Xem mẫu

  1. BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG QUY ĐỊNH TỪ CHỐI THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP HÌNH SỰ Hoàng Thị Vĩnh Quỳnh TÓM TẮT: Tương trợ tư pháp (TTTP) về hình sự là một trong những nội dung quan trọng được đặt ra trong các giai đoạn thực hiện cải cách tư pháp hình sự. Hoạt động hợp tác quốc tế nói chung và về tương trợ tư pháp hình sự nói riêng được thực hiện dựa trên nguyên tắc đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia. Điều này có nghĩa rằng, bên cạnh nội dung về phạm vi thực hiện thì các quốc gia đều quy định về các trường hợp từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự. Các căn cứ từ chối thực hiện các yêu cầu TTTP về hình sự đã được các văn bản pháp luật trong nước quy định từ Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 với 02 trường hợp, Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định 05 căn cứ từ chối, và sau này Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung cũng đã có những thay đổi một cách phù hợp về vấn đề này. Bài viết dựa trên một số nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực TTTP về hình sự trước đây, nhằm đánh giá và nhấn mạnh hơn nữa việc pháp luật Việt Nam nên có những sửa đổi, bổ sung về quy định từ chối thực hiện TTTP hình sự theo hướng bảo vệ quyền con người. Đây là một nội dung cần thiết phù hợp với Hiến pháp 2013, đáp ứng xu hướng của pháp luật quốc tế và đặc biệt thống nhất với các Điều ước quốc tế (ĐƯQT) về TTTP hình sự mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc là thành viên. Từ khóa: Luật Tương trợ tư pháp 2007, quyền con người, từ chối tương trợ tư pháp hình sự. ABSTRACT: Mutual legal assistance in criminal matters is one of the important contents set out in the stages of criminal justice reform. International cooperation activities in genẻal and on mutual criminal justice assistance in particular are carried out on the basic of the principle of ensuring national sovereignty and security. This means that, in addition to the scope of implementation, countries have provision on cases of refusal to perform a request for criminal legal assistance. Grounds for refusing to perform requests for mutual legal assistance in criminal matters are proviđe for in two cases by domestic  ThS. Giảng viên Trường Đại học luật thuộc Đại học Huế; Email: quynhhtv@hul.edu.vn 544
  2. legal document from the 2003 Criminal Procedure Code, the 2007 Mutual Legal Assistance Law stipulating five grounds for refusal, and later the amended and supplemented Criminal Procedure Code 2015 also made more appropriate changes on this issue. The article is based on a number of previous studies on human rights in the field of mutual criminal legal assistance in particular, in order to evaluate and futher emphasize that the Vietnamese law should have amendments and supplement grounds for refusing to provice criminal legal assistance in the direction of protecting human rights. This is a necessary content in accordance with the 2013 Constitution, meeting the trend of international law and especially in agreement with the international treaties on mutual legal assistance in criminal matters to which Vietnam is a signatory member. Key words: Mutual Legal Assistance Law, year 2007, human rights, refuse mutual criminal legal assistance. 1. Xu hướng mở rộng việc bảo vệ quyền con người trong quy định từ chối thực hiện yêu cầu TTTP hình sự của một số Hiệp định về TTTP hình sự mà Việt Nam đã tham gia ký kết Hầu hết các Hiệp định về TTTP hình sự mà Việt Nam tham gia ký kết đều quy định các trường hợp từ chối thực hiện yêu cầu TTTP thành hai nhóm rõ ràng: nhóm quy định tuyệt đối bao gồm các trường hợp bị từ chối thực hiện và nhóm quy định tùy nghi thể hiện các trường hợp có thể từ chối thực hiện các yêu cầu TTTP1. Tùy thuộc vào yêu cầu, phạm vi và mức độ quan tâm mà nội dung bảo vệ quyền con người trong các Hiệp định này được quy định ở nhóm tuyệt đối hay tùy nghi. Cụ thể: Hiệp định TTTP về hình sự giữa các nước ASEAN năm 2004 quy định các căn cứ bắt buộc mà các quốc gia ký kết từ chối TTTP về hình sự nhằm bảo đảm quyền con người của người liên quan bao gồm: Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc điều tra, truy tố hoặc trừng phạt một người về một tội mà tội đó, hoặc xét tình tiết phạm tội, là tội phạm mang tính chất chính trị 1 Thiếu tá, Thạc sỹ Vũ Văn Hùng, Một số nhận thức về các trường hợp từ chối tương trợ tư pháp về hình sự, Tạp chí Khoa học và Giaó dục an ninh, 42/2015, Tr.57-62. 545
  3. Có đủ căn cứ để cho rằng việc yêu cầu tương trợ là nhằm mục đích điều tra, truy tố, trừng phạt hay gây khó khăn cho một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch, hay chính kiến; Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc điều tra, truy tố, xét xử một người về một tội phạm mà họ đã bị kết án, tuyên vô tội hoặc được ân xá bởi cơ quan có thẩm quyền ở nước yêu cầu hoặc nước được yêu cầu; hoặc liên quan đến một tội phạm mà học đã chấp hành xong hình phạt. Yêu cầu tương trợ liên quan đến việc điều tra, truy tố, xét xử một người về hành vi cấu thành tội phạm ở nước yêu cầu, nhưng không bị coi là tội phạm ở nước được yêu cầu (ngoại trừ trường hợp nước được yêu cầu có thể thực hiện tương trợ tư pháp mà không đòi hỏi “tính tội phạm kép”). Sự thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp đòi hỏi phải tiến hành những hoạt động trái với pháp luật của các nước được yêu cầu. Bên cạnh đó, Hiệp định ASEAN 2004 cũng quy định một căn cứ tùy nghi mà các quốc gia ký kết có thể từ chối TTTP về hình sự khi xét thấy việc thực hiện tương trợ sẽ hoặc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của một người, bất kể người đó đang ở trong hay ngoài lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu. Một số Hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết có hiệu lực trong những năm gần đây tiếp tục đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền con người trong quy định từ chối thực hiện TTTP về hình sự. Hiệp định TTTP hình sự được ký kết giữa Việt Nam và Cộng Hòa In-đô-nê-xia vào năm 2013, có Hiệu lực năm 2016 quy định yêu cầu tương trợ sẽ bị từ chối nếu: - Yêu cầu liên quan đến một tội phạm mà người bị buộc tội đã chính thức được tuyên là không có tội phạm hoặc được ân xá; - Yêu cầu liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự một người về một tội phạm mà người đó đã bị kết án; - Bên được yêu cầu có căn cứ chắc chắn để tin rằng yêu cầu tương trợ tư pháp được lập với mục đích truy tố một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc dân tộc, quan điểm chính trị của người đó hoặc vì những lý do này mà người đó có thể bị đối xử không công bằng trong các thủ tục tố tụng tư pháp; 546
  4. - Yêu cầu liên quan đến việc điều tra, truy tố hay trừng phạt một người về một hành vi mà hành vi đó, nếu xảy ra ở Bên được yêu cầu, không cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Bên được yêu cầu, trừ trường hợp Bên được yêu cầu vẫn có thể thực hiện tương trợ mà không cần tuân thủ nguyên tắc tội phạm kép nếu được pháp luật nước mình cho phép; - Yêu cầu liên quan đến việc truy tố một người về một tội phạm mà người đó không thể bị truy tố vì hết thời hiệu nếu tội phạm đó được thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của Bên được yêu cầu. Hiệp định cũng có quy định tùy nghi về yêu cầu tương trợ có thể bị từ chối khi xét thấy việc thực hiện tương trợ sẽ, hoặc có thể sẽ gây phương hại đến sự an toàn của bất kỳ người nào, cho dù người đó đang ở trong hay ngoài lãnh thổ của Bên được yêu cầu. Nội dung này cũng đã được đề cập đến trong quy định từ chối thực hiện TTTP hình sự của Hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a có hiệu lực năm 2017. Đồng thời, Hiệp định này cũng đã có một điểm mới khi quy định về việc từ chối TTTP hình sự khi “Bên được yêu cầu cho rằng có căn cứ vững chắc để tin rằng nếu yêu cầu được chấp thuận, có người có thể bị tra tấn”. Xem xét một số ĐƯQT mà Việt Nam tham gia ký kết, có thể thấy những vấn đề sau liên quan đến việc bảo vệ quyền con người của quy định từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự: Vấn đề bảo vệ quyền con người khi các quốc gia không thực hiện hồi đáp các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự đã được đề cập đến trong ĐƯQT song phương là Hiệp định TTTP về hình sự giữa các nước ASEAN 2004 mà Việt Nam là một trong các thành viên tham gia ký kết. Thời điểm này, các Hiệp định về TTTP hình sự song phương mà Việt Nam tham gia thì vấn đề quyền con người được nhắc đến nhưng chỉ trong một vài giới hạn nhất định. Các Hiệp định song phương TTTP hình sự mà Việt Nam tham gia ký kết trong những năm gần đây bắt đầu mở rộng hơn nữa các quy định bảo đảm quyền con người khi từ chối thức hiện các yêu cầu TTTP hình sự. Mức độ và cách thức quy định ở trong các ĐƯQT mà Việt Nam tham gia là khác nhau, nhưng nhìn chung vấn đề bảo vệ quyền con người khi từ chối thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau: 547
  5. - Đối tượng được bảo đảm quyền con người mà các ĐƯQT quan tâm chủ yếu là những người liên quan trực tiếp đến hoạt động tương trợ tư pháp được bảo đảm một số quyền cơn bản, quyền không bị xét xử hai lần, quyền và lợi ích hợp pháp nói chung là căn cứ về tính “tội phạm kép” hay tính “trái pháp luật”.Hầu hết việc quy định đảm bảo quyền con người cho đối tượng này đều được thể hiện tuyệt đối, là căn cứ buộc phải từ chối tương trợ tư pháp. Bên cạnh đối tượng này thì những người không có sự liên quan trực tiếp đến hoạt động TTTP hình sự cũng đã bắt đầu được một số Hiệp định quy định bảo vệ, tuy nhiên các Hiệp định vẫn chưa có giải thích rõ nên quyền con người mà đối tượng này được bảo vệ chỉ có tính tùy nghi2. - Các Hiệp định ký kết song phương giữa Việt Nam và một số nước trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng ghi nhận. Trước đây, nội dung quyền con người mới bắt đầu được quan tâm đến thì chỉ có Hiệp định TTTP về hình sự giữa các nước ASEAN 2004 mới có một số quy định đề cập đến. Còn các ĐƯQT song phương thì lại không có sự liệt kê cụ thể các trường hợp từ chối TTTP và chỉ chú ý đến nội dung đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia. Vấn đề bảo vệ quyền con người liên quan đến TTTP hình sự lúc này chủ yếu mang tính chất giới hạn trong pháp luật của riêng các quốc gia thực hiện điều chỉnh. Các Hiệp định song phương về TTTP hình sự mà Việt Nam tham gia ký kết, có hiệu lực trong những năm gần đây như: Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam và Tây Ban Nha có hiệu lực năm 2017, Việt Nam ký với Ô-xtơ-rây-li-a có hiệu lực năm 2017, Việt Nam ký kết với Mô-Dăm-Bích có hiệu lực năm 2018, Việt Nam và Cộng Hòa Pháp có hiệu lực năm 2020, Việt Nam và Cam-pu-chia có hiệu lực năm 2020 đã có những quy định được liệt kê cụ thể liên quan đến bảo vệ quyền con người. Điều này thể hiện cho việc các quốc gia trên thế giới ngày càng nâng cao nhận thức và đánh giá tầm quan trọng của việc ghi nhận bảo vệ quyền con người trong hoạt động tương trợ tư pháp. 2. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật TTTP 2007 theo hướng mở rộng việc bảo vệ quyền con người trong quy định về từ chối thực hiện các yêu cầu TTTP hình sự 2 Nguyễn Thị Phương Hoa, Từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự và vấn đề bảo đảm quyền con người, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, 06(61)/2010, Tr.59-end. 548
  6. Thứ nhất, đây là một nội dung đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu trước đây nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự được quan tâm trong hơn 10 năm qua kể từ khi Luật TTTP 2007 được ban hành. Kể cả trước thời điểm Luật TTTP 2007 ra đời, Việt Nam đã tham gia ký kết một số ĐƯQT về TTTP hình sự và các ĐƯQT này dù chưa phổ biến nhưng cũng đã cung cấp một số quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền con người khi từ chối thực hiện các yêu cầu TTTP hình sự. Điển hình là Hiệp định TTTP hình sự giữa các nước ASEN năm 2004. Thứ hai, hoạt động TTTP hình sự được thực hiện dựa trên nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp. Một nội dung mới được nhấn mạnh trong Hiến pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam đó chính là bảo vệ quyền con người. Cụ thể, một số quyền cơ bản được quy định: - Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. - Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội. - Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. - Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm. Trên thế giới, vấn đề bảo vệ quyền con người đã được đặt ra từ sớm, được thể hiện qua những văn bản quy định như Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948, Công ước về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.3 Việt Nam là một trong những quốc gia sau một quá trình xây dựng, phát triển quy định pháp luật trong nước thì ngày càng có sự hưởng ứng một cách phù hợp với pháp luật quốc tế. Chính vì vậy, việc Luật TTTP 2007 cần có những thay đổi một cách kịp thời, cụ thể đối với quy định các từ chối thực hiện yêu cầu TTTP hình sự không nằm ngoài yêu cầu nỗ lực để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và đáp ứng chiến lược cải cách tư pháp. Thứ ba, sửa đổi và bổ sung Luật TTTP 2007 theo hướng mở rộng bảo vệ quyền con người là phù hợp với các ĐƯQT mà Việt Nam đã tham gia hoặc là thành viên. Luật TTTP 2007 được ban hành cùng với Bộ luật TTHS 2015 sửa đổi, bổ sung đã góp phần điều chỉnh trong một mức độ thống nhất nhất định giữa các văn bản pháp luật trong nước. Theo đó Luật 3 Nguyễn Thị Phương Hoa, Từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự và vấn đề bảo đảm quyền con người, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, 06(61)/2010, Tr.59-end. 549
  7. TTTP 2007 quy định về 5 căn cứ từ chối thực hiện TTTP hình sự, cụ thể uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài bị từ chối thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam; - Gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia; - Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam; - Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam; - Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia luôn được các quốc gia quan tâm và giới hạn quy định về từ chối thực hiện yêu cầu TTTP hình sự. Pháp luật Việt Nam cũng đã thể hiện sự tương thích này với các Hiệp định mà mình đã ký kết. Tuy nhiên quá trình cải cách tư pháp luôn đặt ra những yêu cầu mới và có tính chiến lược để từ các quy định của pháp luật quốc tế hướng đến việc nội luật hóa một cách phù hợp và kịp thời. Chính vì vậy, bên cạnh việc đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia thì việc hướng đến bảo vệ quyền con người đã dần được chú ý và lan truyền rộng rãi, phổ biến nhiều hơn ở các quốc gia, đồng thời cũng đã có sự ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác quốc tế về hình sự nói chung và TTTP nói riêng. So sánh với các quy định về từ chối thực hiện TTTP hình sự trong một số Hiệp định mà Việt Nam tham gia ký kết, có thể thấy một số điểm chưa phù hợp sau: Về cách thức quy định, Luật TTTP 2007 quy định việc từ chối thực hiện yêu cầu TTTP hình sự chỉ giới hạn trong 05 trường hợp và tất cả đều là quy định mang tính chất tuyệt đối. Trong khi đó, hầu hết các ĐƯQT về TTTP hình sự mà Việt Nam tham gia ký kết đều phân chia thành hai nhóm cụ thể. Theo đó nội dung bảo vệ quyền con người tùy theo mức độ nhất định thì các Hiệp định TTTP hình sự có thể quy định là tuyệt đối hay tùy nghi. Về nội dung bảo vệ quyền con người khi từ chối TTTP về hình sự, Luật TTTP 2007 có quy định ở 03 căn cứ: - Liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam; 550
  8. - Liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam; - Liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Có thể thấy rằng Luật TTTP 2007 vẫn chưa đề cập đến những quyền cơ bản của con người mà nhiều Hiệp định TTTP hình sự được ký kết có hiệu lực trong những năm gần đây ngày càng hết sức quan tâm và đưa vào làm căn cứ để từ chối thực hiện TTTP hình sự. 3. Kiến nghị về việc mở rộng căn cứ từ chối tương trợ tư pháp về hình sự của Luật TTTP 2007 để bảo vệ tốt hơn quyền con người Từ những phân tích ở trên, nhằm đảm bảo sự phù hợp với Hiến pháp và sự thống nhất với các ĐƯQT mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên thì việc bảo đảm quyền con người là vấn đề mà pháp luật về TTTP hình sự cần có sự chú trọng. Tác giả có một số kiến nghị sau về việc mở rộng căn cứ từ chối tương trợ tư pháp hình sự trong Luật TTTP 2007 để bảo vệ tốt hơn quyền con người: Một là, Luật TTTP 2007 nên có những quy định rõ ràng về các trường hợp bị từ chối tương trợ và các trường hợp có thể từ chối tương trợ. Điều này sẽ khiến cho các quy định của pháp luật Việt Nam có sự mềm mại hơn. Đặc biệt, với vấn đề bảo vệ quyền con người thì việc lựa chọn những quyền nào thuộc các trường hợp từ chối TTTP là quy định tuyệt đối và những quyền nào thuộc trường hợp từ chối TTTP là quy định tùy nghi cũng sẽ giúp cho Luật TTTP 2007 có sự thay đổi từ từ phù hợp với chính những đặc thù của Việt Nam. Bởi lẽ không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có sự tương đồng về nhận thức, giá trị kinh tế hay văn hóa-xã hội,… Hai là, Luật TTTP 2007 cần bổ sung quy định nhằm bảo đảm quyền con người khi từ chối TTTP về hình sự như: - Trường hợp xét thấy viêc tương trợ tư pháp hình sự nhằm mục đích điều tra, truy tố, trừng phạt hay gây khó khăn cho một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc dân tộc, quốc tịch hay chính kiến của họ. 551
  9. - Trường hợp xét thấy việc tương trợ tư pháp có thể dẫn đến việc người liên quan đến hoạt động tương trợ bị tra tấn, hoặc phải chịu sự đối xử hoặc hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người. Ba là, bên cạnh đối tượng được quan tâm là những người có liên quan trực tiếp đến hoạt động tương trợ tư pháp, Luật TTTP 2007 có thể xem xét để bổ sung thêm quy định thực hiện bảo vệ quyền con người cho những đối tượng khác, không trực tiếp liên quan đến hoạt động TTTP trong trường hợp xét thấy việc thực hiện tương trợ sẽ hoặc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của một người, bất kể người đó đang ở trong hay ngoài lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước ASEAN, ngày 29 tháng 11 năm 2004. 2. Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, ngày 27 tháng 6 năm 2013. 3. Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ốt- xtơ-rây-li-a, ngày 02 tháng 7 năm 2014. 4. Nguyễn Thị Phương Hoa, Từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự và vấn đề bảo đảm quyền con người, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, 06(61)/2010, Tr.59-end. 5. Thiếu tá, Thạc sỹ Vũ Văn Hùng, Một số nhận thức về các trường hợp từ chối tương trợ tư pháp về hình sự, Tạp chí Khoa học và Giaó dục an ninh, 42/2015, Tr.57-62. 6. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội. 7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ Luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 8. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ Luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 9. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Tương trợ Tư pháp, Hà Nội. 552
nguon tai.lieu . vn