Xem mẫu

  1.         CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH     DỰ ÁN ĐẦU TƯ Sinh viên: Trần Thị Thu Hà Lớp: Kinh tế đầu tư 48A.
  2. Phương pháp thẩm định dự án  Ph đầu tư gồm hai phương pháp: Phương pháp thẩm định chung Phương pháp thẩm định cụ thể.
  3. Phương pháp thẩm định chung. Ph  Nội dung phương pháp: • So sánh đối chiếu nội dung của dự án với  các chuẩn mực được quy định bởi pháp luật. Ví dụ:  Dự án đầu tư xây dựng công trình_ Đối chiếu  với các nội dung của Dự án có đảm bảo theo  những quy định tại Điều 6, 7 chương2, nghị  định số 16/2005/ NĐ­CP về nội dung dự án  xây dựng công trình.
  4. Phương pháp thẩm định chung. Ph  Nội dung phương pháp: • So sánh với hệ thống các tiêu chuẩn định  mức của từng ngành, lĩnh vực hoặc so  sánh trên cơ sở các dự án đã có hoặc  đang hoạt động, với  các quy ước, thông lệ  quốc tế. Ví dụ:  Chỉ tiêu suất vốn đầu tư được sử dụng  làm tiêu chuẩn để cơ quan quản lí nhà  nước ban hành các tiêu chuẩn, định  mức để xây dựng công trình. 
  5. Phương pháp thẩm định cụ thể Ph Gồm 5 phương pháp:  1. Phương pháp thẩm định trình tự 2. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu 3. Phương pháp dự báo 4. Phương pháp phân tích độ nhạy 5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
  6. Phương pháp1:Thẩm định theo trình  Ph tự.  Nội dung phương pháp: 2 nội dung  Thẩm định tổng quát: ­ Là việc xem xét khái quát nội dung cần  thẩm định của dự án, qua đó đánh giá  một cách chung nhất tính đầy đủ, phù  hợp của dự án như hồ sơ dự án, tư cách  pháp lí của chủ đầu tư…
  7. Phương pháp1:Thẩm định theo trình  Ph tự. Thẩm định chi tiết: ­ Là công việc được tiến hành sau khi thấm định  tổng quát, được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng  nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều  kiện pháp lí đến thẩm định thị trường,kĩ thuật, tổ   chức  quản lí, thẩm định tài chính, kinh tế xã hội  của dự án. Mỗi nội dung  xem xét đều đưa ra  những ý kiến đồng ý hay cần phải sửa đổi, thêm  hoặc không chấp nhận được 
  8. Ưu nhược điểm phương pháp thẩm  định trình tự: • Ưu điểm  Giảm thiểu thời gian thẩm định.  Thẩm định chi tiết sẽ ra soát đầy đủ nội dung  của dự án do đó tránh được việc bỏ sót nội  dung nào cần thẩm định do đo đảm bảo chất  lượng thẩm định.  Phù hợp với tất cả các nội dung của thẩm  định dự án: tứ thẩm định kí thuật đến thẩm  định tài chính, kinh tế xã hội,… của dự án.  Áp dụng được cho bất kì dự án nào với bất kì  chủ thể thẩm định nào.
  9. Ưu nhược điểm của phương pháp  thẩm định trình tự: • Nhược điểm:  Lực lượng thẩm định lớn  Chi phí thẩm định cao
  10. Phương pháp 2: Phương pháp so  Ph sánh đối chiếu các chỉ tiêu. • Nội dung: Giống phương pháp thẩm định chung phương pháo này dựa trên  một số chỉ tiêu sau: Tiêu chuẩn thiết kế, xâu dựng, tiêu chuẩn về công trình do nhà nước quy định hoặc   điều kiện  tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia,   quốc tế, Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.  Chỉ tiêu tổng hợp: cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư…  Các định mức về sản xuất nguyên liệu nhân công, tiền lương… của ngành theo các   định mức kinh tế, kĩ thuật chính thức, các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.  Các tỉ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của   ngành, đối với từng loại doanh nghiệp. Kinh nghiêm thẩm định các dự án có nội dung tương tự trước đó… 
  11. Ưu nhược điểm phương pháp 2 Ưu điểm  Việc thẩm định không quá phức tạp do việc đối chiếu dựa trên  ccs khung tiêu chuẩn sẵn có.  Áp dụng cho hầu hết các dự án với hầu hết các chủ thể thẩm định  Phù hợp với tất cả các nội dung thẩm định dự án. Nhược điểm  Các khung chỉ tiêu, tiêu chuẩn được quy định cho nhiều dự án với  các nhóm đối tượng khác nhau do đó việc đối chiếu so sánh với  dự án cụ thể đang xem xét sẽ gây trở ngại trong việc cụ thể hóa  từng chỉ tiêu chung này.  Có thể xảy ra tình trạng so sánh đối chiếu một các cứng nhắc,  dập khuôn, không linh hoạt trong việc thẩm định.
  12. Phương pháp 3: phương pháp dự  Ph báo.  Nội dung: Sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận  dụng các phương pháo dự báo thích hợp để  kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá  cả sản phẩm, thiết bị, nguyên nhiên liệu … ảnh  hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án.  Các phương pháp dự báo thường được  sử dụng: ngoại suy thống kê,hồi quy tương  quan hệ số co giãn cầu, phương pháp định  mức,phương pháp chuyên gia 
  13. Ưu nhược điểm phương pháo dự  báo. • Ưu điểm Sử dụng các số liệu điều tra thực tế nên mang  tính sát thực, cụ thể,cũng như không bị phụ  thuộc vào các tiêu chuẩn, chỉ tiêu sẵn có để  đối chiếu Mang tính khách quan. Phù hợp trong việc thẩm định khía cạnh thị  trường và tài chính của dự án
  14. Ưu nhược điểm phương pháo dự  báo. • Nhược điểm Đòi hỏi người thẩm định phải nắm vững kiến  thức chuyên môn về lĩnh vực dự báo để vận  dụng phương pháp dự báo để đánh giá tính  khả thi của dự án. Xảy ra các sai lệch trong dự báo ảnh hưởng  chất lượng thông tin thẩm định 
  15. Phương pháp 4: Phân tích độ  Ph nhạy. Là việc xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu  hiệu quả tài chính của dự án ( lợi nhuận,  thu nhập thuần, tỉ suất hoàn vốn nội  bộ…) khi các yêu tố có liên quan đến chỉ  tiêu đó thay đổi. Nói cách khác, phân tích  độ nhạy là nhằm xác định hiệu quả dự án  trong điều kiện biến động của các yếu tố  có liên  quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài  chính đó.
  16. Phương pháp 4: Phân tích độ  Ph nhạy Nội dung phương pháp   Xác định các yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ  tiêu hiệu quả tài chính của dự án.   Dự kiến một số tình huống xấu có thể xảy ra trong  tương lai đối với dự án như: giá các nhân tố đầu vào tăng,  giá sản phẩm giảm, sự thay đổi các chính sách của nhà  nước theo hướng bất lợi…   Đánh gia tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài  chính của dự án. Trong trường hợp dự án vẫn đạt hiệu  quả kể cả khi có nhiều bất trắc đồng thời thì sự án có độ  an toàn cao và ngược lại. Trong trường hợp ngược lại cần  xem xét đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục  hoặc hạn chế chúng.
  17. Ưu nhược điểm phương pháp phân  tích độ nhạy. • Ưu điểm Cho Kết quả tương đối chính xác về độ an  toàn của dự án cũng như nắm bắt được các  tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu  quả dự án khi chúng thay đổi từ đó chủ động  đề ra các giải pháp khắc phục các tác động  không có lợi. Dự báo được các tình huống và tình cảnh của  dự án.
  18. • Nhược điểm Phức tạp, đòi hởi người thẩm định phải có kiến  thức rộng về các lĩnh vực có liên quan đến dự  án đang xem xét. Việc liệt kê và đánh gia tác động của các yêu  tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính  là không đơn giản đặc biệt với các yếu tố khó  định lượng như sự thay đổi các chính sách  của nhà nước. • Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ áp  dụng đối với nội dung thẩm định tài chính dự án  đầu tư.
  19. Phương pháp 5: Triệt tiêu rủi ro Ph Là việc dự đoán một số rủi ro có thể ảy ra đối   với dự án để có biện pháp kinh tế hoặc hành  chính thích hợp nhằm hạn chế thấp nhất các tác  động của rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối  tác có liên quan đến dự án.
  20. Một số loại rủi ro và biện pháp phòng ngừa Rủi ro Biện pháp phòng ngừa Giai đoạn thực hiện đầu tư Chậm tiến độ thi công Đấu thầu, chọn thầu, bảo lãnh thực  hiện hợp đồng Vượt tổng mức đầu tư Kiểm tra hợp đồng giá Cung cấp dịch vụ kĩ thuật công  Kiểm tra hợp đồng trọn gói, bảo  nghệ lãnh hợp đồng Tài chính(thiếu vốn, giải ngân  Cam kết bảo đảm nguồn vốn góp,  không đúng tiến độ) bên cho vay hoặc tài trợ vốn Bất khả kháng Mua bảo hiểm đầu tư hoặc bảo  hiểm xây dựng
nguon tai.lieu . vn