Xem mẫu

  1. BÁO CÁO CUỐI CÙNG KHUYẾN NGHỊ THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS CỦA VIỆT NAM
  2. DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN II (MUTRAP II) Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện ASIE/2003/005711 HOẠT ĐỘNG MÃ SỐ: SERV-4 “HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC NGHĨA VỤ MINH BẠCH HÓA, XÂY DỰNG ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS CỦA VIỆT NAM” BÁO CÁO CUỐI CÙNG KHUYẾN NGHỊ THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS CỦA VIỆT NAM Nhóm chuyên gia thực hiện : Chuyên gia trong nước : Lê Triệu Dũng (Bộ Công thương) Trần Hào Hùng (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) Trương Thùy Linh (Bộ Công thương) Và Nguyễn Lê Minh ((Bộ Công thương) và Julian ARKELL Chuyên gia cao cấp EU HÀ NỘI, THÁNG 8/2007 Báo cáo được thực hiện với sự tài trợ của Liên minh châu Âu. Các quan điểm thể hiện trong Báo cáo là của nhóm tác giả và không phản ảnh quan điểm chính thức của Liên minh châu Âu hoặc Bộ Công thương.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động SERV-4 “Hỗ trợ thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa theo GATS, xây dựng Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS” của Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II do Bộ Công thương thực hiện với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu. Các mục tiêu của hoạt động này gồm: a) Nâng cao nhận thức của các cán bộ Chính phủ thuộc các Bộ liên quan về các yêu cầu minh bạch hóa cơ bản theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) trong mối quan hệ với luật pháp và quy định liên quan đến thương mại; b) Tập huấn cho các cán bộ Chính phủ về các yêu cầu này; c) Hỗ trợ xây dựng các quy tắc và thủ tục phù hợp trong bộ máy chính phủ, về việc sắp đặt thể chế cần thiết, nguồn nhân lực và trang thiết bị để đảm bảo hoạt động hiệu quả của Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS đặt tại Bộ Công Thương. Hoạt động được thực hiện bởi nhóm chuyên gia trong nước từ Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp cùng 1 Chuyên gia cao cấp của EU. Các công việc được triển khai trong 2 đợt công tác vào tháng 4/tháng 5 và tháng 7/tháng 8 năm 2007. Báo cáo cuối cùng được nhóm chuyên gia EU và trong nước xây dựng, trong đó bao gồm một số ý kiến khuyến nghị của các đại biểu từ các Bộ, ngành hữu quan và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được nêu lên trong Hội thảo cuối cùng tổ chức ngày 14/8/2007 tại Hà Nội. 1
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................1 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................3 I TÓM TẮT ......................................................................................................................1 II KHUYẾN NGHỊ VỀ MỤC ĐÍCH VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS CỦA VIỆT NAM ....................................5 A Chức năng của Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS .......................................................5 B. Trả lời yêu cầu và câu hỏi từ các thành viên WTO........................................................9 III KHUYẾN NGHỊ CÁC BƯỚC THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS ..........................................................................................................19 IV. PHỤ LỤC .....................................................................................................................20 Phụ lục 1: Trích dẫn điều III, III bis và IV về nghĩa vụ minh bạch hoá trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO.............................................20 Phụ lục 2: Giới thiệu Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS của Trung Quốc .........................22 Phụ lục 3: Báo cáo cuối cùng của Nhóm chuyên gia trong nước ............................................1 2
  5. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT AFAS Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EPA Hiệp định Hợp tác kinh tế FTA Hiệp định Thương mại tự do GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của WTO GECP Điểm thông báo và hỏi đáp GATS MFN Quy chế đối xử tối huệ quốc MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam MOIT Bộ Công thương, Việt Nam RTA Hiệp định Thương mại khu vực SPS Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (WTO) TBT Hiệp định về các rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mại (WTO) TPRM Cơ chế rà soát chính sách thương mại (WTO) VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại thế giới 3
  6. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện I TÓM TẮT Các mục tiêu Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động SERV-4 “Hỗ trợ thực hiện các nghĩa vụ minh bạch hóa theo GATS, xây dựng Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS” của Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II do Bộ Thương mại thực hiện với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu. Các mục tiêu của hoạt động này gồm: d) Nâng cao nhận thức của các viên chức chính phủ thuộc các Bộ liên quan về các yêu cầu minh bạch hóa cơ bản theo Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) trong mối quan hệ với luật pháp và quy định liên quan đến thương mại; e) Tập huấn cho các viên chức chính phủ về các yêu cầu này; f) Hỗ trợ xây dựng các quy tắc và thủ tục phù hợp trong bộ máy chính phủ, về việc sắp đặt thể chế cần thiết, nguồn nhân lực và trang thiết bị để đảm bảo hoạt động hiệu quả của Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS đặt tại Bộ Công Thương. Hoạt động được thực hiện bởi nhóm chuyên gia trong nước từ Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp cùng 1 Chuyên gia cao cấp của EU. PHẦN II. KHUYẾN NGHỊ VỀ MỤC ĐÍCH VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS CỦA VIỆT NAM Phần II của Báo cáo này mô tả các nghĩa vụ của Chính phủ Việt Nam theo các điều khoản về minh bạch hóa trong Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), liên quan đến việc xây dựng Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS. Báo cáo này đưa ra những khuyến nghị về mục đích và thủ tục thành lập và đảm ảo hiệu quả hoạt động của Điểm Hỏi đáp. Minh bạch hóa trong WTO Minh bạch hóa là một trụ cột của hệ thống thương mại đa biên và là một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO, đóng vai trò là nguyên tắc chủ đạo để đạt được tự do hóa thương mại đa biên, giúp xác định những vấn đề gây hạn chế và sai lệch trong thương mại. Điều này đặc biệt cần thiết đối với thương mại dịch vụ, xét trong thực tế pháp luật và quy định có ảnh hưởng lớn đến thương mại trong hầu hết tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Các quy tắc cụ thể về minh bạch hóa đối với thương mại dịch vụ quy định trong các Điều III, Điều III bis và Điều IV của GATS. Điều III quy định nghĩa vụ chung áp dụng đầy đủ và tự động đối với tất cả các Thành viên của WTO, gồm 3 nghĩa vụ chính về minh bạch hóa như sau: 1 Nhanh chóng công khai tất cả các biện pháp liên quan (bao gồm luật và các quy định); 2 Thông báo cho WTO về các luật mới và những thay đổi trong luật hiện hành; Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 1 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  7. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện 3 Thành lập Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS để thông báo và trả lời câu hỏi của các Thành viên khác của WTO. Điều III khẳng định GATS không yêu cầu bất kỳ Thành viên nào phải tiết lộ những thông tin bí mật mà việc tiết lộ những thông tin này sẽ gây cản trở việc thực thi luật pháp hoặc trái với lợi ích công, hoặc gây tổn hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp cụ thể, dù là doanh nghiệp công hay doanh nghiệp tư. Thành lập Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS Báo cáo này đề xuất Việt Nam nên xây dựng một Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS đặt tại Bộ Công Thương để đáp ứng các nghĩa vụ GATS. Từ nay cho đến khi xây dựng xong Điểm Hỏi đáp, Bộ Công Thương cần phải trả lời mọi câu hỏi theo GATS của các Thành viên WTO. Trách nhiệm chủ yếu của Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS là “nhanh chóng trả lời tất cả các câu hỏi của bất kỳ Thành viên nào về thông tin cụ thể liên quan đến bất kỳ biện pháp có tính áp dụng chung nào hoặc về các hiệp định quốc tế theo nghĩa của đoạn 1”. Đoạn III:1 đề cập đến các biện pháp “liên quan đến hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện” GATS. Trong khi thực hiện các nghĩa vụ này, Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS phải đảm bảo các câu trả lời của mình nhất quán với các mục tiêu chính sách thương mại quốc gia và đảm bảo rằng những thông tin bí mật không bị tiết lộ. Theo quy định của WTO, mặc dù Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS của Việt Nam có thể được thành lập muộn nhất vào tháng 1 năm 2009, việc thành lập nên được tiến hành sớm nhất có thể để đảm bảo hiệu quả của công tác điều phối liên Bộ và đảm bảo sự tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong điều III:4 của GATS. Việt Nam cần thông báo cho Ban thư ký WTO về việc thành lập Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS của mình. Một nghĩa vụ khác về minh bạch hóa được quy định tại Điều IV: 2 của Hiệp định GATS, theo đó: “các Thành viên phát triển, và cả các Thành viên khác trong phạm vi có thể, cần thành lập các Điểm liên lạc [ ] để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ của các Thành viên đang phát triển có thể tiếp cận thông tin liên quan đến các khía cạnh cụ thể về các thị trường dịch vụ tương ứng [ ]”. Vào thời điểm thích hợp, Bộ Công Thương cần quyết định xem có nên mở rộng Điểm Hỏi đáp GATS để thành lập một Điểm Liên lạc và Hỏi đáp GATS kết hợp hay không. Các Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định thương mại khu vực hiện nay mà Việt Nam tham gia không quy định nghĩa vụ thành lập và vận hành Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS. Tuy nhiên, nếu tham gia những khu vực thương mại khu vực, song phươg hoặc Hiệp định hợp tác kinh tế trong tương lai, Việt Nam có thể phải tuân thủ nghĩa vụ này.. Các chức năng của Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS: Điểm Hỏi đáp GATS chỉ bắt buộc phải trả lời các câu hỏi của các Thành viên WTO khác và các câu hỏi này có thể do các Bộ và Cơ quan nước ngoài, bao gồm các Đại sứ quán, nêu ra. Phạm vi các yêu cầu rất rộng và bao gồm tất cả các loại hành động của chính phủ có hiệu lực áp dụng chung (không bao gồm các quyết định hành chính áp dụng cho từng trường hợp cụ thể), cho dù các yêu cầu/câu hỏi nhằm thu thập “các thông tin cụ thể”. Do đó, các câu trả lời chỉ cần cung cấp thông tin thực tế và bên trả lời không có nghĩa vụ phải cung cấp diễn giải pháp lý của Luật/quy định được đề cập trong câu trả lời. Đồng thời, bên trả lời cũng không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về lý do xây dựng và áp dụng các biện pháp được hỏi, mặc dù nhóm chuyên gia khuyến nghị bên trả lời nên cung cấp những thông tin đó để đảm bảo tính Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 2 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  8. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện toàn diện của thông tin được cung cấp và tránh việc phải trả lời thêm những câu hỏi bổ sung nhằm làm rõ thêm vấn đề. Điều III Hiệp định GATS cũng không yêu cầu các Chính phủ phải cung cấp thông tin về kế hoạch ban hành pháp luật hoặc dự thảo luật. Theo các cam kết của Việt Nam được ghi nhận trong Báo cáo của Ban công tác, các Bộ ngành phải dành ít nhất 60 ngày để tham vấn rộng rãi về các luật và quy định mới (dự thảo phải được công bố trên trang web, v.v…) và VCCI là cơ quan điều phối trong việc tham vấn với khu vực tư nhân, doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định cần xem xét việc Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS có thể cung cấp các thông tin này hay không. Việc cung cấp các thông tin này sẽ được các Thành viên WTO khác rất hoan nghênh. Bộ Công Thương nên quyết định sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ cho các câu trả lời của mình. Điều này phù hợp với thông lệ của nhiều Thành viên WTO. Trong trường hợp nhận được câu hỏi bằng tiếng 2 ngôn ngữ chính thức khác của WTO là tiếng Pháp hoặc Tây Ban Nha, Việt Nam có quyền chọn trả lời bằng tiếng Anh. Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS có thể là một kênh tốt để chuyển các câu hỏi đến các Thành viên khác của WTO về các biện pháp GATS của họ. Nếu điều này được quyết định, các Bộ ngành khác của Việt Nam có thể gửi đến Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS Việt Nam bất kỳ câu hỏi nào để chuyển cho các Thành viên khác. Điểm Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS sẽ chuyển lại các Bộ ngành các câu trả lời nhận được cho các câu hỏi này. Sự điều phối liên Bộ: Một loạt các Bộ ngành và các cơ quan tham gia quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hơn 150 lĩnh vực dịch vụ. Một số hoạt động quản lý dịch vụ diễn ra ở cấp tỉnh và một số ở cấp trung ương. Bộ Công Thương Việt Nam là cơ quan đầu mối cho các cuộc đàm phán thương mại, bao gồm cả đàm phán GATS. Nhóm Công tác liên Bộ đã hoạt động rất tốt trong suốt quá trình đàm phán và nên được tiếp tục duy trì. Nhóm này bao gồm đại diện các Bộ chuyên ngành liên quan và các cơ quan quản lý độc lập (gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng cục Thống kê). Nên xem xét việc thành lập một tiểu ban cho một ngành dịch vụ vớicác đại diện bao gồm cả khu vực tư nhân như VCCI, một số hiệp hội thương mại và ngành nghề nhất định. Một Văn bản pháp luật - có thể là Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cần được ban hành đề ra các thủ tục điều phối và luồng thông tin giữa Bộ Công Thương và các Bộ ngành khác liên quan đến Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS. Cần xây dựng một cơ sở dữ liệu cơ bản cho Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS bao gồm quy định cụ thể về trách nhiệm của các Bộ ngành liên quan đến các lĩnh vực dịch vụ và các biện pháp hiện hành liên quan đến GATS. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu này sẽ không nhất thiết phải bao gồm toàn văn mọi biện pháp vốn do các Bộ ngành khác lưu giữ. Bộ Công Thương nên thành lập một mạng nội bộ về thương mại dịch vụ trên trang web của Bộ bao gồm những thông tin liên quan đến GATS hữu ích cho việc tham khảo. Cơ cấu tổ chức của Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS: Với vai trò là cơ quan điều phối trong quá trình đàm phán dịch vụ trong WTO, Bộ Công thương được khuyến nghị tiếp tục đóng vai trò cơ quan điều phối của Điểm thông báo và hỏi đáp GATS Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 3 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  9. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện Sau khi hoàn thành quá trình sắp xếp lại bộ máy tổ chức, Bộ Công thương cần quyết Điểm thông báo và hỏi đáp GATS sẽ trực thuộcVụ/Đơn vị nào sau khi được thành lập vì việc này sẽ quyết định cơ chế hỏi đáp, giải quyết các vấn đề liên quan đến WTO của Điểm thông báo và hỏi đáp GATS. Những chức năng, nhiệm vụ của Điểm thông báo và hỏi đáp GATS xét theo điều III và điều IVI của GATS cần được nghiên cứu thêm, đặc biệt từ những sức ép có thể nảy sinh từ các cuộc đàm phán thương mại song phương mà Bộ Công thương và các Bộ/ngành hữu quan khác của Việt Nam có thể tham gia trong tương lai. Cán bộ và trang thiết bị Trong giai đoạn đầu, có thể không cần tuyển thêm cán bộ chuyên trách trong Bộ Công thương làm việc cho Điểm thông báo và hỏi đáp GATS. Đồng thời, dự kiến cũng không cần phải trang bị những thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật riêng biệt cho Điểm thông báo và hỏi đáp GATS, vì trang thiết bị hiện nay đã đủ để phục vụ hoạt động của Điểm thông báo và hỏi đáp GATS. Khảo sát Một chuyến khảo sát nên được tổ chức cho những cán bộ tham gia Điểm thông báo và hỏi đáp GATS để tìm hiểu sâu về những thông lệ tốt nhất của một số nước EU. Chuyến khảo sát nên được thiết kế để các thành viên tham gia có thể trau dồi thêm kinh nghiệm về mô hình tổ chức, cơ chế phối hợp và điều phối liên Bộ trong việc xử lý luồng thông tin. Đồng thời, vai trò của các cơ quan địa phương trong mạng lưới cũng cần được tìm hiểu. Những kết quả của hoạt động SERV-4 và những vấn đề khác cần được đánh giá làm cơ sở đề xuất cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật tiếp theo của Dự án MUTRAP giai đoạn III và của các nhà tài trợ khác nhằm tiếp tục xây dựng năng lực, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn cho các cán bộ, cơ quan hữu quan của Việt Nam. PHẦN III: KHUYẾN NGHỊ CÁC BƯỚC THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS Phần III của Báo cáo này nêu ra các bước được đề xuất để bước đầu thành lập Điểm Hỏi đáp, gồm việc phê chuẩn chính thức của Chính phủ, thông báo cho WTO, tập huấn cho cán bộ liên quan của Bộ Công Thương và các Bộ ngành khác, và việc công bố các dịch vụ của Điểm Hỏi đáp GATS. PHỤ LỤC Các Phụ lục trong báo cáo này bao gồm: Trích Điều III, III bis và IV của GATS, Tóm tắt về mô hình tổ chức và hoạt động Điểm Hỏi đáp GATS của Trung Quốc. Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 4 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  10. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện II KHUYẾN NGHỊ VỀ MỤC ĐÍCH VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP ĐIỂM THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP GATS CỦA VIỆT NAM A Chức năng của Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS A.1 Nguyên tắc minh bạch hóa của Tổ chức Thương mại thế giới Minh bạch hóa là một trong những trụ cột của hệ thống thương mại đa biên và là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm hỗ trợ quá trình tự do hóa thương mại. Việc thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa giúp xác định những hoạt động, biện pháp gây hạn chế và bóp méo thương mại. Nguyên tắc này đặc biệt phù hợp với thương mại dịch vụ vì phần lớn các quy định đều có ảnh hưởng đối với thương mại nói chung và thương mại dịch vụ nói riêng. Các Thành viên WTO cần đảm bảo sự minh bạch hóa của khung chính sách liên quan đến thương mại của mình. Nếu không thực hiện được điều này, sẽ không có sự đảm bảo về pháp lý giữa các nước Thành viên WTO. Những điều khoản cụ thể về minh bạch hóa được quy định tại Điều III, III bis và IV của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS). Các Điều này được trích nguyên văn trong Phụ lục 2 của Báo cáo. Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS của Việt Nam, sau khi được thành lập và hoạt động, cần tuân thủ hoàn toàn các quy định của GATS vè minh bạch hóa. A.2. Điều III của Hiệp định GATS về minh bạch hóa. Điều III của Hiệp định GATS quy định các nghĩa vụ về minh bạch hóa tự động áp dụng đối với tất cả các Thành viên WTO. Theo đó, có 3 nghĩa vụ chính liên quan đến minh bạch hóa, bao gồm: 1. Công bố nhanh chóng 2. Thông báo cho WTO và các Thành viên 3. Thành lập Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS. Một số quy định chính của Điều III Hiệp định GATS gồm: “Các Thành viên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việc thi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thi hành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặc tác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải được công bố” (III:1) Điều III.1. Hiệp định GATS nêu trên chỉ quy định về công bố thông tin. Việc thực hiện cụ thể tùy thuộc vào quyết định của mỗi Thành viên, ví dụ thông qua những ấn phẩm chính thức định kỳ, hoặc các biện pháp khác. Điều III.2 quy định: "Trong trường hợp việc công bố quy định tại khoản 1 của Điều này không thể thực hiện được, các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác" Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 5 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  11. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện “Các Thành viên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động đáng kể đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này” (III:3) Điều III.3 Hiệp định GATS nêu trên quy định về việc thông báo đối với WTO. Tất cả các biện pháp được áp dụng chung trên thực tế mà có ảnh hưởng đến Hiệp định GATS, cùng với các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong các luật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động đáng kể đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định GATS phải được thông báo cho WTO. “Mỗi Thành viên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung (…). Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập một hoặc nhiều Điểm Thông báo/Hỏi đáp để cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khác về những vấn đề nêu trên” (III:4) Cần lưu ý một điểm quan trọng theo quy định của Điều III.4: "Các điểm cung cấp thông tin không nhất thiết phải là nơi lưu trữ các văn bản và quy định pháp luật." Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS của Việt Nam nên được thành lập với đủ năng lực thực hiện trọn vẹn các quy định của Điểu III.4 Hiệp định GATS. Có thể chỉ cần thành lập một Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS tại Việt Nam. Điểm thông báo và hỏi đáp GATS của Việt Nam cũng cần có đủ năng lực thực hiện chức năng "thông báo chéo (counter notification)" được quy định tại Điều III.5: "Các Thành viên có thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kỳ biện pháp nào do một Thành viên khác áp dụng được coi là có tác động đến việc thực thi Hiệp định này.". Đây là một điểm quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam khi gặp phải những rào cản pháp lý bất lợi ở thị trường nước ngoài. A.3. Điều III bis Hiệp định GATS về công bố thông tin bí mật. Theo Điều này, Hiệp định GATS không đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cung cấp thông tin bí mật mà việc tiết lộ thông tin đó có thể gây cản trở đến việc thi hành pháp luật, hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc làm phương hại đến quyền lợi thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp cụ thể, dù là doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân. Hiệp định GATS không cung cấp diễn giải chi tiết của quy định này, do đó Chính phủ Việt Nam có toàn quyền quyết định phạm vi, cách diễn giải và nội dung thông tin không cần phải công bố. A.4. Trách nhiệm của Điểm thông báo và hỏi đáp GATS (Điều III:4) Trách nhiệm của một Thành viên WTO, theo Điều III.4 Hiệp định GATS, bao gồm: - “trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viên nào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụng chung hoặc hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1”. Đoạn III:1 đề cập đến những biện pháp “có liên quan hoặc tác động" đối với Hiệp định GATS. Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 6 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  12. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện - “thành lập một hoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khác về những vấn đề nêu trên” (theo Điều III:1), “cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầu thông báo” (theo Điều III:3). Trong khi thực hiện những nghĩa vụ trên, Điểm thông báo và hỏi đáp GATS cần đảm bảo tính nhất quán giữa các thông tin trả lời/cung cấp cho các Thành viên WTO khác và mục tiêu quốc gia của các chính sách thương mại, đồng thời đảm bảo rằng các thông tin bí mật không bị tiết lộ (theo Điều III bis). Giống như Điểm thông báo và hỏi đáp GATS, Điểm Thông báo và Hỏi đáp về Các rào cản liên quan đến thương mại (TBT) và các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) có cùng mục tiêu nhằm thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa. Do đó, Bộ Công thương nên tìm hiểu và tham khảo những kinh nghiệm liên quan trong việc thành lập và vận hành của 2 Điểm Thông báo và Hỏi đáp về TBT và SPS. Điều này đóng vai trò quan trọng khi tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ được thực thi. Bộ Công thương cần tìm hiểu và tham khảo quy trình, thông lệ tốt nhất trng việc xử lý luồng thông tin, bao gồm kinh nghiệm tương tự trong nước cũng như của một số nước phù hợp khác. Ví dụ, cần xác nhận việc nhận được một yêu cầu cung cấp thông tin hoặc câu hỏi và thông báo cho bên yêu cầu về thời gian cần thiết để xử lý và cung cấp câu trả lời. Cần tránh việc bên gửi phải gửi lại yêu cầu cung cấp thông tin hoặc câu hỏi. A.5. Thời hạn thành lập Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS Đối với những Thành viên truyền thống, Điều III.4 Hiệp định GATS quy định Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS phải được thành lập trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới có hiệu lực (nghĩa là trong vòng 2 năm sau ngày 1/1/1995). Theo Điều III.4, sự linh hoạt trong một khung thời gian nhất định có thể được áp dụng trên cơ sở xem xét từng trường hợp cá thể đối với các Thành viên đang phát triển. Đối với những Thành viên gia nhập sau ngày WTO được thành lập, theo Điều III.4, các Thành viên này phải thành lập Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS trong vòng 2 năm kể tử ngày gia nhập. Theo đó, mặc dù thời hạn đối với Việt Nam là tháng 1/2009, tuy nhiên nhóm chuyên gia khuyến nghị cần xúc tiến các bước trong thời gian sớm nhất để đảm bảo hiệu quả trong công tác điều phối liên Bộ và tuân thủ tốt nghĩa vụ về minh bạch hóa. Bộ Công thương cần lập kế hoạch đào tạo, tập huấn cho những cán bộ làm việc tại Điểm Thông báo và Điểm hỏi đáp GATS cũng như trong mạng lưới, ví dụ cung cấp thông tin (ví dụ: Sổ tay hướng dẫn về thành lập và vận hành Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS) để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của Điểm Hỏi đáp và phối hợp/điều phối liên bộ, A.6. Thành lập Điểm thông báo và hỏi đáp GATS. Một nghĩa vụ khác về minh bạch hóa theo Điệu IV.2 Hiệp định GATS: “các Thành viên phát triển, và các Thành viên khác trong phạm vi khả năng của mình, sẽ thành lập các đầu mối liên hệ để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên đang phát triển tiếp cận thông tin liên quan tới thị trường của các Thành viên WTO” nhằm: Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 7 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  13. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện “tăng cường sự tham gia và tăng xuất khẩu thương mại dịch vụ của các Thành viên đang phát triển thông qua việc nâng cao năng lực, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của thương mại dịch vụ trong nước” Vào thời điểm phù hợp, Bộ Công thương nên quyết định việc kết hợp Điểm Thông báo với Điểm Hỏi đáp. Theo các Hiệp định thương mại tự do, Hiệp định thương mại khu vực khác liên quan đến thương mại dịch vụ hiện nay mà Việt Nam tham gia, không có nghĩa vụ nào quy định về việc thành lập Điểm thông báo và hỏi đáp GATS. Tuy nhiên, các Hiệp định thương mại tự do song phương, Hiệp định thương mại khu vực hoặc Hiệp định hợp tác kinh tế trong tương lai có thể bao gồm nghĩa vụ này. Kinh nghiệm của một số Thành viên WTO cho thấy chỉ nên thành lập một Điểm thông báo và hỏi đáp GATS để thuận tiện trong việc vận hành và điều phối. Bộ Công thương cũng nên xem xét khả năng hỗ trợ các nhà xuất khẩu dịch vụ nêu câu hỏi/yêu cầu cung cấp thông tin đối với các Điểm thông báo và hỏi đáp GATS của các Thành viên WTO khi cần thiết. Theo Điều IV.2 Hiệp định GATS: “tạo điều kiện thuận lợi cho nhà cung cấp dịch vụ của các thành viên đang phát triển tiếp cận thông tin liên quan tới thị trường của các Thành viên khác về: (a) các khía cạnh thương mại và kỹ thuật của việc cung cấp dịch vụ; (b) đăng ký, công nhận và tiếp thu các tiêu chuẩn chuyên môn; và (c) sẵn sàng cung cấp công nghệ dịch vụ" A.7. Thông báo về việc thành lập Điểm thông báo và hỏi đáp GATS Vào tháng 5/19961 , Hội đồng Thương mại Dịch vụ của WTO quyết định: “Các Thành viên phải thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc thành lập Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS theo Điều III.4 và IV.2 Hiệp định GAT.” Theo đó, Việt Nam cần thông báo ngay cho WTO sau khi Điểm thông báo và hỏi đáp GATS được thành lập trong Bộ Công thương. 1 “Quyết định về việc thành lập Điểm thông báo và hỏi đáp GATS” ngày 28/5/1996, tài liệu WTO S/L/23 ngày 27/6/1996 Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 8 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  14. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện B. Trả lời yêu cầu và câu hỏi từ các thành viên WTO B1. Những ai có thế đưa ra yêu cầu tới các Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS Điều III Hiệp định GATS quy định các nghĩa vụ liên Chính phủ giữa các thành viên WTO. Vì vậy các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân không thể tiếp cận trực tiếp (Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS). Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân của các nước Thành viên có thể gửi yêu cầu giải đáp thông tin hoặc câu hỏi tới Chính phủ của họ (hoặc tới Uỷ ban châu Âu, tuỳ theo trường hợp cụ thể), và đề nghị rằng yêu cầu giải đáp của mình được chuyển đến Chính phủ Việt Nam thông qua các kênh quy định tại điều III. Các nhà xuất khẩu dịch vụ Việt Nam cũng có thể yêu cầu tương tự như vậy với Chính phủ Việt Nam để thu nhận các thông tin quy định về các chế độ dịch vụ của các Thành viên WTO khác do Bộ Công Thương chuyển đến các Điểm thông báo và Hỏi đápGATS. Điểm thông báo và Hỏi đápGATS chỉ có nghĩa vụ trả lời các yêu cầu giải đáp từ các Thành viên WTO khác và các yêu cầu có thể xuất phát từ bất kỳ Bộ, ngành nào, bao gồm cả Đại sứ quán. Người ta hiểu rằng các Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS của một số Thành viên cũng có thể trả lời các yêu cầu giải đáp từ các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân bởi vì các thông tin đó, nếu không được cung cấp từ Điểm Thông báo và Hỏi đáp GATS, có thể lấy được từ các Bộ và Cơ quan Chính phủ khác nếu tiếp cận trực tiếp. Bộ Công Thương cũng phải cân nhắc một cách thích đáng việc các Điểm thông báo và Hỏi đáp của họ cũng phải tuân thủ thông lệ này. B.2. Các biện pháp nào được sử dụng Định nghĩa hợp pháp của “biện pháp” trong GATS điều XXVIII (a) là bất kỳ “ biện pháp nào của Thành viên, dù dưới dạng luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định hay các hành động hành chính hoặc dưới các dạng khác”. Đây là một định nghĩa rộng và bao hàm tất cả các loại hành động chung của Chính phủ, ngược lại với các quyết định hành chính đối với các trường hợp cụ thể. Theo GATS điều III:1, nghĩa vụ của các điểm thông báo và Hỏi đápGATS bao gồm “tất cả các biện pháp áp dụng chung phù hợp gắn liền với hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện Hiệp định này”. Theo cách đó các nghĩa vụ chỉ bao gồm các biện pháp “gắn liền hoặc có ảnh hưởng đến việc thực hiện GATS”. Ý niệm này liên quan đến Điều I:1 GATS quy định rằng Hiệp định áp dụng đối với các “biện pháp của các Thành viên có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ”. Điều này được chấp nhận rộng rãi rằng “ảnh hưởng” có nghĩa là bất kỳ một tác động thương mại nào của biện pháp, cho dù là tích cực hay tiêu cực. Việc diễn giải một cách rộng rãi như vậy đã được Cơ quan Phúc thẩm (Appalete Body) của WTO khẳng định trong vụ tranh chấp thương mại về chuối. Người ta thấy rằng về mặt nguyên tắc, không một biện pháp nào được loại trừ như một ưu tiên trong phạm vi của GATS như định nghĩa trong các quy định của nó. Phạm vi của GATS bao hàm bất kỳ một biện pháp nào của Thành viên nếu nó đủ mức độ ảnh hưởng đến cung cấp một loại dịch vụ hoặc nếu biện pháp đó trực tiếp điều chỉnh việc cung cấp một loại dịch vụ hoặc điều chỉnh những vấn đề khác nhưng vẫn có ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ”. Đoạn III:4 quy định nghĩa vụ của Thành viên đối với các yêu cầu/câu hỏi từ Thành viên khác liên quan đến nghĩa vụ tại đoạn III:1, cho dù họ đã có cam kết cụ thể ngành về vấn đề đó hay Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 9 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  15. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện chưa. Các biện pháp được bao hàm trong các cam kết cụ thể có hiệu lực như một tập hợp của các biện pháp của III:1, và như vậy các Thành viên có nghĩa vụ cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể hơn liên quan đến các cam kết cụ thể. Trong khi rõ ràng là các biện pháp và quy tắc áp dụng cho từng trường hợp cụ thể không phải thông báo nhưng mặt khác định nghĩa về biện pháp lại quá rộng theo điều XXVIII (a), (b) và (c), và không có biện pháp nào được đặt ra ngoài các nghĩa vụ chung là phải trả lời các yêu cầu hỏi đáp về các biện pháp áp dụng chung có gắn liền với hoặc có ảnh huởng tới việc thực hiện GATS. Thực sự là các Chính phủ không thể viện dẫn điều I:3 (c) để né tránh việc phải thông báo hoặc phải có trả lời đối với yêu cầu giải đáp về “một dịch vụ được áp dụng theo thẩm quyền của Chính phủ, có nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại hoặc không cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác”, mà trong GATS không áp dụng. Ví dụ các yêu cầu giải đáp có thể liên quan đến các trường hợp mà Chính phủ có thể tính phí cho một số loại dịch vụ , cho dù là tính phí trên cơ sở giá thành. Các biện pháp được coi là ngoại lệ nếu rơi vào điều XIV Các ngoại lệ chung và điều XIV Ngoại lệ an ninh, và các biện pháp được áp dụng vì lý do cẩn trọng (lý do được gọi là “sự loại trừ cẩn trọng”), được định nghĩa tại đoạn 2 (a) trong Phụ lục về các dịch vụ Tài chính, liên quan đến phạm vi của GATS, các Thành viên phải có nghĩa vụ trả lời các yêu cầu giải đáp về những biện pháp đó. Nếu một Thành viên chọn không công bố một số biện pháp nhất định, và trong tranh chấp viện dẫn các quy định của Điều XIV hay các Trường hợp loại trừ cẩn trọng, Thành viên đó cần phải chứng minh cơ sở cho sự ngoại trừ của mình. Các Thành viên cũng có nghĩa vụ trả lời các yêu cầu giải đáp về các trường hợp miễn trừ các nghĩa vụ chung về đối xử đặc biệt, được quy định trong Phụ lục của điều II Miễn trừ bởi vì chúng rơi vào phạm vi của GATS, giống như các biện pháp tránh phân biệt đối xử mà không phải lên lịch trình trước theo Điều XVI Tiếp cận thị trường hay Điều XVII Đối xử quốc gia nếu chúng là các biện pháp áp dụng chung gắn liền hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện GATS. Khi các biện pháp đó được lên lịch trình như điều XVIII Các cam kết khác, các nghĩa vụ trong III:3 áp dụng trực tiếp, cũng như nghĩa vụ trong III:4. Kinh nghiệm từ Thuỵ Sỹ cho thấy các quốc gia cũng đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi như vậy. Nghĩa vụ trong Điều III áp dụng đối với các điều sau đây: VII Công nhận lẫn nhau, Các biện pháp tự vệ khẩn cấp, XI Thanh toán và chuyển giao, XII Các hạn chế để bảo vệ an toàn cán cân thanh toán và XV Trợ cấp. Nghĩa vụ của Điều III cũng áp dụng cho Điều VIII Độc quyền và Các nhà cung cấp dịch vụ đặc quyền và IX Các thông lệ kinh doanh. Các hoạt động thương mại nhà nước có thể đi theo hai điều: các doanh nghiệp Chính phủ và phi Chính phủ đã được trao độc quyền hoặc đặc quyền cũng bao hàm trong các nghĩa vụ phải trả lời các yêu cầu giải đáp. Nghĩa vụ trong Điều III còn được áp dụng tại điều XIII Mua sắm Chính phủ bởi vì theo điều XIII:1 chỉ mình Điều II Đối xử tối huệ quốc, XVI Tiếp cận thị trường và XVII Đối xử Quốc Gia là không áp dụng. Mối liên hệ giữa các quy tắc nhiều bên và các quy tắc XIII trong tương lai chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các Thành viên không phải trả lời các yêu cầu giải đáp về các vấn đề ngoài phạm vi của GATS. Những thông tin này bao gồm các biện pháp ảnh hưởng đến các dịch vụ của Chính phủ (như định nghĩa trong Điều I Phạm vi và định nghĩa đoạn 3 (b) và (c), quyền giao thông hàng không (như định nghĩa trong Phụ lục về Dịch vụ vận tải hàng không) và các biện pháp liên quan đến lao động việc làm, quyền công dân và cư trú (như định nghĩa trong đoạn 2 của Phụ lục về Di chuyển Thể nhân cung cấp Dịch vụ theo Hiệp định). Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 10 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  16. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện Trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng những diễn giải mang tính pháp lý. Ví dụ các thông lệ ngoại giao có thể yêu cầu các giải đáp vượt ra ngoài giới hạn pháp lý được quy định trong GATS. Trường hợp này được áp dụng đặc biệt đối với các yêu cầu giải đáp được chuyển qua kênh ngoại giao mà ở đó không có các giới hạn pháp lý kèm theo và là các yêu cầu mà Chính phủ sẽ mong muốn được trả lời/cung cấp thông tin một các thấu đáo. Các yêu cầu giải đáp được gửi trực tiếp cho Bộ và Cơ quan Chính phủ từ các thực thể nhà nước hay tư nhân và được xử lý song song với các yêu cầu gửi cho các Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS. Các yêu cầu này bao gồm các yêu cầu từ các Đại sứ quán, các Bộ, các chuyến thăm của các quan chức Chính phủ nước ngoài. Cũng nên cân nhắc xem có cần phải quy định thủ tục trả lời các yêu cầu giải đáp liên quan đến GATS được Bộ và Cơ quan chính phủ xử lý để đảm bảo tính toàn diện trong hoạt động của Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS và sự nhất quán với các chính sách thương mại của Chính phủ. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi một hệ thống để truyền đạt các câu trả lời trong Bộ Công Thương (hoặc có thể là Bộ Kế hoạch - đầu tư nếu phù hợp). Điều này chỉ có thể thực hiện được khi sử dụng một hệ thống mạng hay hệ thống máy tính đã nâng cấp để đáp ứng nhu cầu xử lý, nhận/gửi thông tin từ mạng lưới 64 văn phòng cấp tỉnh/thành. Hiện nay, báo cáo thông tin tổng hợp từ các tỉnh được cung cấp lên các Bộ và cơ quan liên quan hàng quý hoặc hàng. Hệ thống báo cáo này cần được tăng cường và phối hợp với nhau hiệu quả nếu mạng lưới Điểm thông báo và Hỏi đáp cũng thông báo về các biện pháp tại cấp tỉnh. Tối thiểu, một bản sao các yêu cầu giải đáp và các câu trả lời của các Bộ và Cơ quan Chính phủ phải được gửi cho Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS tại Bộ Công thương. Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS (của các Thành viên WTO khác) phải trả lời các yêu cầu liên quan đến thông báo của Việt Nam đối với WTO theo quy định của GATS trong điều III:4 Bộ Công Thương nên hướng dẫn Điểm thông báo và hỏi đáp GATS chuẩn bị thực hiện các quy định về minh bạch hóa trong “Nguyên tắc về các quy định trong nước trong ngành kế toán” 3. Theo quyết định này của Hội đồng về Thương mại dịch vụ, nguyên tắc này được đưa vào GATS không muộn hơn ngày kết thúc vòng vòng đàm phán Doha hiện nay. Đoạn 3 quy định rằng: “ Các Thành viên sẽ công bố công khai, bao gồm cả công bố thông qua các Điểm thông báo và hỏi đáp được thành lập theo điều III và IV của GATS, tên và địa chỉ của các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Chính phủ hay phi Chính phủ có trách nhiệm cấp phép hành nghề cho cá nhân và doanh nghiệp và các quy định về kế toán)” Đoạn 4 quy định rằng: “Các Thành viên sẽ công bố công khai các cơ quan thẩm quyền hoặc sẽ đảm bảo rằng các cơ quan thẩm quyền sẽ được công khai, kể cả qua các Điểm thông báo và Hỏi đáp: (a) các thông tin mô tả hoạt động và các chức danh chuyên môn được điều chỉnh bằng hoặc phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể; (b) yêu cầu và các thủ tục xin cấp, đổi mới, duy trì giấy phép hay chứng chỉ hành nghề cũng như các cơ quan thẩm quyền giám sát việc tuân thủ; (c) thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật; và (d) nếu đựơc yêu cầu, khẳng định rằng một nghề nào đó hay một doanh nghiệp nào đó được cấp phép hành nghề trong thẩm quyền quy định”. Theo quy định, Việt Nam sẽ thực hiện Cơ chế rà soát Chính sách Thương Mại của WTO, vì vậy cần phải cân nhắc xem các thông tin sẽ được đệ trình trong quá trình này được đảm bảo nhất quán với thông tin do các Điểm thông báo và hỏi đáp GATS lưu trữ tại Bộ Công Thương Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 11 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  17. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện Ngoài ra cũng nên cân nhắc xem các yêu cầu giải đáp liên quan đến ASEAN/AFTA và các FTA/EPA được xử lý thế nào, có lẽ sẽ là không hiệu quả nếu có thêm một số Điểm Thông báo và hỏi đáp hoạt động song song chỉ riêng cho các Hiệp định/Thỏa thuận thương mại nói trên. Theo đoạn 1 (b) của quyết định WTO về “Cơ chế minh bạch đối với các Hiệp định thương mại khu vực”. Các Thành viên thống nhất như sau: Các thành viên tham gia các Hiệp định thương mại khu vực mới được ký kết ký (RTA) sẽ thông báo cho WTO ngay khi các Hiệp định đó có thể được công bố rộng rãi thông tin liên quan (về các Hiệp định), bao gồm tên chính thức, phạm vi và ngày ký, lộ trình thực hiện hay các quy định, các điểm đầu mối liên hệ và /hoặc địa chỉ website, và các thông tin không bị hạn chế khác B3. Các câu hỏi/yêu cầu Hỏi đáp thông phải “cụ thể” Điều III:4 quy định rằng bất kỳ một yêu cầu giải đáp nào gửi đến Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS của một Thành viên WTO đều phải “cụ thể” liên quan đến biện pháp được đề cập. Không có quy định nào của WTO định nghĩa hoặc giải thích rõ hơn khái niệm này. Tuy nhiên một số chỉ dẫn có thể rút ra từ các quy tắc của GATS, đặc biệt là từ các quy định liên quan đến các thông báo được đưa ra theo GATS. “Cẩm nang về hoạt động thông báo/hỏi đáp theo GATS” bao gồm biểu mẫu xác định phạm vi các thông báo theo các cách thức sau đây: “Biện pháp cần được mô tả cụ thể, bao gồm phương thức cung cấp được áp dụng, tác động đối với thương mại dịch vụ (ví dụ các biện pháp nhằm hạn chế/tự do hoá) và các tác động của các biện pháp đó đối với Biểu cam kết dịch vụ của mình và Điều II (MFN) danh mục ngoại lệ, nếu có” Định nghĩa này cũng có thể áp dụng để xác định mức độ cụ thể cần thiết của các hồi đáp đối với các yêu cầu giải đáp nếu các yêu cầu đó cô đọng và rõ ràng. Các câu trả lời/thông tin cung cấp cần phải thực tế. Cụ thể, một Thành viên không thể trông chờ rằng toàn bộ văn bản của bất kỳ luật hay quy định về dịch vụ nào cũng phải được cung cấp. Trong hầu hết các trường hợp chỉ một/một số phần của các tài liệu pháp lý đó mới “gắn liền và có ảnh hưởng đến thực hiện GATS” Trong bối cảnh Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS, không tồn tại nghĩa vụ cung cấp thông tin về cơ sở hình thành/lý do của một biện pháp đang quan tâm. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị những thông tin liên quan nên được cung cấp để câu trả lời giải đáp được đầy đủ dễ hiểu và tránh tình trạng phải trả lời các câu hỏi phát sinh tiếp theo. Điều III không yêu cầu các Chính phủ cung cấp thông tin về dự thảo hoặc kế hoạch kế hoạch xây dựng pháp luật. Cũng cần cân nhắc xem trong khuôn khổ GATS, Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS của Việt nam có cần phải cung cấp các thông tin như vậy không. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam chỉ ra rằng, đối với các dự luật, pháp lệnh, nghị định và các quy định và biện pháp khác do Quốc Hội và chính phủ ban hành gắn liền với hoặc ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam sẽ dành một khoảng thời gian hợp lý, cụ thể không ít hơn 60 ngày, cho các Thành viên WTO, các cá nhân, hiệp hội, doanh nghiệp đưa ra ý kiến bình luận tới các cơ quan hữu quan trước khi các biện pháp đó được thông qua. Chính phủ sẽ xem xét tất cả các ý kiến nhận được trong thời hạn đóng góp ý kiến. Chỉ có một ngoại lệ cho cơ hội góp ý này đó là các biện pháp liên quan đến tình trạng khẩn cấp quốc gia, an ninh quốc gia mà nếu được công khai công bố sẽ làm cản trở thực thi pháp luật. Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 12 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  18. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện Theo luật Việt Nam, Bộ và Cơ quan chính phủ phải dành ra một khoảng thời gian ít nhất 60 ngày để lấy ý kiến công chúng về luật hoặc quy định mới (dự thảo được đưa lên website…) và VCCI được đề cử là điểm đầu mối trong việc tham vấn với khu vực tư nhân thuộc tất cả các lĩnh vực. Như vậy Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS có thể trả lời các yêu cầu giải đáp về dự thảo luật, cho dù nó không có nghĩa vụ phải làm như vậy. Có lẽ việc này sẽ được các Thành viên WTO khác chào đón. B.4. Diễn giải Luật Một yêu cầu từ một Thành viên khác của WTO phải “cụ thể” và vì vậy câu trả lời phải trên căn cứ thực tế. Điểm thông báo và giải đáp GATS của Bộ Công thương sẽ không có nghĩa vụ cung cấp diễn dịch luật và quy định như một phần hồi đáp các yêu cầu giải đáp. Nếu Bộ Công thương có kế hoạch cung cấp dịch vụ diễn giải pháp luật đáp ứng yêu cầu giải đáp của các bên Chính phủ hoặc tư nhân, cần phải nghiên cứu cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và hopự lý đối với mỗi trường hợp cụ thể, mặc dù có thể có Công bố về trách nhiệm (discalaimer). Nếu thực hiện dịch vụ này, có thể Bộ Công thương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc xử lý và hồi đáp các yêu cầu/câu hỏi nhận được. Chức năng, nhiệm vụ chính thức của Điểm thông báo và Hỏi đápGATS của Bộ Công Thuơng phụ thuộc vào các quyết định liên quan của Chính phủ. Khi có yêu cầu giải đáp từ một Thành viên WTO liên quan đến luật trong phạm vi chuyên môn của Bộ Công thương, Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS (thuộc Bộ Công thương theo quy định của Chính phủ) sẽ chịu trách nhiệm diễn giải pháp lý liên quan đến các biện pháp đang được quan tâm (và cung cấp cho các Thành viên WTO yêu cầu). Khi có một yêu cầu giải đáp liên quan đến các biện pháp thuộc chuyên môn của Bộ hay Cơ quan chính phủ khác, Bộ Công thương sẽ là đầu mối tìm kiếm hồi đáp từ các công chức liên quan sau đó chuyển lại cho chính phủ đưa ra yêu cầu. Trong trường hợp này Điểm thông báo và Hỏi đápGATS sẽ hành động như người đưa tin và điều phối việc hồi đáp. Bộ cũng có vai trò đảm bảo các hồi đáp tương thích với các chính sách thương mại đã có. Trong một giới hạn nhất định, Bộ Công thương sẽ thẩm định chất lượng của các hồi đáp liên quan đến các biện pháp nằm ngoài chuyên môn/phạm vi hoạt động của mình. Đây là công việc không dễ dàng, đặc biệt khi cán bộ của Bộ Công thương không có chuyên môn về các vấn đề pháp lý của các lĩnh vực phức tạp. Một lô gic tương tự như vậy cũng có thể áp dụng đối với một yêu cầu giải đáp từ VCCI hay một thực thể kinh tế tư nhân. B.5. Chế độ ngôn ngữ WTO có 3 ngôn ngữ chính thức: Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Tây Ban Nha. Vì vậy các yêu cầu giải đáp và các giải đáp có thể được đưa ra bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trong số đó. Bộ Công Thương nên quyết định sử dụng Tiếng Anh khi giải đáp, điều này cũng phù hợp với thông lệ của nhiều Thành viên WTO khác. Khi nhận được các yêu cầu giải đáp/câu hỏi bằng Tiếng Pháp hay Tiếng Tây Ban Nha, Việt Nam đều có quyền tự do trả lời bằng Tiếng Anh. Tiếng Anh nên được sử dụng để dịch các văn bản pháp lý hoặc các trích dẫn gửi kèm theo những câu trả lời nếu cần thiết. Trường hợp tài liệu nhiều tập, Việt Nam nên áp dụng “quy tắc Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 13 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  19. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện lý do” Rule of reason” để quyết định có cần dịch toàn văn các tài liệu đó hay không. Trong một số trường hợp, cần cung cấp cả bản tóm tắt. B6. Hình thức trả lời các yêu cầu giải đáp tại Điểm thông báo vào Hỏi đáp GATS Hiệp định GATS không quy định hình thức cụ thể để trả lời các câu hỏi/cung cấp thông tin, ví dụ qua thư, fax, thư điện tử hay các dạng giao tiếp khác. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam tự do lựa chọn hình thức phù hợp của mình, nếu cần, có thể loại bỏ thư điện tử khỏi danh mục thư tín chính thức. B7. Tính phí thông tin cung cấp tại Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS của Việt Nam Việc Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS của Việt Nam thu phí cho các câu trả lời các yêu cầu giải đáp GATS từ các Chính phủ khác là không phù hợp theo quy định và thông lệ của WTO. C. Gửi câu hỏi/yêu cầu giải đáp thông tin đối với các Thành viên WTO Điểm thông báo và Hỏi đáp GATS có thể là cơ quan phù hợp để gửi những câu hỏi/yêu cầu giải đáp thông tin (của Việt Nam) về các vấn đề liên quan đến GATS cho các Thành viên WTO khác. Nếu quyết định cơ chế này, các Bộ ngành của Việt Nam sẽ chuyển cho Điểm Thông báo và Hỏi đáp những câu hỏi/yêu cầu giải đáp thông tin để gửi cho các Thành viên WTO khác. Sau khi nhận được câu trả lời, Điểm Thông báo và Hỏi đáp của Việt Nam sẽ chuyển cho các Bộ ngành liên quan. Nếu các Bộ ngành gửi trực tiếp câu hỏi/yêu cầu giải đáp thông tin cho các Thành viên WTO khác, cần cân nhắc việc gửi cho Điểm Thông báo và Hỏi đáp (Bộ Công thương) một bản copy để lưu và nắm tình hình. Cần lưu ý là Phái đoàn đại diện thường trực của Việt nam tại Geneva cũng có thể là một kênh để nhận thông tin từ các Thành viên WTO khác, đồng thời gửi những thông báo GATS (của Việt Nam) cho Trung tâm lưu ký hỏi đáp GATS của WTO. D. Điều phối liên bộ Một loạt Bộ, cơ quan hữu quan tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc quản lý và hoạt động của hơn 150 phân ngành dịch vụ. Một số quy định (về dịch vụ) được ban hành ở cấp Tỉnh/thành, một số được ban hành ở cấp Trung ương. Tuy nhiên, tất cả các Bộ, cơ quan hữu quan cần nắm được thông tin liên quan đến thương mại dịch vụ và những vấn đề pháp lý có thể nảy sinh. Việc điều phối liên bộ là cần thiết nhằm: Xây dựng một cơ chế chính thức: Các cuộc đàm phán trong GATS yêu cầu rất nhiều thông tin liên quan và được tiến hành dựa trên những đánh giá kỹ lưỡng mục tiêu/ưu tiên quốc gia. Các cuộc đàm phán cần được thông báo cho tất cả các cơ quan hữu quan, đồng thời, cần có đủ năng lực trả lời tất cả các câu hỏi từ các đối tác thương mại. Xây dựng cơ sở dữ liệu về những biện pháp có thể ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ: những thông tin chính xác liên quan đến pháp luật về thương mại dịch vụ (4 phương thức cung cấp dịch vụ) cần được cung cấp cho các đối tác thương mại. Cần xây dựng Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 14 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
  20. Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II Bộ Công thương phối hợp cùng Ủy ban châu Âu thực hiện trong Bộ Công thương một cơ sở dữ liệu về các quy định, biện pháp liên quan. Cơ sở dữ liệu này cần được thường xuyên cập nhật. Xác định và phân tích ảnh hưởng của các biện pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chính sách về kinh tế - xã hội: mục đích, tác động của các quy định cần được xem xét và đánh giá, bao gồm khả năng đạt được mục tiêu và có cơ chế thực hiện phù hợp không. Nâng cao nhận thức về tác động của GATS đối với những lĩnh vực có cam kết trong Biểu cam kết dịch vụ: khi xây dựng chính sách mới, cần xem xét mối quan hệ với những cam kết hiện tại, những tiêu chuẩn quốc tế, khả năng đáp ứng yêu cầu của GATS về xây dựng pháp luật. Tránh chồng chéo trong việc tham vấn trong nước: Các Bộ, ngành hữu quan nên phối hợp với Bộ Công thương trong việc tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến GATS để tránh chồng chéo. Góp phần đánh giá tác động của tiến trình tự do hóa thương mại: cần thống kê số lượng doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến dịch vụ, cung ứng dịch vụ, trao đổi thương mại dịch vụ theo 4 phương thức cung cấp, bao gồm hoạt động của các chi nhánh nước ngoài, đầu tư hướng nội và chi tiêu của người nước ngoài tại Việt Nam (khách du lịch, sinh viên, bệnh nhân). Cơ cấu điều phối liên bộ Bộ Công thương là Cơ quan điều phối trong các cuộc đàm phán thương mại của Việt nam (bao gồm GATS), hoạt động của Ủy ban liên Bộ. Ủy ban này bao gồm đại diện của các Bộ, ngành, các Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (ví dụ: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Cơ quan quản lý cảng biển, sân bay, bưu chính viễn thông …). Các ưu tiên và cam kết trong đàm phán được Ủy ban thảo luận, thống nhất và tiến hành. Tình hình và kết quả tham vấn với các bên hữu quan cần được thông báo Ủy ban để tránh trùng lặp trong hoạt động. Một Tiểu ban cũng có thể được xem xét thành lập để phụ trách lĩnh vực dịch vụ, các Thành viên của Tiểu ban có thể bao gồm đại diện khu vực tư nhân (VCCI), một số Hiệp hội ngành hàng khác. Tiểu ban có thể nêu lên sáng kiến thành lập Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ để phối hopự cùng các Bộ, ngành hữu quan về các vấn đề chung liên quan đến dịch vụ. Tùy thuộc tình hình phát triển của xuất khẩu thương mại dịch vụ của Việt Nam, một số Nhóm công tác cho từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể cũng có thể được thành lập, ví dụ: Nhóm công tác về Du lịch, Giao thông vận tải, viễn thông, tài chính, xây dựng, phân phối, thể thao giải trí, hoặc cho các vấn đề chung như phương thức cung cấp 4, phát triển nguồn nhân lực (đánh giá nhu cầu kinh tế - ENTs, Visa GATS), công nghệ thông tin. Cần có quy định rõ ràng trong việc bổ nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của Đơn vị từ mỗi Bộ, ngành tham gia mạng lưới Hỏi - Đáp GATS. Có thể tận dụng mạng lưới đã được thành lập và hoạt động hiệu quả trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Làm cơ sở cho việc điều phối hiệu quả giữa các Bộ, ngành, cần có một Quyết định hoặc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ quy trình điều phối, trao đổi thông tin giữa Bộ Công Báo cáo cuối cùng: Khuyến nghị thành lập Điểm Thông báo và 15 Hỏi đáp GATS của Việt Nam
nguon tai.lieu . vn