Xem mẫu

  1. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU Thuế nhập khẩu Mục đích của việc đánh thuế nhập khẩu là để góp phần vào việc phát triển và bảo vệ  sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà  nước. Có nhiều cách đánh thuế  khác nhau như: Tính và thu một số  tiền nào đó đối với mỗi  đơn vị hàng hoá hoặc tính theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với tổng trị  giá hàng hoá, hay là kết   hợp cả hai cách đó. Biểu thuế  quan được xây dựng trên cơ  sở  chính sách quản lý nhập khẩu của mỗi  nước, mức thuế  có thể  tính chung cho tất cả  các nước theo từng mặt hàng, nhưng cũng có  thể  tính riêng cho từng nhóm nước. Mức thuế  chỉ có thể  có một, nhưng cũng có thể  có hai   mức: Thông thường (chung cho tất cả) và ưu đãi. Thuế ưu đãi: Các nước được hưởng quyền  đãi ngộ tối huệ quốc được hưởng mức thuế ưu đãi theo hiệp định. Đối với loại thuế ưu đãi  có thể tính theo mức thuế thông thường rồi giảm đi một số phần trăm, hoặc quy định riêng  mức thuế ưu đãi. Một số nước cùng tham gia khối kinh tế, như ASEAN (các thành viên khối)   có thoả  thuận về   ưu đãi thuế  quan bằng cách giảm mức thuế  hoặc áp dụng mức thuế  số  không.  Hình: Tác động của thuế quan
  2. Với đồ thị ở trên, đường D là đường cầu và đường S là đường cung của một quốc gia  Y. Khi chưa có thương mại, cung và cầu gặp nhau  ở điểm E. Tại đó, người cầu sẽ  cần 30   sản phẩm và người cung sẽ bán với giá là 3 USD. Khi có thương mại tự  do, giá cả  thế  giới của sản phẩm X là 1 USD,  ở  mức giá này  quốc gia Y sẽ tiêu thụ  70 đơn vị  sản phẩm X (đoạn FK), trong đó 10 đơn vị  sản phẩm X  (đoạn FG) là sản xuất trong nước, còn lại 60 đơn vị sản phẩm X (đoạn GK) là nhập khẩu từ  bên ngoài. Bây giờ giả sử quốc gia Y đánh thuế 100% (thuế quan tính theo giá trị) trên sản phẩm  X, giá cả sản phẩm X sẽ tăng lên 2 USD. Do mức giá cao hơn trước (gấp đôi), tiêu dùng sẽ  giảm đi so với thương mại tự do, tức là còn 50 đơn vị  sản phẩm X (đoạn AL), trong đó 20   đơn vị  sản phẩm X được sản xuất trong nước (đoạn AB) và phần còn lại 30 đơn vị  sản   phẩm X (đoạn BL) được nhập khẩu từ  bên ngoài. Như  vậy, rõ ràng khi có thuế  quan tiêu  dùng giảm đi, nhưng sản xuất trong nước tăng lên, chính phủ lại thu được thuế. Ngoài việc đánh thuế  thông thường, các nước phát triển  ưu đãi thuế  quan cho các   nước đang phát triển theo hệ thống  ưu đãi chung (GSP) nhưng có hạn chế theo mặt hàng và  bằng các quy định bằng nước xuất xứ theo quan điểm thị trường có điều kiện, dành riêng cho   hàng hoá của các nước đang phát triển. Theo hệ  thống này, các hàng hoá có thể  được nhập   khẩu từ các nước được hưởng quyền đó sẽ tính thuế theo mức phổ thông hoặc số không tuỳ  theo mặt hàng và quan hệ  với nước đó. Từ  năm 1993, Liên minh châu Âu cấp hạn ngạch  nhập khẩu may mặc của Việt Nam và cho hàng hoá này được hưởng ưu đãi thuế quan chung   (GSP) của EU. Luật thuế Việt Nam cũng áp dụng thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi. Hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về  số  lượng hoặc giá trị  một mặt   hàng nào đó được nhập khẩu nói chung hoặc từ  một thị trường nào đó, trong một thời gian   nhất định (thường là 01 năm). Hạn ngạch nhập khẩu là một hình thức hạn chế về số lượng   và thuộc hệ  thống giấy phép không tự  động. Khi hạn ngạch nhập khẩu được quy định cho  một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (hạn ngạch ­ tổng   định ngạch) nhập khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định không kể  nguồn   gốc hàng hoá đó từ đâu đến. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hoá đó chỉ được nhập   khẩu từ nước (thị trường) đã định với số lượng trong thời hạn quy định. Thường hạn ngạch   nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty. Ví dụ  ở  Việt Nam, các mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế  quốc dân đều có  
  3. quy định hạn ngạch nhập khẩu như xăng, dầu, phân bón, xi măng, đường, thép xây dựng. Chỉ  có một số doanh nghiệp mới được phép nhập khẩu những mặt hàng trên. Mỗi doanh nghiệp  được phép phân bổ  một số lượng tối đa các mặt hàng trên trong một năm và chỉ  được phép   nhập khẩu trong phạm vi thời hạn đó. Nhà nước áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch chủ  yếu là nhằm   bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ, thực hiện các cam kết của   Chính phủ Việt Nam với nước ngoài. Chúng ta biết rằng việc bảo hộ sản xuất nội địa có thể  đạt được bằng biện pháp đánh thuế, cũng có thể đạt được bằng định ngạch nhập khẩu. Nhưng tác động của hạn ngạch nhập khẩu khác tác động của thuế quan ít nhất về hai   mặt quan trọng: Thứ nhất, Chính phủ không thu được thuế, vì các hạn ngạch làm tăng giá nội địa của  hàng hoá bị hạn chế cho nên những người cung cấp nước ngoài và những người nhập   khẩu hàng hoá của họ sẽ có được lợi nhuận lớn nhờ doanh số này. Thứ hai, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành kẻ độc quyền  và do đó họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận tối đa. Quản lý ngoại tệ Theo điều lệ quản lý ngoại hối thì việc mua, bán, trao đổi ngoại tệ trên thị trường tự  do bị nghiêm cấm và phải được tiến hành qua ngân hàng và các tổ chức kinh doanh thu ngoại  tệ. Tuy nhiên, khi đơn vị có nhu cầu về thu chi ngoại tệ đều phải lập gửi các cơ  quan quản  lý (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) và ngân hàng là các cơ  quan thực hiện kế hoạch   thu chi về phương diện quỹ và làm việc thanh toán giữa nước ta với nước ngoài. Người nhập  khẩu có thể  ký hợp đồng mua hàng  ở  nước ngoài, nhưng phải xin được quyền sử  dụng   ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng theo quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước.
nguon tai.lieu . vn