Xem mẫu

  1. Bốn yếu tố đem lại trải nghiệm khách hàng thành công
  2. - Trong xu thế kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ nỗ lực cung cấp những sản phẩm giá cả hợp lý, chất lượng tới khách hàng mà quan trọng hơn là đem lại cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm ý nghĩa và thú vị bởi đây mới là yếu tố khiến khách hàng gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Chính vì thế, ở mỗi trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp phải thể hiện được sự vượt trội về chất lượng dịch vụ của mình. Quản lý trải nghiệm khách hàng chính là công việc đòi hỏi việc đưa ra những sự lựa chọn chiến lược, hình thành và phát triển những năng lực mới và điều hành ý chí, sự quyết tâm của toàn thể doanh nghiệp. Bên cạnh những yếu tố đó, để đem lại những trải nghiệm quý giá cho khách hàng, doanh nghiệp cần chú trọng đến bốn tiêu chí cơ bản và quan trọng khác. 1. Sự nhất quán Doanh nghiệp cần phải hiểu rằng tính nhất quán không thể hiện ở sự nỗ lực đem lại những giá trị, cách tiếp cận. cách phục vụ giống nhau tới toàn bộ khách hàng, mà phải cung cấp những trải nghiệm mua sắm thống nhất, thích hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Do đó, tiêu chí đầu tiên này đòi hỏi doanh nghiệp phải điều tra thị trường, điều tra khách hàng của mình thực sự kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, khả năng xác định và dự đoán nhu cầu , sở thích của khách hàng, đảm bào sự phù hợp cho các bước tiếp cận và phục vụ khách hàng sau đó cũng rất quan trọng bởi nó không chỉ đem lại cho khách hàng sự hài lòng mà còn cả những bất ngờ thú vị. Sự nhất quán, có thể nói vừa là dấu hiệu nhận biết vừa là thế mạnh cơ bản của những doanh nghiệp biết chú tâm vào nhiệm vụ chăm sóc khách hàng. Ở contact center, sự nhất quán còn thể hiện cao hơn ở khả năng liên kết các thông tin từ các kênh liên lạc khác nhau, đem lại cho khách hàng những thông tin phù hợp.
  3. 2. Mục tiêu rõ ràng Trong mỗi doanh nghiệp, contact center phải là nơi xác định và hiểu rõ những giá trị mà họ mong muốn đem lại cho khách hàng nhằm triển khai một cách hiệu quả và thống nhất, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, chẳng hạn thông qua mỗi giao dịch với khách hàng, dù qua kênh liên lạc nào, cần chứng tỏ doanh nghiệp mình là nơi duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí, cung cấp sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng,… mọi chính sách trong dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp cần vươn tới một mục tiêu chung là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc đem lại cho khách hàng những trải nghiệm quý báu cũng hỗ trỡ doanh nghiệp trong việc triển khai CRM hiệu quả hơn. 3. Sự khác biệt Nếu khách hàng không nhận thấy những nét khác biệt thú vị hay những nét nổi bật trong những trải nghiệm họ có được ở doanh nghiệp của bạn so với các nhà cung cấp khác, thì không thể đảm bảo khách hàng sẽ quay trở lại mua hàng. Do đó, những trải nghiệm doanh nghiệp có chủ ý đem lại cho khách hàng phải khơi gợi được những tình cảm nhất định trong khách hàng. Nếu giá cả không phải là nhân tố quyết định, việc đem lại những giá trị khác biệt trong chăm sóc khách hàng là vô cùng quan trọng, không tạo ra sự khác biệt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không có khả năng thu hút khách hàng và khẳng định hình ảnh của doanh nghiệp. Chính vì thế hãy quan sát đối thủ và chủ động sáng tạo nhằm có được những giá trị mới mẻ và đặc biệt. 4. Giá trị đem lại cho khách hàng
  4. Sau khi đã làm tốt ba yếu tố đầu tiên và cũng là ba yếu tố cơ bản, doanh nghiệp cần chú trọng tới việc cải thiện hơn nữa những giá trị gia tăng đem lại cho khách hàng. Nên nhớ rằng càng nâng cao những giá trị đem lại cho khách hàng, doanh nghiệp cũng càng có khả năng nâng cao giá trị thương hiệu của mình. Hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được ghi nhớ và khách hàng không chỉ mua hàng mà còn tiến cử sản phẩm của doanh nghiệp tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân,… Đó chính là những lợi ích to lớn, lợi nhuận cả về mặt tài chính và thượng hiệu đem lại cho doanh nghiệp.
nguon tai.lieu . vn