Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 BÀN VỀ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM DISCUSSING THE READINESS OF E-COMMERCE APPLICATION IN VIET NAM TS. Hồ Thị Hoài Thu, Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Nga Học viện Tài chính Email: Hohoaithu2014@gmail.com Tóm tắt Thương mại điện tử phát triển là xu hướng tất yếu trên thế giới, có tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Thương mại điện tử giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nên việc ứng dụng thương mại điện tử không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, chính sách phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam thực sự còn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Vậy mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của chúng ta như thế nào, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử là những nhân tố nào, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia có thương mại điện tử phát triển đối với Việt Nam ra sao. Bài viết sẽ làm rõ hơn các nội dung này. Từ khóa: phát triển thương mại điện tử, mức độ sẵn sàng, bài học kinh nghiệm, chiến lược phát triển, ứng dụng của thương mại điện tử. Abstract E-commerce development is an inevitable trend in the world, has potential and is developing strongly in Vietnam. E-commerce helps improving the competitiveness of enterprises, the application of e-commerce is indispensable in the development strategy of enterprises today. However, e-commerce development policies in Vietnam is really difficult, so how ready e-commerce application, the factors which affect the development of e- commerce, the experience lessons learned of some countries having developed e-commerce for Vietnam, the article will clarify these contents. Keywords: application of e-commerce, development policy, development strategy, e-commerce development, experience lessons, readiness assessment. 1. Đặt vấn đề Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trên toàn cầu. Thế giới đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet tác động đến đời sống kinh tế xã hội toàn cầu. Hiện nay công nghệ thông tin và internet đã và đang thâm nhập sâu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như kinh tế, trong đó có kinh doanh thương mại. Công nghệ thông tin đã làm thay đổi các hình thức kinh doanh truyền thống, thay vào đó là các hình thức kinh doanh trực tuyến ngày càng mở rộng, vì thế thương mại điện tử là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, kinh tế số hóa của Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin, trong khi các lĩnh vực ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế thì còn nhiều thách thức, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT đang ngày càng chiếm dần ưu thế trong cuộc cạnh tranh về hình thức kinh doanh - đặc biệt đối với các doanh nghiệp dịch vụ của các nước trên thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng TMĐT mạnh mẽ hơn trong điều kiện hạn chế về công nghệ, về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, trình độ kinh doanh,….luôn là một câu hỏi được đặt lên hàng đầu. TMĐT có nhiều tiềm năng và đang phát triển bùng nổ, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức, bởi khái niệm này đã tương đối quen thuộc, nhưng để hiểu bản chất, lợi ích, ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của TMĐT trong phát triển kinh doanh là một vấn đề còn cần nghiên cứu và bàn bạc. Để trả lời được câu hỏi này, trước mắt cần phải xác định được các yếu 175
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 tố góp phần gia tăng độ sẵn sàng về TMĐT của một quốc gia. Qua đó sử dụng chúng để đưa ra một bộ khung các chỉ số sẵn sàng về TMĐT và chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ sẵn sàng về TMĐT đó. Từ yêu cầu cấp thiết trên, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT theo một số quan điểm trên thế giới và đưa vào ứng dụng cho Việt Nam. Vì chỉ khi các yếu tố sẵn sàng cho TMĐT đã hội tụ, thì khi đó TMĐT mới phát huy hết hiệu quả của mình trong chiến lược phát triển kinh tế, được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Từ sự cấp thiết cũng như tầm quan trọng của TMĐT, nhóm tác giả thực hiện bài nghiên cứu “Bàn về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của Việt Nam”. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Khan và Mahapatra (2009), nhận xét rằng công nghệ đóng vai trò quan trọng cho các đơn vị kinh doanh, nhất là công nghệ thông tin. Lợi ích công nghệ thông tin đem lại cho hoạt động kinh doanh hiện nay là thương mại điện tử. Những tác động của thương mại điện tử đã xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp đang ngày càng sử dụng nhiều Internet cho các hoạt động thương mại. Với sự phổ biến của Internet và lượng lớn người sử dụng của nó có thể truy cập toàn cầu đã làm mở rộng thị trường giữa người mua và người bán. Zeinab Mohamed El Gawady (2005), đã nghiên cứu về tác động của TMĐT ở các nước phát triển và các nước đang phát triển có nói thương mại điện tử có thể có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế trong tương lai. Hoạt động thương mại thông qua Internet sẽ thay đổi bộ mặt doanh nghiệp. Một số nước đã tận dụng được lợi ích này để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ảnh hưởng của thương mại điện tử với các nước đang phát triển có thể mạnh mẽ hơn các nước phát triển. Tanzila Samin (2012), cho rằng sự phổ biến của internet và hỗ trợ mạnh mẽ của các công cụ tìm kiếm đã dẫn đến sự bùng nổ của hoạt động thương mại đó là thương mại điện tử, nó đã thay đổi các khái niệm thông thường của các doanh nhân. Thương mại điện tử có thể nâng cao được tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cơ hội kinh doanh, khả năng cạnh tranh và lợi nhuận nhiều hơn tới thị trường. Thương mại điện tử đang nổi lên như là một phương pháp mới giúp các doanh nghiệp thương mại cạnh tranh trên thị trường và qua đó góp phần vào sự thành công của nền kinh tế. Tung X. Bui (2003), nghiên cứu các yếu tố góp phần làm tăng độ sẵn sàng về TMĐT của một quốc gia, phát triển một bộ các định lượng có thể được sử dụng để tính điểm cho các yếu tố đo lường độ sẵn sàng về TMĐT, cung cấp một khung lý thuyết tổng thể rằng có thể kết hợp những yếu tố này để phát triển một chỉ số sẵn sàng về TMĐT. Nguyễn Xuân Thủy (2016), đã nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TMĐT, từ đó đưa ra giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Nguyễn Thị Hương (2011), nghiên cứu đặc điểm và kinh nghiệm phát triển TMĐT ở một số nước trên thế giới, phân tích thực trạng TMĐT ở Việt Nam thời gian qua, luận văn đã chỉ ra được những ưu thế và nhược điểm của các DNVN trong quá trình xây dựng và phát triển TMĐT, khẳng định đây là một xu hướng phát triển tất yếu để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những bứt phá tại thị trường nội địa và nhanh chóng hội nhập, chiếm lĩnh thị trường thế giới, tác giả đưa ra một số giải pháp như: Phổ cập kiến thức và mở rộng việc đào tạo nhân lực cho TMĐT; Hoàn thiện hành lang pháp lý để điều chỉnh các hoạt động TMĐT; Xây dựng và nâng cấp hạ tầng công nghệ; Kiến nghị Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ TMĐT đồng thời trực tiếp tham gia vào các hoạt động TMĐT; Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển TMĐT. 176
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 3. Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT của Việt Nam 3.1. Hạ tầng cơ sở cho TMĐT 3.1.1. Hạ tầng kỹ thuật. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và internet trên toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến các hình thức kinh doanh thương mại, nhưng nhờ đó TMĐT có cơ hội phát triển mạnh mẽ. TMĐT không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển công nghệ thông tin và kinh tế số hóa. Chính vì thế nên TMĐT chỉ có thể tiến hành và thực sự có hiệu quả khi có một hạ tầng cơ sở kỹ thuật vững chắc. TMĐT hoạt động trên nền tảng một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực. Hạ tầng này gồm tính toán và truyền thông, cả phần cứng và phần mềm. Ngoài công nghệ - thiết bị thì còn cần phải có nền công nghiệp điện lực vững mạnh làm nền. Xu hướng hiện nay là đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của TMĐT. Yêu cầu về hạ tầng cơ sở công nghệ phải bao gồm cả tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ thiết bị lẫn tính phổ cập về kinh tế. Hạ tầng truyền thông phải đảm bảo tốc độ theo yêu cầu để có thể chuyển tải được thông tin dưới dạng hình ảnh, đồ họa, video. Kế tiếp là hệ thống thiết bị kỹ thuật mạng, truy cập từ xa, an toàn kỹ thuật. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển TMĐT thì mạng trục thông tin phải đóng vai trò xương sống. Công nghiệp điện tử viễn thông và công nghệ thông tin quyết định việc thông tin có thông thương được hay không, từ đó đảm bảo cơ sở cho việc phát triển ứng dụng TMĐT. 3.1.2. Hạ tầng cơ sở nhân lực Hoạt động TMĐT là hoạt động liên quan tới tất cả mọi người, từ người sản xuất đến người tiêu dùng, người phân phối, các cơ quan chính phủ, các nhà công nghệ. Áp dụng TMĐT là tất yếu làm nảy sinh đỏi hỏi: một là, mọi người đều có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, đều có khả năng hoạt động thành thạo trên mạng; hai là có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển để phục vụ cho kinh tế số hóa nói chung và TMĐT nói riêng, đồng thời phải có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu hoạt động của một nền kinh tế số, tránh việc bị phụ thuộc vào người khác. 3.1.3. Hạ tầng thanh toán điện tử Phương thức thanh toán là vấn đề quan trọng và nhạy cảm trong giao dịch thương mại. Có thể nói, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì các dịch vụ thanh toán trực tuyến là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và ứng dụng TMĐT trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số hóa. TMĐT chỉ có thể thực hiện trong thực tế và hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai một cách thuận lợi. Nếu hệ thống thanh toán tự động chưa phát triển thì TMĐT chỉ giới hạn ở khâu trao đổi tin tức, còn việc mua bán hàng hóa và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng thanh toán tiền mặt trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện thanh toán truyền thống. Hiệu quả TMĐT sẽ thấp và không đủ bù đắp các chi phí trang bị phương tiện TMĐT. Vì thế để công cụ thanh toán trực tuyến ngày càng hỗ trợ một cách hiệu quả cho TMĐT thì các phương thức thanh toán cũng ngày càng mở rộng. Có thể kể ra một số phương thức mà trên thế giới hiện nay các quốc gia áp dụng như: sử dụng thông qua kênh ngân hàng (internet banking, mobile banking); sử dụng tài khoản của các dịch vụ trung gian có liên kết với ngân hàng; hoặc áp dụng một số công nghệ mới hiện đại như QRcode, NFC, mPOS... 3.1.4. Bảo mật, an toàn Giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử thì mọi dữ liệu đều ở dạng số hóa, vì thế đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn. Mất tiền, lừa đảo, lấy trộm hoặc thay đổi thông tin, xâm nhập dữ liệu…là các rủi ro ngày càng lớn không chỉ đối với người kinh doanh mà cả 177
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 với người quản lý, đặc biệt với người tiêu dùng. Thế giới đã có những vụ lấy trộm số tài khoản để lấy tiền của ngân hàng, hay bị virus phá hoại hệ thống dữ liệu làm ngưng trệ hoạt động của nhiều cơ quan tổ chức, thậm chí cả hệ thống thông tin toàn cầu, hay các thông tin cá nhân của khách hàng bị rò rỉ, nhất là thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng hoặc được sử dụng cho mục đích lừa đảo... gây ra thiệt hại cho cá nhân người tiêu dùng. Để đảm bảo lợi ích của tất cả các chủ thể tham gia giao dịch TMĐT thì cần phải có hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hóa hiện đại và cơ chế an ninh hữu hiệu, bên cạnh đó, nhu cầu bảo vệ các bí mật riêng tư cũng được coi trọng hơn. 3.1.5. Bảo vệ người tiêu dùng Xét cho cùng, thì người tiêu dùng chính là nhân tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Do đó, bảo vệ người tiêu dùng là yêu cầu ngày càng được nâng cao trong thương mại, nhất là TMĐT. So với phương thức thương mại truyền thống thì TMĐT làm cho người tiêu dùng có khả năng gặp nhiều rủi ro hơn, cho nên bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng là yếu tố quyết định hành vi mua bán của khách hàng. Trong TMĐT thì quy cách phẩm chất hàng hóa và các thông tin có liên quan đều được số hóa, đây chính là yếu tố tăng rủi ro cho người tiêu dùng. Để giải quyết vấn đề đó cần có một cơ hế trung gian đảm bảo chất lượng nhằm mục đích tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đặc biệt ở một nước mà tập quán mua hàng “tay sờ, mắt thấy” là chủ yếu như ở Việt Nam. Thực tế cho thấy là trong mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì người tiêu dùng luôn ở thế yếu do bất đối xứng về khả năng tiếp cận thông tin, do hạn ché trong việc cập nhật khoa học công nghệ, do tiềm lực kinh tế… Bên cạnh về vấn đề rủi ro trong việc thực hiện giao dịch hàng hóa, người tiêu dùng còn chịu rủi ro về lộ bí mật thông tin, bị làm phiền, bị lừa đảo… nên đòi hỏi có môt hệ thống tiêu chuẩn cũng như hành lang pháp lý bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, có như vậy thì mới tạo ra mức độ tin tưởng cho người tiêu dùng nhằm thúc đẩy họ thực hiện các hành vi mua bán trực tuyến. 3.1.6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ Do chất xám của con người ngày càng chiếm giá trị cao trong sản phẩm, bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ trở thành bảo vệ sở hữu trí tuệ. Trong TMĐT thì các vấn đề như đăng ký tên miền; bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền các thông tin (quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa); các quy định về quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh…Các vấn đề này đều phức tạp hơn nhiều so với bảo vệ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế vật thể. 3.1.7. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý TMĐT là hoạt động thương mại có quy mô toàn cầu, nên hàng loạt quy định về luật pháp quốc tế và quốc gia về lĩnh vực phải được đáp ứng. TMĐT càng phát triển thì khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các vấn đề có liên quan cũng phải thay đổi cho phù hợp, vì hệ thống pháp luật điều chỉnh thương mại truyền thống là không đủ để đáp ứng yêu cầu của TMĐT. Những nội dung chính của hành lang pháp lý này là quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch vụ, quy định về những điều cấm và được phép thay đổi theo quốc gia, quy định về sở hữu công nghiệp, bản quyền chế tạo, luật về chữ ký điện tử, luật giải quyết tranh chấp đối với các hợp đồng giao dịch điện tử… 3.2. Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT ở Việt Nam 3.2.1. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ) thì hiện nay Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Theo nghiên cứu của tổ chức M-Lab, được thành lập bởi Google, Đại học Princeton và Viện khoa học công nghệ mở (Open Technology Institue) của Mỹ đã thực hiện từ ngày 30 tháng 5 năm 2017 đến 29/5/2018 thì tốc độ Internet trung bình của Việt Nam đạt 6,72 Mb/giây, tăng 23% so với 178
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 năm trước và bằng với mức tăng trên thế giới. Theo số liệu thống kê này thì tốc độ Internet trung bình cả Việt Nam đứng ở vị trí 75 trong bảng xếp hạng, thấp hơn Thái Lan và Malaysia trong khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê cuả Appota, Việt Nam có 72% dân số sử dụng smartphone, một tỷ lệ không hề nhỏ với một nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, trong số đó có tới 50% số người chỉ sử dụng smartphone để nghe và gọi nhắn tin chứ không sử dụng vào các công việc có tính ứng dụng. Thống kê của Appota, cho thấy 68% người Việt Nam nghe nhạc và xem video trên thiết bị di động, tỷ lệ sở hữu máy trung bình là 1,7 máy/người chứng tỏ có nhiều người sử dụng hơn 2 chiếc điện thoại, tỷ lệ lên mạng bằng điện thoại nhiều hơn máy tính. Theo thống kê của trung tâm Internet – Bộ thông tin và truyền thông, đến tháng 5 năm 2018 có hơn 72% số thuê bao di động đang sử dụng Internet từ 3G hoặc 4G, đây là một con số ấn tượng về số lượng người truy cập mạng thông qua các thiết bị di động mà chủ yếu là smartphone. Nhìn vào các con số thống kê có thể thấy tổng quan hạ tầng công nghệ cho TMĐT có một đặc trưng tiêu biểu đó là sự gia tăng lớn mạnh không ngừng về số lượng, nhưng chất lượng thì lại không đáng kể. Do đó, hiệu quả TMĐT chưa thực sự tương xứng với sự phát triển của cơ sở công nghệ thông tin. 3.2.2. Hạ tầng nguồn nhân lực Hạ tầng cơ sở nguồn nhân lực bao gồm hai nhóm đại diện cho hai phía: doanh nghiệp và người tiêu dùng. - Về phía doanh nghiêp, với xu thế chuyển từ các hình thức kinh doanh truyền thống sang TMĐT, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt giữa những “người bán” thì việc có một lực lượng lao động có thể đáp ứng yêu cầu của xu thế phát triển ứng dụng TMĐT là vô cùng cấp thiết và đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp. Theo báo cáo chỉ số TMĐT (EBI 2018) của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thì từ năm 2016 chỉ tập trung khảo sát lao động chuyên trách về TMĐT cho thấy chỉ có 30% doanh nghiệp cho biết có lực lượng cán bộ chuyên trách, và tỷ lệ này thấp hơn năm 2016. Trong đó thì nhóm doanh nghiệp lớn có tỷ lệ chuyên trách cao hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông, tài chính và bất động sản có tỷ lệ lao động chuyên trách TMĐT cao nhất (49%), sau đó là lĩnh vực giải trí (47) và xếp cuối cùng là lĩnh vực xây dựng (23%). Khảo sát còn cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng về công nghệ thông tin và TMĐT có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2015 có 24% doanh nghiệp gặp khó khăn, năm 2016 là 29% và đến 2017 tỷ lệ này tăng lên 31%. Điều này đi ngược với nhu cầu vì thị trường TMĐT của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng mà việc tuyển dụng cán bộ chuyên trách lại ngày càng khó khăn. Kỹ năng về quản trị website và sàn giao dịch TMĐT đang là nhu cầu lớn nhất đối với các doanh nghiệp thì có tới 46% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này. Các kỹ năng khác như khai thác sử dụng các ứng dụng TMĐT; kỹ năng cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông thường của máy tính; kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT; kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu; kỹ năng tiếp thị trực tuyến; kỹ năng triển khai thanh toán trực tuyến đều cũng gặp khó khăn tuyển dụng với tỷ lệ khá cao (khoảng từ 30% - 45%). Các con số thống kê cho thấy, phía các doanh nghiệp cũng đang có nhiều khó khăn về lực lượng lao động chuyên trách về TMĐT, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển ứng dụng TMĐT. - Về phía người tiêu dùng, thì thị trường khách hàng của TMĐT ở Việt Nam cực kì tiềm năng, với dân số đông, tỷ lệ dân số của Việt Nam được coi là đẹp nhất bởi lượng người tiêu dùng trẻ và tầng lớp trung lưu lớn. Đây giống như “mỏ vàng” đối với các doanh nghiệp TMĐT nếu biết tận dụng và khai thác triệt để. Không những thế, với những con số đã thống kê trong phần trên, tỷ lệ người Việt sử dụng smartphone, máy tính và truy cập internet đều rất cao. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy trong số đó, chủ yếu sử dụng để nghe, gọi, nhắn tin và vào mạng để xem video và nghe nhạc chứ chưa dùng để làm việc và thực hiện các hành vi TMĐT nhiều. Bởi người tiêu dùng vẫn có thói quen mua sắm theo phương thức truyền thống, trình độ sử dụng công nghệ chưa cao nên dẫn đến tâm lý rụt rè khi mua sắm trực tuyến, cộng với các nguyên nhân khách quan về tính bảo mật, về thanh toán, về bảo vệ 179
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 lợi ích.. sẽ được trình bày kĩ hơn ở phần sau, làm cho người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn e ngại khi mua sắm trực tuyến. Nói chung, xét cả hai phía, thì thị trường TMĐT của Việt Nam rất tiềm năng, vấn đề là các doanh nghiệp khai thác như thế nào và môi trường khách quan có sự hỗ trợ cho các hoạt động TMĐT được diễn ra thuận lợi hay không. Theo Payoneer Đông Nam Á nhận định lao động tại Việt Nam có trình độ học vấn cao, am hiều về công nghệ và hoàn toàn đáp ứng được kỹ năng kinh doanh cần thiết để thành công trong thị trường TMĐT. Payoneer cũng đánh giá cao thị trường khách hàng tiềm năng “Việt Nam có dân số trẻ và kết nối với Internet. Nhờ vậy, người tiêu dùng nhanh chóng thích nghi với những xu hướng và công nghệ mới. Họ có khuynh hướng quan tâm đến những thương hiệu có liên kết và cam kết cao”. Vậy xét cả hai khía cạnh nguồn nhân lực cho TMĐT thì chúng ta đều có cơ sở để tăng trưởng và phát triển nếu có chiến lược đúng đắn. 3.2.3. Hạ tầng thanh toán điện tử Cùng với sự phát triển của TMĐT thì thanh toán điện tử cũng tăng lên, nhưng tỷ lệ thanh toán trực tuyến của chúng ta còn rất ít. Theo thống kê của Appota thì số lượt truy cập vào các trang TMĐT qua smartphone chiếm 72%, tỷ lệ mua hàng online qua điện thoại chiếm 53% nhưng có tới 88% thanh toán tiền mặt khi giao hàng. Có tới 46% người Việt Nam không sử dụng thanh toán điện tử, nguyên nhân do có sự lo ngại về bảo mật và an toàn, và số còn lại do không có tài khoản ngân hàng. Theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017, số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng lên tới 75%. Theo báo cáo của Hội thẻ Việt Nam, thống kê trong toàn ngành ngân hàng năm 2017 số lượng thẻ phát hành tăng mạnh lên 15,6 triệu thẻ phát hành mới; tính đến cuối năm đã có 132 triệu thẻ trên thị trường nhưng lại chỉ có 77 triệu thẻ có hoạt động giao dịch. Như vậy, số lượng thẻ phát hành lớn nhưng tính ứng dụng lại thấp, người dân chưa hiểu hết và áp dụng các tính năng của thẻ thanh toán vào đời sống, điều này cũng là trở ngại cho các doanh nghiệp TMĐT áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến hiện đại. Để đáp ứng sự thay đổi của thị trường và xu hướng tiêu dùng, có nhiều chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, nên đã có nhiều doanh nghiệp tham gia dịch vụ thanh toán trực tuyến cùng với các phương thức hiện đại và được tin tưởng hơn bên cạnh hệ thống ngân hàng như ví điện tử (MoMo, ZaloPay, VTC pay, vimo, Payoo…) hoặc tích hợp với các công ty thanh toán trung gian như Ngân lượng (công ty PeaceSoft), Baokim.vn (công ty cổ phần vật giá), Napas (công ty cổ phần thanh toán quốc gia)…Bên cạnh còn có các hình thức hiện đại như Qrcode, mPOS, mobile banking… góp phần làm phong phú phương thức thanh toán cho TMĐT. Nhưng thực tế vẫn cho thấy, hình thức phương pháp mở rộng nhưng số lượng khách hàng tham gia thanh toán trực tuyến vẫn tăng không đáng kể mà nguyên nhân là do tập quán sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, do chưa có niềm tin vào người bán và do lo sợ về bảo mật thông tin. 3.2.4. Bảo mật, an toàn Tại Việt Nam hiện nay chưa có con số thống kê chính thức về tình hình an toàn thông tin trong những giao dịch TMĐT nói chung và giao dịch trực tuyến nói riêng, tuy nhiên theo khảo sát người tiêu dùng trực tuyến của Cục TMĐT và công nghệ thông tin năm 2014 có tới 42% người tiêu dùng lo ngại về việc bị lộ thông tin các nhân, nhưng đến năm 2015 thì chỉ còn 25% và 2016 là 21% người tiêu dùng lo ngại về việc này. Mặc dù có giảm đáng kể, nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Theo thông tin khiếu nại của người tiêu dùng do Cục TMĐT và công nghệ thông tin đã tổng hợp thì 3/7 lý do khách hàng khiếu nại có liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân. 180
  7. Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 1 năm 20188 Hình 1. Mộột số hành vii vi phạm củaa các websitee TMĐT Nguồn: Báo cáo TMĐT 2017 - Vectia Thôngg tin bị rò rỉỉ có thể xuấất phát từ người bán hààng, nhưng cũng có thhể do chính người tiêu dù ùng vô tình cung c cấp nhhững thông tin cá nhân một cách công khai m mà không ý tthức được hậu quả của nó. Đó là hệ quả q của việcc chưa có khhái niệm, ph hạm vi rõ rààng cho nhữ ững thông tiin của người tiêu dùng cần n được bảo vệ. Vì vậyy, ngoài các doanh nghiệp bán hàn ng phải có ttrách nhiệmm bảo vệ thôông tin cho ng gười tiêu dùnng thì chínhh bản thân nngười tiêu dù ùng phải hiểểu biết để tự ự bảo vệ bảnn thân mình h. 3.2 2.5. Bảo vệệ người tiêuu dùng Các giiao dịch TMMĐT mang tính toàn cầầu, không giới g hạn phạạm vi quốc gia hay vùn ng lãnh thổ nhhất định; ngư ười bán và người mua không giao o dịch trực tiếp t nên rủii ro cao hơnn các hình thức truyền thốống. Như phhần trên đã nói, rủi ro nghiêng về phía ngườii tiêu dùng nnhiều hơn, sự bất cân xứngx trong giaao dịch cũngg làm cho nngười tiêu ddùng bị thiệtt thòi hơn, vì v thế cần cóó những chíính sách bảo vệ người tiêêu dùng tronng giao dịchh TMĐT. Một sốố rủi ro mà nngười tiêu ddùng có khảả năng gặp khi k thực hiệện các giao ddịch trực tuyến như: - Bị ròò rỉ, lộ các tthông tin cáá nhân, vấn đề đ này đã được đ đề cập trong phầnn bảo mật vàà an toàn ở trêên, đây cũngg là vấn đề nnghiêm trọnng liên quan n đến lợi ích h trực tiếp củủa người tiêêu dùng. - Các thiết t bị sử ddụng có thểể bị nhiễm virus. v Theoo thống kê ccủa Liên mi nh viễn thông quốc tế về chỉ số an ninh n mạng ttoàn cầu thhì Việt Nam m xếp thứ 10 01 trong 1993 nước thànnh viên. Th heo BKAV thố ống kê, tronng năm 20177 thiệt hại ddo virus máy y tính gây ra đối với nggười sử dụnng Việt Nam m đã lên tới 12.300 tỷ đồnng, tương đư ương 540 triiệu USD, đâây là một co on số thiệt hhại không hềề nhỏ. - Ngườời tiêu dùngg phải nhận thư rác, tin n nhắn rác, các c cuộc gọọi quảng cáoo, chào mờii mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ màà không hề có sự đồng ý của ngườ ời tiêu dùngg; thậm chí ccác hình thứ ức này còn gây y phiền nhiễu rất nhiềuu dù đã bị từ ừ chối. - Ngườ ời tiêu dùngg có thể đượợc cung cấp p thông tin không đầy đủ và chínhh xác, do không được kiểểm tra trực tiếp hàng hóa sản phẩm m mà chỉ đưược quan sáát qua hình ảảnh, thông ttin do ngườ ời bán cung cấpp nên có thểể khi tiếp nnhận, hàng hhóa sản phẩẩm không giiống hoặc kkhông có chhất lượng nh hư đã được giớ ới thiệu. - Ngườ ời tiêu dùngg không đượ ợc cung cấp hóa đơn, ch hứng từ liênn quan đến ggiao dịch nê ên khi phát sin nh các vấn đềđ về hàng hóa sản phẩẩm hay về vấn v đề bảo hành thì rủii ro đều do người tiêu dùng gánh chịu, rất ít ngư ười bán hànng chịu trách nhiệm về các vấn đềề có liên quaan do tiền đđã thu về, và à không có nh hiều chế tài nghiêm n khắắc xử lý các vấn đề để bảo b vệ ngườ ời tiêu dùng.. - Ngườ ời tiêu dùngg có thể gặặp rủi ro kh hi tiến hành giao dịch vvới người bbán lừa đảoo. Khi thực hiệện giao dịchh TMĐT thhì người tiêuu dùng bị xâm x phạm quyền q lợi rõõ nhất khi tiiến hành mu ua bán với 181
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 các tổ chức cá nhân có chủ đích lừa đảo, đặc biệt qua mạng xã hội như facebook, zalo… vì đây là nơi khó có thể kiểm soát người bán. Sau khi trả tiền, người tiêu dùng có thể không nhận được hàng hoặc hàng hóa sản phẩm không đúng như quảng cáo thì không có cơ sở cũng như các thông tin để có thể tìm ra người bán để yêu cầu chịu trách nhiệm. Như vậy điểm qua các rủi ro mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi tiến hành mua bán trực tuyến, chúng ta thấy rằng khi internet và các mạng xã hội càng phát triển mạnh mẽ mà không có sự kiểm soát chặt chẽ về độ chính xác của các thông tin cung cấp thì người tiêu dùng càng dễ bị rủi ro và chịu thiệt khi thực hiện các hành vi mua sắm trực tuyến. 3.2.6. Bảo vệ sở hữu trí tuệ Pháp luật Việt Nam bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra còn các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp cũng được ban hành. Do đặc thù TMĐT thì bảo vệ sở hữu trí tuệ còn phức tạp hơn như các vấn đề liên quan đến tên miền, bản quyền thông tin hay quyền sở hữu các chất xám. Theo thông tin được đưa ra tại hội thảo “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời đại kỹ thuật số” do Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (AmCham) phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 12 tháng 3 năm 2018 đã chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại: - Tỷ lệ các doanh nghiệp có đăng ký sở hữu trí tuệ còn thấp: Theo thống kê thì số doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép đăng ký kinh doanh mới hàng năm vào khoảng 500.000 – 600.000 doanh nghiệp trong khi số văn bằng sở hữu trí tuệ được cấp từ 2005 đến nay chưa đến 300.000 văn bằng, chưa kể có nhiều doanh nghiệp có nhiều nhãn hiệu. - Xử phạt chưa đủ sức răn đe: AmCham đánh giá hiện nay việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn còn phức tạp, thiêu đồng bộ. Các khoản phạt hành chính không đáng kể, mức phạt thấp nên không đủ sức răn đe, ngăn chặn. Bên cạnh đó, năng lực và số nhân lực của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này còn hạn chế. - Quy định pháp lý chưa theo kịp thực tiễn: Tuy Luật sở hữu trí tuệ ra đời và có hiệu lực từ 2005 nhưng với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của các trang mạng xã hội và nền tảng TMĐT trên Internet thì vẫn rất khó xác định tổ chức, cá nhân vi phạm, việc thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn. Cơ quan chuyên trách xử lý pháp luật là tòa án ở Việt Nam chưa có cán bộ nhân lực chuyên trách về lĩnh vực này, do đó các vụ vi phạm sở hữu trí tuệ được đưa ra xử lý tại tòa hầu như không đáng kể. Với các vụ được xét xử thì thời gian kéo dài, gây thiệt hại cho khách hàng nên chủ yếu các bên thực hiện các biện pháp thương lượng. Nhưng cũng phải ghi nhận từ khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực, vấn đề này đã được biết đến rộng rãi, trở nên phổ biến và ngày càng nhiều doanh nghiệp chú trọng hơn. 3.2.7. Hạ tầng cơ sở pháp lý Một số văn bản pháp luật về giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay như: - Luật số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 về giao dịch điện tử - Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về TMĐT - Thông tư số 21/2018/TT-BCT sửa đổi bổ sung thông tư 47/2014/TT-BCT, thông tư 59/2015/TT-BCT về TMĐT Và rất nhiều thông tư, nghị định khác về bảo vệ thông tin, bảo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, về thanh toán trực tuyến… có liên quan. Trong đó, hiện tại các quy định trong nghị định 52/2013 được coi là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp TMĐT lẫn người tiêu dùng cũng như các cơ quan tổ chức có liên quan đến hoạt động giao dịch TMĐT. Theo quy định của nghị định này, các giao dịch TMĐT dựa trên 4 nguyên tắc sau: 182
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Nguyên tắc thứ nhất là tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch TMĐT. Theo đó, các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định pháp luật, và thỏa thuận là căn cứ để giải quyết tranh chấp. - Nguyên tắc thứ hai là xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong TMĐT. - Nguyên tắc thứ ba là xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, theo đó người sở hữu website TMĐT bán hàng và người bán trên website phải tuân thủ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. - Nguyên tắc thứ tư là kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua TMĐT Tuy nhiên thấy rõ có quá nhiều văn bản pháp luật có liên quan, còn có sự chồng chéo nhau, tạo ra sự phức tạp và nhiều bất cập khi thực hiện giao dịch TMĐT ở Việt Nam. Vì vậy, hoàn thiện hành lang pháp lý đã và đang được thực hiện để tạo ra môi trường thúc đẩy sự phát triển của TMĐT, đáp ứng sự bùng nổ của các giao dịch trực tuyến trong cuộc cách mạng công nghệ thông tin và kinh tế số hóa. Muốn thúc đẩy TMĐT phát triển thì cần có hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể, minh bạch, không chồng chéo và nhất quán hơn nữa. 4. Những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng TMĐT 4.1. Thuận lợi - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi để TMĐT bùng nổ trong thời gian tới, vì đây là xu thế tất yếu trên toàn thế giới và trong đó có Việt Nam. - Việt Nam có dân số đông, tỷ lệ dân số trẻ cao, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và các mạng xã hội nên là thị trường tiềm năng cho TMĐT phát triển. - Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao, đi cùng là sự phát triển của các lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng… nên TMĐT có nhiều điều kiện để ứng dụng. - Làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam, hoạt động đầu tư và tiềm lực từ các doanh nghiệp nổi tiếng nước ngoài sẽ thúc đẩy thị trường TMĐT Việt Nam. 4.2. Khó khăn - Các đối thủ nước ngoài vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh lớn, gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ hơn trong nước, dẫn đến tương lai không xa TMĐT Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi các ông lớn trong lĩnh vực này. - Người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ tuy là lực lượng khách hàng tiềm năng nhưng lại có sở thích mua sắm qua các website TMĐT nước ngoài đã có uy tín, hàng hóa đa dạng, phong phú và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trẻ. - Các doanh nghiệp trong nước yếu thế hơn hẳn về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị… so với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động cùng lĩnh vực. Chưa kể đến việc các doanh nghiệp Việt Nam nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa chú trọng đúng mức cho hoạt động nghiên cứu thị hiếu khách hàng nên khó cạnh tranh hơn với họ. - Cơ sở hạ tầng chưa tốt làm cho TMĐT của Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác mà còn đối mặt với các sự cố không mong muốn về công nghệ, về an ninh mạng. - Các vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, bảo vệ người tiêu dùng … làm cho người tiêu dùng chưa có sự an tâm và tin tưởng - Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt còn nhiều hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động mua bán trực tuyến. 5. Một số khuyến nghị nhằm phát triển TMĐT ở Việt Nam Qua một số vấn đề được đề cập ở trên cho thấy thị trường TMĐT ở Việt Nam thực sự tiềm 183
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 năng và có nhiều đất để phát triển, tuy nhiên cũng có nhiều thách thức rào cản làm cho ứng dụng TMĐT ở Việt Nam gặp khó khăn. Thông qua nghiên cứu mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT cũng với mục đích muốn phát triển TMĐT ở Việt Nam thì cần chuẩn bị những gì, từ đó có thể đưa ra một số khuyến nghị phù hợp nhằm tác động vào các nhân tố sẵn sàng cho TMĐT. Do vậy, trong thời gian tới nên chú trọng mốt số vấn đề sau: Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý. Để TMĐT phát triển cần hoàn thiện hành lang pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và văn bản dưới luật điều chỉnh sao cho thích ứng theo kịp các hoạt động giao dịch TMĐT. Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách khuyến khích đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật, bao gồm cả hạ tầng công nghệ lẫn thông tin, hạ tầng thanh toán điện tử. Thứ ba, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT. Bao gồm cả an toàn cho doanh nghiệp (người bán) lẫn khách hàng (người tiêu dùng). Thứ tư, cần nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp thông qua hợp tác và tăng năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải nghĩ đến các phương án tự nâng cao năng lực kết hợp với hợp tác để vừa học hỏi, vừa nâng cao khả năng của mình. Thứ năm, đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trước hết là phải có đội ngũ chuyên gia tin học có trình độ, năng lực, có thể bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát xinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng nhu cầu số hóa. Về phía người tiêu dùng thì cũng cần mỗi người phải có kiến thức công nghệ thông tin cơ bản về máy tính, trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, đi kèm với những hiểu biết về luật pháp, về thương mại…Tức là cả doanh nghiệp lẫn người dân đều cần được đào tạo kiến thức về tin học, mạng, máy tính, thương mại.. 6. Kết luận Bài viết mới chỉ khái quát một số nhân tố đảm bảo sẵn sàng cho phát triển TMĐT ở Việt Nam. Qua bài viết có thể thấy thị trường TMĐT ở Việt Nam vô cùng tiềm năng, thị trường rộng lớn và nhiều triển vọng, nhưng các vấn đề đáp ứng nhu cầu ứng dụng TMĐT vẫn còn nhiều bất cập, tạo ra sự khó khăn trong phát triển ứng dụng TMĐT. Có thể nói thị trường TMĐT ở Việt Nam vừa nhiều thuận lợi nhưng cũng không tránh khỏi những thách thức khó khăn, đòi hỏi sự nghiên cứu và đề ra các chiến lược phát triển hiệu quả để thúc đấy giao dịch TMĐT từ đó kích thích thương mại và nền kinh tế phát triển theo kịp xu thế của thời đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đào Anh Tuấn (2013), Quản lý nhà nước về thương mại điện tử. [2]. Nguyễn Thị Hương (2011), Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. [3]. Nguyễn Xuân Thủy (2016), Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. [4]. http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2024 [5]. http://www.thongkeinternet.vn/ [6]. http://vnta.gov.vn/thongke/Trang/dulieuthongke.aspx [7]. http://www.vecom.vn [8]. http://www.brandsvietnam.com [9]. http://ebi.vecom.vn [10]. http://www.moit.gov.vn [11]. https://www.bkav.com.vn [12]. http://www.emarketer.com 184
nguon tai.lieu . vn