Xem mẫu

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ  CỦA DOANH NGHIỆP Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, môi trường bên ngoài tác động trực tiếp đến   sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Môi trường pháp lí: Môi trường pháp lí bao gồm các luật và các văn bản dưới luật. Mọi quy định về kinh doanh   đều tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường pháp lí tạo ra  sân chơi để  các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp  tác lẫn nhau. Mọi định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở  các  luật định của Nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động dưới sự  định hướng của Nhà nước   thông qua các luật định. Do vậy, hoạt động đầu tư  của doanh nghiệp trong mỗi thời kì hoạt   động nên dựa trên quy định của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế  của đất nước để đề ra phương hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu đầu tư  xây dựng cơ  bản là rất lớn, do vậy Nhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn   bản pháp luật tạo có tính chất thông thoáng hoặc  ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng  trong nước có nhiều điều kiện để  phát triển. Đây chính là một thuận lợi rất lớn mà môi  trường pháp lí mang lại cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như  công ty cổ  phần tư  vấn xây dựng Sông Đà. Tuy nhiên, chính môi trường pháp lí đôi khi vẫn còn có   những hiện tượng quan liêu, chồng chéo lên nhau cộng với sự tha hoá của một số cán bộ làm   công tác quản lí Nhà nước đã trở thành rào cản rất lớn đối với quá trình giải ngân vốn đầu tư  hoặc giải phóng mặt bằng xây dựng làm cho các công ty xây dựng nhiều khi bị ứ đọng vốn  tại các công trình, tạo ra sự thất thoát lớn về vốn. Đây chính là những điều kiện bất lợi mà   môi trường pháp lí có thể gây ra cho các công ty xây dựng, vấn đề  này cần phải được giải  
  2. quyết sớm thì mới tạo sức hút đầu tư  đối với các nhà đầu tư  xây dựng và các công ty xây  dựng nói riêng. Môi trường kinh tế: Các nhân tố kinh tế có vai trò quyết định trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanhvà ảnh  hưởng tới hoạt động tiêu thụ  của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế  là một nhân tố  quan   trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động đầu   tư nói riêng. Môi trường kinh tế vừa tạo ra các cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, vừa   có thể là nhân tố đầu tiên và chủ yếu trong việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nếu   định hướng và hoạt động của doanh nghiệp không tuân theo quy luật phát triển của nó. Đây   chính là nhân tố tác động trực tiếp nhất đến định hướng kinh doanh và phát triển của doanh   nghiệp. Do đó, khi đưa ra một chiến lược đầu tư  cho doanh nghiệp mình, các nhà lãnh đạo  doanh nghiệp đều phải phân tích kĩ càng các biến động của môi trường kinh tế  mà doanh   nghiệp mình tham gia. Môi trường khoa học công nghệ: Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới làm cho các doanh nghiệp sản   xuất kinh doanh ngày càng phải đầu tư  thay đổi mới công nghệ  mới. Sự  thay đổi nhanh   chóng đó đã làm cho tuổi thọ của các thiết bị kĩ thuật ngày càng phải rút ngắn do công nghệ  kĩ thuật của chúng theo thời gian ngày càng không đáp ứng đáp ứng được với đòi hỏi của thị  trường và thời đại. Vì vậy trong định hướng đầu tư của doanh nghiệp phải có sự suy xét chu  đáo, lựa chọn các loại máy móc sao cho vừa phù hợp với trình độ  phát triển và yêu cầu của  thời đại vừa phù hợp với kế hoạch phát triển và ngân sách đầu tư có thể cho phép của doanh   nghiệp. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong:
  3. Lực lượng lao động bên trong công ty: Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố con người ngày   càng trở  nên quan trọng, là nhân tố  đảm bảo sự  thành công của đơn vị. Các doanh nghiệp   muốn thành công thì cùng với sự đầu tư về máy móc thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư  cho yếu tố con người. Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố  con người cũng luôn là nhân tố  quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ  khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ  nhân lực cho phù hợp với trang thiết bị  hiện đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở  lên quan   trọng hơn hết. Do đó, trong chiến lược đầu tư của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố con  người cũng phải được đưa lên hàng đầu. Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào tạo nâng   cao trình độ của cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần phải xây  dựng các chính sách, đề ra các biện pháp thu hút nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp.  Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách đãi ngộ , thưởng phạt rõ ràng đối với  người lao động để  họ  gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa  cho sự  phát triển của doanh   nghiệp. Khách hàng: Cùng với sự  tăng trưởng mạnh mẽ  của nền kinh tế, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp  ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành khách hàng­ nhân tố quyết định đến doanh thu của  bất kì một doanh nghiệp nào. Trong chính sách đầu tư của các doanh nghiệp, đầu tư mở rộng   thị  trường, chế độ  chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình  luôn được chú trọng đầu tư phát triển. Đối với bất kì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh   nào, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trở thành nhân tố quyết định sự sống còn của chính   doanh nghiệp. Vì vậy, khách hàng chính là một nhân tố   ảnh hưởng trực tiếp đến các kế  hoạch đầu tư của doanh nghiệp, là nhân tố định hướng cho việc đầu tư của doanh nghiệp.
  4. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh   nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với thời gian   và sự  phát triển mạnh mẽ  của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ  sở  vật chất của doanh   nghiệp cũng ngày càng bị  mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để  chế  tạo ra các sản   phẩm phù hợp với nhu cầu của thời đại. Do đó, doanh nghiệp muốn mở  rộng sản xuất và  hiện đại hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả  việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh   doanh. Các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: Trong một môi trường kinh tế  phát triển mạnh và luôn biến động như  hiện nay, các doanh   nghiệp luôn luôn bị đe doạ bởi các nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường kinh tế, doanh nghiệp nào  biết cách làm chủ những biến động đó thì sẽ hoạt động an toàn hơn và có nhiều cơ  hội tồn  tại, phát triển hơn so với các doanh nghiệp khác. Việc xây dựng các kế hoạch, mục tiêu phát   triển của các doanh nghiệp chính là phương thức hữu hiệu để  loại bỏ  bớt các yêú tố  rủi ro   do môi trường kinh tế đem lại. Vì vậy, bất kì doanh nghiệp nào đi vào hoạt động đều có các  mục tiêu, chiến lược và các định hướng phát triển, chúng là nhân tố  chủ  quan chính  ảnh   hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp  trong từng thời kì tác động đến việc đầu tư  của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư  phải dựa   vào định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là cơ  sở cho việc đầu tư  của doanh   nghiệp, các kế hoạch đầu tư được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển, các kế hoạch đầu   tư chính là việc hiện thực hoá dần các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. Đặc điểm về quản trị doanh nghiệp: Đội ngũ các nhà quản trị  mà đặc biệt là các nhà quản trị  cấp cao lãnh đạo doanh nghiệp có   vai trò quan trọng đối với sự  thành đạt của doanh nghiệp. Các nhà quản trị  là người hoạch  
  5. định chính sách, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong từng thời kì khác nhau, do vậy   phẩm chất và năng lực của các nhà quản trị có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động  đầu tư của doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào phần lớn  đặc điểm quản trị doanh nghiệp của các nhà quản trị.
nguon tai.lieu . vn