Xem mẫu

  1. Bí quyết thành công của Pixar
  2. Khi Up trở thành bộ phim hoạt hình đầu tiên trong lịch sử được đề cử giải Oscar ở hạng mục "Phim hay nhất", tranh tài cùng những bộ phim bom tấn như Avatar hay Up in the Air, công chúng không mảy may ngạc nhiên hay bày tỏ sự nghi hoặc. Lý do đơn giản, bởi Up là một sản phẩm của xưởng phim ho ạt hình danh tiếng Pixar. Bí quyết thành công của Pixar Pixar được thành lập năm 1979 dưới tên gọi Graphics Group, một bộ phận của công ty phim Lucasfilm. Nhiệm vụ của nhóm lúc đó là phụ trách một vài phân cảnh trong các dự án phim lớn của Lucasfilm, hoặc hợp tác với Industrial Light and Magic để làm kỹ xảo điện ảnh. Số lượng nhân viên lúc này là 45 người. Năm 1986, Graphics Group được Steve Jobs mua lại sau khi ông rời khỏi Apple. Jobs đã mua lại nhóm này từ George Lucas với giá 5 triệu USD và dành ra 5 triệu USD nữa làm vốn điều lệ cho công ty mới thành lập. Graphics
  3. Group được đổi thành Pixar. Jobs đảm nhiệm vai trò chủ tịch hội đồng quản trị kiêm CEO. P ixar chuyển hướng Ban đầu Pixar là một công ty phần cứng máy tính nhưng doanh số bán hàng không cao. Sau đó, John Lasseter, một nhà làm phim hoạt hình, được thuê về làm việc với nhiệm vụ chính là quảng bá khả năng của máy tính Pixar. Ở trên bờ vực phá sản, Pixar bắt đầu chuyển hướng sang làm hoạt hình sử dụng công nghệ máy tính cho các đoạn phim quảng cáo. Năm 1991, Pixar ký hợp đồng trị giá 26 triệu USD với Walt Disney làm 3 bộ phim ho ạt hình dài sử dụng công nghệ máy tính, một trong số đó chính là Toy Story. Tiếp nối thành công đầu tiên này, Pixar tiếp tục cộng tác với Walt Disney làm những bộ phim tương tự và tiếp tục gặt hái thành công. Năm 2006, Walt Disney mua lại Pixar từ Steve Jobs với giá 7,4 tỷ USD. Trong suốt quá trình chuyển hướng và phát triển đó, Pixar đã xây dựng tên tuổi của mình như một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phim hoạt hình công nghệ cao. Chất lượng phim hảo hạng đã đưa Pixar trở thành thương hiệu phim có giá trị và đáng tin cậy nhất trong giới làm phim. Mỗi bộ phim chuẩn bị ra lò lại khiến công chúng và báo giới lại tốn không biết bao nhiều giấy mực và những lời bàn tán phỏng đoán, để rồi cuối cùng bộ phim nào cũng chiến thắng vang dội. N ếu như mỗi năm Warner, một hãng phim lớn khác ở Hollywood phải cho ra lò những 3 bộ phim vào mùa hè và 2 bộ phim vào Giáng sinh, thì Pixar chỉ
  4. cần có 1. Tiếng tăm của họ vẫn lan tỏa như thường. Kể cả phim của Fox, Sony, Paramount cũng không thể sánh được với Pixar, cho dù họ có những chiến dịch marketing hùng hậu, còn Pixar thì không. Bí quyết ở đâu? Theo Lasseter, bí quyết đầu tiên nằm ở phương châm: thành công hiện tại không đảm bảo cho thành công của tương lai. H ọ coi trọng tính tự chủ, và vì thế mà có khả năng sáng tạo không biên giới. Họ làm việc một mình, hạn chế liên kết ở các khâu. "Chúng tôi chỉ tin tưởng vào bộ não sáng tạo của chính mình". Tuy nhiên, họ không cô lập bản thân mà vẫn cởi mở tiếp thu ý kiến đánh giá của những nhà làm phim khác. Chỉ có điều là họ không hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá khen chê của người ngoài. Họ chỉ coi trọng những ý kiến đóng góp giúp họ nhìn nhận tác phẩm từ một con mắt đánh giá tươi mới. Pixar đặc biệt còn nhờ vào nguồn gốc ra đời của hãng. Rất nhiều hãng phim hiện nay vốn có bề dày truyền thống lâu đời, nhưng sau đó bị các doanh nghiệp ngoại lai tiếp quản. Vì thế, bọn họ hoạt động giống như những ngân hàng hơn là những xưởng phim. Nhân viên của họ thường xuyên "được" nhắc nhở rằng họ đang làm việc cho những liên minh tài chính khổng lồ với mối quan tâm thường trực là thu hồi vốn đầu tư. Trong khi đó, mặc dù thuộc sở hữu của Disney, Pixar vẫn là đứa con tinh thần mang đậm dấu ấn của Steve Jobs, doanh nhân có hiểu biết công nghệ hàng đầu và tầm nhìn chiến lược. Vì thế, họ có một văn hóa kinh doanh đồng nhất, nơi mà công nghệ mới luôn được ứng dụng trong mỗi sản phẩm, còn nhân
  5. viên tập trung vào việc tìm kiếm ý tưởng sáng tạo chứ không phải lợi nhuận. Lasseter tự hào nói: "Chúng tôi là một tập thể của những nhà tiên phong. Nếu bạn nhìn vào chúng tôi từ góc độ kỹ thuật, bạn sẽ thấy chúng tôi là tác giả của rất nhiều công nghệ hoạt hình máy tính hiện đ ại nhất ngày nay". Mọi thứ họ làm đều là những thứ chưa từng có trong lịch sử và điều đó tạo nên một truyền thống đáng quý. Tất cả họ đều tìm cách tạo ra những đột phá mới. Sáng tạo gần như là một nỗi ám ảnh, một thứ thuốc phiện đối với cả xưởng phim. Mỗi khi có một ai đó tuyên bố: "Tôi vừa nghĩ ra một thứ chưa ai từng làm", những người khác đều cảm thấy vô cùng phấn khích. Văn hóa doanh nghiệp ở Pixar là kiểu văn hóa tôn thờ những người tiên phong. Một hệ quả của văn hóa này là việc ở Pixar không tồn tại một kiểu mẫu chuẩn mực. Họ thường xuyên liên tục kiểm tra lại và đánh giá lại những việc mình làm để tìm ra những điểm tốt và chưa tốt. Điều đặc biệt ở chỗ, mỗi khi tìm ra một điều gì đ ó chưa tốt họ đều cảm thấy phấn khởi bởi đó chính là một thử thách mới cần họ vượt qua. Ngoài ra, Pixar còn một vũ khí nữa mà các xưởng phim khác không có. Đó là ban nghiên cứu và phát triển (R&D), là nơi thử nghiệm những ý tưởng mới. Mỗi ý tưởng mới ra đời sẽ được dựng thử thành một đoạn phim ngắn. Chính những đoạn phim như thế là nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim hay của Pixar. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, không có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư nhiều tiền cho khâu thử nghiệm tốn kém. Tuy nhiên, việc thử nghiệm như thế đ ã giúp Pixar tìm ra mặt tốt và chưa tốt của mỗi ý tưởng và
  6. cho phép cả họa sỹ lẫn tác giả kịch bản của hãng học hỏi hàng tá kinh nghiệm đáng quý.
nguon tai.lieu . vn