Xem mẫu

  1. địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các tiêu chí NTM. 2. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM - Tuyên truyền về xây dựng NTM được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện xây dựng NTM của tỉnh, do đó UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 về việc ban hành kế hoạch tuyên truyền Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, để các sở ngành, địa phương căn cứ tổ chức tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương. - Tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông ở trong và ngoài tỉnh, nhằm phổ biến, giới thiệu các hoạt động xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Tổ chức biên tập, in 3.000 cuốn sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM và 23.750 cuốn “TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” cấp cho Ban phát triển các ấp, Ban chỉ đạo và Ban Quản lý xây dựng NTM các xã, để làm tài liệu phục vụ cho việc tuyên truyền xây dựng NTM. - Đã xây dựng và đưa vào vận hành trang thông tin điện tử “Nông thôn mới tỉnh Long An (http://nongthonmoi.longan.gov.vn), qua đó đã chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông dân và xây dựng NTM. Đồng thời phản ánh, giới thiệu những hoạt động xây dựng NTM của các ngành, địa phương. - Các tổ chức đoàn thể tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền xây dựng NTM. Một số địa phương (huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Thủ Thừa, Thạnh Hóa...) đã thực hiện tuyên truyền bằng hình thức tổ chức Hội thi tìm hiểu về xây dựng NTM; xây dựng các pano tuyên truyền về NTM... Nhìn chung, công tác tuyên truyền xây dựng NTM tiếp tục được triển khai sâu rộng trong nhân dân với nhiều hình thức phong phú, qua đó đã giúp cho người dân và cả hệ thống chính trị nắm được mục tiêu, nội dung cơ bản của xây dựng NTM và tích cực, chủ động tham gia đóng góp xây dựng NTM. 3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức xây dựng NTM Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức xây dựng NTM cho 7.193 lượt người, trong đó cấp xã và ấp 6.289 lượt người. Nhìn chung, hầu hết cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức làm công tác xây dựng NTM đã được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện xây dựng NTM. 4. Về huy động nguồn lực Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh huy động được khoảng 11.086,5 tỷ đồng để thực hiện xây dựng NTM, gồm có: Vốn ngân sách nhà nước 5.789 tỷ đồng, chiếm 52,2%; vốn huy động nhân dân đóng góp 3.378,7 tỷ đồng, chiếm 30,5%; vốn tín dụng 1.714,9 tỷ đồng, chiếm 15,5%; vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp 197,3 tỷ đồng, chiếm 1,8%; vốn khác 6,6 tỷ đồng, chiếm 0,1%. Nguồn lực huy động được phần lớn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, chủ yếu là công trình giao thông, thủy lợi, trường học, Trung tâm Văn hóa xã... Tuy còn nhiều khó khăn nhưng ngân sách nhà nước vẫn tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và các địa phương đã có sự vận động, huy động khá tốt 2
  2. nguồn lực của dân và toàn xã hội tham gia xây dựng NTM. (Chi tiết tại Biểu 1-Kết quả huy động các nguồn lực xây dựng NTM) 5. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng NTM Toàn bộ 166 xã đã hoàn thành lập quy hoạch xây dựng NTM và 100/166 xã đã phê duyệt đề án xây dựng NTM. Tổng kinh phí lập quy hoạch xây dựng NTM của toàn tỉnh 47,2 tỷ đồng, bình quân 284 triệu đồng/xã. Nhìn chung tiến độ lập quy hoạch xây dựng NTM chậm so với mục tiêu của Chương trình đề ra là “Hoàn thành quy hoạch NTM cho 100% số xã năm 2012”. Nguyên nhân chủ yếu là việc triển khai lập quy hoạch được triển khai thực hiện đồng loạt tại tất cả các xã trên địa bàn tỉnh, do đó đã dẫn đến tình trạng quá tải cho các đơn vị tư vấn. Mặt khác, phần lớn các đơn vị tư vấn chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn về quy hoạch phát triển sản xuất, do đó các đồ án phải lấy ý kiến góp ý, chỉnh sửa nhiều lần. 6. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân a) Về sản xuất nông nghiệp: - Đã thực hiện rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp chung của tỉnh và các quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của tỉnh để làm cơ sở thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả, gắn sản xuất và chế biến. Cụ thể đã điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch: Quy hoạch vùng trồng đay nguyên liệu tập trung đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020; Quy hoạch phát triển vùng rau an toàn đến năm 2020; Quy hoạch vùng lúa chất lượng cao phục vụ chế biến gạo xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020; Đề án sản xuất thanh long xuất khẩu; Quy hoạch vùng mía nguyên liệu giai đoạn 2011-2020; Quy hoạch đê bao lững vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020; Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất đến năm 2020; Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến 2020; Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã...). - Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật kỹ thuật ngành nông nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất giống. Tăng cường các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y; triển khai thực hiện chương trình giống vật nuôi, cây trồng; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả... Kết quả: Tốc độ tăng trưởng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp năm 2013 đạt 4,6%; tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp trong cơ cấu GDP chung toàn tỉnh năm 2013 đạt 29,7%. b) Phát triển công nghiệp nông thôn: Công nghiệp nông thôn tiếp tục được đầu tư phát triển, tập trung vào các ngành nghề chính có thế mạnh của địa phương như: Xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm; may mặc; chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí hàn tiện; dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có khoảng 13.000 cơ sở công nghiệp, (trong đó cơ sở công nghiệp nông thôn 12.140 cơ sở, chiếm 93,3%, tăng 11,3% so với năm 2008). Lao động khu vực công nghiệp nông thôn có 24.300 người, chiếm gần 15% tổng số lao động toàn ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng bình quân 11,6%/năm. c) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 3
  3. Năm 2013, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 5.309 lao động nông thôn, trong đó: Đào tạo nghề nông nghiệp 3.587 người, chiếm 67,6%; nghề phi nông nghiệp 1.722 người, chiếm 32,4%. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 91,3%, trong đó: Nghề nghiệp đạt 91,6%, nghề phi nông nghiệp đạt 90,7%. Việc triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến khu vực nông thôn, đời sống của người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã thực sự khởi sắc. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 25 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,81%, trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã giảm còn 4,07%; 94 xã (chiếm 52,6%) đạt tiêu chí thu nhập; 128 xã (chiếm 77%) đạt tiêu chí hộ nghèo; 78 xã (chiếm 47%) đạt tiêu chí nhà ở dân cư; 122 xã (chiếm 73,5%) đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên. 7. Xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu Từ năm 2011-2013, toàn tỉnh đã huy động được khoảng 9.592,8 tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn nông thôn, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước 5.652,5 tỷ đồng, chiếm 58,9%; vốn huy động nhân dân đóng góp 3.376,7 tỷ đồng, chiếm 35,2%; vốn tín dụng 359,8 tỷ đồng, chiếm 3,8%; vốn huy động từ các doanh nghiệp 197,3 tỷ đồng, chiếm 2,1%; vốn khác 6,5 tỷ đồng, chiếm 0,1%. Kết quả đạt được cụ thể như sau: - Giao thông: Toàn tỉnh đã huy động được 5.893,4 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước 4.883,1 tỷ đồng, chiếm 82,9%; nhân dân đóng góp 1.010,3 tỷ đồng,chiếm 17,1 %) để thực hiện đầu tư, nâng cấp gần 2.830 km đường giao thông, gồm có: Nhựa hóa, bê tông hóa 950 km đường trục xã, liên xã; cứng hóa 1.000 km đường ấp, xóm; làm sạch và không lầy lội 600 km đường ngõ, xóm; cứng hóa 280 km đường trục chính nội đồng. - Thủy lợi: Thủy lợi trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển theo hướng phục vụ đa mục tiêu. Hệ thống đê sông ngăn triều – mặn – trữ ngọt, đê bao chống lũ sớm được củng cố, nâng cấp một bước, nhiều công trình tiêu thoát lũ được đầu tư. Trong 3 năm (2011-2013) toàn tỉnh đã huy động được 842,8 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước 338,5 tỷ đồng, chiếm 40,2%; nhân dân đóng góp 504,3 tỷ đồng,chiếm 59,8 %) để thực hiện đầu tư mới, nâng cấp 239 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 88 km kênh mương. Các công trình thủy lợi đã đảm bảo tưới cho 230.262 ha đất canh tác (đạt 78% yêu cầu), đảm bảo tiêu cho 235.695 ha (đạt 80 % yêu cầu), ngăn triều-mặn- trữ ngọt cho 66.679 ha ( đạt 89 % yêu cầu), ngăn lũ sớm (lũ tháng 8) cho 51.244ha (đạt 34 % yêu cầu), diện tích có trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động đạt 11.319 ha (đạt 6 % yêu cầu) - Điện: Ngành điện đã đầu tư 169,9 tỷ đồng từ để đầu tư cải tạo hệ thống điện đảm bảo yêu cầu, góp phần nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn năm 2012 lên 98,6%, ước năm 2013 đạt 99%. - Trƣờng học: Toàn tỉnh đã huy động được 329 tỷ đồng đề đầu tư xây mới, cải tạo nâng cấp các phòng học, trong đó: vốn ngân sách các cấp 225,5 tỷ đồng, chiếm 68,5%; vốn dân góp 103,5 tỷ đồng, chiếm 31,5%. Do đó, dự kiến đến năm 2013 toàn tỉnh sẽ có 244 trường học đạt chuẩn. 4
  4. - Cơ sở vật chất văn hoá: Đã huy động 46,7 tỷ đồng (trong đó: ngân sách nhà nước 37,2 tỷ đồng, chiếm 79,6%; nhân dân góp 9,5 tỷ đồng, chiếm 20,4 %) để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa các Trung tâm văn hóa – thể thao - học tập cộng động xã và nhà văn hóa ấp. Do đó, ước đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 57 xã có Trung tâm văn hóa – thể thao - học tập cộng động, 560 ấp có nhà văn hóa. - Chợ nông thôn: Các doanh nghiệp đã đầu tư 13,8 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 15 chợ nông thôn, do đó đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 85 xã có chợ, chiếm 51 %. Theo quy hoạch, đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ đầu tư xây mới, nâng cấp 82 chợ nông thôn tại 76 xã. - Bƣu điện: Các doanh nghiệp đã đầu tư 4,5 tỷ đồng đề đầu tư nâng cấp, xây mới các điểm phục vụ viễn thông và cung cấp internet đến ấp, trong đó: Đầu tư nâng cấp, xây mới điểm phục vụ viễn thông 609 triệu đồng; đầu tư cung cấp internet đến ấp 3.891 triệu đồng. Nâng tổng số điểm viễn thông đạt chuẩn của toàn tỉnh lên 489 điểm và nâng số xã có internet đến ấp lên 155 xã. - Y tế: Toàn tỉnh đã huy động 30,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (vốn lồng ghép với các chương trình, dự án khác) để đầu tư nâng cấp, xây mới các trạm y tế xã. - Nƣớc sinh hoạt: Đã huy động 396,8 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước, thoát nước tập trung, trong đó: Vốn tín dụng 241,4 tỷ đồng, chiếm 54%; vốn ngân sách nhà nước 99,7 tỷ đồng, chiếm 25%; vốn dân góp 78,8 tỷ đồng, chiếm 19,9%; nguồn khác 3,9 tỷ đồng, chiếm 1%. Kết quả đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt 93%, tăng 5% so với năm 2010. - Nhà ở dân cƣ: Toàn tỉnh đã huy động 1.865 tỷ đồng để thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở của các hộ dân, trong đó: Vốn của các hộ dân 1.669,7 tỷ đồng, chiếm 89,5%; vốn tín dụng 145,5 tỷ đồng, chiếm 7,8%; vốn ngân sách nhà nước 36,7 tỷ, chiếm 2%; vốn huy động từ các doanh nghiệp 10,4 tỷ đồng, chiếm 0,6%; vốn khác 2,6 tỷ đồng, chiếm 0,1%. Kết quả ước đến cuối năm 2013, tỷ lệ nhà đạt chuẩn đạt 79,2%, tăng 20,6% so với năm 2010. - Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất: Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 49 hợp tác xã (trong đó có 47 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm- thủy sản), tăng 17 hợp tác xã so với năm 2010; có 2.325 tổ hợp tác (trong đó 1.213 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản). Số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chiếm 55% (27 hợp tác xã). Từ năm 2011-2013, các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh đã huy động được khoảng 550 triệu đồng từ các xã viên để đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà kho, trụ sở làm việc. (Chi tiết tại Biểu 2-Kết quả huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu) 8. Về phát triển giáo dục, văn hoá, y tế và bảo vệ môi trƣờng - Giáo dục: Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp theo hướng kiên cố hóa.... nên chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã có 100% số xã đạt phổ cập giáo dụng trung học cơ sở; 74,1% số học sinh tốt 5
  5. nghiệp trung học cơ sở vào học lớp 10 hệ phổ thông; 63/145 trường mầm non đạt chuẩn; 132/221 trường tiểu học đạt chuẩn; 48/108 trường THCS đạt chuẩn. - Văn hóa: Toàn tỉnh đã có 342.070 hộ (chiếm 95%) đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa”; 805 ấp (chiếm 89,4%) được công nhận danh hiệu “ấp văn hóa”; 34 xã (chiếm 20,5%) được công nhận đạt chuẩn văn hóa. Tỉnh đã chọn huyện Cần Đước là huyện điển hình về văn hóa giai đoạn 2010-2015. Về xây dựng thiết chế văn hóa: Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 55 xã (chiếm 33%) có Trung tâm Văn hóa Thể thao xã; 560 ấp (chiếm 62,2%) có Nhà văn hóa ấp; 90% cán bộ của Trung tâm Văn hóa Thể thao xã được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ. Hầu hết các Trung tâm Văn hóa Thể thao xã, Nhà văn hóa ấp hoạt động có hiệu quả, các loại hình hoạt động như: Sinh hoạt các Câu lạc bộ văn hóa–văn nghệ- thể thao, hội họp, liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu các môn thể thao...được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân nông thôn, xóa dần khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị. - Y tế và bảo vệ môi trường: Các cơ sở y tế vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được tăng cường đầu tư cả về cơ sở vật chất và nhân lực. Các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như: Chương trình tiêm chủng mở rộng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ... được thực hiện có hiệu quả, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn, sức khỏe của người dân nông thôn từng bước được cải thiện. Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai đến tuyến xã, cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị trạm y tế xã được tăng cường đầu tư, nên tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2013 đạt 61%. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh ước đạt 64%; việc thu gom và xử lý rác thải ở khu vực nông thôn đang từng bước đi vào nề nếp. 9. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 4.004 cán bộ, công chức cấp xã (gồm có 2.057 cán bộ; 1.947 công chức chuyên môn), trong đó số cán bộ công chức cấp xã đạt chuẩn chiếm khoảng 77%. Toàn bộ 166 xã (100%) đã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. 10. Kết quả thực hiện xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí - Tính đến tháng 2/2014, số tiêu chí đạt bình quân/xã 12 tiêu chí. Toàn tỉnh đã có 8 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, 46 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 95 xã đạt từ 9-13 tiêu chí, 15 xã đạt từ 6-8 tiêu chí, 2 xã đạt 5 tiêu chí (Kiến Bình và Tân Bình – Tân Thạnh). Đã có 10 tiêu chí có từ 70% số xã đạt trở lên; 5 tiêu chí có từ 40% đến 70% số xã đạt; 4 tiêu chí có từ 13% đến 40% số xã đạt. (Chi tiết tại Biểu 3 - Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM từ năm 2010 đến tháng 2/2014 và Biểu 4 - Số tiêu chí đạt bình quân/xã từ năm 2010 đến tháng 2/2014) Đối với 8 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, UBND tỉnh đã tổ chức thẩm tra theo Quyết định số 4101/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND tỉnh. Kết quả cụ thể 6
  6. như sau: + Xã Dương Xuân Hội – Châu Thành: Tổng số điểm đạt được 97,5 điểm. Còn 3 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp và trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật chất văn hóa (do nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (do còn 2 cán bộ xã chưa đạt chuẩn). + Xã Bình Quới – Châu Thành: Tổng điểm đạt được 96,0 điểm. Còn 3 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp và trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật chất văn hóa (do nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Y tế (do y tế xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế). + Xã Hòa Phú – Châu Thành: Tổng điểm đạt được 91,5 điểm. Còn 6 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ sở vật chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Thu nhập (do thu nhập chỉ đạt 27,7 triệu đồng/người/năm); Y tế (do y tế xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế); Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (do Đảng bộ xã chỉ đạt danh hiệu “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”). + Xã Tân Lân – Cần Đước: Tổng số điểm đạt được 93,75 điểm. Còn 6 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường trục ấp chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ sở vật chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Môi trường (do còn nhiều nghĩa trang chưa có quy chế quản lý); Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh (do còn 2 cán bộ xã chưa đạt chuẩn). + Xã Mỹ Lệ – Cần Đước: Tổng số điểm đạt được 92,75 điểm. Còn 6 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Trường học (do xã có 50% trường học đạt chuẩn về cơ sở vật chất); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Chợ nông thôn (do hệ thống điện, nước, chiếu sáng của chợ chưa đảm bảo); An ninh trật tự xã hội (do có phát sinh tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội). + Xã Khánh Hưng – Vĩnh Hưng: Tổng số điểm đạt được 93 điểm. Còn 3 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Giao thông (do tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt chuẩn chỉ đạt 38,2%); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã chưa đạt chuẩn); Y tế (do tỷ lệ người dân tham gia BHYT chỉ đạt 63% và y tế xã chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế). + Xã Hậu Thạnh Đông – Tân Thạnh: Tổng điểm đạt được 92,25 điểm. Còn 6 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Quy hoạch (do chưa cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo Quy hoạch); Giao thông (do bề rộng mặt đường trục xã, đường trục ấp và đường trục chính nội đồng chưa đạt chuẩn); Cơ sở vật chất văn hóa (do Trung tâm VHTT xã và nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Nhà ở dân cư (do còn 4,9% hộ dân ở trong nhà tạm); Hình thức tổ chức sản xuất (do hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động chưa hiệu quả); Y tế (do tỷ lệ người dân tham gia BHYT chỉ đạt 68,1.%). 7
  7. + Xã Mỹ Yên – Bến Lức: Tổng số điểm đạt được 94,25 điểm. Còn 5 tiêu chí chưa đạt điểm chuẩn tối đa, gồm: Cơ sở vật chất văn hóa (do nhà VH ấp chưa đạt chuẩn); Y tế (do chưa đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế); Môi trường (do tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường đạt 83%); Hệ thống tổ chức chính trị xã hội (do còn 2 cán bộ chưa đạt chuẩn); An ninh trật tự xã hội ((do có phát sinh tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và người mắc tệ nạn xã hội). Để công nhận 8 xã đạt chuẩn NTM trong thời gian tới, tỉnh đã chỉ đạo các huyện tập trung huy động các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt chuẩn, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình thường xuyên thực hiện các hoạt động để đảm bảo cho môi trường nông thôn luôn luôn “xanh - sạch – đẹp” như: Tổ chức thu gom và xử lý rác thải đúng nơi quy định; cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ; xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định...Đồng thời có kế hoạch nâng chất các tiêu chí đã đạt chuẩn để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã đạt chuẩn NTM. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH 1. Những mặt đạt đƣợc Thứ nhất: Phong trào xây dựng NTM đã có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong đội ngũ cán bộ công chức và ngườ dân. Cán bộ công chức đã hiểu rõ mục đích, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM. Người dân đã ý thức được vai trò “chủ thể” của mình trong xây dựng NTM và tích cực tham gia hưởng ứng. Thứ hai: Kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển nhanh, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn. Hệ thống chính trị ở nông thôn hoạt động ngày càng hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững. Thứ ba: Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm đầu tư. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng - hiệu quả sản xuất nhất các sản phẩm thế mạnh của tỉnh (lúa gạo, chăn nuôi gia cầm, rau thực phẩm…). 2. Những khó khăn, vƣớng mắc Thứ nhất: Một số Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, huyện chưa làm hết vai trò, trách nhiệm, nên việc vận động, huy động các nguồn lực xã hội tham gia xây dựng NTM còn hạn chế. Thứ hai: Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chính của người dân nông thôn, nhưng đầu ra còn gặp nhiều khó khăn, thường trúng mùa nhưng rớt giá, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản chưa gắn kết chặt với vùng nguyên liệu đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của người dân. Mặt khác, một số địa phương ít quan tâm chú ý nhân rộng (phát triển) các mô hình sản xuất mà chỉ chú ý đến đầu tư hạ tầng. Thứ ba: Các hình thức liên kết trong sản xuất như: Hợp tác xã, Tổ hợp tác, trang trại... chậm phát triển, mức độ áp dụng khoa học công nghệ ở một số khâu còn hạn chế, quy mô vốn, doanh thu, lợi nhuận bình quân còn thấp. 8
  8. Thứ tư: Thu nhập ở nông thôn tăng, nhưng chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn chưa cải thiện nhiều do giá cả các hàng hóa thiết yếu tăng mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, nhưng vẫn còn khá cao so với mục tiêu đặt ra. Phần 2 PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2014 - 2015 I. MỤC TIÊU Mục tiêu cơ bản là tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo đúng kế hoạch, lộ trình đã đề ra. Năm 2014 phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2014 là 26 xã (Xem chi tiết tại Biểu 5 - Danh sách xã đạt chuẩn NTM năm 2014). Năm 2015 phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2015 là 36 xã, chiếm 22% số xã trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến cuối năm 2015, số tiêu chí đạt bình quân/xã từ 14 tiêu chí trở lên. II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Để đạt mục tiêu trên, tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: 1. Công tác quản lý, chỉ đạo Chƣơng trình - Tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình các cấp từ tỉnh đến ấp, trong đó chú trọng củng cố cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ chuyên môn - nghiệp vụ để tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng NTM ở cơ sở. - Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kịp thời việc triển khai thực hiện xây dựng NTM. Triển khai, quán triệt việc tổ chức thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng NTM. 2. Công tác tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng NTM Tiếp tục thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền phổ biến quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM để người dân hiểu rõ nội dung xây dựng NTM và chủ động tự giác tham gia. Đồng thời, tuyên truyền để thấy được trách nhiệm cụ thể của chính quyền, các đoàn thể và hộ dân trong xây dựng NTM. 3. Công tác đào tạo, tập huấn Tiếp tục chỉ đạo cho các địa phương tăng cường bồi dưỡng kiến thức xây dựng NTM cho cán bộ công chức các cấp, nhất là cấp xã. Đây là nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, nhằm đảm bảo tính ổn định cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở cơ sở. 4. Triển khai thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng NTM Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện việc công bố đồ án quy hoạch xây dựng NTM. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng NTM theo đúng Quy hoạch và Đề án xây dựng NTM đã được duyệt thông qua việc cụ thể hóa thành kế hoạch và các dự án, công trình đầu tư cụ thể. 5. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân - Về phát triển sản xuất nông nghiệp: Triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ 9
  9. cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nhằm duy trì tăng trưởng ổn định, bền vững, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội nông thôn. Triển khai thực hiện các quy hoạch, đề án phát triển sản nông nghiệp. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư. Quản lý và phòng chống tốt dịch bệnh cây trồng vật nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, thuốc thú y thủy sản. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản phẩm. - Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn: Tiếp tục thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp, dịch vụ ở vùng nông thôn theo quy hoạch. Khuyến khích và hỗ trợ các ngành nghề truyền thống phát triển; nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề. - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Tập trung đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực cho tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo 2 hướng. Thứ nhất: Đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tạo ra nông sản hàng hóa có chất lượng và tính cạnh tranh cao. Thứ hai: Đào tạo nghề mới để chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với nhu cầu sử dụng lao động cụ thể của doanh nghiệp . 6. Xây dựng kết cầu hạ tầng thiết yếu Tập trung huy động nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh như: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, điện sản xuất, nước sinh hoạt… 7. Phát triển giáo dục, Văn hóa, Y tế và bảo vệ môi trƣờng nông thôn - Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các phòng học, nâng tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia; duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở. - Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa ở nông thôn như: Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, Nhà văn hóa ấp. - Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các trạm y tế cấp xã. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...Tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư các công trình cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ dân nông thôn, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, trang trại trên địa bàn nông thôn thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường. 8. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vũng mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội Chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ cán bộ cấp xã đạt chuẩn; tỷ lệ Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức Đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; đảm bảo an ninh, trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn. 9. Huy động và bố trí nguồn lực thực hiện Chƣơng trình Dự báo nguồn vốn ngân sách nhà nước các cấp trong những năm tới sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, do đó tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung 10
  10. Biểu 1: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM TỪ NĂM 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng Cộng S Năm Năm Năm T NGUỒN VỐN Số Tỷ lệ 2011 2012 2013 T lƣợng (%) Vốn trực tiếp cho 1 24.853 29.508 27.939 82.300 0,7 Chương trình NTM Ngân sách Trung - 24.853 29.508 27.939 82.300 0,7 ương Vốn lồng ghép từ các 2 708.443 2.833.771 2.164.638 5.706.852 51,5 chương trình, dự án 3 Vốn tín dụng 241.117 964.467 509.285 1.714.868 15,5 Vốn huy động từ 4 22.505 90.022 84.742 197.269 1,8 doanh nghiệp Vốn huy động đóng 5 góp của cộng đồng 507.264 2.029.055 842.297 3.378.616 30,5 dân cư Vốn huy động từ 6 nguồn khác (con em 1.088 4.352 1.157 6.596 0,1 xa quê, từ thiện) Tổng số 1.505.270 5.951.174 3.630.058 11.086.502 100,0 12
  11. Biểu 2: KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG THIẾT YẾU TỪ NĂM 2011 – 2013 ____________________________________________ ĐVT: Triệu đồng STT NỘI DUNG SỐ LƢỢNG 1 GIAO THÔNG 5.893.432,0 Làm đường trục xã 3.877.240,0 Làm đường trục ấp 1.069.632,0 Làm đường ngõ xóm 561.560,0 Làm đường trục nội đồng 278.746,0 Làm cầu, cống dân sinh (cải tạo, xây mới) 106.254,0 2 THỦY LỢI 842.827,0 Làm mới công trình thủy lợi, trạm bơm 143.200,0 Cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi, trạm bơm 383.100,0 Kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý 7.527,0 Cải tạo đê, bờ bao chống lũ 309.000,0 3 ĐIỆN 169.936,0 Cải tạo hệ thống điện chung 150.236,0 Cải tạo điện gia đình (đồng hồ điện…) 19.700,0 4 TRƢỜNG HỌC 329.019,0 Cải tạo, nâng cấp các trường mầm non 63.087,0 Cải tạo, nâng cấp các trường THCS 104.754,0 Cải tạo, nâng cấp các trường tiểu học 161.178,0 5 CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA 46.790,0 Cải tạo, nâng cấp các nhà văn hóa xã 23.660,0 Cải tạo, nâng cấp các nhà văn hóa ấp 23.130,0 6 CHỢ NÔNG THÔN 13.804,0 Cải tạo, nâng cấp chợ 13.804,0 7 BƢU ĐIỆN 4.500,0 Nâng cấp, xây mới điểm phục vụ bưu chính 609,0 Đầu tư cung cấp internet đến thôn 3.891,0 8 NHÀ Ở DÂN CƢ 1.865.000,8 Vốn cải tạo, nâng cấp, xây mới xóa nhà tạm 1.836.084,0 Vốn xây nhà tình nghĩa 28.916,8 9 HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT 550,0 Vốn đầu tư phát triển các HTX, THT 550,0 10 Y TẾ 30.200,0 Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã 30.200,0 11 MÔI TRƢỜNG 396.802,0 Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp 396.802,0 nước, thóat nước tập trung TỔNG CỘNG 9.592.860,8 13
  12. Biểu 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NTM TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 2/2014 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tháng 2/2014 STT Tiêu chí Số xã Số xã Số xã Số xã Số xã Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ đạt đạt đạt đạt đạt (%) (%) (%) (%) (%) (xã) (xã) (xã) (xã) (xã) 1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 0 0,0 13 7,8 47 28,3 166 100,0 166 100,0 2 Giao thông 5 3,0 5 3,0 7 4,2 20 12,0 22 13,3 3 Thuỷ lợi 60 36,1 65 39,2 83 50,0 129 77,7 131 78,9 4 Điện 102 61,4 102 61,4 115 69,3 141 84,9 143 86,1 5 Trường học 20 12,0 19 11,4 21 12,7 49 29,5 58 34,9 6 Cơ sở vật chất văn hoá 0 0,0 1 0,6 9 5,4 28 16,9 31 18,7 7 Chợ nông thôn 16 9,6 17 10,2 35 21,1 70 42,2 71 42,8 8 Thông tin Truyền thông 84 50,6 87 52,4 104 62,7 139 83,7 140 84,3 9 Nhà ở dân cư 31 18,7 32 19,3 39 23,5 78 47,0 81 48,8 10 Thu nhập 11 6,6 13 7,8 29 17,5 94 56,6 99 59,6 11 Hộ nghèo 76 45,8 76 45,8 96 57,8 128 77,1 130 78,3 12 Tỷ lệ LĐ có việc làm thường xuyên 22 13,3 24 14,5 45 27,1 122 73,5 124 74,7 13 Hình thức tổ chức sản xuất 115 69,3 115 69,3 123 74,1 137 82,5 135 81,3 14 Giáo dục 26 15,7 30 18,1 32 19,3 112 67,5 113 68,1 15 Y tế 132 79,5 133 80,1 118 71,1 100 60,2 99 59,6 16 Văn hoá 111 66,9 111 66,9 122 73,5 139 83,7 141 84,9 17 Môi trường 8 4,8 9 5,4 29 17,5 27 16,3 29 17,5 18 Hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh 57 34,3 59 35,5 85 51,2 118 71,1 118 71,1 19 An ninh, trật tự xã hội 143 86,1 143 86,1 154 92,8 156 94,0 157 94,6
  13. Biểu 4: SỐ TIÊU CHÍ ĐẠT BÌNH QUÂN/XÃ TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 2/2014 Số tiêu chí đạt trung bình/xã (tiêu chí) STT Đơn vị Năm Năm Năm Năm Tháng 2010 2011 2012 2013 2/2014 Toàn tỉnh 5,9 6,1 7,7 11,7 12,0 1 Thành phố Tân An 8,6 8,6 9,0 13,4 13,4 2 Huyện Châu Thành 8,6 8,8 12,7 15,8 15,9 3 Huyện Thủ Thừa 6,3 6,3 6,8 11,3 11,4 4 Huyện Tân Trụ 5,4 5,4 6,9 12,8 12,8 5 Huyện Bến Lức 7,8 8,4 9,3 11,9 12,3 6 Huyện Đức Hòa 6,6 6,6 6,8 12,6 12,6 7 Huyện Đức Huệ 5,0 5,0 5,6 8,4 8,9 8 Huyện Thạnh Hóa 5,9 5,9 8,1 10,6 10,8 9 Thị xã Kiến Tường 3,8 4,2 7,4 12,2 13,2 10 Huyện Mộc Hóa 3,0 3,0 4,1 11,1 11,1 11 Huyện Tân Thạnh 5,0 6,0 5,9 9,4 9,5 12 Huyện Vĩnh Hưng 4,9 6,0 9,1 11,3 12,1 13 Huyện Tân Hưng 3,9 3,9 9,5 9,8 10,5 14 Huyện Cần Giuộc 5,8 6,1 6,6 12,1 12,1 15 Huyện Cần Đước 7,9 8,1 8,4 13,1 13,1
  14. Biểu 5 DANH SÁCH CÁC XÃ PHẤN ĐẤU ĐẠT CHUẨN NTM NĂM 2014 ________________________________ Danh sách xã đạt chuẩn NTM năm 2014 Số tiêu chí S Tên huyện, thị xã, đạt đến cuối TT thành phố năm 2013 STT Tên xã 1 Bình Tâm 16 1 Thành phố Tân An 2 An Vĩnh Ngãi 15 2 Thị xã Kiến Tường 3 Bình Hiệp 14 4 Long Trì 17 3 Huyện Châu Thành 5 Phước Tân Hưng 17 4 Huyện Thủ Thừa 6 Bình Thạnh 14 5 Huyện Tân Trụ 7 Bình Lãng 16 6 Huyện Bến Lức 8 Phước Lợi 16 9 Mỹ Hạnh Nam 16 7 Huyện Đức Hòa 10 Đức Lập Hạ 15 8 Huyện Đức Huệ 11 Mỹ Thạnh Đông 13 9 Huyện Thạnh Hóa 12 Tân Tây 15 10 Huyện Mộc Hóa 13 Bình Phong Thạnh 13 11 Huyện Tân Thạnh 14 Nhơn Ninh 14 12 Huyện Vĩnh Hưng 15 Thái Bình Trung 15 13 Huyện Tân Hưng 16 Hưng Thạnh 13 14 Huyện Cần Giuộc 17 Mỹ Lộc 16 15 Huyện Cần Đước 18 Long Trạch 16 16
nguon tai.lieu . vn