Xem mẫu

  1. Bảo mật trong thanh toán điện tử Sử dụng thông tin thẻ tín dụng ăn cắp thực hiện việc mua vé máy bay trên mạng và bán lại cho đại lý với giá rẻ nhưng lại không sử dụng được là hiện tượng xảy ra nhiều. Một vé máy bay từ Việt Nam đến Mỹ giá khoảng 1.500 USD có thể được các đại lý được nhượng lại với giá chỉ từ 700 đến 800 USD và tiếp tục bán cho khách hàng với giá trị thật, thu được lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, những vé này khách hàng không thể sử dụng dẫn đến những rắc rối trong vấn đề tranh chấp đòi hoàn tiền. Thực tế, khi mua vé máy bay điện tử qua mạng, thẻ không được xuất trình nên chưa phát hiện ngay ra lừa đảo. Thông thường, sau khi thanh toán thành công với hãng hàng không, số tiền mua vé được ngân hàng trừ vào tài khoản của chủ thẻ. Trường hợp chủ thẻ phát hiện giao dịch lạ và yêu cầu ngân hàng hủy giao dịch, hãng hàng không sẽ hủy vé, chiếc vé được giao cho khách hàng mất hiệu lực, khách hàng gặp phiền toái vì không thể bay theo kế hoạch. Khi đó, sẽ gây ra tranh chấp đòi hoàn tiền, bồi thường giữa khách hàng và đại lý, giữa đại lý và hãng hàng không. Khi đó, đại lý sẽ chịu thiệt vì đã bỏ tiền thanh toán cho kẻ lừa đảo và không thể tìm ra dấu vết để đòi tiền. Trường hợp chủ thẻ chỉ phát hiện sau khi chuyến bay được thực hiện, một trong ba bên gồm chủ thẻ, ngân hàng hoặc hãng hàng không sẽ chịu thiệt hại sau khi tranh chấp được giải quyết. Để tránh rủi ro khi thanh toán trực tuyến, cần lưu ý: - Chủ thẻ nên tuyệt đối giữ bí mật các thông tin liên quan tới thẻ thanh toán như: số thẻ, số pin, thông tin chủ thẻ. Chủ thẻ không nên lưu các thông tin cá nhân và thông tin thẻ thanh toán trên máy tính cá nhân, máy điện thoại và không cho người khác mượn và sử dụng thẻ. - Cần cảnh giác khi nhận được các E-mail yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ thanh toán không rõ xuất xứ. Người mua tránh mua, bán, khai báo thông tin thẻ để thanh toán trên các Website không chắc chắn về mức độ an toàn đề phòng kẻ gian cài các phần mềm gián điệp, đánh cắp thông tin thẻ thanh toán. Ngay khi bị mất thẻ, bị lộ thông tin hoặc có nghi ngờ lộ thông tin, chủ thẻ phải thông báo tới ngân hàng phát hành để yêu cầu tạm thời phong toả mọi giao dịch của thẻ đó và thực hiện thủ tục thay thế thẻ. - Nên mua trực tiếp từ Website của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ và liên lạc lại những đơn vị này để xác nhận (nếu cần). - Không nên chạy theo các chương trình khuyến mãi giá sốc tại các Website không rõ ràng. Khách hàng chỉ nên mua sắm tại những Website có dấu hiệu bảo mật an toàn như: có gắn nhãn hiệu uy tín như: TrustVN của Việt Nam hay VeriSign Secured, Verified by Visa,
  2. MasterCard SecureCode, JCB J/Secure… của các tổ chức thanh toán quốc tế; trên thanh address bar chuyển màu xanh, địa chỉ link bắt đầu với cụm https:// thay vì http://, cuối dòng có biểu tượng khoá màu vàng… - Tại Việt Nam, các ngân hàng phát hành thẻ chủ yếu sử dụng phương thức xác thực OTP (One Time Password). Đây là một dạng mật khẩu động, sinh ngẫu nhiên một lần duy nhất và gửi qua tin nhắn SMS đến số điện thoại di động. Mật khẩu cũng có thể gửi đến Token Key (thiết bị sinh OTP tự động) của khách hàng đã đăng ký gắn với chiếc thẻ để cung cấp mã xác thực giao dịch cho người dùng. Các phương thức xác thực này giúp người sử dụng thẻ tránh bị lộ các thông tin như số pin, số CVV. Việc mua vé máy bay của Vietnam Airlines hiện cũng được thực hiện trên mạng, phối hợp với Vietcombank, Công ty Thẻ Smartlink và các ngân hàng thành viên thông qua cả thẻ quốc tế và nội địa trên trang web http://www.vietnamairlines.com/. Thông qua Smartlink, khách hàng có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa Connect24 của Vietcombank, F@st Access của Techcombank, VIB4U của VIB... Loại thẻ này cho phép thanh toán trực tuyến nhanh, bảo mật cao với cơ chế xác thực hai lần. Khách hàng có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng chi tiết tại Website của các ngân hàng:  Ngân hàng Vietcombank: http://www.vietcombank.com.vn/  Ngân hàng Techcombank: http://www.techcombank.com.vn/  Ngân hàng VIBank: http://www.vib.com.vn/
nguon tai.lieu . vn