Xem mẫu

  1. Các bên liên quan
  2. Các bên liên quan là thuật ngữ chỉ các các nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp. Họ chia sẻ những nguồn lực, chịu hoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp trong các chiến lược và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp... 1. Các bên liên quan trong doanh nghiệp là gì? • Các bên liên quan (Stakeholder) là thuật ngữ chỉ các các nhân, tổ chức có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp. Họ có quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp trong các chiến lược, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. • Trong bài viết về mô hình 5 áp lực của Michael-Porter, các bên liên quan (Stakeholder) đã được nhận định là một áp lực có tác động tới toàn bộ các doanh nghiệp trong một ngành bất kỳ. • Các bên liên quan mật thiết trong doanh nghiệp có thể được chia thành các nhóm sau: o Trong nội bộ doanh nghiệp: Người lao động, ban quản lý, HĐQT, ban quản lý … o Các bên liên quan có quan hệ trực tiếp (đối tác): Cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài trợ, chủ nợ... o Các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp : Chính phủ, các hiệp hội, cộng đồng, các tổ chức quan trọng( Pressure Group)... 2. Các bên liên quan chủ yếu trong doanh nghiệp: a. Shareholders -Cổ đông:
  3. • Trong doanh nghiệp cổ đông là những người sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp, nói một cách khách họ chính là những người chủ của doanh nghiệp. Cổ đông là một trong các bên liên quan quan tâm tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách chia lợi nhuận, các chiến lược, trong cả ngắn hạn và dài hạn. Cổ đông rất quan tâm tới hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp và các mối quan hệ khác của doanh nghiệp, đặc biệt là mối quan hệ với cộng đồng và khách hàng b. Employees-Người lao động: • Trong các bên liên quan trong doanh nghiệp, người lao động là những người thực hiện, thi hành và tuân thủ các quy định, chính sách của những người quản lý. Người lao động làm việc cho doanh nghiệp và nhận được tiền công, họ quan tâm chủ yếu tới thu nhập, các chế độ thưởng phạt,môi trường làm việc, đào tạo. • Trong cộng đồng người lao động trong doanh nghiệp có một bộ phận là những người quản lý, điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là với các công ty cổ phần có thuê quản lý cấp cao ( CEO,CFO,CIO)… thì việc quản lý và tạo mối quan hệ với họ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. • Người lao động trong doanh nghiệp còn có một tổ chức bảo vệ là công đoàn, tổ chức này có mối quan hệ đặc biệt với người lao động, thay mặt người lao động về tiếng nói, quyền lợi. Tại các nước phát triển, công đoàn là một áp lực lớn với các doanh nghiệp và cả chính phủ nếu có chính sách mới dành cho người lao động. c. Creditors -Các tổ chức tín dụng :
  4. • Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường cũng cần có những mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các bên liên quan này có thể là nhà tài trợ, nhà đầu tư hoặc là các chủ nợ của doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng luôn tồn tại song song với doanh nghiệp là các quỹ, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Trong mối quan hệ giữa các bên liên quan này, các chủ nợ quan tâm tới lãi suất của khoản vay ( lãi suất của đầu tư ), khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn, tính xác thực trong tài chính … Các doanh nghiệp càng phát triển thì nhu cầu vốn là càng lớn. Ngoài việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu thì vay vốn hoặc huy động đầu tư trực tiếp là một lựa chọn hợp lý. d. Mối quan hệ với các tổ chức công: • Từ trước đến nay chúng ta thường quan tâm tới những chính sách của chính phủ, các tác động của các chính sách đó lên doanh nghiệp một cách thụ động mà không có những áp lực ngược lại với chính phủ. Các tổ chức công như các hiệp hội, các tổ chức chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng, thương hiệu … là những tổ chức được xây dựng để bảo vệ mọi đối tượng trong xã hội bị xâm hại vào quyền lợi. Doanh nghiệp luôn phải có sự điều chỉnh trong mối quan hệ giữa các bên liên quan, kết hợp với các hiệp hội, các tổ chức để gây áp lực với chính phủ trong các chính sách, các quy định kinh doanh. Đặc biệt là hiệp hội ngành nghề là cơ quan bảo vệ cho doanh nghiệp trong cả thị trường trong nước và quốc tế, doanh nghiệp khi tham gia các tổ chức sẽ có điều kiện được hưởng các ưu đãi, sự hỗ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp khác trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
  5.  
nguon tai.lieu . vn