Xem mẫu

  1. CÁC TÍNH TOÁN KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BƯU CHÍNH TS. NGUYỄN THỊ MINH AN Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tóm tắt: Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp bưu chính có ý nghĩa quan trọng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tránh lãng phí lao động, tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị. Như vậy, trong môi trường cạnh tranh và hội nhập việc tổ chức sản xuất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp bưu chính nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng và giá thành dịch vụ. Bài báo nghiên cứu các tính toán kinh tế – kỹ thuật liên quan đến tổ chức quá trình sản xuất bưu chính. Thực hiện tốt các tính toán kinh tế – kỹ thuật này sẽ góp phần đảm bảo cho công tác tổ chức sản xuất bưu chính hợp lý và khoa học. Summary: Organizing a production process plays a vital role for postal enterprises, helping them save resources, such as raw materials, labour and utilize machinery at max. output. Hence, in the economic environment of global integration and competition, efficient management of production process allows postal enterprises to provide services with good quality and low costs, thereby improving their competitiveness and the efficiency of their business operation. This paper introduces some technical and economic indicators related to postal CT 2 operation. Sound calculation of these indicators will significantly help postal firms ensure a production process that is suitably and scientifically organized. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệm vụ của công tác tổ chức quá trình sản xuất bưu chính là đảm bảo khả năng lưu thoát tải trọng với chi phí nhỏ nhất. Để thực hiện nhiệm vụ trên, việc tổ chức quá trình sản xuất bưu chính phải căn cứ vào các tính toán kinh tế – kỹ thuật chi tiết. Các dữ liệu ban đầu phục vụ cho việc tính toán kinh tế – kỹ thuật bao gồm: - Dữ liệu về tải trọng, cơ cấu và phân bố tải trọng theo thời gian; - Quy trình tác nghiệp ; - Các định mức chất lượng, định mức khai thác và định mức sử dụng thiết bị; - Các đặc tính khai thác – kỹ thuật của phương tiện thiết bị kỹ thuật.
  2. Sau đây là một số tính toán kinh tế – kỹ thuật chủ yếu phục vụ cho công tác tổ chức quá trình sản xuất bưu chính. II. CÁC TÍNH TOÁN KINH TẾ – KỸ THUẬT CHỦ YẾU 1. Tải trọng thực tế Một trong những đặc điểm đặc thù của sản xuất bưu chính là tải trọng không đồng đều theo các giờ trong ngày, các ngày trong tuần và các tháng trong năm. Việc nghiên cứu sự dao động của tải trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tổ chức quá trình sản xuất. Căn cứ vào sự dao động của tải trọng theo các giờ trong ngày có thể bố trí ca làm việc của công nhân cũng như vận hành máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển. Nghiên cứu sự dao động của tải trọng theo các ngày trong tuần cho phép xây dựng lịch làm việc và bố trí ngày nghỉ trong tuần cho công nhân. Nghiên cứu tính mùa vụ của tải trọng là điều kiện không thể thiếu để tính toán phương tiện vận chuyển và tổ chức hoạt động vận chuyển, xây dựng kế hoạch nghỉ phép cho công nhân. Mức độ dao động của tải trọng theo các giờ trong ngày được đặc trưng bằng hệ số tập trung, được xác định theo công thức sau: Qg.i K ttr.g.i = Qng Kttr.g.i – Hệ số tập trung tải trọng của giờ thứ i trong ngày đêm; Qg.i – Tải trọng giờ thứ i trong ngày đêm; CT 2 Qng - Tải trọng của cả ngày đêm. Trong thực tế, hệ số tập trung tải trọng vào giờ có tải trọng lớn nhất có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bưu chính, hệ số này được xác định theo công thức sau : Q g . max = K ttr . g . max Q ng Qg.max – Tải trọng của giờ có tải trọng lớn nhất trong ngày Nếu tại 1 nơi làm việc tiến hành khai thác một số loại bưu gửi khác nhau thì hệ số tập trung tải trọng được xác định căn cứ vào chi phí thời gian khai thác của các bưu gửi theo công thức sau : Q 1 . g .i t 1 + Q 2 . g . i t 2 + ... + Q n . g . i t n K ttr . g .i = Q 1 . ng t 1 + Q 2 . ng t 2 + ... + Q n . ng t n Q1,2,...n.g.i - Tải trọng giờ thứ i của bưu gửi loại 1, 2,..., n ; t1,2,...,n - Định mức thời gian xử lý 1 bưu gửi loại 1, 2,..., n.
  3. Hệ số không đồng đều của tải trọng theo các giờ trong ngày đêm được xác định theo công thức sau: Q g .i K g .i = Qg Kg.i – Hệ số không đồng đều của tải trọng ở giờ thứ i trong ngày đêm; Q - Tải trọng trung bình giờ trong ngày đêm g Hệ số không đồng đều của tải trọng theo các ngày trong tuần được xác định theo công thức sau: Q ng . i = K ng . i Q ng Kng.i - Hệ số không đồng đều của tải trọng ở ngày thứ i trong tuần; Q - Tải trọng trung bình ngày trong tuần. ng Hệ số không đồng đều của tải trọng theo các tháng trong năm được xác định theo công thức sau: Q th . i = K th . i Q th CT 2 Kth.i - Hệ số không đồng đều của tải trọng ở tháng thứ i trong năm; Q - Tải trọng trung bình tháng trong năm. th 2. Tải trọng kế hoạch và tải trọng tính toán a. Tải trọng kế hoạch Tải trọng kế hoạch là lượng tải trọng được xác định theo kế hoạch tương ứng với từng khoảng thời gian (năm, quý, tháng, ngày). Tải trọng trung bình ngày của kỳ kế hoạch ( QKHng) được xác định theo công thức sau: =Q Q H KHng ng KH Tải trọng kế hoạch của giờ thứ i trong ngày đêm (QKHg.i) được xác định theo công thức sau: Q KHg .i = Q KHng K ttr .g.i Tải trọng kế hoạch của ngày thứ i trong tuần (QKHng.i) được xác định theo công thức sau: Q KHng .i = Q KHng K ng .i
  4. b. Tải trọng tính toán - giờ Tải trọng tính toán – giờ là tải trọng trung bình giờ được xác định căn cứ vào lượng tải trọng của một khoảng thời gian hoặc một số giờ trong ngày có thể xử lý được. Khoảng thời gian trong đó tải trọng cần được xử lý được xác định đối với các bưu gửi đi và quá giang có tính đến thời gian xuất phát của tàu hoả, máy bay, các phương tiện vận chuyển khác và tải trọng thực tế theo các giờ trong ngày đêm, còn đối với bưu gửi đến – cần tính đến thời hạn phát và tải trọng thực tế theo các giờ trong ngày đêm. Tải trọng tính toán - giờ là cơ sở để xác định số lượng lao động và máy móc thiết bị cần thiết. Tải trọng tính toán - giờ được xác định theo công thức sau: Q KH = Q tinhtoan −g T Qtinhtoan-g - Tải trọng tính toán – giờ cho khoảng thời gian cụ thể trong ngày; QKH – Tải trọng kế hoạch của 1 khoảng thời gian cụ thể trong ngày; T - Khoảng thời gian các bưu gửi cần phải được xử lý xong. 3. Các hình thức tổ chức quá trình sản xuất và tính toán độ dài chu kỳ sản xuất Thông thường trong doanh nghiệp bưu chính áp dụng hai hình thức tổ chức quá trình sản xuất, đó là hình thức nối tiếp và hình thức song song – nối tiếp . CT 2 Trong hình thức nối tiếp, mỗi công đoạn khai thác chỉ được bắt đầu khi công đoạn trước đó kết thúc (xem hình 1). Độ dài thời gian, phút Công đoạn 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 Xử lý sơ bộ Huỷ tem Chia chọn Đóng gói, buộc túi Hình 1. Sơ đồ khai thác thư theo hình thức nối tiếp m ∑t Độ dài chu kỳ sản xuất trong hình thức này được xác định như sau: TCK − NT = i i =1
  5. ti – Thời gian của mỗi công đoạn m – Số công đoạn Hình thức nối tiếp thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có lượng tải trọng, số lao động và chi phí cho xử lý bưu gửi không lớn và có khả năng xử lý toàn bộ lượng tải trọng trong thời hạn quy định. Như vậy, tại một nơi làm việc có thể thực hiện toàn bộ hoặc một số công đoạn của quá trình xử lý bưu gửi. Trong hình thức song song – nối tiếp, mỗi công đoạn được thực hiện đan xen với công đoạn trước (xem hình 2). Độ dài chu kỳ sản xuất của hình thức song song – nối tiếp được xác định như sau m −1 TCK −SSNT = ∑ α i + t CC i =1 αi - Khoảng thời gian công đoạn sau bắt đầu sau công đoạn trước; tCC – Thời gian thực hiện công đoạn cuối cùng. Hình thức song song – nối tiếp có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp bưu chính có tải trọng lớn và mỗi công đoạn khai thác được thực hiện ở nơi làm việc riêng. Trong hình thức này cần phải xác định αi và thời gian của mỗi công đoạn sao cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Độ dài thời gian, phút CT 2 Công đoạn 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Xử lý sơ bộ α1 Huỷ tem α2 Chia chọn chung α3 Chia chọn chi ế α4 Đóng gói, buộc Hình 2. Sơ đồ khai thác thư theo hình thức song song - nối tiếp 4. Tổ chức và tính toán số chỗ làm việc và số thiết bị Chỗ làm việc bao gồm: - Thiết bị máy móc chính dùng để hoàn thành công đoạn sản xuất; - Thiết bị và dụng cụ bổ trợ; - Diện tích dành cho thiết bị và công nhân làm việc và khoảng không gian cần thiết đảm bảo cho chỗ làm việc.
  6. Căn cứ vào lượng tải trọng và hệ thống khai thác bưu gửi có thể tổ chức các chỗ làm việc chuyên môn hoá hoặc chỗ làm việc tổng hợp. Các dữ liệu ban đầu dùng để tính toán số chỗ làm việc bao gồm: - Lượng tải trọng tính toán cho mỗi công đoạn - Định mức cho mỗi công đoạn; - Độ dài của mỗi công đoạn. Do tải trọng không đồng đều theo các giờ trong ngày, các ngày trong tuần và các tháng trong năm, cho nên khi tính toán số chỗ làm việc, ngoài hệ số tập trung tải trọng vào giờ có tải trọng lớn nhất, còn phải tính đến các hệ số không đồng đều tải trọng theo ngày trong tuần và theo tháng trong năm. Số chỗ làm việc (R) được xác định theo công thức sau: Q tinhtoan − g. max 60 R= NTcd N - Định mức khai thác ở một công đoạn, số đơn vị/giờ; Tcd - Độ dài của công đoạn, phút. Theo công thức trên, số chỗ làm việc được xác định theo lượng tải trọng tính toán trong giờ có tải trọng lớn nhất, nhưng trong thực tế cần phải tính toán cả số chỗ làm việc của các giờ khác CT 2 trong ngày và từ đó đưa ra quyết định về số chỗ làm việc. Số lượng thiết bị nâng (MN) dùng để đưa bưu gửi từ tầng thấp lên tầng cao được xác định theo công thức sau: Q g. max MN = q N n CK.N qN – Công suất của thiết bị nâng; nCK.N – Số chu kỳ nâng trong 1 giờ. 60 n CK . N = tN tN – Thời gian của 1 chu kỳ nâng, phút. Số lượng xe kéo (MK) dùng để vận chuyển bưu gửi được xác định theo công thức sau: Q ng.th. max t K K k.t MK = q K n K 10
  7. Qng.th. max - Tải trọng trung bình ngày của tháng có tải trọng cao nhất; tK – Độ dài thời gian của 1 chuyến; Kk.t – Hệ số không tải; qK – Lượng bưu gửi trong 1 toa; nK – Số lượng toa trong 1 chuyến; 10 – Số giờ làm việc của xe kéo trong ngày. 5. Tính số lao động Số lao động làm nhiệm vụ chấp nhận, khai thác (L) được xác định theo công thức sau: Q th L= HF NTth Q th - Tải trọng trung bình tháng; N – Định mức khai thác Tth – Quỹ thời gian làm việc của 1 lao động trong tháng HF – Hệ số dự trữ thay thế nghỉ phép. CT 2 III. KẾT LUẬN Thông qua các tính toán kinh tế – kỹ thuật nêu trên có thể giải quyết các vấn đề sau: - Xác định tải trọng tính toán cho mỗi công đoạn của quá trình sản xuất; - Lựa chọn hình thức tổ chức quá trình sản xuất và tính toán thời gian của từng công đoạn cũng như của toàn bộ quá trình sản xuất; - Tính toán số chỗ làm việc, số thiết bị và số lao động cần thiết; - Xác định khả năng lưu thoát công việc của từng bộ phận sản xuất cũng như của toàn doanh nghiệp bưu chính. Đây là yếu tố then chốt góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất bưu chính – một yêu cầu cấp bách trong môi trường cạnh tranh và hội nhập. Tài liệu tham khảo [1]. Е. А. Gоlubiskaia. Economika, Radio i Sviaz, Moskva - 2000. [2]. G. К. Gill, V.V. Gorokhov, V.N. Mansev. Potrtavaia Sviaz - Spravotrnic, Sviaz, Moskva - 1986♦
nguon tai.lieu . vn