn thống văn hóa, ngôn ng gữ và cá tínhh của ngườ ời cung cấp và người tiêu t dùng dịịch vụ, điềuu này khác với thươngg mại hàng hóa, sản phẩmm là vật vô tri vô giác, đi qua biên n giới có bị kiểm soát nnhưng khônng phức tạp p như kiểm soáát con ngườ ời trong thươ ơng mại dịcch vụ [4]. Thuật ngữ "Cách mạng côngg nghiệp lần n thứ tư" đãã được áp ddụng cho sự ự phát triển công nghệ quuan trọng mộột vài lần trrong 75 năm m qua, và làà để thảo luận về học ththuật. Khái niệm công nghiệp 4.0 hayy nhà máy thông minhh lần đầu tiiên được đư ưa ra tại Hộội chợ côngg nghiệp Haannover tại Cộng hòa Liêên bang Đứ ức vào năm 2011. Cônng nghiệp 4.0 nhằm thô ông minh hhóa quá trìnhh sản xuất và quản lý tro ong ngành công c nghiệpp chế tạo. Sự ự ra đời củaa công nghiệệp 4.0 tại Đứức đã thúc đđẩy các nướ ớc tiên tiến khhác như Mỹ, Nhật, Trun ung Quốc, Ấ Ấn Độ thúc đẩy phát trriển các chư ương trình ttương tự nh hằm duy trì lợii thế cạnh trranh của mìnnh. GS. Klaus K Schwaab - Chủ tịchh Diễn đàn Kinh tế Thếế giới đã đưưa ra định nnghĩa: công nghiệp 4.0 là một cụm thhuật ngữ cho các công nghệ và kh hái niệm củaa tổ chức trrong chuỗi ggiá trị đi cù ùng với các hệ thống vật lý l trong khôông gian ảo, Internet kếết nối vạn vật v (Internett of Things - IoT) và In nternet của cácc dịch vụ (IoS). 3. Bối cảnh ngành n thươ ơng mại dịch h vụ ở Việtt Nam hiện nay Trước khi xem xéét bối cảnh ngành thươ ơng mại dịcch vụ ở nướớc ta hiện nnay, chúng ta t theo dõi hìn nh sau để có cái nhìn ttoàn cảnh vvề tăng trưở ởng kinh tế ở Việt Namm cũng như lĩnh vực dịch vụ giai đoạn từ năm 2015-2017. 2 Nguồn: Tổn ng cục Thốngg kê (2015, 22016, 2017) Hình 1: Tăng trư ưởng kinh tế Việt Nam th heo ngành, 22015-2017 (% %) 204
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Nhìn vào hình trên có thể thấy, lĩnh vực dịch vụ của nước ta trong những năm qua thể hiện là một lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp to lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Có thể thấy, tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ có sự tăng lên đều đặn, ít biến đổi như các lĩnh vực khác. Điều này càng khẳng định dịch vụ chính là lĩnh vực tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển của Việt Nam. Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2017 ghi nhận một kỷ lục mới của xuất nhập khẩu Việt Nam khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt mốc 400 tỷ Đô la Mỹ (USD). Trong đó: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2017 ước tính đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2017 tăng 17,6% so với năm 2016.Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (theo xếp hạng của Tổ chức thương mại quốc tế - WTO) đã tăng lên rõ rệt, từ vị trí 50 lên vị trí 26 trong 10 năm qua. Về ngành dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2017 ước tính đạt 13,1 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2016, trong đó xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 8,9 tỷ USD, chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 7,4%; dịch vụ vận tải 2,6 tỷ USD, chiếm 19,7% và tăng 5,7%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2017 ước tính đạt 17 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm trước, trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải đạt 8,2 tỷ USD, chiếm 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu và giảm 2,8%; dịch vụ du lịch đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 29,8% và tăng 12,7%. Nhập siêu dịch vụ năm 2017 là 3,9 tỷ USD, bằng 29,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Xuất khẩu tăng rất cao nhưng lại là mức tăng trưởng cao trong khu vực trong bối cảnh thương mại quốc tế có chiều hướng suy giảm. Trong đó, mặc dù Việt Nam xuất siêu về hàng hóa nhưng dịch vụ vẫn phải nhập siêu. Điều này cho thấy nước ta chưa chú trọng vào lĩnh vực dịch vụ, do đó Việt Nam cần phải coi dịch vụ là điểm đột phá để phát triển và cải thiện cơ cấu xuất khẩu. Cần phải gia tăng phát triển các dịch vụ, nhất là dịch vụ logistics để chuyển sang xuất siêu về dịch vụ. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vững nhịp khôi phục từ cuối năm 2016, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam ước đạt 5,7% trong nửa đầu năm 2017, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp và lạm phát cơ bản duy trì dưới 2%. Ngành dịch vụ - hiện chiếm hơn 40% GDP – tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm nhờ vào những kết quả khả quan trong thương mại bán lẻ do tốc độ tăng tiêu dùng trong nước được duy trì và sự sôi động của của ngành du lịch. Nhìn chung, ngành thương mại dịch vụ của nước ta sau 10 năm gia nhập WTO và hội nhập quốc tế đã có những chuyển biến tích cực và đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, đây là một ngành tiềm năng mà Việt Nam cần coi trong hơn nữa không chỉ bởi tỷ trọng GDP mà đây còn là ngành bổ trợ, hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực khác. 4. Cơ hội và thách thức đối với ngành thương mại dịch vụ của Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay 4.1. Những cơ hội mà cuộc các mạng công nghiệp 4.0 đem đến cho ngành thương mại dịch vụ Việt Nam: - Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, tạo nên sự thay đổi lớn trong phương thức sản xuất. Sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số tạo nên sự xuất hiện Internet vạn vật (IoT) sẽ thay đổi nhanh chóng, sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, logistics đến dịch vụ khách hàng, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, dẫn đến những thành tựu trong sản xuất và năng suất. Điều này có thể thay đổi hoàn toàn phương thức thương mại dịch vụ truyền thống vẫn hay làm. Khi này, con người có thể mua bán, trao đổi, giao dịch các dịch vụ ngay tại nhà thông qua sự hiện đại của Internet. Điều này thuận tiện cho cả người bán và người mua dịch vụ, đồng thời phương thức thương mại dịch vụ thuận tiện hơn sẽ kích thích được nhiều nhu cầu tiêu dùng hơn, giúp phát triển lĩnh vực này trong tương lai. - Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, cuộc CMCN 4.0 giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, giảm thiểu sự ngăn trở bởi giới hạn về địa lý, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ 205
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 xuyên quốc gia. Tạo điều kiện cho thương mại dịch vụ nước ta dễ dàng xâm nhập thị trường quốc tế, giảm chi phí đầu vào và gia tăng thành tựu. - Chính vì những tiện ích của Internet đem lại, chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. CMCN 4.0 cũng đang mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thông minh, các loại hình nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, dịch vụ tài chính - ngân hàng, logistic thông minh... giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các ngành, lĩnh vực khác tăng trưởng kéo theo các dịch vụ đi kèm, hỗ trợ, bổ trợ cũng phát triển theo. Đẩy mạng sự tăng trưởng của thương mại dịch vụ đi kèm ở Việt Nam. 4.2. Những thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại cho ngành thương mại dịch vụ nước ta - Thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào lợi thế cạnh trang là người lao động. Việc CMCN 4.0 khiến cho yếu tố con người chưa phải là yếu tố quyết định mà còn bị ảnh hưởng nhiều đến yếu tố công nghệ. Điều này khiến các doanh nghiệp thương mại dịch vụ phải thay đổi hoàn toàn nhận thức và các vận hành doanh nghiệp mới không bị tụt hậu và đảm bảo tính cạnh tranh của mình. - Thách thức thứ hai của cuộc CMCN 4.0 là hàng triệu người lao động mất việc làm. Khi mà mọi hoạt động đều có thể nhờ đến công nghệ giải quyết, các dịch vụ được giao dịch trực tiếp qua Internet thì một bộ phận không nhỏ người lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ sẽ trở nên dư thừa. Điều này sẽ trở thành áp lực cho ngành khi phải giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động. - Khi công nghệ và tự động hóa lên ngôi, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sẽ đối mặt với áp lực cần nâng cao chất lượng, cải tiến và đổi mới các dây chuyền công nghệ, tuyển nhân lực có năng lực về công nghệ, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của doanh nghiệp nước ngoài. Những điều này là thực sự khó khăn trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thua kém rất lớn các doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, cũng như nhân lực và vốn đầu tư như hiện nay. - Thách thức về nền tảng cơ sở hạ tầng. Nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ ở Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và hiện đại. Việc thách thức về yêu cầu tăng năng suất lao động mà không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo cung ứng năng lượng và cơ sở hạ tầng cho phát triển hay chiến lược để thích ứng với biến đổi khí hậu,... của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đều đỏi hỏi về nền tảng hạ tầng công nghệ. Nếu như hạ tầng công nghệ không đáp ứng được nhu cầu sử dụng thì chất lượng sẽ không cao mà khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi đó, việc đầu tư hạ tầng cơ sở công nghệ cao là rất tốn kém và đòi hỏi sự đồng bộ của quốc gia. 5. Một số định hướng giải pháp Ngành thương mại dịch vụ chính là một bộ phận quan trọng của lĩnh vực dịch vụ của nước ta. Đứng trước những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cần phải có những giải pháp đồng bộ mới có thể thúc đẩy sự phát triển ngành được. Một số đề xuất định hướng giải pháp tác giả đưa ra sau đây hy vọng phần nào giúp ngành thương mại dịch vụ nước ta từng bước làm chủ được các cơ hội và thách thức của mình. Tạo hành lang pháp lý thuận tiện nhất Để chủ động khai thác những cơ hội do cuộc CMCN 4.0 mang lại cũng như hạn chế những tác động không mong muốn đối với bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam cần phải xây dựng các định hướng lâu dài và chính sách cụ thể. Bên cạnh sự nỗ lực nội tại, để đảm bảo đầy đủ các điều kiện phát triển, Việt Nam cần phải hợp tác với các đối tác, các doanh nghiệp, chuyên gia quốc tế trong bối cảnh khoa học, công nghệ tiến bộ vượt bậc, lan tỏa nhanh chóng khi mà tiến trình mở cửa hội nhập của Việt Nam ngày càng sâu rộng. 206
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Để làm được điều đó, Việt Nam cần những chính sách pháp luật cụ thể và đồng bộ, cần có tầm nhìn chiến lược lâu dài trong việc đưa ra những chính sách thu hút đầu tư và hợp tác. Những chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động nâng cao, đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ hay tiếp cận với những phát triển công nghệ trên thế giới cũng cần được ban hành cụ thể. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp chủ động tiếp cận công nghệ cao và đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Tạo hạ tầng tốt đón nhận cách mạng công nghệ Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược số chuyển đổi phù hợp, có chính sách quản trị thông minh, xây dựng hạ tầng kết nối số và an ninh mạng, tạo nguồn nhân lực số, xây dựng công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thông minh, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp không chỉ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ mà trong mọi lĩnh vực nhằm thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Đặc biệt với đặc trưng riêng của sản phẩm và doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ lại đòi hỏi những điều kiện về hạ tầng công nghệ khác biệt hơn. Việc đồng bộ hạ tầng công nghệ cấp quốc gia sẽ tạo điều kiện phát triển cả về năng suất cũng như chất lượng của lĩnh vực thương mại dịch vụ. Phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng Chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức được và sẵn sàng thay đổi và có chiến lược phù hợp cho việc phát triển công - nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế hay nguồn nhân lực trong thời kỳ Internet vạn vật và cuộc CMCN 4.0. Việc giải quyết bài toán sử dụng hiệu quả CMCN 4.0, biến thách thức trở thành những lợi ích đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, có trình độ công nghệ cao. Ngược lại, trình độ con người được nâng cao cũng dễ dàng giải quyết bài toán dư thừa lao động khi CMCN 4.0 đi vào nền kinh tế sâu rộng. 6. Kết luận Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ rộng rãi trên toàn cầu và sẽ ảnh hưởng toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế nước ta. Do đó, để phát triển bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế, doanh nghiệp phải đánh giá được những cơ hội và thách thức mà mình sẽ phải đón nhận để chủ động xây dựng các phương án thích hợp, kịp thời chuyển biến những thách thức trở thành những cơ hội. Bài viết đã phần nào mô tả bối cảnh của ngành thương mại dịch vụ và những cơ hội, thách thức mà ngành có thể gặp phải trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Thị Kim Thoa (2013), Ngành Thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Tạp chí Cộng Sản. 2. Nguyễn Thị Xuân, Phạm Thùy Dương (2017), Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Tạp chí Tài chính Kỳ 2 tháng 3/2017. 3. Tố Uyên (2018), 'Mổ xẻ' điểm yếu của ngành thương mại, dịch vụ, Thời báo tài chính Việt Nam. 4. Hồ Văn Vĩnh (2006), Thương mại dịch vụ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Cộng sản số 108. 5. https://dantri.com.vn/dien-dan/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-can-tam-nhin-chien-luoc-va-hanh-dong- quyet-liet-20180809223409629.htm 6. http://vneconomy.vn/kim-ngach-xuat-khau-can-muc-ky-luc 20180102171508966.htm 7. http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn 8. https://viettimes.vn/cach-mang-40-o-viet-nam-la-mot-cuoc-cach-mang-chay-theo-cac-yeu-to-tich-cuc-tren- the-gioi-303645.html 9. http://baomoi.com/cach-mang-cong-nghiep-4-0-co-hoi-va-thach-thuc/c/23508186.epi 207
nguon tai.lieu . vn