Xem mẫu

  1. PHẦN CÁC PHƯƠNG PHÁP TĨNH TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ GV: Lê Hoài Long 1
  2. Giới thiệu  Trước đây các kỹ sư thường chỉ quan tâm đến các vấn đề về thiết kế, thi công, đến sự vận hành của máy móc, kết cấu máy và không quan tâm đến vấn đề về tài nguyên, về nhân lực, về tài chính.  Các kỹ sư ngày nay không chỉ được hy vọng sẽ tạo ra những giải pháp kỹ thuật độc đáo mà còn phải có những phân tích tác động tài chính của nh ững gi ải pháp đó.  Nhận thức về nguồn tài nguyên hạn chế trên trái đ ất cần phải được đẩy mạnh trong các đánh giá kinh tế kỹ thuật. GV: Lê Hoài Long 2
  3. Giới thiệu  Phân tích kinh tế kỹ thuật được dựa trên các kiến thức tích lũy của các kỹ sư, của các nhà kinh tế  Có nhiều các công cụ như vậy nhưng tất cả đều không hoàn hảo. Việc có nhiều các công cụ phân tích còn làm nhiễu hay gây bối rối đối với người sử dụng.  Tuy nhiên hầu hết các công cụ đều có sự bổ khuyết cho nhau. GV: Lê Hoài Long 3
  4. Giới thiệu  Nhóm các phương pháp tĩnh được phát triển dựa trên việc bỏ qua tác động của thời gian đến đồng tiền hay nói cách khác yếu tố giá trị của đồng tiền thay đổi theo thời gian không được xem xét đến. GV: Lê Hoài Long 4
  5. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ GV: Lê Hoài Long 5
  6. Phương pháp chi phí  Cơ sở của phương pháp Chi phí nhỏ nhất là có lợi ích (tốt) nhất  Có 2 loại chi phí chính: Chi phí cố định hay chi phí gián tiếp: chi phí  một cách tương đối là không thay đổi dù cho đơn vị sản phẩm có là bao nhiêu.  Chi phí biến đổi hay chi phí trực tiếp: chi phí nói chung là tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất. GV: Lê Hoài Long 6
  7. Phương pháp chi phí  Tổng chi phí đó là tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Ta có: C = F + V = F + vX Trong đó: C là tổng chi phí F là chi phí cố định V là chi phí biến đổi v là chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm X là số đơn vị sản phẩm tạo ra GV: Lê Hoài Long 7
  8. Phương pháp chi phí  Áp dụng : Lựa chọn dự án hoặc phương án đầu tư. Khi các phương án có cùng quy mô : phương  án có tổng chi phí nhỏ nhất là phương án kinh tế nhất  Khi các phương án khác nhau về quy mô : phương án có chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm nhỏ nhất là phương án kinh tế nhất GV: Lê Hoài Long 8
  9. Phương pháp chi phí Điều kiện hạn chế - Phương pháp được sử dụng không xem xét đến vấn đề cung-cầu-giá trên thị trường. - Chưa phân biệt sự khác nhau trong cơ cấu chi phí giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Chỉ có thể chọn phương án chứ chưa thể đánh giá tính kinh tế của một phương án. - Chưa xem xét đến tác động của thời gian đến đồng tiền. GV: Lê Hoài Long 9
  10. PHƯƠNG PHÁP LỢI NHUẬN GV: Lê Hoài Long 10
  11. Phương pháp lợi nhuận  Cơ sở của phương pháp Lợi nhuận đạt được lớn nhất là có lợi (tốt) nh ất.  Lợi nhuận Lợi nhuận là hiệu số giữa doanh thu và tổng chi phí. P=R-C Trong đó : P là lợi nhuận R là doanh thu C là tổng chi phí Gọi p là giá bán sản phẩm, doanh thu có thể được tính như sau : R = pX GV: Lê Hoài Long 11
  12. Phương pháp lợi nhuận * Áp dụng để đánh giá một phương án Một phương án kinh tế (kinh doanh) được coi là tốt (đáng giá) khi lợi nhuận thu được từ nó trong một khoảng thời gian lớn hơn không. P>0 Nhận xét : vậy một phương án có lợi nhuận là 0.1 > 0 có được đánh giá tốt ?? GV: Lê Hoài Long 12
  13. Phương pháp lợi nhuận * Áp dụng so sánh các phương án kinh tế - Khi các phương án có cùng quy mô thì phương án có lợi nhuận lớn nhất là phương án kinh tế nh ất. - Khi các phương án khác nhau về quy mô mà lượng vốn đầu tư là eo hẹp thì phương án có lợi nhuận trên 1 đơn vị đầu tư lớn nhất là phương án kinh t ế nh ất (chuyển sang phương pháp suất lợi nhuận). P1 > P 2 P1 > 0 GV: Lê Hoài Long 13
  14. Phương pháp lợi nhuận  Điều kiện hạn chế - Chỉ xem xét lợi nhuận tối đa chứ chưa thấy được suất lợi nhuận thu được trên 1 đồng vốn bỏ ra. - Chưa phân biệt được sự khác nhau trong cơ cấu chi phí giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Chưa xem xét yếu tố thời gian đồng tiền GV: Lê Hoài Long 14
  15. PHƯƠNG PHÁP SUẤT LỢI NHUẬN GV: Lê Hoài Long 15
  16. Phương pháp suất lợi nhuận  Suất lợi nhuận là tỷ lệ giữa lợi nhuận trung bình trong một khoảng thời gian và vốn bình quân bỏ ra.  Phương pháp này cho thấy được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. GV: Lê Hoài Long 16
  17. Phương pháp suất lợi nhuận  Có nhiều cách tính khác nhau. Về nguyên tắc đó là tỷ lệ giữa lợi nhuận trung bình trong một khoảng thời gian (thường là 1 năm) và trung bình vốn bỏ ra.  Công thức tính tổng quát: Loi nhuan trong khoang thoi gian tinh RE = × 100% Von trung binh bo ra GV: Lê Hoài Long 17
  18. Phương pháp suất lợi nhuận  Vốn trung bình bỏ ra tính theo sơ đồ dưới : Vốn Vốn Vtb Vtb S S Thời gian Thời gian 0 1 2 N 0 1 2 N Phương pháp khấu hao không Phương pháp khấu hao đều đều GV: Lê Hoài Long 18
  19. Phương pháp suất lợi nhuận * Áp dụng đánh giá phương án kinh tế Phương án tốt là phương án có suất lợi nhuận không nhỏ hơn suất lợi nhuận tối thiểu RE ≥ REmin * Áp dụng lựa chọn phương án Phương án tốt nhất là phương án có suất lợi nhuận lớn nhất và lớn hơn suất lợi nhuận tối thiểu. RE1 > RE2 RE1 ≥ REmin GV: Lê Hoài Long 19
  20. Phương pháp suất lợi nhuận Hạn chế - Lợi nhuận hàng năm được coi là không đổi. - Chưa xét đến yếu tố thời gian của đồng tiền GV: Lê Hoài Long 20
nguon tai.lieu . vn