Xem mẫu

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Factors affecting customer satisfaction with the quality of public services at People's Committee of District 7, Ho Chi Minh City 1 Nguyễn Thanh Hải 1 Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam haibtp10q3@gmail.com Tóm tắt — Đề tài nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ công nhằm tìm ra những yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu dựa trên số liệu thu nhập từ 175 khách hàng. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng để thực hiện nghiên cứu này. Kết quả có 5 nhóm nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ công tại Ủy ban nhân dân Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh gồm: Phương pháp phục vụ; Thái độ phục vụ; Năng lực cán bộ - công chức; Quy trình - thủ tục; Cơ sở vật chất. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng có giải pháp xây dựng, hoàn thiện nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Abstract — The topic researches and analyzes the factors affecting customer satisfaction for public service quality to find out the main factors impact on customer satisfaction when going to administrative transactions at the People's Committee of District 7, Ho Chi Minh City. The study is based on income data from 175 customers. The author used quantitative method to conduct this study. As a result, there are 5 groups of factors affecting the quality of public services at the People's Committee of District 7, Ho Chi Minh City, including: Service method, service attitude, capacity of cadres and civil servants, process , procedures, facilities. From the research results, the author has made suggestions and recommendations to the authorities to have constructive and complete solutions to serve customers better and better. Từ khóa — Sự hài lòng, chất lượng dịch vụ công, satisfaction, public quality services. 1. Đặt vấn đề Thủ tục hành chính công ở nước ta còn nhiều bất cập bao gồm hình thức đòi hỏi quá nhiều loại giấy tờ, chưa phân định rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thực thi nhiệm vụ, có nhiều quy định chưa đồng bộ, thống nhất, các chính sách chưa nhất quán mà thường bị thay đổi một cách thiếu cơ sở, thiếu thực tiễn, chưa khoa học, thậm chí thiếu công khai minh bạch. Hậu quả là gây phiền hà, khó khăn, bức xúc cho cá nhân, tổ chức, không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác quốc tế, thủ tục rườm rà trong hệ thống cơ quan hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ công tại Ủy ban nhân dân Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh", từ đó đề xuất các hàm ý quản trị nhằm đóng góp giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ công tại Ủy ban nhân dân Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện bằng phương pháp kết hợp định tính và định lượng được sử dụng trong nghiên cứu chính thức bằng cách thu nhập thông tin qua bảng câu hỏi điều tra thông qua khảo sát khách hàng khi đến giao dịch tại Ủy ban nhân dân Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi được hình thành sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những cán bộ lãnh đạo, quản lý. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 25 để kiểm tra 92
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, phân tích hồi quy T.Test - Anova. 3. Mô hình và kết quả nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hải và Lê Viết Hòa (2017), “Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công tại các cơ quan hành chính Nhà nước”. Nhóm 2 tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là sự hài lòng của khách hàng. Các biến độc lập bao gồm: Cơ sở vật chất; Sự tin cậy; Năng lực cán bộ - công chức; Thái độ phục vụ; Sự đồng cảm, Quy trình - thủ tục; Phương pháp phục vụ và 3 biến kiểm soát bao gồm: Độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Trên cơ sở mô hình của Parasuraman và cộng sự (1985), nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tuyền (2012), "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ logistic của nhà cung cấp dịch vụ Logistic tại TPHCM”. Mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau: Hình 1. Mô hình nghiên cứu Cơ sở vật chất H1 Giới tính Độ tuổi Sự tin cậy H2 Năng lực phục vụ H3 Sự hài lòng của khách hàng Thái độ phục vụ H4 Sự đồng cảm H5 Nghể nghiệp Quy trình, thủ tục hành chính H6 Phương pháp phục vụ H7 Nguồn: Tác giả dựa vào các nghiên cứu trước đề xuất. 3.2. Thống kê mô tả Trong 175 phiếu khảo sát đạt yêu cầu sử dụng có 107 khách hàng là nam (tỷ lệ 61,1%) và 68 khách hàng là nữ (tỷ lệ 38,9%). Có 43 khách hàng dưới 30 tuổi (tỷ lệ 24,6%), 52 khách hàng từ 30 đến 40 tuổi (tỷ lệ 29,7%), 57 khách hàng từ 41 đến 50 tuổi (tỷ lệ 32,6%) và 23 khách hàng trên 50 tuổi (tỷ lệ 13,1%). Ngoài ra, với 44 khách hàng làm việc văn phòng (tỷ lệ 25,1%), 48 khách hàng làm kinh doanh (tỷ lệ 27,4%), 22 khách hàng làm nhân viên (tỷ lệ 12,6%), 33 khách hàng lao động tự do (tỷ lệ 18,9%) và 28 khách hàng làm việc khác (tỷ lệ 16%). 3.3. Đánh giá thang đo Tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha chính thức từ 175 phiếu khảo sát thu về nhằm xem xét độ tin cậy của các biến. Từ bảng 1, tác giả nhận thấy tất cả tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều > 0.3 đều đạt yêu cầu nên không loại biến nào và hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0.6, điều này cho phép sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo. 93
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 Bảng 1. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha STT Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số Cronbach’s 1 Cơ sở vật chất 03 biến từ VC đến VC3 Alpha .717 2 Mức độ tin cậy 05 biến từ TC đến TC5 .816 3 Năng lực phục vụ 04 biến từ NL đến NL4 .771 4 Thái độ phục vụ 03 biến từ TD đến TD3 .686 5 Đồng cảm 03 biến từ DC đến DC3 .710 6 Thủ tục hành chính 04 biến từ TT đến TT4 .837 7 Phương pháp phục vụ 04 biến từ PP đến PP4 .825 Nguồn: kết quả phân tích từ số liệu khảo sát. 3.4. Đánh giá thang đo Bảng 2. Ma trận xoay nhân tố Component Mã hóa 1 2 3 4 5 6 Thủ tục 4 .741 Thủ tục 1 .736 Phương pháp 1 .700 Thủ tục 2 .698 Phương pháp 2 .682 Phương pháp 4 .568 Phương pháp 3 .520 Thái độ 2 .709 Tin cậy 5 .685 Năng lực 2 .647 Năng lực 4 .638 Tin cậy 3 .628 Đồng cảm 2 .559 Năng lực 1 .743 Tin cậy 1 .690 Đồng cảm 1 .559 Năng lực 3 .535 Thái độ 1 .535 Cơ sở vật chất 2 .658 Tin cậy 4 .614 Tin cậy 2 .565 Thủ tục 3 .513 Đồng cảm 3 .721 Thái độ 3 ..688 Cơ sở vật chất 3 .776 Cơ sở vật chất 1 .623 Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của tác giả trên SPSS 25 Phân tích nhân tố để dùng đánh giá độ hội tụ giá trị phân biệt của các biến quan sát theo các thành phần. 94
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 29 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau. Bảng 3 chỉ số KMO và kiểm định Barlett’s trong phân tích có kết quả Sig = 0.000 và hệ số KMO = 0.894 > 5, chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả phân tích (EFA) biến độc lập các giá trị nhân tố đều đạt yêu cầu về hội tụ (> 0.5) và phân biệt (chênh lệch trong các thông số đo) chứng tỏ phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp được sử dụng trong nghiên cứu này. Bảng 3. Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett's các biến độc lập Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .894 Approx. Chi-Square 3586.076 Bartlett's Test of Sphericity df 406 Sig. .000 Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của tác giả trên SPSS 25 Bảng 4. Kết quả ước lượng Hệ số B Hệ số Beta Collinearity Kiểm chưa chuẩn hóa chuẩn hóa Mức ý Statistics Mô hình định Sai số nghĩa B Beta t Tolerance VIF chuẩn (Constant) -.090 .091 -.989 .324 Cơ sở .057 .062 .052 .923 .357 .486 2.056 vật chất Sự tin cậy -.082 .081 -.071 -1.018 .310 .325 3.080 Năng lực .265 .092 .230 2.887 .004 .247 4.055 phục vụ 1 Thái độ .290 .081 .256 3.578 .000 .305 3.284 Phục vụ Sự đồng cảm -.008 .070 -.007 -.119 .905 .411 2.435 Quy trình .205 .077 .207 2.652 .009 .257 3.888 thủ tục Phương pháp .320 .073 .328 4.394 .000 .281 3.560 Phục vụ a. Dependent Variable: Sự hài lòng Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của tác giả trên SPSS 25 Kết quả hồi quy các biến độc lập có các dữ liệu liệu khác nhau từ đó cho thấy các biến " Năng lực, thái độ, thủ tục, phương pháp" (Sig. < 0.05) có ý nghĩa thống kê ở mức 95% và có tác động chính đến biến "Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ công tại UBND Quận 7, TPHCM". Các biến còn lại như: "Cơ sở vật chất; Sự tin cậy; Sự đồng cảm" ít tác động đến "Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ công tại UBND Quận 7, TPHCM". Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, có các nhân tố ảnh hưởng đến "Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch công tại UBND Quận 7, TPHCM" đó là biến "Phương pháp phục vụ" có tác động mạnh nhất (β = 0.32), tiếp đến là biến "Thái độ phục vụ" (β = 0.29), tiếp theo là biến "Năng lực phục vụ" (β = 0.265), cuối cùng là biến "Quy trình thủ tục hành chính" (β = 0.205) có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các giả thuyết H3, H4, H6, H7 được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Điều này cho thấy các nhân tố "Phương pháp phục vụ; Thái độ phục vụ; Năng lực phục vụ; Quy trình thủ tục hành chính" có ảnh hưởng đến "Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ công tại UBND Quận 7, TPHCM". Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng: 95
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 HL = 0.32PP + 0.29TD + 0.265NL + 0.205TT Đồng thời, kết quả rà soát các giả định mô hình với R2 hiệu chỉnh là 0.728, nghĩa là các biến độc lập chỉ giải thích được 72.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Bảng 5. Kỳ vọng và kết quả kiểm định Giả Biến phụ Mối quan hệ Kết quả Biến độc lập thuyết thuộc Kỳ vọng Thống kê kiểm định H1 Cơ sở vật chất + + Không chấp nhận H2 Sự tin cậy + - Không chấp nhận H3 Năng lực phục vụ Sự hài lòng + + Chấp nhận của người dân H4 Thái độ phục vụ đối với chất + + Chấp nhận H5 Sự đồng cảm lượng dịch vụ + - Không chấp nhận Quy trình, thủ tục công H6 + + Chấp nhận hành chính H7 Phương pháp phục vụ + + Chấp nhận Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của tác giả trên SPSS 25 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Một số kết quả đạt được Kết quả nghiên cứu có những đóng góp tích cực trong thực tiễn quản lý, cụ thể như sau: Về sự tin cậy và đồng cảm của khách hàng đối với dịch vụ công nói chung và tại UBND Quận 7, TPHCM nói riêng chưa được khách hàng đánh giá cao, thậm chí chưa đạt yêu cầu. Như vậy, cơ quan hành chính Nhà nước cần phải có những giải pháp để thúc đẩy, cải tiến, đổi mới cách thức phục vụ, phải thể hiện được sự gần gũi, cảm thông, chia sẻ, đặt mình vào vị trí khách hàng để thực hiện nhiệm vụ, qua đó cán bộ, công chức mới thấu hiểu và nhận được sự tin tưởng của nhân dân. 4.2. Đề xuất một số hàm ý "Phương pháp phục vụ" được xem là nhân tố quan trọng nhất của kết quả khảo sát, tác động tích cực đến "Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ công tại Ủy ban nhân dân Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh". Thông tin này để phổ biến giá trị của phương pháp phục vụ đến cán bộ, công chức đối với việc phục vụ khách hàng, triển khai các hoạt động hỗ trợ để nhận được sự tin cậy, hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử, các nội quy, quy định nhằm xây dựng hình ảnh đẹp của cán bộ, công chức về tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm, tận tụy đối với nhiệm vụ được giao; hành động, giữ gìn, phát huy những giá trị đã đạt được, hướng tới mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của khách hàng. Theo nghiên cứu, "Thái độ phục vụ" được xem như là một yếu tố của năng lực phục vụ khi xét về khía cạnh tâm lý. "Thái độ phục vụ" của cán bộ, công chức là luôn luôn và sẵn sàng có mặt khi khách hàng cần mình, không tỏ thái độ thờ ơ trước những lo lắng, băn khoăn của khách hàng. Nếu đề cập một cách khái quát, "Thái độ phục vụ" cũng là trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với khách hàng. Nhân tố "Năng lực phục vụ" được thể hiện cụ thể qua khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức bằng việc nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng có hiệu quả đối với những nhu cầu và mong muốn khác nhau của khách hàng. "Quy trình thủ tục" hành chính cần tiếp tục nghiên cứu, nên đề ra giải pháp làm giảm các thủ tục hành chính. Không đặt ra và không đề nghị khách hàng phải cung cấp các loại giấy tờ không liên quan đến dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Bám sát các quy định của Trung ương và Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TPHCM về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phối hợp giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng 96
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 29 + 30 – Tháng 01/2022 đất; đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố. Để thống nhất hình ảnh khi đến các cơ quan hành chính, cần thống nhất việc xây dựng và thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn chung về kiến trúc nội, ngoại thất cho trụ sở làm việc theo một tổng thể thống nhất để thể hiện tính nhất quán trong phục vụ, tính ổn định về chất lượng dịch vụ hành chính khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Hải và Lê Viết Hòa (2017). Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 3 năm 2010. [2] Nguyễn Thị Thanh Tuyền (2012). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ logistic của nhà cung cấp dịch vụ logistic tại TPHCM. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM. [3] Phạm Toàn Thắng (2017). Chất lượng dịch vụ hành chính công và sự hài lòng của người dân tại Huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM. [4] Ủy ban nhân dân TPHCM (2021). Quyết định số 08/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TPHCM về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phối hợp giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. [5] Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L.L. (1985). A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Marketing,vol. 49, no. 3, pp. 41-50. [6] Parasuraman, A., V. A. Zeithaml, & L. L. Berry, (1988). SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality. Journal of Retailing, 64 (1): 12-40. [7] Parasuraman, A., L. L. Berry, & V. A. Zeithaml (1991). Refinement and Reassessment of the SERVQUAL Scale. Journal of Retailing, 67 (4): 420-450. Ngày nhận: 17/06/2021 Ngày duyệt đăng: 12/11/2021 97
nguon tai.lieu . vn