Xem mẫu

  1. Các nguồn vốn trong một nền kinh tế Thị trường tài chính và tài chính phi chính thức được xem là hai “cỗ máy tài chính” cho các hoạt động lưu chuyển vốn trên thị trường. Theo đó các nguồn vốn được hình thành từ hai loại thị trường này bao gồm: Thứ nhất, ở thị trường tài chính nguồn vốn được hình thành từ các tổ chức kinh tế khác nhau: các gia đình; các doanh nghiệp, công ty; chính phủ; các tổ cá nhân, tổ chức nước ngoài. Thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng nguồn vốn được huy động và luân chuyển đến tay người cần vốn Thứ hai, ở thị trường phi chính thức vốn còn được huy động dựa trên các tổ chức như các tổ hụi, các loại hình cho vay…[1] Việc dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người sử dụng là hết sức quan trọng. Trước hết, những người có khoản tiết kiệm không phải lúc nào họ cũng có được một cơ hội đầu tư sinh lời và mặt khác người vay có được quyền sử dụng số tiết kiệm của người khác, và vì vậy khắc phục được hiện tượng thiếu vốn trong kinh doanh. Cả người vay và người cho vay đều có lợi. TP. Hồ Chí Minh được xem là nơi có tốc độ luân chuyển vốn trên
  2. thị trường cao nhất trong cả nước. Hệ thống ngân hàng phát triển với bề dày lịch sử và kinh nghiệm tổ chức quản lý. Hơn thế nữa, một thị trường chứng khoán đang phát triển với những đóng góp vô cùng to lớn cho việc hình thành một kênh huy động vốn mới hiệu quả, nhanh và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chánh lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chánh cho công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu. Nợ giúp cho các nhà điều hành thận trọng hơn khi đầu tư: Thực tế từ các thị trường cho thấy, đối với các công ty dồi dào tiền mặt, và không có khả năng tăng trưởng nhanh, các nhà quản lý hay có khuynh hướng đầu tư tiền vào những dự án “ồn ào” nhưng không hiệu quả, hoặc dùng tiền, tăng chi phí để tạo ra tăng trưởng. Dĩ nhiên những đồ án này không tạo ra giá trị cao cho công ty. Thuật ngữ tài chánh gọi việc này là overinvestment – đầu tư thái quá. Nếu công ty không có hội đồng quản trị giám sát chặt chẽ thì hiệu ứng đầu tư thái quá này này sẽ xảy ra nhiều. Nhưng nếu công
  3. ty mượn nợ để tài chánh cho những khoản đầu tư, thì việc phải trả lãi định kỳ, cũng như trả vốn theo định kỳ sẽ ngăn, hoặc giảm việc đầu tư thái quá này. Ngoài ra công ty có mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư khi công ty sắp phải ngừng họat động để trả nợ. Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư “khôn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức – underinvestment. Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào nhhững dự án, rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này. Trong khi đó những chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai. Và mâu thuẫn vì thế phát sinh.
nguon tai.lieu . vn