Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Mai Trang1 – Bùi Phương Thảo2 Đỗ Thị Thùy Linh3 – Lê Hồng Hải Ngọc4 Tổng quan: Trong bối cảnh tất cả các lĩnh vực của thương mại điện tử (bán lẻ trực tuyến, thanh toán điện tử, tiếp thị trực tuyến, du lịch…) đều phát triển ngoạn mục, các Công ty Thương mại cổ phần và Start-up về lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT) xuất hiện ngày càng nhiều, các công ty lớn cũng đang dần thay đổi mô hình kinh doanh, dịch chuyển mô hình doanh thu chủ yếu sang TMĐT thì nhu cầu về nhân lực TMĐT đang ngày càng tăng cao. Đào tạo nguồn nhân lực TMĐT đang được các doanh nghiệp và các trường đại học hết sức quan tâm. Trong mùa tuyển sinh những năm gần đây, rất nhiều trường Đại học đã mở thêm ngành, chuyên ngành về Thương mại điện tử, như ĐH Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Bưu chính viễn thông… Bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành học Thương mại điện tử của Sinh viên tại Việt Nam “với khảo sát tới gần 300 sinh viên chuyên ngành Thương mại điện tử sẽ phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành TMĐT của sinh viên và học sinh, qua đó giúp cho sinh viên có được những lựa chọn, quyết định phù hợp, về phía nhà trường sẽ có những hoạt động quảng bá tuyển sinh phù hợp hơn. 1. GIỚI THIỆU Trong xu thế hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về đẩy mạnh giao thương quốc tế thì vai trò của thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên quan trọng. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đi vào chiều sâu, mang tính toàn diện hơn. Tiến trình này đòi hỏi Việt Nam, một mặt phải tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia về mọi phương diện, trong đó có yêu cầu nâng cao năng lực về ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển TMĐT, mặt khác phải phát triển TMĐT nhằm tận dụng mọi thành tựu do công nghệ thông tin đem lại. Công nghệ thông tin, thông qua TMĐT, góp phần tạo ra nhiều ngành kinh tế mới, nhiều khu vực dịch vụ mới, tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người dân, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thống hỗ trợ như mạng Internet, các phương tiện điện tử, các dịch vụ truyền thông đa phương tiện và đặc biệt là các ứng dụng TMĐT. Thương mại điện tử sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất, dịch vụ ở Việt Nam cũng như giữa Việt Nam với các nước. Nhờ ứng dụng TMĐT, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói riêng có thể dễ dàng tiếp xúc với thị trường rộng lớn ở trong nước cũng như ở nước ngoài, nhờ đó, có thể tận dụng tốt những cơ hội mà WTO đem lại. Rõ ràng thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực thương mại điện tử càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 1 Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, ĐH Kinh tế quốc dân. 2 Lớp Thương mại Quốc tế 59, ĐH Kinh tế quốc dân. 3 Lớp Thương mại Quốc tế 59, ĐH Kinh tế quốc dân. 4 Lớp CFAB2, Viện Kế toán - Kiểm toán, ĐH Kinh tế quốc dân. 890
  2. Trong 10 năm trở lại đây, có rất nhiều chuyên gia, học viên trong nước nghiên cứu về sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là vai trò của nó đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước. Mặc dù vậy, phải đến 5 năm gần đây mới có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại điện tử, đặc biệt là những nghiên cứu về đào tạo nguồn nhân lực TMĐT, còn trước đó, hầu hết các nghiên cứu là những bài báo, tạp chí với dung lượng hạn chế nên chỉ đề cập một cách khái quát một hoặc một số khía cạnh liên quan đến thực tiễn phát triển thương mại điện tử của Việt Nam. Những công trình nghiên cứu gần đây thường xoay quanh những vấn đề như mức độ sẵn sàng của Việt Nam về TMĐT, nghiên cứu các giải pháp phát triển thương mại điện tử ở địa phương và doanh nghiệp, vấn đề về quản lý nhà nước đối với TMĐT, những vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử (hợp đồng điện tử, chữ ký số), hay các nghiên cứu chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử. Dù là đề tài nào, các tác giả cũng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT đến sự phát triển TMĐT của quốc gia nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Từ lâu, tại Việt Nam, bằng cấp được xem là một yếu tố quan trọng, thể hiện năng lực của ứng viên trước nhà tuyển dụng. Bằng Đại học được xem như “tấm hộ chiếu vào đời”, do vậy cứ đến mùa tuyển sinh, chúng ta có thể nhận thấy những lo lắng của học sinh và phụ huynh khi lựa chọn ngành nghề tương lai và môi trường học mà con em mình sẽ gắn bó trong 4 năm Đại học. Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước phát triển giáo dục đại học dân lập và quốc tế nhanh nhất thế giới (The Economist, UK, 2018), vì vậy học sinh, sinh viên có nhiều cơ hội vào Đại học hơn và sự đa dạng ngành nghề cũng mang đến cho các em nhiều lựa chọn hơn. Tuy vậy, kéo theo đó là sự cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường Đại học, đòi hỏi các trường phải gia tăng về chất lượng đào tạo cũng như đẩy mạnh các phương án tư vấn tuyển sinh. Ở đây, đào tạo Đại học có thể xem như một ngành dịch vụ (khái niệm dịch vụ), và người học được xem như khách hàng. Người học (học sinh, sinh viên) khi lựa chọn ngành học, trường Đại học cũng giống như khách hàng lựa chọn dịch vụ. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các trường Đại học cần hiểu động cơ lựa chọn ngành học của mình cũng như doanh nghiệp tìm hiểu hành vi người tiêu dùng, qua đó biết được khách hàng tìm đến mình qua những động cơ, yếu tố nào, tại sao họ lại lựa chọn sản phẩm của mình. Theo Philip Kotler, có 3 tác nhân chính ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, đó là các tác nhân: (1) đặc điểm người tiêu dùng (yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài), (2) đặc điểm marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến), (3) các đặc điểm khác như kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hoá. Dựa vào những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm mà Philip Kotler đã đưa ra, chúng ta có thể đưa ra giả thiết rằng việc quyết định lựa chọn ngành của sinh viên cũng dựa trên 3 tác nhân tương tự đó là (1) đặc điểm của người học (sở thích, tính cách, năng lực – yếu tố bên trong; gia đình và người thân – yếu tố bên ngoài ), (2) đặc điểm marketing hỗn hợp (đặc điểm ngành học, đặc điểm trường đại học, đặc điểm nghề), (3) các đặc điểm khác (tình hình xã hội). 2.2. Lược sử các nghiên cứu Về nghiên cứu chuyên sâu về đào tạo nguồn nhân lực TMĐT, ThS. Tạ Minh Châu (2013), trong nghiên cứu “Đào tạo Nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam” công bố ở tạp chí Phát triển và 891
  3. Hội nhập, đã nhấn mạnh rằng nhu cầu về nguồn nhân lực thương mại điện tử có trình độ chuyên môn sâu được đào tạo ở cấp đại học và sau đại học đang lớn dần theo từng bước phát triển, hội nhập với thế giới của nền kinh tế VN. Nhu cầu này không chỉ xuất phát từ các doanh nghiệp, tổ chức đang cần cán bộ quản lý TMĐT mà còn xuất phát từ bản thân các cơ sở đào tạo. Thực hiện tốt việc đào tạo nhân lực TMĐT có chất lượng sẽ hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp, tổ chức, tạo lợi thế cạnh tranh mới khi tham gia vào thương mại nội địa và cả trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài viết phân tích tình hình đào tạo TMĐT ở các nước và Việt Nam, và đề xuất tổ chức giảng dạy và cải tiến giáo trình cộng với phương pháp thực hành để phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại Việt Nam. Trên thực tế, đã có khá nhiều nghiên cứu về TMĐT trong nước thời gian vừa qua, trong đó nổi bật là những nghiên cứu của Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương về tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam; hiệp hội TMĐT Việt Nam cũng có nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định độ sẵn sàng về TMĐT của các địa phương, DN; các nghiên cứu của các tác giả liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của các DN; sự phát triển TMĐT trong các DN. Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT thường sẽ được nhắc đến trong các nghiên cứu như là một phương án không thể thiếu để giải quyết các bài toán đặt ra cho việc phát triển TMĐT. Mặc dù nguồn nhân lực chính quy ngành TMĐT đang rất lớn tuy nhiên có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành thương mại điện tử của học sinh, sinh viên. Dựa vào các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn ngành học, trên lý thuyết những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm mà Philip Kotler đã đưa ra , mô hình nghiên cứu bao gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành thương mại điện tử, đó là: Đặc điểm cá nhân của người học (năng lực, sở thích, tính cách) ; Đặc điểm của trường Đại học (danh tiếng, năng lực đào tạo, hoạt động quảng bá tuyển sinh); Đặc điểm của ngành học (điểm xét tuyển; tính chất, kiến thức của ngành học); Đặc điểm của nghề nghiệp (viễn cảnh, cơ hội của nghề nghiệp trong tương lai; tính chất và môi trường nghề nghiệp); Gia đình và người thân(gia đình,thầy cô, bạn bè, người thân); Xã hội (thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu lao động TMĐT của xã hội, xu hướng xã hội) 2.2.1. Yếu tố cá nhân Với yếu tố thứ nhất, liên quan đến đặc điểm người tiêu dùng, yếu tố này bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của khách hàng. Yếu tố bên ngoài, tức là những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng, bao gồm yếu tố văn hoá (nền văn hoá và nhánh văn hoá; tầng lớp xã hội) và yếu tố xã hội (nhóm tham khảo; gia đình; vai trò địa vị xã hội). Yếu tố bên trong bao gồm yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý. Yếu tố cá nhân là những yếu tố tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, cá tính. Yếu tố về tâm lý là tất cả những đắc điểm về động cơ, nhận thức, trí thức, niềm tin và thái độ của người tiêu dùng. Tương tự như yếu tố đặc điểm người tiêu dùng đã tác động đến hành vi của họ, người học cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của họ khi lựa chọn ngành học và trường Đại học. Xét về yếu tố bên trong, những yếu tố mà sinh viên có thể bị ảnh hưởng có thể kể đến tính cách (yếu tố cá nhân), năng lực, sở thích (yếu tố tâm lý). Dựa vào mô hình hành vi người tiêu dùng trên, trong các yếu tố cá nhân, các yếu tố tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế sẽ không ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành vì người tiêu dùng ở đây là học sinh, sinh viên, họ là những người có cùng độ tuổi, chưa đi làm và phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ. Yếu tố cá nhân duy nhất ảnh hưởng đến việc chọn ngành cuả họ là tính cách. Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽ phân tích nhóm tính cách nào 892
  4. sẽ lựa chọn ngành học Thương mại điện tử nhiều nhất. Yếu tố tâm lý nói chung của người tiêu dùng là động cơ, nhận thức, trí thức của người tiêu dùng. Trong trường hợp này, sinh viên khi lựa chọn ngành học sẽ có động cơ chính là sở thích về nghề nghiệp, trí thức là năng lực của họ. Bài nghiên cứu cũng sẽ khảo sát nhóm sở thích về nghề nghiệp và nhóm năng lực nào sẽ lựa chọn ngành học Thương mại điện tử nhiều nhất. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng, đặc điểm của người học là yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định chọn ngành của sinh viên. Nghiên cứu của Worthington, Andrew và Higgs, Helen (2004) cũng đã khẳng định vai trò của đặc điểm người học, tính cách và nhận thức nghề nghiệp đến việc chọn ngành học. Nghiên cứu sử dụng mô hình probit nhị phân để nghiên cứu vai trò của tính cách sinh viên, nhận thức và các đặc điểm khác trong việc xác định lựa chọn chuyên ngành cho sinh viên kinh doanh Úc. Những số liệu được cung cấp cho thấy rằng việc lựa chọn chuyên ngành kinh tế bị ảnh hưởng bởi tính cách sinh viên, sự nhận thức về nghề nghiệp và năng lực về các môn học ở cấp dưới Đại học. Khi nhắc đến ngành học Thương mại điện tử, mọi người sẽ nghĩ những người chọn ngành này là những người giỏi về công nghệ thông tin, các môn toán và tư duy logic, có tính cách trầm và e ngại giao tiếp vì thông thường khi nhắc đến điện tử, mọi người hay nghĩ đến việc làm với máy tính nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số những người chọn học ngành thương mại điện tử lại là nữ, và cũng có những bạn năng động, hoạt bát, thích giao tiếp, có thế mạnh về các môn ngoại ngữ. Ngoài ra sự nhận thức, kỳ vọng về nghề nghiệp (sở thích) của người học cũng là một yếu tố bên trong tác động đến lựa chọn ngành học. Thông thường, các bạn khi đã chọn học ngành Thương mại điện tử sẽ mong muốn được làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty nước ngoài, nhưng cũng có những bạn được định hướng làm trong cơ quan nhà nước có liên quan đến Thương mại điện tử. Một số bạn khi chọn ngành sẽ xác định luôn mục tiêu là làm những vị trí liên quan đến Thương mại điện tử (marketing điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử,…) nhưng cũng có những bạn khi chọn ngành này không xác định cho mình mục tiêu như thế mà có thể làm ở bất kỳ vị trí nào (kế toán, sales, …) miễn là thuộc lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, khi phân vân về ngành học Thương mại điện tử, có rất nhiều học sinh và phụ huynh băn khoăn về việc liệu năng lực, tính cách, sở thích của họ có phù hợp với việc học ngành này không. 2.2.1. Yếu tố đặc điểm của trường đại học Sản phẩm thứ nhất mà học sinh, sinh viên nhận được là chất lượng đào tạo của trường Đại học. Chapman (1981) đã nghiên cứu ra một mô hình lựa chọn trường đại học của các sinh viên tương lai. Mô hình này chính là sự tổng hợp từ các nghiên cứu khác và ông đã tập hợp lại để nghiên cứu ra một mô hình toàn diện và duy nhất. Mô hình của ông cho rằng sự lựa chọn trường Đại học của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Ngoài những đặc điểm cá nhân (yếu tố bên trong) của sinh viên, những ảnh hưởng bên ngoài có thể được chia thành 3 loại: (1) ảnh hưởng của những người quan trọng với sinh viên; (2) các đặc điểm cố định của trường Đại học; và (3) sự truyền thông của trường Đại học đến sinh viên Như vậy, theo mô hình của Chapman, các đặc điểm của trường Đại học, như danh tiếng của trường, môi trường học, các hoạt động, phong trào của Khoa/Viện trường là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường Đại học. Khi chọn ngành học, học sinh sinh viên sẽ phải lẩ chọn môi trường đào tạo ngành học đó, cho nên, chất lượng đào tạo cũng như các chương trình học và các hoạt động, phong trào sinh viên. Vì chất lượng đào tạo ngành phụ thuộc rất lớn vào danh tiếng cũng như thương hiệu của trường. Với những trường có danh tiếng, ngành đó sẽ được đào tạo bởi những giảng viên có 893
  5. uy tín, trường cũng sẽ có những chương trình liên kết chất lượng với các doanh nghiệp, tạo ra cho sinh viên một môi trường học tập năng động và sáng tạo. Ngoài ra, sự truyền thông của nhà trường tới sinh viên cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sinh viên chọn ngành học đó tại trường của mình. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc truyền thông đến học sinh sinh viên của trường Đại học là rất quan trọng. Các trường Đại học hiện nay có rất nhiều hình thức quảng bá tuyển sinh: tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh tại các trường, tổ chức các buổi livestream tư vấn tuyển sinh, đến các trường THPT để quảng bá…Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tác động của truyền thông nhà trường đến cho sinh viên. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thị Kim Loan (2017), nỗ lực giao tiếp của trường đến học sinh (trường đã thực hiện đầy đủ việc đưa thông tin đến học sinh qua phương tiện truyền thông; trường có các hoạt động quảng bá, tư vấn tuyển sinh thực hiện tốt; trường đã có những chuyến tham quan trực tiếp đến các trường THPT) là yếu tố ảnh hưởng thứ hai đến quyết định lựa chọn trường Đại học của học sinh sau yếu tố năng lực, cơ hội của học sinh. Các nghiên cứu quốc tế cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của yếu tố này. Nghiên cứu của Hossler và cộng sự, 1990 chỉ ra tầm quan trọng của các hoạt động quảng bá của các trường Đại học thông qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình đến sự lựa chọn của người học. Sevier (1992) khẳng định rằng việc tổ chức các chuyến thăm khuôn viên trường cho các học sinh THPT là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc thúc đẩy sự lựa chọn trường của các em học sinh. Như vậy, có thể đưa ra giả thuyết đặc điểm của trường Đại học là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học Thương mại điện tử của học sinh, sinh viên Việt Nam. 2.2.3. Yếu tố Đặc điểm của ngành học Sản phẩm thứ hai trong yếu tố sản phẩm mà học sinh sinh viên lựa chọn ở đây là ngành học. Ở Việt Nam, thông thường học sinh sẽ lựa chọn ngành học dựa vào tính chất ngành học (“độ hot”, cơ hội việc làm của ngành học, kiến thức mà ngành học mang lại) và điểm tuyển sinh của ngành. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường” (Nguyễn Minh Hà và cộng sự) đã đưa ra 7 yếu tố tác động đến hành vi chọn trường và chọn ngành của các học sinh THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có yếu tố khả năng đậu vào trường. Ngoài ra, nhân tố “Phù hợp với năng lực học tập” cũng được các bạn học sinh ở cả bốn tỉnh Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu lựa chọn nhiều. Vì theo các em cho biết việc hiểu rõ thực lực của mình sẽ giúp các em chọn ngành học và trường dự thi cho phù hợp là rất quan trọng, điều này góp phần không nhỏ vào việc các em có thể đậu đại học hay không. Thông thường cácem sẽ dựa vào kết quả học tập trong 3 năm ở bậc THPT hoặc kết quả ở các kỳ thi thử Tốt nghiệp THPT. Sau đó các em sẽ so sánh, đối chiếu năng lực của mình và điểm tuyển sinh giữa các trường cũng như giữa các ngành và thông qua đó lựa chọn ngành phù hợp nhất với năng lực học của mình. Vì vậy, điểm tuyển sinh của ngành học là một tiêu chí quan trọng để học sinh tham khảo và lựa chọn ngành học phù hợp với mình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy khi chọn ngành, các bạn học sinh sẽ quan tâm đến “Khả năng có việc làm cao”và độ hot của ngành đó những năm gần đây. Chính vì vậy, tính chất ngành học liên quan đến cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng là một yếu tố được học sinh sinh viên quan tâm. Thương mại điện tử là một ngành học hot khi điểm tuyển sinh ngành này thường thuộc top các trường Đại học , và cũng là ngành mới nên các bạn học sinh sinh viên cho rằng nhân lực về Thương mại điện tử còn khan hiếm, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các bạn sau khi ra trường so với việc chọn những ngành học truyền thống như kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh. 2.2.4. Yếu tố Đặc điểm nghề nghiệp Việc lựa chọn ngành học cũng phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm ngành nghề sau khi ra trường. Đây cũng là một yếu tố trong đặc điểm của sản phẩm. Người học sẽ quan tâm đến các đặc điểm của 894
  6. nghề nghiệp nhưtính chất và môi trường công việc, cơ hội của nghề nghiệp trong tương lai; Tính chất của nghề nghiệp có thể kể đến những yêu cầu của nghề nghiệp có phù hợp với năng lực, sở thích của sinh viên hay không. Ví dụ, có những nghề có tính chất ổn định nhưng cũng có những nghề luôn đòi hỏi tính sáng tạo, thay đổi liên tục. Đặc biệt hơn, người học cũng sẽ quan tâm đến viễn cảnh, cơ hội nghề nghiệp, thu nhập của người làm Thương mại điện tử trong các công ty, tổ chức xã hội. Đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra đặc điểm của nghề nghiệp tác động đến sự lựa chọn ngành học (Phan Hoài Vũ và cộng sự, 2016; Nguyễn Phương Toàn, 2011; Caberera & Lanasa, 2000) 2.2.5. Yếu tố Gia đình và người thân Tiếp tục xét về yếu tố bên ngoài trong mô hình hành vi người tiêu dùng. Theo Philip Kotler, yếu tố bên ngoài được định nghĩa là những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua của khách hàng, bao gồm yếu tố văn hoá (nền văn hoá và nhánh văn hoá; tầng lớp xã hội) và yếu tố xã hội (nhóm tham khảo; gia đình; vai trò địa vị xã hội). Khi xét về yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh viên khi chọn ngành, yếu tố nhóm tham khảo và gia đình có sự tác động rõ rệt đến học sinh, sinh viên. Sản phẩm lựa chọn ở đây là giáo dục, cho nên yếu tố văn hoá (nền văn hoá và nhánh văn hoá; tầng lớp xã hội) và yếu tố vai trò địa vị xã hội sẽ không ảnh hưởng đến lựa chọn ngành. Nhóm tham khảo trong trường hợp này có thể kể đến bạn bè, người thân, thầy cô. Gia đình sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn ngành học của học sinh vì hoàn cảnh , trình độ của các thành viên gia đình sẽ tác động đến nhận thức, hiểu biết về ngành nghề của các em. Đã có những nghiên cứu trên thế giới chỉ ra sự tác động của yếu tố này và kết quả đưa ra không giống nhau ở các nghiên cứu. Nghiên cứu của Cohen và Hanno (1993), đã phát hiện ra rằng các bậc cha mẹ, thầy cô và bạn bè nhìn chung không ảnh hưởng đến quyết định của học sinh. Ngoài ra, Sharifah và Tinggi (2013) khẳng định rằng cha mẹ không ảnh hưởng đến quyết định của học sinh trong việc chọn ngành. Ngược lại, các nghiên cứu khác lại cho rằng các thành viên gia đình và bạn bè, thầy cô có sức ảnh hưởng nhất định. Ví dụ, Mazzarol và Soutar (2002) đã đưa ra kết luận rằng các thành viên gia đình, đồng nghiệp và cố vấn có thể có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của ngành học chính được lựa chọn. Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton với đề tài “Các yếu tố và động lực ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của sinh viên” đã kết luận rằng gia đình và nhà trường đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến lựa chọn ngành nghề của học sinh. Giáo viên trong quá trình giảng dạy có thể xác định những năng khiếu của từng học sinh và qua đó tư vấn hướng nghiệp cho các em. Phụ huynh có ảnh hưởng rất lớn khi hỗ trợ các em trong việc tìm hiểu thông tin các ngành và định hướng cho các em phù hợp với hoàn cảnh, mong muốn của gia đình. Nhất là ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của gia đình, thầy cô đến học sinh là rất lớn. Văn hoá Việt Nam rất chú trọng đến truyền thống gia đình, do đó lời khuyên từ bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của học sinh sinh viên. Vì vậy, yêú tố bên ngoài bao gồm lời khuyên từ gia đình, bạn bè và người thân được đưa ra để phân tích mức độ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành thương mại điện tử của học sinh sinh viên. 2.2.5. Yếu tố Đặc điểm xã hội Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nhu cầu xã hội cũng như thông tin việc làm trên thị trường là những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của học sinh, sinh viên. Tại Việt Nam, mục đích của việc chọn ngành học luôn là cơ hội việc làm cao, sau khi ra trường có thể tìm được một công việc . Do vậy, những thông tin về nghề nghiệp cũng như nhu cầu lao động luôn có tác động đến việc lựa chọn ngành . Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác động của yếu tố “Đặc điểm xã hội” đến việc lựa chọn ngành nghề. (Linda, 2006; Abu, 2010) 895
  7. 2.3. Khung phân tích Từ những lược sử nghiên cứu trên, tác giả đưa ra mô hình 6 nhân tố tác động đến việc lựa chọn ngành Thương mại điện tử của học sinh, sinh viên. – Giả thuyết H1: Đặc điểm cá nhân của người học (năng lực, sở thích, tính cách) ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành – Giả thuyết H2: Đặc điểm của trường Đại học (năng lực đào tạo, hoạt động quảng bá tuyển sinh) ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành – Giả thuyết H3: Đặc điểm của ngành học(điểm xét tuyển; tính chất của ngành học) ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành – Giả thuyết H4: Đặc điểm của nghề nghiệp (cơ hội của nghề nghiệp trong tương lai; tính chất và môi trường nghề nghiệp) ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành – Giả thuyết H5: Gia đình và người thân (gia đình,thầy cô, bạn bè, người thân) ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành – Giả thuyết H6: Xã hội (thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu lao động TMĐT của xã hội) ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính đưa ra giả thuyết về mô hình 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành Thương mại điện tử. Phương pháp định lượng khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng khảo sát gồm 1 biến phụ thuộc (Quyết định lựa chọn ngành Thương mại điện tử) và 6 biến độc lập, 24 biến quan sát. Dữ liệu được xử lý bằng công cụ SPSS với các kỹ thuật như kiểm định độ tin cậy của thang đo, xác định hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, xây dựng và phân tích mô hình hồi quy bội để phân tích dữ liệu. Kết quả thu thập được 261 mẫu, gồm các sinh viên ngành Thương mại điện tử ở các trường Đại học như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học thương mại, Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh,… Nội dung của mục này gồm ba phần chính. Trước tiên, là phần mô tả mẫu khảo sát, kế đến là kết quả kiểm định thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Cuối cùng là kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. a) Mô tả mẫu: Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được phỏng vấn: Bảng 1: Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người phỏng vấn Phân bố mẫu theo Số lượng % trong mẫu Giới tính Nữ 75 28.7 Nam 184 70.5 Khác 2 0.8 896
  8. Bảng 2: Phân bố mẫu theo niên học Phân bố mẫu theo Số lượng % trong mẫu Đã ra trường 5 1.9 Năm 1 102 39.1 Năm 2 138 52.9 Năm 3 8 3.1 Năm 4 8 3.1 Total 261 100.0 b) Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Tiêu chí để đánh giá độ tin cậy thang đo: – Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.4. – Chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Chuẩn chủ quan”: Bảng 3: Độ tin cậy thang đo “Chuẩn chủ quan” STT Các yếu tố Hệ số Cronbach’s Alpha 1 Yếu tố cá nhân 0.892 2 Yếu tố đặc điểm trường Đại học 0.874 3 Yếu tố đặc điểm ngành học 0.824 4 Yếu tố đặc điểm nghề nghiệp 0.894 5 Yếu tố về gia đình người thân 0.603 6 Yếu tố về đặc điểm xã hội 0.790 Cronbach’s Alpha của thang đo đều lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha. Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. c) Phân tích nhân tố khám phá – EFA 897
  9. Bảng 4: Các biến quan sát độc lập được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập Yếu tố Mã Diễn giải Yếu tố cá nhân Các yếu tố cá nhân (sở thích, tính cách, năng lực) có ảnh hưởng đến canhan1 lựa chọn ngành TMĐT của bạn Ngành học TMĐT phù hợp với sở thích của bạn là tiêu chí để chọn Canhan2 ngành Ngành học TMĐT phù hợp với tính cách của bạn là tiêu chí để chọn Canhan3 ngành Ngành học TMĐT phù hợp với năng lực của bạn là tiêu chí để chọn Canhan4 ngành Yếu tố đặc điểm daihoc1 Các đặc điểm trường Đại học (danh tiếng, chất lượng đào tạo, hoạt trường Đại học động quảng bá) có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn daihoc2 Danh tiếng của trường Đại học có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn daihoc3 Chất lượng đào tạo của trường đại học có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn daihoc4 Hoạt động quảng bá của trường đại học có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn Yếu tố về Đặc nganhhoc1 Các đặc điểm ngành học (điểm chuẩn, tính chất, kiến thức) có ảnh điểm ngành học hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nganhhoc2 Điểm chuẩn của ngành các năm có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nganhhoc3 Tính chất của ngành học (ngành học mới, nhiều cơ hội) có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nganhhoc4 Kiến thức ngành học mang lại có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn Yếu tố "Đặc điểm nghenghiep1 Các đặc điểm nghề nghiệp (tính chất,môi trường, cơ hội) có ảnh hưởng nghề nghiệp" đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nghenghiep2 Tính chất nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nghenghiep3 Môi trường nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nghenghiep4 Cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn Yếu tố về gia đình nguoithan1 Gia đình có ảnh hưởng đếnlựa chọn ngành TMĐT của bạn và người thân nguoithan2 Người thân có ảnh hưởng đếnlựa chọn ngành TMĐT của bạn nguoithan3 Bạn bè có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nguoithan4 Thầy cô có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn 898
  10. Yếu tố về Đặc xahoi1 Các đặc điểm xã hội (thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu lao động, xu điểm xã hội hướng xã hội ) có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn xahoi2 Thông tin về nghề nghiệp có ảnh hưởng đếnlựa chọn ngành TMĐT của bạn xahoi3 Nhu cầu lao động thương mại điện tử có ảnh hưởng đếnlựa chọn ngành TMĐT xahoi4 Xu hướng phát triển của xã hội có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn Thực hiện phân tích nhân tố đối với 24 biến quan sát độc lập. Các thông tin từ việc phân tích nhân tố EFA cho biết: Bảng 5: Kiểm định KMO và Barlett’s Kiểm định KMO và Barlett’s Chỉ số KMO .815 Kiểm định Barlett’s 3233.948 df 253 Sig. .000 Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.815 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s là 3233.948 với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0.000 < 0.05 (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị bác bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax: Bảng 6: Bảng eigenvalues và phương sai trích Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Component Total % of Variance Cumulative% Total % of Cumulative% Variance 1 6.084 26.453 26.453 6.084 26.453 26.453 2 2.759 11.997 38.450 2.759 11.997 38.450 3 2.484 10.799 49.249 2.484 10.799 49.249 4 2.110 9.175 58.424 2.110 9.175 58.424 5 1.616 7.026 65.450 1.616 7.026 65.450 6 1.441 6.263 71.713 1.441 6.263 71.713 … 899
  11. Kết quả cho thấy 24 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 06 nhóm. – Giá trị tổng phương sai trích = 71.713% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 06 nhân tố này giải thích 71.713% biến thiên của dữ liệu. – Giá trị hệ số Eigenvalues của các nhân tố đều cao (>1), nhân tố thứ 6 có Eigenvalues (thấp nhất) = 1.441 > 1. Bảng 7: Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Principal Varimax Component 1 2 3 4 5 6 canhan1 .866 canhan2 .849 canhan3 .828 canhan4 .785 nghenghiep1 .909 nghenghiep3 .808 nghenghiep2 .806 nghenghiep4 .765 daihoc2 .884 daihoc3 .832 daihoc1 .815 daihoc4 .774 nganhhoc1 .836 nganhhoc2 .823 nganhhoc3 .785 nganhhoc4 .720 xahoi3 .855 xahoi2 .799 xahoi4 .723 xahoi1 .695 nguoithan3 .836 nguoithan2 .817 nguoithan1 .779 900
  12. Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc: Biến quan sát nguoithan4 của khái niệm “Gia đình và Người thân” là “Thầy cô có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn” có hệ số tải nhân tố < 0.5, không đảm bảo được độ hội tụ với các biến còn lại trong thang đo sẽ bị loại bỏ. Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s: Bảng 8: Kiểm định KMO và Barlett’s đối với biến phụ thuộc Kiểm định KMO và Barlett’s Chỉ số KMO .714 Kiểm định Barlett’s 297.371 df 3 Sig. .000 Hệ số KMO = 0.714> 0.5: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Barlett’s là 297.371với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05, (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể) như vậy giả thuyết về mô hình nhân tố là không phù hợp và sẽ bị bác bỏ, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả cho thấy 3 biến quan sát ban đầu được nhóm thành 1 nhóm. – Giá trị tổng phương sai trích = 74.705% > 50%: đạt yêu cầu; khi đó có thể nói rằng 1 nhân tố này giải thích 74.705% biến thiên của dữ liệu. – Giá trị hệ số Eigenvalues của nhân tố lớn hơn 1. d) Khẳng định mô hình nghiên cứu Kết quả phân tích ở trên cho thấy các biến quan sát được phân biệt thành 6 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc. Trong đó biến độc lập Yếu tố về gia đình và người thân (trong mô hình nghiên cứu đề xuất) bị loại 1 biến quan sát đó là nguoithan4, ngoài ra các biến độc lập còn lại trong mô hình được giữ nguyên. Do đó có thể nói kết quả phân tích nhân tố là phù hợp với mô hình nghiên cứu đã đề xuất ban đầu. Bảng 9: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Yếu tố Mã Diễn giải Yếu tố cá canhan1 Các yếu tố cá nhân (sở thích, tính cách, năng lực) có ảnh hưởng đến lựa chọn nhân ngành TMĐT của bạn Canhan2 Ngành học TMĐT phù hợp với sở thích của bạn là tiêu chí để chọn ngành Canhan3 Ngành học TMĐT phù hợp với tính cách của bạn là tiêu chí để chọn ngành Canhan4 Ngành học TMĐT phù hợp với năng lực của bạn là tiêu chí để chọn ngành Yếu tố đặc daihoc1 Các đặc điểm trường Đại học (danh tiếng, chất lượng đào tạo, hoạt động quảng điểm bá) có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn 901
  13. trường Đại daihoc2 Danh tiếng của trường đại học có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của học bạn daihoc3 Chất lượng đào tạo của trường đại học có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn daihoc4 Hoạt động quảng bá của trường đại học có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn Yếu tố về nganhhoc1 Các đặc điểm ngành học (điểm chuẩn, tính chất, kiến thức) có ảnh hưởng đến Đặc điểm lựa chọn ngành TMĐT của bạn ngành học nganhhoc2 Điểm chuẩn của ngành các năm có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nganhhoc3 Tính chất của ngành học (ngành học mới, nhiều cơ hội) có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nganhhoc4 Kiến thức ngành học mang lại có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn Yếu tố nghenghiep1 Các đặc điểm nghề nghiệp (tính chất,môi trường, cơ hội) có ảnh hưởng đến lựa nghiệp chọn ngành TMĐT của bạn đặc điểm nghenghiep2 Tính chất nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn nghenghiep3 Môi trường nghề nghiệp ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn có nghenghiep4 Cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn Yếu tố về nguoithan1 Gia đình có ảnh hưởng đếnlựa chọn ngành TMĐT của bạn gia đình và nguoithan2 Người thân có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn người thân nguoithan3 Bạn bè có ảnh hưởng đếnlựa chọn ngành TMĐT của bạn Yếu tố về xahoi1 Các đặc điểm xã hội (thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu lao động, xu hướng xã Đặc điểm hội ) có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn xã hội xahoi2 Thông tin về nghề nghiệp có ảnh hưởng đếnlựa chọn ngành TMĐT của bạn xahoi3 Nhu cầu lao động thương mại điện tử có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT xahoi4 Xu hướng phát triển của xã hội có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn e) Kiểm định hệ số tương quan Pearson Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy (giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0). 902
  14. Các biến độc lập canhan, daihoc, nganhhoc, nghenghiep, nguoithan, xahoi, có tương quan với quyết định lựa chọn ngành và do đó sẽ được đưa vào mô hình để giải thích cho quyết định Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy một số biến độc lập có sự tương quan với nhau. Do đó khi phân tích hồi quy cần phải chú ý đến vấn đề đa cộng tuyến. f) Kiểm định giả thuyết: Ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng thành phần tác động đến xu hướng sử dụng. Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 6 biến độc lập canhan, daihoc, nganhhoc, nghenghiep, nguoithan, xahoi và một biến phụ thuộc quyetdinh. Phân tích được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể của các biến (Enter) với phần mềm SPSS 16.0. Kết quả hồi quy thu được như sau: Bảng 10. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients t Sig. Statistics Model B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -.743 .203 -3.666 .000 canhan .172 .031 .230 5.511 .000 .760 1.316 daihoc .193 .029 .274 6.786 .000 .815 1.227 nganhhoc .181 .045 .160 4.056 .000 .850 1.176 nghenghiep .273 .045 .267 6.116 .000 .699 1.431 nguoithan .168 .042 .159 4.032 .000 .856 1.168 xahoi .251 .037 .262 6.709 .000 .873 1.146 Model Summary Model R R Square Adjusted R Std. Error of Square the Estimate 1 .814a .663 .655 .43546 a. Predictors: (Constant), xahoi, daihoc, nguoithan, nganhhoc, canhan, nghenghiep ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 94.657 6 15.776 83.195 .000a Residual 48.166 254 .190 Total 142.823 260 a. Predictors: (Constant), xahoi, daihoc, nguoithan, nganhhoc, canhan, nghenghiep b. Dependent Variable: quyetdinh Từ phân tích trên ta thấy, cả 6 yếu tố đều có ý nghĩa về mặt thống kê. (P_value = 0% < 5%). Từ kết quả hồi quy ta cũng thấy, Adjusted R2mẫu = 0.655 là ở mức cao. Điều này cho thấy mồ hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 65.5%, tức là các biến độc lập giải thích 903
  15. 2 được 65.5% biến thiên của biến phụ thuộc dự định mua hàng. Với giả thuyết H0: R tổng thể = 0, kết quả phân tích hồi quy cho ta F = 83.195 với p_value = 0.000. Do đó, ta hoàn toàn có thể bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể. Đo lường đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến là nhỏ. Do đó, hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy. Dựa theo kết quả nghiên cứu ở trên, có thể kết luận rằng cả 6 yếu tố, đó là yếu tố cá nhân, trường Đại học, đặc điểm ngành học, đặc điểm nghề nghiệp, yếu tố gia đình người thân và yếu tố xã hội đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Thương mại điện tử. Trong đó, yếu tố đặc điểm nghề nghiệp (tính chất, môi trường, cơ hội nghề nghiệp) ảnh hưởng nhiều nhất (b=0.273). Điều này phù hợp với xã hội Việt Nam khi mục đích lựa chọn ngành học của đa số sinh viên là dựa vào cơ hội nghề nghiệp. Trong đó yếu tố môi trường việc làm, tính chất công việc và cơ hội việc làm đều được đánh giá cao. 141/261 (54%) người được hỏi cho rằng “Môi trường làm việc của nghề Thương mại điện tử được tiếp xúc nhiều người, năng động, sạch sẽ”. Điều đó chứng tỏ sinh viên đề cao môi trường làm việc, đồng nghiệp và những kiến thức được học hỏi từ xung quanh. 227/261 (86,9%) người được khảo sát cho rằng Người làm nghề Thương mại điện tử đòi hỏi tính sáng tạo, bắt kịp xu hướng. Mặc dù chỉ có 25,6% người được hỏi cho rằng “Người làm nghề Thương mại điện tử có vị trí, chỗ đứng trong các cơ quan, doanh nghiệp”, nhưng thực tế theo bảng phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc (bảng 1.7) thì biến quan sát nghenghiep4 (Cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng đến lựa chọn ngành TMĐT của bạn) vẫn có hệ số tải nhân tố > 0.5. Điều đó chứng tỏ sinh viên hiểu rằng những người làm Thương mại điện tử hiện nay chưa thể có ngay vị trí cao trong công ty nhưng tiềm năng trong tương lai thì người làm Thương mại điện tử sẽ nắm vai trò quan trọng trong các tổ chức doanh nghiệp. Yếu tố xã hội (thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu lao động, xu hướng xã hội) có ảnh hưởng thứ hai đến lựa chọn ngành Thương mại điện tử của sinh viên. Điều này cũng phù hợp với tâm lý chọn ngành nghề của sinh viên Việt Nam, khi nhu cầu xã hội tăng thì tỷ lệ chọn ngành cũng sẽ cao hơn. Có 140/261 (53,6%) người được hỏi cho rằng ngành Thương mại điện tử luôn được sự đầu tư, quan tâm từ doanh nghiệp và xã hội (nhu cầu lao động). Có 140/261 (53,6%) người cho rằng họ chọn ngành theo xu hướng xã hội. Yếu tố đặc điểm trường Đại học, yếu tố đặc điểm ngành học, yếu tố cá nhân lần lượt xếp thứ ba,thứ tư và thứ năm trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành. Yếu tố gia đình và người thân xếp cuối cùng trong các nhân tố có ảnh hưởng và chỉ có 3 biến quan sát phù hợp đó là gia đình, người thân, bạn bè, còn biến quan sát là thầy cô có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành bị loại. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã chỉ ra 6 yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên ngành Thương mại điện tử. đó là yếu tố đặc điểm nghề nghiệp (tính chất công việc, môi trường công việc, cơ hội nghề nghiệp), yếu tố xã hội (thông tin dự báo nghề nghiệp, nhu cầu lao đông, xu hướng xã hội), yếu tố đặc điểm trường Đại học (danh tiếng, chất lượng đào tạo, hoạt động quảng bá), đặc điểm ngành học (điểm chuẩn, tính chất, kiến thức), yếu tố về cá nhân (năng lực, sở thích, tính cách), yếu tố gia đình người thân (gia đình, bạn bè, người thân). Kết quả của nghiên cứu nhìn chung phù hợp với tâm lý chung của phụ huynh và học sinh Việt Nam khi chọn ngành nghề tương lai cho mình. 904
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. David.W.Chapman (1981), A model of student college choice, The joural of Higher Education. 2. Philip Kotler, Kevin Lane Keller. Quản trị tiếp thị. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội; 2013. p. 168-95. 3. ThS. Tạ Minh Châu (2013), “Đào tạo Nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam”, tạp chí Phát triển và Hội nhập 4. Cabrera, A.F. &Lanasa , S.M. (2000), “Understanding the college choice process”, New Directions for Institutional Research, 2000(107) 5. The Economist, 2019. “Việt Nam có hệ thống giáo dục dân lập tăng trưởng nhanh nhất thế giới” 6. https://cafebiz.vn/the-economist-viet-nam-co-he-thong-giao-duc-dan-lap-tang-truong- nhanh-nhat-the- gioi-20190422191010416.chn 7. Hoàng Thị Thúy, 2019. “Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 905
nguon tai.lieu . vn