Xem mẫu

  1. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo Chuẩn bị Triển khai Dự án CP4BP Đánh giá Lựa chọn các Ngành Công nghiệp Phù hợp Áp dụng Thiết kế Sản phẩm Bền vững tại Việt Nam Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -1-
  2. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Mục lục Lời cảm ơn...............................................................................................................................4 Lời nói đầu ...............................................................................................................................5 1 Giới thiệu ..............................................................................................................................7 1.1 Dự án..............................................................................................................................7 1.2 Sản xuất sạch hơn và Thiết kế hướng Phát triển bền vững...........................................9 1.3 Mục tiêu và phương pháp luận của báo cáo ................................................................10 2 Việt Nam..............................................................................................................................12 2.1 Tổng quan quốc gia ......................................................................................................12 2.1.1 Kinh tế...................................................................................................................12 Tổng quan................................................................................................................... 12 Tình hình xuất khẩu .................................................................................................... 15 2.1.2 Xã hội....................................................................................................................22 Tổng quan................................................................................................................... 22 Các vấn đề chính........................................................................................................ 23 2.1.3 Môi trường ............................................................................................................27 Tổng quan................................................................................................................... 27 Các vấn đề chính ...................................................................................................... 27 2.1.4 Tình hình và bối cảnh xã hội.................................................................................28 Các chương trình, dự án trong lĩnh vực liên quan đã thực hiện hoặc dự kiến sẽ thực hiện ............................................................................................................................. 30 2.1.5 Nguồn lực sẵn có của Việt Nam về ThP (Thiết kế Sản phẩm Bền vững) và các tiềm năng về ThP..................................................................................................31 Các nguồn lực sẵn có về ThP .................................................................................... 31 Tiềm năng về ThP của Việt Nam ............................................................................. 32 2.2 Phân tích cho từng ngành nghề ...................................................................................34 2.2.1 Tổng quan: các ngành nghề quan trọng nhất trong nền kinh tế và xuất khẩu ......34 2.2.2 Dầu mỏ và khoáng sản .........................................................................................37 2.2.3 Các sản phẩm nông nghiệp ..................................................................................37 2.2.4 Lĩnh vực ngư nghiệp.............................................................................................41 2.2.5 Công nghiệp và thủ công mỹ nghệ .......................................................................44 2.2.6 Các ngành trong nhóm ưu tiên cấp quốc gia........................................................59 3 Xác định trọng tâm dự án .................................................................................................61 3.1 Bối cảnh khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào: Điểm tương đồng và khác biệt ........61 3.2 Lựa chọn lĩnh vực.........................................................................................................64 Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -2-
  3. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn 3.2.1 Tổng quan: Đánh giá mức độ ưu tiên các lĩnh vực ở cấp quốc gia ......................64 3.2.2 Các lĩnh vực được lựa chọn từ cấp độ dự án.......................................................64 3.2.3 Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu ....................................................65 3.2.4 Đối tác tiềm năng của dự án.................................................................................65 4 Kết luận...............................................................................................................................69 5 Phụ lục ................................................................................................................................70 6 Tài liệu tham khảo..............................................................................................................71 Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -3-
  4. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Lời cảm ơn Báo cáo này được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Sản xuất sạch hơn cho sản phẩm tốt hơn” (CP4BP) tài trợ bởi Chương trình Asia Invest của Cộng đồng chung Châu Âu (EC Asia Invest). Các thành viên và đối tác của dự án xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Hội đồng Châu Âu đã tài trợ, hướng dẫn và không ngừng hỗ trợ chúng tôi trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, nhóm biên soạn cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tổ chức và cá nhân đã cung cấp những thông tin sâu rộng và quý báu cho báo cáo cũng như đã trả lời các phiếu điều tra, tham gia vào các cuộc phỏng vấn và tạo điều kiện để nhóm có thể tiếp cận với những hồ sơ tài liệu, góp phần xây dựng nên tài liệu này. Đây được xem là báo cáo cơ sở cho toàn dự án CP4BP. Đính kèm theo báo cáo này là danh sách các bên đóng góp ý kiến cho chúng tôi dù chưa hoàn toàn đầy đủ. Nhóm biên soạn Báo cáo này được xây dựng bởi ông Nguyễn Hồng Long, Điều phối viên dự án, Chuyên gia cao cấp về Sản xuất sạch hơn, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam; ông Bertrand Collignon, Cố vấn Dự án, bà Trần Mỹ Hạnh và bà Lê Thu Hà, Trợ lý Dự án. Chương tình hình hiện tại của Lào được viết bởi ông Phutthasone Phomvisay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc Gia Lào với sự hỗ trợ của ông Thongphet Phonsavath, Chương trình sản xuất sạch hơn tại Lào. Chương tình hình hiện tại của Campuchia do ông Heng Chan Thoeun, Bộ Môi trường Campuchia, xây dựng với sự hỗ trợ của ông Va Chanmakaravuth, Chương trình sản xuất sạch hơn Campuchia. Báo cáo này còn nhận được những góp ý, bổ sung và đánh giá từ các thành viên và đối tác của dự án: - Ông Vũ Bá Minh, Chuyên gia trong nước của Dự án, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh - Giáo sư Nguyễn Công Thành và bà Nguyễn Thị Bích Hòa, Trung Tâm Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam - Tiến sỹ M.R.M. Crul, ông Jan Carel Diehl và bà Duygu Keskin, Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Delft, Hà Lan - Bà Wei Zhao và bà Garrette Clark, Ban Công nghệ, Công nghiệp và Kinh tế, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -4-
  5. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Lời nói đầu Trong những năm vừa qua, vấn đề biến đổi khí hậu đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc từ phía các cơ quan truyền thông, các nhà chính trị và người dân trên toàn thế giới. Rõ ràng rằng các hình thái tiêu thụ và sản xuất hiện nay là chưa bền vững và mang nhiều hiểm họa đến với môi trường. Bên cạnh đó, phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở việc quan tâm bảo vệ môi trường mà các khía cạnh xã hội cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn khi nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội dần bị công khai hóa như vấn đề lao động trẻ em, điều kiện lao động thấp kém và quyền lợi của đồng bào thiểu số. Những vấn đề này khiến người dân và khách hàng, cụ thể là ở những nước phát triển, càng phải đặt ra nhiều yêu cầu hơn trước. Nền kinh tế thế giới cũng đang phải đối diện với những chuyển biến sâu sắc, trong đó có vấn đề toàn cầu hóa. Vấn đề này khiến cho mối quan hệ hữu cơ giữa các nền kinh tế trên thế giới đang càng trở nên chặt chẽ hơn. Các công ty lớn và nhỏ cũng như các nền kinh tế quốc dân cũng đều đang phải đối diện với những thách thức mới. Để giải quyết những thách thức này, thực tế đòi hỏi phải áp dụng rất nhiều giải pháp khác nhau: từ phòng ngừa ô nhiễm cổ điển, áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn đến thiết kế lại sản phẩm và thay đổi mạnh mẽ và toàn bộ hệ thống thông qua các cấp độ đổi mới. Thuật ngữ “Thiết kế hướng tới phát triển bền vững - ThP” ra đời từ Chương trình Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững của Đại học tổng hợp Kỹ thuật Delft trong khuôn khổ hợp tác với Chương trình Môi trường liên hiệp quốc. Thuật ngữ này bao gồm những tiếp cận kể trên nhằm đưa ra những giải pháp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách bền vững hơn. Dự án ThP đã và đang được tiến hành tại Hà Lan, Châu Âu và một phần ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ. Qua dự án này, lần đầu tiên thuật ngữ ThP được giới thiệu và đưa vào áp dụng tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là trình diễn khả năng áp dụng ThP trong khu vực, giúp hình thành nhận thức về tiềm năng của nó và mở đường cho những sáng kiến rộng lớn và có triển vọng hơn. Cụ thể, dự án dự kiến sẽ được mở rộng tại Lào và Campuchia do đây là khu vực có nhiều đối tác và các hiệp hội khác nhau. Các bên hữu quan này có mối liên hệ chặt chẽ trong quá trình triển khai các hoạt động định hướng của dự án. Thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào mức rõ ràng và thực tế của các tiềm năng cho ThP. Các câu hỏi đặt ra là: những thách thức đối với việc áp dụng ThP trong khu vực nói chung và tại Việt Nam nói riêng là gì? Đâu là lợi ích tiềm năng ThP có thể đem lại cho Việt Nam, Lào, Campuchia và khu vực? Những vấn đề môi trường, xã hội và kinh tế nào cần được ưu tiên khi áp dụng ThP? Thuật ngữ này có phù hợp trong khu vực hay không? Các doanh nghiệp trong khu vực có đủ khả năng tích hợp thuật ngữ này và áp dụng nó hay không? Nếu không thì các doanh nghiệp này cần phải có hình thức hỗ trợ nào? Cơ quan nào trong khu vực có khả năng hỗ trợ họ cũng như để phổ biến thuật ngữ này rộng rãi hơn? Và cuối cùng, ngành công nghiệp nào thể hiện tiềm năng ThP lớn nhất trong xu thế phát triển hiện nay của 3 quốc gia? Báo cáo này đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên và cụ thể hơn, nó tập trung vào nhận diện những lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam có thể làm đối tượng cho các dự án trình diễn thí điểm. Sau phần giới thiệu tóm tắt về dự án CP4BP, phiên bản Tiếng Anh của báo cáo trình bày phần đánh giá tóm lược về tình hình hiện tại 3 quốc gia (từ chương 2 đến chương 4) và tiếp đó đề xuất 3 lĩnh vực làm đối tượng triển khai của dự án (chương 5). Trong khuôn khổ phiên bản Tiếng Việt của báo cáo chỉ trình bày đánh giá tổng quan khu vực và tình hình tại Việt Nam. Dựa trên những khuyến nghị và ý kiến trao đổi nhận từ hội thảo khởi động dự án diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21 đến 23/01/2008, nhóm dự án sẽ lựa chọn từ 6 đến 8 công ty Việt Nam và tiến hành dự án trình diễn thí điểm trong vòng từ 9 đến 10 tháng tại các công ty đó. Mục tiêu của dự án là nhằm thiết kế (hoặc thiết kế lại) một số sản phẩm được lựa chọn. Trong những dự án Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -5-
  6. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn này, cách tiếp cận ThP sẽ được giới thiệu và vận dụng tại cơ sở. Bài học kinh nghiệm và các cải tiến cho phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường nhận diện trong suốt quá trình triển khai dự án sẽ được giới thiệu cho các doanh nghiệp và bên hữu quan khác trong các buổi đào tạo theo ngành và các hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin khác. Trân trọng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Nhân Tổng Giám đốc Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -6-
  7. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn 1 Giới thiệu 1.1 Dự án Trong những năm vừa qua, Việt Nam, Campuchia và Lào đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, luôn trên 6%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này dựa trên nền tảng hạn chế và các sản phẩm với giá trị gia tăng thấp. Đặc biệt nhóm hàng may mặc, chiếm vị trí đáng kể trong tăng trưởng của 3 nước, chủ yếu dựa vào các hợp đồng từ các đối tác nước ngoài. Để duy trì tốc độ tăng trưởng, 3 nước cần mở rộng nền tảng xuất khẩu và nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị, nhờ đó tăng được giá trị gia tăng trong sản phẩm. Khả năng thành công của chiến lược này phụ thuộc vào khả năng tiếp thị của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các nước phát triển, bao gồm giá cả, tính năng và chất lượng, cũng như các khía cạnh về môi trường và xã hội. Mục tiêu của chính phủ các nước về xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm (ví dụ chính sách .) và bảo vệ môi trường quyết định việc lựa chọn các ngành để phát triển. Kết hợp các mục tiêu kể trên với các mục tiêu của Chương trình Asia Invest, dự án “Sản xuất Sạch hơn vì Sản phẩm Tốt hơn” kéo dài 20 tháng nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, Campuchia và Lào trong việc phát triển các sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu của thị trường Châu Âu, đặc biệt trên khía cạnh môi trường và xã hội, thông qua việc áp dụng cách tiếp cận sản xuất sạch hơn (SXSH) vào sản phẩm, bao gồm thiết kế lại sản phẩm, hay còn gọi là Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững. Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn đã chứng minh hiệu quả trong việc áp dụng các thực tiễn tốt nhất nhằm giảm chi phí, rác thải và ô nhiễm tại nguồn. Tuy nhiên, tình hình áp dụng SXSH chủ yếu tập trung vào các giải pháp quản lý nội vi và cải tiến quy trình với chi phí thấp. Việc tập trung vào sản phẩm sẽ giúp các công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và góp phần ổn định tăng trưởng quốc gia nhờ có được các tiềm lực về kinh tế (tiếp cận thị trường tốt hơn, sản phẩm với giá trị gia tăng cao hơn) và về môi trường (theo suốt vòng đời sản phẩm, từ công đoạn lựa chọn nguyên liệu thô đến sản xuất tại Châu Á, sử dụng và thải loại sản phẩm tại Châu Á hoặc Châu Âu). Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam với Trung tâm Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam, Hiệp hội Ngành công nghiệp vừa và nhỏ Phnom Penh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào, Chương trình Môi trường liên hiệp quốc và Đại học Tổng hợp kỹ thuật Delft, dự án CP4BP sẽ hỗ trợ việc tạo ra một môi trường thông thoáng, gây dựng thị trường dịch vụ về phát triển sản phẩm bền vững. Tại Việt Nam, dự án CP4BP sẽ lồng ghép hội thảo đào tạo cán bộ tập huấn (ToT) nhằm “xây dựng năng lực quốc gia về phát triển sản phẩm bền vững” với việc triển khai thực tế hoạt động thiết kế (hoặc thiết kế lại) sản phẩm bền vững tại ba công ty thí điểm. Từ đó, dự án sẽ minh chứng sự phù hợp giữa hai cách tiếp cận: SXSH hướng sản phẩm với ThP. Kết quả của dự án sẽ được trình bày dưới dạng các nghiên cứu điển hình và cập nhật cho các doanh nghiệp của các ngành có liên quan thông qua các hội thảo đào tạo. Kết quả đó cũng sẽ được phổ biến đến các bên hữu quan, gồm các hiệp hội và cơ quan quản lý công nghiệp, tại các hội thảo phổ biến thông tin. Những hội thảo này có chung một mục tiêu là gây dựng nhu cầu về dịch vụ phát triển sản phẩm bền vững. Các nghiên cứu khoa học sẽ tìm hiểu phương pháp áp dụng cách tiếp cận CP4BP rộng rãi hơn cho từng lĩnh vực mục tiêu và đề xuất một Kế hoạch hành động quốc gia về Thiết kế sản phẩm bền vững tại các Hội nghị khoa học toàn quốc. Tại Campuchia và Lào, do tình hình phát triển kinh tế chậm hơn Việt Nam và hạn chế về năng lực thể chế, dự án đầu tiên này sẽ tập trung vào bước đầu nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho hai nước bằng việc chuyển giao các bí quyết công nghệ và kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai dự án tại Việt Nam. Trong các hội thảo phổ biến thông tin của dự án tại Việt Nam và trong công tác tổ chức các hội thảo đào tạo và phổ biến thông tin tại tất cả các quốc gia tham gia dự án, đại diện của các quốc gia sẽ cùng góp mặt. Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -7-
  8. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Liên quan đến các dự án thí điểm tại công ty, việc lựa chọn các công ty sẽ dựa trên tiềm lực xuất khẩu sản phẩm của họ sang các nước Châu Âu, tiềm năng nhân rộng dự án và mức độ phối hợp với các đối tác Châu Âu, đặc biệt ưu tiên sự hợp tác mang tính đổi mới với công ty đó. Ví dụ, Guyomarc’h – một công ty sản xuất thức ăn gia súc của Pháp - đã tỏ ý muốn tham gia vào một dự án của CB4BP để phát triển các giải pháp đổi mới trong ngành thủy sản, trong đó có hợp tác với một đối tác Việt Nam của công ty này. Điều này sẽ làm tăng cường nhận thức và hiểu biết chung giữa các đối tác Châu Âu với các đối tác trong khu vực về nhu cầu và trở ngại của đôi bên, từ đó, giúp đẩy mạnh hợp tác thương mại song phương và chuyển giao công nghệ giữa Châu Âu với trước mắt là Việt Nam (Xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang Châu Âu; Nhập khẩu công nghệ và dịch vụ của Châu Âu về nước) và sau đó với Lào, Campuchia trong giai đoạn tiếp theo. Các bên thụ hưởng cuối cùng của dự án sẽ là người dân trong khu vực do được hưởng nguồn thu nhập cao hơn, tăng thêm cơ hội việc làm do có một ngành công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và sinh lợi cao hơn. Một đối tượng được thụ hưởng khác là các khách hàng Châu Âu, những người được hưởng những sản phẩm tốt hơn và bền vững hơn đến từ khu vực ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia. Thời gian 20 tháng, từ 12/2007 đến 07/2009 hoạt động Mục tiêu Mục tiêu tổng thể: 1. Tăng cường năng lực cho một số ngành công hoạt động nghiệp chọn lọc của Việt Nam, Campuchia và Lào trong việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội hơn, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Châu Âu. 2. Tạo ra hiệp trợ liên tục và từ đó tăng các cơ hội thương mại giữa 3 nước thành viên với Châu Âu. Mục tiêu cụ thể: Thúc đẩy khả năng tiếp nhận các kỹ thuật sản xuất sạch hơn liên quan đến sản phẩm và phương pháp thiết kế hướng bền vững thông qua phát triển cung và cầu cho các dịch vụ thiết kế sản phẩm bền vững. Các đối tác 1. Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam (VNCPC – Việt Nam) 2. Trung tâm Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV – Việt Nam) 3. Hiệp hội Ngành công nghiệp vừa và nhỏ Phnom Penh (Hiệp hội PSMI – Campuchia) 4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào (LNCCI – Lào) 5. Ban Công nghệ, Công nghiệp và Kinh tế, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP – Paris) 6. Đại học Tổng hợp kỹ thuật Delft (TU Delft – Hà Lan) Nhóm định Các công ty tại Việt Nam, Lào, Campuchia từ 3 ngành có mức tác động hướng cao nhất (3 công ty cho các dự án thí điểm, 100 công ty cho các hội thảo). Các bên trung gian – nhà cung cấp dịch vụ (đào tạo chuyên sâu cho VNCPC, AITCV, PSMIA, LNCCI và khoảng 25 chuyên gia cốt cán về sản xuất sạch hơn và thiết kế sản phẩm) và các hiệp hội doanh thương từ các ngành định hướng. Các nhà chức trách tại địa phương, cơ quan quản lý quốc gia và cộng đồng tại địa phương. Tổng số người được thụ hưởng trực tiếp: 700 người. Đối tượng 1. Người dân Việt Nam, Campuchia và Lào (đối tượng chủ yếu): được được hưởng nguồn thu nhập cao hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn do có một Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -8-
  9. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn hưởng lợi ngành công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và sinh lợi cao cuối cùng hơn; 2. Khách hàng Châu Âu: sản phẩm bền vững hơn. Kết quả dự 1. Các cách tiếp cận về sản xuất sạch hơn và thiết kế hướng phát triển kiến bền vững liên quan đến sản phẩm được xây dựng và thử nghiệm tại 3 ngành công nghiệp ưu tiên. 2. Nâng cao được nhận thức và tăng cường được năng lực cho các ngành công nghiệp, hỗ trợ các bên trung gian, các nhà chức trách địa phương và quốc gia, và cộng đồng (khoảng 700 người được hưởng lợi trực tiếp). Các công cụ về sản xuất sạch hơn và thiết kế hướng phát triển bền vững được phổ biến đến các tổ chức và cơ quan quản lý chủ chốt. 3. Nâng cao cơ hội kinh doanh và cải thiện các chỉ số môi trường cho 3 công ty thí điểm. 4. Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác và gia tăng cơ hội thương mại giữa Châu Âu, Việt Nam, Campuchia và Lào. Các hoạt A) Đánh giá ở cấp độ quốc gia để xác định các ngành và sản phẩm mục động chính tiêu tại các nước tham gia. Bản địa hóa và tích hợp các kiến thức và thông tin sẵn có trong cách tiếp cận ThP thành một phần của khái niệm sản xuất sạch hơn (cách tiếp cận CP4BP). Tổ chức một hội thảo đào tạo cán bộ tập huấn của các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và đại diện các ngành công nghiệp từ ba nước (25 người). B) Minh chứng lợi ích của cách tiếp cận CP4BP qua 6-8 công ty thí điểm tại 3 ngành mục tiêu (6-8 sản phẩm thiết kế mới hoặc thiết kế lại, 30 người được đào tạo), có sự tham gia của các đối tác Việt Nam và Châu Âu, nhà chức trách địa phương và cộng đồng. Tiến hành 3 đề tài nghiên cứu phương pháp áp dụng rộng rãi hơn tiếp cận CP4BP trong cách ngành mục tiêu đã chọn. C) Hoàn thiện các tài liệu CP4BP dựa trên các phát hiện từ các dự án thí điểm và các đề tài nghiên cứu. Tổ chức 5 hội thảo theo ngành để giới thiệu về cách tiếp cận CP4BP và lợi ích của nó tại 3 nước cho các công ty và nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật trong khu vực (150 thành viên). Tổ chức một hội nghị toàn quốc cho các nhà chức trách, cơ quan quản lý của Việt Nam (từ 50 đến 100 người). D) Phổ biến bộ công cụ CP4BP và các bài học kinh nghiệm (400 người). 1.2 Sản xuất sạch hơn và Thiết kế hướng Phát triển bền vững Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một cách tiếp cận sáng tạo nhằm giảm thiểu các tác động có hại của sản xuất công nghiệp lên môi trường và con người, đồng thời làm tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng nước, năng lượng và nguyên vật liệu hiệu quả hơn. Cách tiếp cận này bao gồm toàn bộ quá trình xây dựng và phân phối sản phẩm và dịch vụ; từ giai đoạn thiết kế, sản xuất, bao gói đến chuyển sản phẩm đến tay người sử dụng cuối cùng. Do vậy, SXSH bao gồm một gói các công cụ và kỹ thuật để đạt được các mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, trong thực tế SXSH thường tập trung vào vấn đề sản phẩm được sản xuất như thế nào, hay nói cách khác là tập trung vào quá trình sản xuất. Điều này càng đúng với thực tế SXSH tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Thiết kế hướng Phát triển bền vững là một cách tiếp cận hiện đại, nó tích hợp tiêu chí phát triển bền vững (lợi nhuận, con người và trái đất - 3P) vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm (PDD). ThP được áp dụng ngay từ giai đoạn mới xây dựng sản phẩm – giai đoạn thiết kế - và tập trung vào sản phẩm. Ở mức độ nào đó, ThP được xem là có tính chuyên sâu và hẹp hơn SXSH. ThP có thể được dùng như một công cụ mạnh của SXSH so với các công cụ khác. Ở mức cao hơn, ThP hướng Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -9-
  10. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn tới tìm kiếm những giải pháp không chỉ cho thời đại hiện nay mà cho cả các thế hệ mai sau. Không chỉ vậy, ThP còn được xem như một bước tiếp nối của SXSH vì nó liên quan đến những khái niệm rộng hơn như hệ thống sản phẩm - dịch vụ bền vững và đổi mới các hệ thống. ThP còn tích hợp khái niệm chi phí vòng đời (Life Cycle Cost - LCC), khái niệm thể hiện một cái nhìn tổng thể vì nó theo dõi vòng đời sản phẩm từ công đoạn khai thác nguyên liệu thô từ môi trường, đến sản xuất, sử dụng và cuối cùng là thải loại sản phẩm. Do có sự trùng lặp giữa SXSH và ThP nên hai khái niệm này càng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các kỹ thuật SXSH như lựa chọn nguyên liệu, quyết định đặc tính sản phẩm đã được lồng ghép vào ThP. Các kỹ thuật SXSH khác như quản lý chất lượng, lựa chọn công nghệ, điều kiện thiết bị... tạo ra điều kiện tốt nhất để ThP triển khai những thay đổi. SXSH có thể tạo tiền đề cho ThP. SXSH cho phép các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể lựa chọn, bắt đầu các phương án sản xuất sạch hơn chi phí thấp hoặc miễn phí để từ đó có thể hỗ trợ thêm cho ThP. Bên cạnh đó, một số phương án SXSH có thể triển khai cùng lúc với ThP để tạo ra các điều kiện tối ưu cho các sản phẩm thiết kế (hướng phát triển bền vững) tốt nhất. Ngược lại, ThP lại có những đặc trưng liên quan sâu sắc đến SXSH. Trong khi SXSH hướng vào các hoạt động nội vi của doanh nghiệp thì ThP lại cần phải có sự tương tác chặt chẽ giữa công ty với thị trường và dựa nhiều vào đổi mới. Trên phương diện thị trường, nếu không có các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, việc ThP là không thể thực hiện được. Về mặt đổi mới, đây được xem là yếu tố cốt tử, đóng vai trò như “huyết mạch” của ThP. Những sản phẩm mới do ThP liên tục mang đến chỉ có thể coi là có giá trị khi nó đáp ứng được các nhu cầu cho tương lai. 1.3 Mục tiêu và phương pháp luận của báo cáo Mục tiêu: đề xuất các kiến nghị cho việc lựa chọn các lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên (mục tiêu là 3 lĩnh vực tại Việt Nam, 1 lĩnh vực tại Campuchia và 1 lĩnh vực tại Lào) và xác định các dự án thí điểm tại công ty. Báo cáo chuẩn bị dự án bao gồm: • Một phân tích về các vấn đề phát triển bền vững bao gồm khía cạnh môi trường và xã hội của các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam, Campuchia và Lào sang thị trường Châu Âu của một số ngành chủ chốt. • Đánh giá tóm lược về khả năng phát triển sản phẩm tại 3 quốc gia nói trên trong một số ngành phù hợp. • Đánh giá tóm lược về nhu cầu của thị trường Châu Âu đối với các sản phẩm có tính bền vững hơn. • Một đề mục các vấn đề phát triển bền vững cần giải quyết có liên quan đến các ngành công nghiệp tương ứng. Nhiệm vụ và nguồn lực phân bổ: • VNCPC, AITCV, LNCCI và các chuyên gia trong khu vực đã tiến hành phân tích một số vấn đề về phát triển bền vững tại từng quốc gia tương ứng và đánh giá những thực tiễn tốt nhất trong khu vực. Tại Campuchia, công tác đánh giá này do chuyên gia thuê ngoài thực hiện dưới sự giám sát của VNCPC. • TU Delft đã tiến hành đánh giá nhu cầu của thị trường Châu Âu và tiềm năng chuyển giao công nghệ, hợp tác từ phía các công ty, doanh nghiệp và tổ chức tại Châu Âu. Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 10 -
  11. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn • Thông tin được thu thập thông qua các nghiên cứu tại văn phòng, Internet, các mạng lưới đã được thiết lập và những mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức tại Châu Âu, Việt Nam, Campuchia và Lào. • Báo cáo cuối cùng do VNCPC và AITCV tổng hợp, được UNEP kiểm tra lại và cập nhật, lưu chuyển qua mạng Internet. Kết quả: • Báo cáo chuẩn bị dự án đầy đủ: tối đa 250 trang, 200 báo cáo bản in (80 bản Tiếng Anh và 120 bản tiếng Việt). Báo cáo đánh giá cấp quốc gia về Campuchia và Lào: tối đa 50 trang (80 bộ tiếng Khme và tiếng Lào, 40 bộ tiếng Anh với báo cáo của từng nước). Phương pháp luận: Báo cáo được xây dựng trên cơ sở thu thập thông tin qua nghiên cứu tại văn phòng, phỏng vấn và thảo luận giữa các đối tác và chuyên gia chuyên ngành có liên quan của dự án. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các nguồn dữ liệu thống kê chính thức. Để bổ sung thêm dữ liệu, 300 phiếu điều tra đã được thiết kế và gửi tới các bên có liên quan của dự án tại Việt Nam. Kết quả là đã nhận được 28 bảng trả lời. 15 cuộc phỏng vấn, họp và làm việc đã được tiến hành với các viện, tổ chức trong và ngoài nước và các tập đoàn khác nhau. Các cơ quan báo chí, công luận cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho dự án. Khi thiếu thông tin, một số nghiên cứu điển hình, ví dụ và báo cáo nghiên cứu định lượng đã được sử dụng để hỗ trợ quá trình đánh giá. Thông tin trong báo cáo được viện dẫn từ các tài liệu chính được liệt kê trong phần phụ lục. Danh sách tên và các đơn vị chuyên môn được phỏng vấn cũng được nêu trong phần phụ lục của báo cáo này. Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 11 -
  12. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn 2 Việt Nam 2.1 Tổng quan quốc gia 2.1.1 Kinh tế Tổng quan Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược trong khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Tất cả các thủ đô của các quốc gia Đông Nam Á đều nằm trong một vòng tròn bán kinh 1.000km có tâm là Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam nằm ngay bên đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới từ Đông Á đi Nam và Tây Á, châu Phi và châu Âu. Khoảng 70% nhu cầu dầu thô của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản được vận chuyển qua tuyến đường này. Vị trí chiến lược của Việt Nam là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hấp dẫn đầu tư nước ngoài, không chỉ hướng tới thị trường nội địa, mà còn bởi sự tiếp cận dễ dàng tới các nước láng giềng và Trung Quốc. Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP và đóng góp của các ngành vào cấu trúc nền kinh tế (%) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ tăng trưởng (%) GDP 6.89 7.08 7.34 7.79 8.43 8.17 8.44 Nông - lâm - ngư nghiệp 2.98 4.17 3.62 4.36 4.04 Công nghiệp và xây 10.39 9.48 10.48 10.22 10.65 dựng Dịch vụ 6.1 6.54 6.45 7.26 8.48 Tỷ lệ (%) Nông - lâm - ngư nghiệp 23.24 23.03 22.54 21.81 20.97 20.36 20.25 Công nghiệp và xây 38.13 38.49 39.47 40.21 41.02 41.56 41.61 dựng Dịch vụ 38.63 38.48 37.99 37.98 38.01 38.08 38.14 Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO) Từ năm 1986, Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trường. Chính sách Đổi mới nổi tiếng đã mang lại những thay đổi căn bản cho sự phát triển kinh tế. Việt Nam đã dành được những thành tựu kinh tế-xã hội quan trọng. Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1991-1995 là 8.2%, giai đoạn 1996-2000 là gần 7% mặc dù phải chịu những hậu quả từ khủng hoảng tài chính khu vực. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng là 6.89% năm 2001, 7.08% năm 2002, 8.43% năm 2005, 8.17% năm 2006 và 8.44% năm 2007. Lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả lâm và ngư nghiệp hiện vẫn tạo việc làm cho 65% dân số so với tỷ lệ 80% của 20 năm trước. Tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế cũng đã giảm đi từ 25% năm 2000 xuống còn 20% năm 2006. Lĩnh vực công nghiệp đã tăng trưởng nhanh chóng và hiện đã chiếm trên 40% quy mô GDP, phân đều cho các nhóm ngành thép, khai khoáng (mà chủ yếu là dầu thô và khí đốt), dệt may, da giày, xi măng và lắp ráp các phương tiện giao thông (xe máy và ô tô). Bảng. 2.2. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu (Tỷ đồng, tính theo giá quy đổi năm 1994) Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 12 -
  13. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Nhóm sản 1999 2000 2001 2002 Rev.2003 Prel.2004 Rank phẩm Thực phẩm 37.744 43.634 50.373 56.061 64.585 73.636 1 và đồ uống Dầu khí 20.582 22.746 23.766 23.817 25.132 28.648 4 Dệt may 13.606 16.088 17.503 20.520 24.680 29.124 3 Hóa chất 9.682 11.123 12.852 14.714 16.323 18.578 5 Thuộc và xử 7.725 8.851 9.529 11.096 13.535 15.976 6 lý da Sản phẩm 5.427 6.456 8.128 9.706 11.291 13.260 8 nhựa và cao su Sản phẩm 5.036 5.768 7.063 8.506 10.646 13.274 7 cơ khí Nội thất 3.395 3.931 4.759 6.057 7.846 9.977 11 Thiết bị 2.944 3.622 5.172 6.520 7.462 8.704 12 điện và điện tử Gỗ và sản 3.180 3.598 3.903 4.488 5.485 6.646 18 phẩm gỗ Nguồn: GSO Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua đứng thứ 2 ở châu Á chỉ sau Trung Quốc, ở mức 7.4% trong thời kỳ 2000-2006 so với 9.5% của Trung Quốc và 6.7% của Ấn Độ. Tuy nhiên, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Việt Nam năm 2006 là 722 Đô la Mỹ/người, gần với 765/người của Ấn Độ và chưa bằng một nửa của Trung Quốc (gần 2.000 Đô la Mỹ/ người). Có thể nói rằng, về thu nhập, Việt Nam gần với Ấn Độ nhưng lại gần như tương đương với Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng ít dao động trong thời gian qua. Hình. 2.1. Thu nhập bình quân đầu người Hình. 2.2. Thu nhập bình quân đầu người danh nghĩa giai đoạn 2000 – 2008 (giả định tính theo sức mua tương đương giai đoạn 2008 ) 2000 – 2006 Nếu tính theo sức mua tương đương, một Đô la Mỹ ở Việt Nam có sức mua bằng với 4,3 Đô la Mỹ ở Mỹ. Điều này giải thích vì sao thu nhập đầu người danh nghĩa của Việt Nam là 722 Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 13 -
  14. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Đô la Mỹ năm 2006, nhưng khi tính theo sức mua tương đương thì bằng 3.100 Đô la Mỹ/người. Trên Hình 2.2 không có một sự cải thiện đáng kể về thu nhập cá nhân tính theo sức mua tương đương trong năm 2006 có thể là do cách tính mới của Ngân hàng Thế giới. Năm 2007, theo thông tin truyền thông, thu nhập đầu người thực tế tăng 4,6%. Theo các tính toán về GDP theo đầu người, Việt Nam sẽ sớm ra khỏi danh sách các quốc gia thu nhập thấp, dự kiến là vào năm 2008 hoặc 2009. Như vậy, lợi thế về nhân công rẻ sẽ giảm dần trong tương lai. Theo cách tính mới của Ngân hàng Thế giới, thu nhập đầu người tính theo sức mua tương đương của Việt Nam giảm từ 3.071 Đô la Mỹ còn 2.142 Đô la Mỹ của năm 2005. Theo cách tính này, khoảng cách giữa các nước phát triển với Việt Nam đã tăng lên. Bảng 2.3. GDP theo sức mua tương đương của một số quốc gia và khoảng cách so sánh với Việt Nam Nước GDP theo sức mua tương So sánh với Việt Nam (lần) đương Cũ Mới Cũ Mới Việt Nam 3.071 2.142 Hoa Kỳ 41.740 41.740 13,59 19,49 Singapore 29.663 41.861 9,66 19,54 Thái Lan 8.677 6.846 2,83 3,20 Trung Quốc 6.757 4.091 2,2 1,91 Malaysia 10.882 11.494 3,54 5,37 Khoảng cách lớn này đòi hỏi Việt Nam phải tăng trưởng nhanh hơn nữa để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế, do sự tăng trưởng dù chỉ 1% của các nước phát triển cũng lớn hơn rất nhiều về tuyệt đối so với Việt Nam, cho dù về tỷ lệ phần trăm, Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn đáng kể. Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tham vọng lên tới 9% trong năm 2008 và tỷ lệ lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tỷ lệ này đã phải điều chỉnh giảm còn khoảng 7,4% do những khó khăn kinh tế hiện nay và lạm phát đã lên đến gần 20% trong 7 tháng đầu năm. Trước mắt, Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thử thách cho sự tăng trưởng bền vững: • Tính cạnh tranh thấp của nền kinh tế quốc gia: Chỉ số tăng trưởng cạnh tranh đã giảm liên tục trong những năm gần đây theo công bố của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Năm 2006 Việt Nam xếp hạng 77 so với hạng 60 của năm 2003. Điều này không có nghĩa là Việt Nam không cải thiện được năng lực cạnh tranh của mình mà là các quốc gia khác đã làm tốt hơn. • Thiếu nguồn nhân công có tay nghề: Việt Nam có nhân công tay nghề cao trong một số lĩnh vực, nhưng trong toàn bộ lực lượng lao động, chỉ có 25% được đào tạo bài bản • Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp do tỷ trọng lớn của ngành nông nghiệp, khai khoáng và gia công xuất khẩu • Vị thế dễ bị tổn thương: không có thương hiệu, thiếu hụt các ngành công nghiệp phụ trợ, phụ thuộc vào các nhà trung gian (xuất nhập khẩu) cùng với năng lực hạn chế về thiết kế phát triển sản phẩm Hiện nay, Việt Nam có quan hệ kinh tế và thương mại với 178 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã ký các hiệp định thương mại song phương với 80 quốc gia và đã có được quy chế Tối huệ quốc với 72 nước, đã ký kết các hiệp định về Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư với 45 quốc gia và Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 14 -
  15. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn vùng lãnh thổ và đã ký các hiệp định chống đánh thuế hai lần với 36 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào tháng 7/1995, là thành viên sáng lập của ASEM vào năm 1996 và là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998. Việt Nam cũng đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ năm 1995 và Khung Hiệp định hợp tác với Liên hiệp Châu Âu cùng năm đó. Quan hệ với các thể chế tài chính quốc tê như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng phát triển châu Á đã được thúc đẩy. Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào tháng 1/2007. Các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam là các nước thành viên ASEAN, Liên hiệp Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào 3.770 dự án với tổng giá trị trên 41 tỷ Đô la Mỹ, tính đến cuối năm 2007. Được khích lệ bởi việc gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và danh mục vốn đầu tư đã gia tăng nhanh chóng. Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bùng nổ ngay sau khi có quy chế thành viên WTO chính thức. Các nhà đầu tư coi việc gia nhập WTO không chỉ mở rộng cơ hội cho họ mà còn là sự bảo đảm vững chắc từ các nhà lập chính sách về sự tiếp tục cải cách và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư ngoại tại Việt Nam. Cam kết đầu tư nước ngoài đã đạt 10,2 tỷ Đô la Mỹ trong năm 2006, cao hơn nhiều so với mức 6,2 tỷ của năm 2005 và đã vượt qua mức kỷ lục 9 tỷ Đô la Mỹ trong năm 1996. Giải ngân của các dự án FDI, bao gồm góp vốn của các đối tác trong nước đã đạt mức 4,1 đô la Mỹ năm 2006, tăng 24% so với mức của năm 2005. Trong 4 tháng đầu năm 2007, cam kết FDI đã đạt 3,5 tỷ Đô la Mỹ, cao hơn 55% của cùng kỳ năm 2006. Lượng vốn giải ngân đạt 1,4 Đô la Mỹ, tăng 27% so với cùng kỳ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đặt mục tiêu thu hút 12 tỷ Đô la Mỹ đầu tư trực tiếp nước ngoài cho năm 2007, nhưng thực tế khoản cam kết đã đạt được là 20,4 tỷ. Bên cạnh những lợi ích khác, việc gia nhập WTO đã cho phép Việt Nam tận dụng ưu thế của việc xóa bỏ quota của các mặt hàng dệt may kể từ tháng 1 năm 2005 cho các thành viên WTO khi Hiệp định về Dệt May kết thúc. Trong năm 2007, xuất khẩu đã đạt 48,4 tỷ đô la Mỹ trong khi nhập khẩu lên tới 60,64 tỷ, mức thâm hụt mậu dịch lên tới con số kỷ lục 12,64 tỷ đô la. Trong năm 2008, dự kiến xuất khẩu sẽ đạt khoảng 59 tỷ đô la Mỹ, còn nhập khẩu sẽ lên đến 76 tỷ, gây ra mức thâm hụt khổng lồ khoảng 16 tỷ Đô la Mỹ, chiếm tới 30% kim ngạch xuất khẩu. Mức thâm hụt này phần nào được giảm nhẹ bởi khoản kiều hối do người Việt ở nước ngoài gửi về, được cho là có thể đạt đến 10 tỷ đô la Mỹ theo các kênh chính thức và không chính thức. Mức gia tăng nhanh chóng của thâm hụt mậu dịch là một nguy cơ đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Tình hình xuất khẩu Trong thời kỳ 2001 – 2006, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 22% về giá trị. Từ năm 2005, xuất khẩu dầu thô ngày càng đóng vai trò ít quan trọng hơn. Xu hướng này được dự kiến sẽ tiếp tục trong những năm tiếp theo. Tỷ trọng xuất khẩu dầu và các mặt hàng khác đều tăng trong tổng GDP. Năm 2006, xuất khẩu thủy hải sản, may mặc và da giày (mặc dù có vụ kiện bán phá giá của da giày ở Liên hiệp Châu Âu) đã tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu thủy hải sản đã tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với các quan ngại về dư lượng kháng sinh và các vấn đề môi sinh vùng nuôi. Bảng 2.4. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam (Triệu đô la Mỹ) Nhóm sản phẩm 2001 2002 2003 2004 2005 Average Growth 2001 – Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 15 -
  16. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn 2005 Dầu thô 3.129 3.275 3.821 5.761 7.800 26% Dệt may 1.975 2.752 3.609 4.386 4.800 25% Da giày 1.587 1.867 2.261 2.692 3.000 17% Thủy hải sản 1.816 2.023 2.200 2.401 2.560 9% Sản phẩm gỗ 324 431 567 1.139 1.450 45% Thiết bị điện và 709 605 855 1.075 1.400 19% điện tử Gạo 625 726 720 950 1.200 18% Cà phê 391 322 505 642 680 15% Cao su 166 271 378 597 660 41% Thủ công mỹ 183 212 397 516 550 32% nghệ Dây cáp điện 181 188 263 389 500 29% Túi, cặp, ô các 413 500 21% loại Nguồn: Tổng cục thống kê và ước tính của Bộ Kế hoạch Đầu tư Hình 2.3. Tăng trưởng xuất khẩu 2001 – 2008 (dự kiến) - triệu đô la Mỹ Bảng 2.5. Xuất và nhập khẩu Hàng hóa (Triệu Đô la Mỹ) Total Exports Imports Balance 2001 31247,1 15029,2 16217,9 -1188,7 2002 36451,7 16706,1 19745,6 -3039,5 2003 45405,1 20149,3 25255,8 -5106,5 2004 58453,8 26485,0 31968,8 -5483,8 2005 69208,2 32447,1 36761,1 -4314,0 2006 84717,3 39826,2 44891,1 -5064,9 2007 109040 48400 60640 -12640 2008 135000 59000 76000 -16000 Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO) Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 16 -
  17. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Hình 2.4. Thâm hụt mậu dịch 2001 – 2008 (Triệu Đô la Mỹ) Xuất khẩu các mặt hàng ngoài dầu thô đã tăng mạnh cả về lượng lẫn về giá. Chẳng hạn như cà phê đã tăng gần gấp đôi trong quý 1 năm 2007. Các nhà xuất khẩu cà-phê đã có phản ứng mau lẹ với diễn biến tăng giá của thị trường khi sản lượng của Braxin sụt giảm. Xuất khẩu dệt may đã tăng khoảng 32% trong 4 tháng đầu năm 2007. Trong đó, thị trường Mỹ là chủ yếu với 3,1 tỷ đô la trong tổng số 5,8 tỷ đô la xuất khẩu của năm 2007. Các sản phẩm gỗ cũng đã có sự tăng trường vững chắc trong những năm gần đây mặc dù bị phụ thuộc nặng nề vào gỗ nhập khẩu. Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam- chủ yếu là đồ nội thất- đã tăng tới 50% trong vòng 3 năm qua. . Bảng 2.6. Các lĩnh vực và thị trường xuất khẩu ngoài dầu chính Da giày May mặc Thủy hải sản 2004 2005 Q1- 2004 2005 Q1- 2004 2005 Q1 - 06 06 06 Nhật Bản Thị phần 2.6 3.1 3.8 12.1 13.0 11.4 31.1 29.9 22.0 Tăng trưởng 14.5 32.8 24.1 11.1 18.8 3.7 18.2 8.6 -10.1 Mỹ Thị phần 15.4 20.1 22.7 56.4 23.8 55.8 25.0 23 20.2 Tăng trưởng 47.0 47.1 63.6 25.4 5.2 41.8 -22.7 5.3 -1.0 Liên hiệp Châu Âu Thị phần 65.5 58.1 53.9 15.8 16.9 19.0 10.7 15.1 20.4 Tăng trưởng 10.5 0.2 11.5 28.0 18.2 81.0 57.1 60.8 65.6 Source: MPI Hình 2.5. Thị phần tính theo các thị trường Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 17 -
  18. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn DA GIÀY THỦY SẢN MAY MẶC Việt Nam đã có những tăng trưởng ấn tượng về xuất khẩu trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn còn hạn chế trong một vài lĩnh vực: quần áo, da giày, dầu thô và thủy hải sản. Mặc dù đã tăng trưởng nhanh chóng, Việt Nam vẫn đang gặp phải các vấn đề cơ bản, trong đó có nhiều vấn đề liên quan tới cung ứng trong nước: • Xuất khẩu các mặt hàng chế biến còn thấp và việc chuyển đổi sang một cơ cấu xuất khẩu đa dạng hơn là phức tạp. Giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu thấp do sự phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu nguyên liệu và vai trò của các nhà trung gian. • Các sản phẩm chủ yếu nhằm vào phân khúc thị trường cấp thấp với giá cả và chất lượng thấp. Điều này làm cho Việt Nam trở nên dễ bị tổn thương trước những biến động về giá cả và chu kỳ kinh doanh quốc tế. • Sức cạnh tranh về giá thành chưa cao: trong một số lĩnh vực, xuất khẩu của Việt Nam bị tác động do giá thành sản xuất cao mặc dù giá nhân công lao động thấp. Có hai yếu tố giá thành chính làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh: giá nhân công tính theo đơn vị sản phẩm và các chi phí phụ khác, chẳng hạn như chi phí vận chuyển hay chi phí cho các nhà trung gian. Khoảng cách vận chuyển từ Việt Nam sang Liên hiệp Châu Âu gần hơn so với từ Trung Quốc, nhưng chi phí và thời gian vận chuyển lại nhiều hơn do các khâu trung chuyển. • Phần lớn các khâu thiết kế, phân phối và cả thương hiệu đều là của nước ngoài. • Sự hạn chế về nhận thức và năng lực trong công tác Thiết kế và Phát triển Sản phẩm. • Mối quan tâm chính của các công ty vẫn là kinh tế, các yếu tố xã hội và môi trường vẫn thường bị bỏ qua. Quan hệ với Liên hiệp Châu Âu: Mối quan hệ song phương với Liên hiệp châu Âu trong thập kỷ qua đã phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Khối Liên hiệp Châu Âu đã đóng vai trò lớn trong sự hòa nhập của Việt Nam vào kinh tế thế giới và cũng là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu. Từ năm 1995, quan hệ Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 18 -
  19. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn thương mại Việt Nam với các thành viên khối Liên hiệp Châu Âu đã gia tăng trung bình 15- 20% mỗi năm. Liên hiệp Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng thương mại hai chiều (tiếp theo là Hoa Kỳ: 14%, Nhật Bản: 13% và Trung Quốc: 11%). Khối Liên hiệp Châu Âu cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, với gần 1/5 kim ngạch. Liên hiệp Châu Âu nhập khẩu từ Việt Nam tập trung vào một số sản phẩm: da giày, (giá trị xuất khẩu: 1,99 tỷ Euro, khoảng 30,2% xuất khẩu da giày Việt Nam năm 2006), dệt may (1.175 tỷ Euro; 15,9% kim ngạch), cà-phê (610 triệu Euro ; 9.2% kim ngạch), thủy hải sản (468 triệu Euro ; 7.1% kim ngạch) và đồ gia dụng nội thất (651 triệu Euro ; 9,8% kim ngạch) Bảng. 2.7. Nhập khẩu từ Việt Nam của Liên hiệp Châu Âu (2006) Thị phần trong Triệu tổng nhập khẩu Nhóm sản phẩm % Euro của Liên hiệp Châu Âu Tổng 6.804 0,5 100 Sản phẩm nông nghiệp 1.452 1,59 21,3 Năng lượng 37 0,01 0,5 Vật tư phi nông nghiệp 9 0,00 0,1 Thiết bị văn phòng/liên lạc 243 0,14 3,6 Thiết bị năng lượng/không dùng điện 75 0,1 1,1 Thiết bị vận tải 89 0,09 1,3 Hóa chất 48 0,04 0,7 Quần áo và vải vóc 1.175 1,43 17,3 Gang thép 5 0,02 0,1 Nguồn : EuroSTAT Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 19 -
  20. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU Tổng thương mại hai chiều Xuất khẩu sang Việt Nam Nhập khẩu từ Việt Nam Hình 2.6. Thương mại Việt Nam - Liên hiệp Châu Âu Nguồn: Eurostat Khối Liên hiệp Châu Âu luôn là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Với 4,2 tỷ đô la Mỹ đã thực hiện, đây là nhà đầu tư lớn thứ hai chỉ sau Nhật Bản về giải ngân FDI. Các nhà đầu tư Liên hiệp Châu Âu hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực dịch vụ- mảng thiết yếu đối với phát triển kinh tế trong tương lai. Các nhà đầu tư châu Âu thường mang tới chuyên môn cao và chuyển giao công nghệ cùng với tỷ lệ giải ngân rất tốt. Cho tới tháng 12 năm 2007, khối Liên hiệp Châu Âu đã đầu tư vào 640 dự án ở Việt Nam với tổng số vốn gần 8,5 tỷ đô la Mỹ. Khu vực công nghiệp hấp dẫn hơn 330 dự án của Liên hiệp Châu Âu, chiếm 58% tổng đầu tư trong khu vực này của Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng mạnh mẽ để đẩy mạnh quan hệ thương mại và xuất khẩu với Liên hiệp Châu Âu: • Một cộng đồng người Việt hay gốc Việt Namese sống tại các nước Liên hiệp Châu Âu, nhất là ở Pháp và Đức. Đây là lợi thế lớn để tạo ra các mốt quan hệ song phương với Liên hiệp Châu Âu; thêm vào đó, sự gia nhập của các nước Đông Âu vào EU cũng tạo thêm các kênh xuất khẩu cho Việt Nam vào Liên hiệp châu Âu thông qua các mối quan hệ truyền thống với các thành viên mới này và cộng đồng người Việt ở đó. . • Liên hiệp Châu Âu là một thị trường khổng lồ với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Giá trị xuất khẩu da giày của Việt Nam vào EU đạt 1.9 tỷ đô la Mỹ (tăng trưởng 7.5%) (2005), đứng thứ hai sau Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Liên hiệp Châu Âu dường như đang chững lại do tác động của vụ kiện bán phá giá. Vụ kiện này đã làm tăng 4,2% thuế đánh vào các loại da giày da có nguồn gốc từ Việt Nam. Thuế đã tăng từ 8,4% tháng 6 lên 12,6 % vào tháng 7 và tới 16,8 % vào tháng 12 năm 2006. Sau khi điều khoản chống phá giá được áp với hàng Việt Nam, các thống kê từ phía Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho thấy lượng xuất khẩu sang Liên hiệp Châu Âu chỉ còn 50% tổng giá trị xuất khẩu da giày của Việt Nam, so với mức 70% trước đó. Tuy vậy, Liên hiệp Châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nhà sản xuất da giày Việt Nam. Xuất khẩu sang Liên hiệp Châu Âu vẫn chiếm tỷ trọng lớn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 20 -
nguon tai.lieu . vn