Xem mẫu

  1. BÀN VỀ CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG CỦA HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Lê Thị Thảo Nguyễn Thị Triển Người phản biện: TS. Nguyễn Ngọc Thanh Hà Tóm tắt: Cho thuê tài chính là một loại hình hoạt động tín dụng hữu hiệu, góp phần đa dạng hóa các phƣơng thức truyền dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Hoạt động cho thuê tài chính phát triển sôi động ở nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực. Việt Nam, lĩnh vực này đang dần khẳng định vai trò, tuy nhiên về cơ chế, chính sách chƣa thật sự linh hoạt, đầy đủ và hoàn thiện. Đặc biệt là những quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính chƣa đầy đủ về nội dung, chƣa đa dạng về đối tƣợng cho thuê, hạn hẹp về chủ thể tham gia hợp đồng...đã bộc lộ một số vƣớng mắc, chƣa phù hợp với thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Những bất cập này đặt ra yêu cầu về việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính, tạo môi trƣờng pháp lý đầy đủ, an toàn và tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, giúp cho hoạt động cho thuê tài chính diễn ra an toàn, hiệu quả, đạt đƣợc mục tiêu của các bên tham gia giao dịch. Trong bài viết này, tác giả phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể và đối tƣợng của hợp đồng cho theo tài chính, góp phần hoàn hiện quy định pháp luật trong lĩnh vực này, thúc đẩy thị trƣờng cho thuê tài chính phát triển ở Việt Nam. Từ khóa: Cho thuê tài chính, hợp đồng, tổ chức tín dụng 1. Quy định pháp luật về chủ thể và đối tƣợng trong hợp đồng cho thuê tài chính Chế định hợp đồng có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn quan trọng trong việc tạo dựng khung pháp lý cho giao dịch dân sự, giáo dịch kinh tế. Trong khoa học pháp lý, hợp đồng đƣợc định nghĩa là sự thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng văn bản giữa hai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhằm xác lập, thực  TS., Giảng viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế  ThS., Giảng viên Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 283
  2. hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định trên cơ sở phù hợp pháp luật và đạo đức xã hội. Từ quan niệm trên về hợp đồng, dựa trên đặc điểm riêng có của hoạt động cho thuê tài chính mà hợp đồng cho thuê tài chính đƣợc định nghĩa dƣới các dạng sau: Ở Ý, hợp đồng thuê mua là hợp đồng giao kết giữa ngƣời đi thuê và bên cho thuê về việc cho thuê các loại thiết bị do bên cho thuê mua hoặc sản xuất,nội dung của hợp đồng phải phù hợp với giải trình của bên đi thuê và có hiệu lực trong một thời hạn nhất định. Cuối thời hạn thuê, ngƣời đi thuê có quyền mua tài sản thuê theo giá định trƣớc. Tây Ban Nha, hợp đồng thuê mua là loại hợp đồng với mục đích nhƣợng lại quyền sử dụng động sản hay bất động sản của bên cho thuê theo sự xác định của ngƣời đi thuê theo hợp đồng. Hợp đồng này phải cho phép bên thuê có quyền mua tài sản đã thuê vào cuối giai đoạn thuê mua. Ở nƣớc ta hiện nay, về lý thuyết thì khái niệm hợp đồng cho thuê tài chính là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê (Công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính) với bên thuê (tổ chức hay cá nhân kinh doanh), theo đó bên cho thuê cung cấp tài sản thuê cho bên thuê trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu của bên thuê, với điều kiện trả tiền thuê và thỏa thuận thuê tiếp hoặc mua lại tài sản thuê khi hợp đồng thuê đáo hạn. Trên phƣơng diện pháp lý, khoản 12 điều 3 nghị định 39/2014/NĐ- CP quy định về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính định nghĩa: “Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang, đƣợc ký giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê tài chính đối với một hoặc một số tài sản cho thuê” Nhƣ vậy, hợp đồng cho thuê tài chính đƣợc hình thành trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận, tự nguyện giữa các bên. Điều này thể hiện rõ nét nhất về nguyên tắc tự do của hợp đồng, mà ở đó hai bên chủ thể tự nguyện thực hiện nghĩa vụ đã giao kết. Cụ thể bên cho thuê sẽ cho khách hàng quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện khách hàng phải trả tiền thuê. Bên cho thuê có toàn quyền thu hồi tài sản thuê nếu bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền nhƣ đã cam kết. Trong hợp đồng cho thuê tài chính, quyền lợi của ngƣời cho thuê luôn đƣợc đảm bảo bởi họ là chủ sở hữu tài sản trên danh nghĩa. Vì vậy, khi bên thuê vi phạm, bên cho 284
  3. thuê chỉ cần yêu cầu trả lại tài sản thuê theo yêu cầu mà không cần phải giải quyết bằng con đƣờng bồi thƣờng. 1.1. Chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính Chủ thể trong quan hệ hợp đồng đóng vai trò quan trọng trong việc việc xác định loại hợp đồng, nội dung hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp. Trong quan hệ hợp đồng cho thuê tài chính, ngoài hai chủ thể cơ bản của hợp đồng thì xuất hiện chủ thể thứ ba là nhà cung cấp dịch vụ. Nhƣ vậy, sau khi hợp đồng đƣợc giao kết giữa bên cho thuê và bên thuê thỏa thuận về điều khoản và đối tƣợng của hợp đồng làm xuất hiện bên thứ ba là nhà cung cấp, khi đó nhà cung cấp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ máy móc, thiết bị cho bên thuê. Nhƣ vậy, có thể nói rằng hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng tín dụng đặc biệt, khác so với hợp đồng cho thuê tài sản thông thƣờng và hợp đồng tín dụng. 1.1.1. Bên cho thuê Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn cho dự án đầu tƣ mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, phƣơng tiện vận chuyển. Pháp luật Việt Nam không cho phép các ngân hàng thƣơng mại đƣợc phép trực tiếp thực hiện nghiệp vụ này mà các ngân hàng thƣơng mại phải thành lập hoặc mua công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh cho thuê tài chính ( gọi là tổ chức tín dụng phi ngân hàng). Công ty cho thuê tài chính đƣợc thành lập và hoạt động dƣới các hình thức: công ty cho thuê tài chính nhà nƣớc, cổ phần, liên doanh, trực thuộc của tổ chức tín dụng, 100% vốn nƣớc ngoài. Mặt khác, để trở thành bên cho thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 13 Nghị định 39/2014/NĐ-CP các tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau: Có giấy phép thành lập và hoạt động do ngân hàng nhà nƣớc cấp,có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phƣơng tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng đƣợc ghi trong Giấy phép, đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động, tỷ lệ nợ xấu dƣới mức quy định. Việc pháp luật quy định về điều kiện trên đối với bên cho thuê nhằm hạn chế những tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn kinh doanh, đồng thời góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tài chính và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên khi 285
  4. tham gia quan hệ cho thuê tài chính. Ngoài ra, đây còn là cơ sở để thẩm phán, trọng tài giải quyết khi có tranh chấp xẩy ra. Tính đến thời điểm hiện nay, cả nƣớc có 11 doanh nghiệp cho thuê tài chính với dƣ nợ chỉ ở mức 8.700 tỷ đồng, chiếm 0,16% tổng dƣ nợ của các tổ chức tín dụng so với tổng doanh số thuê tài chính toàn cầu lên đến 1000 tỷ USD mỗi năm.337 Mặc dù dịch vụ ngân hàng và tài chính ở Việt Nam phát triển, tuy nhiên cho thuê tài chính lại là thị trƣờng nhỏ bé do quá trình tái cơ cấu, thiết kế sản phẩm tại công ty này. 1.1.2. Bên thuê Bên thuê tài chính là tổ chức, cá nhân hoạt động tại lãnh thổ Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích hoạt động của mình338. Tổ chức, cá nhân đƣợc hiểu là bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng tài sản và có đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tín dụng và đảm bảo khả năng thu hồi tín dụng, công ty cho thuê tài chính không đƣợc ký kết hợp đồng với: Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên hội đồng quản trị, thành viện hội đồng thành viên, tổng giám đốc,phó tổn giám đốc, thành viên ban kiểm soát và các chức danh tƣơng đƣơng... Việc đặt ra giới hạn pháp luật nhƣ vậy nhằm đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Theo đó, điều 19, điều 20 Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định: “1. Nhận và sử dụng tài sản thuê theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính. 2. Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc thời hạn thuê .3. Yêu cầu bên cho thuê bồi thƣờng thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện theo quy định của hợp đồng cho thuê tài chính. 4. Các quyền khác theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.” Đồng thời quy định về nghĩa vụ: “1. Chịu trách nhiệm đối với việc lựa chọn tài sản thuê, bên cung ứng, các điều khoản, điều kiện liên quan đến tài sản thuê, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, thời hạn giao nhận, lắp đặt, bảo hành tài sản thuê và các điều khoản, điều kiện khác có liên quan đến tài sản thuê. 2. Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính; không đƣợc bán, 337 Việt Nam sẽ có thị trƣờng cho thuê tài chính màu mỡ, https://baomoi.com/viet-nam-se-co-thi-truong-cho- thue-tai-chinh-mau-mo/c/23235755.epi 338 Khoản 10 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 286
  5. chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác, trừ trƣờng hợp bên cho thuê và bên thuê có thỏa thuận khác trong hợp đồng cho thuê tài chính. 3. Cung cấp thông tin về bên cung ứng và các báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng quý, báo cáo quyết toán tài chính năm và các vấn đề khác có liên quan đến tài sản thuê theo yêu cầu của bên cho thuê; tạo điều kiện để bên cho thuê kiểm tra tài sản thuê. 4. Trả tiền thuê và thanh toán các chi phí khác có liên quan đến tài sản thuê theo quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính. 5. Chịu mọi rủi ro về việc tài sản thuê bị mất, chịu mọi chi phí bảo dƣỡng, sửa chữa, thay thế tài sản thuê trong thời hạn thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê. 6. Không đƣợc tẩy, xóa, làm hỏng ký hiệu sở hữu của bên cho thuê gắn trên tài sản thuê. 7. Không đƣợc dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác. 8. Thanh toán đầy đủ số tiền thuê còn lại và các chi phí phát sinh khi tài sản thuê bị mất, hỏng không thể phục hồi, sửa chữa đƣợc hoặc khi chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính trƣớc hạn do bên thuê vi phạm các điều khoản, điều kiện là căn cứ chấm dứt hợp đồng đƣợc quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính. 9. Thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản, điều kiện khác đã quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.” 1.1.3. Nhà cung cấp thiết bị Thực chất, nhà cung cấp máy móc, thiết bị không phải là bên tham gia vào hợp đồng cho thuê tài chính mà cung cấp thiết bị theo đúng yêu cầu của bên thuê. Mối quan hệ này, bên cho thuê sẽ ký kết hợp đồng mua bán với bên nhà cung cấp, nhà cung cấp chuyển giao quyền sỡ hữu cho bên cho thuê. Nếu trong trƣờng hợp có hƣu hỏng máy móc, thiết bị bên thuê yêu cầu nhà cung cấp sửa chữa và trả tiền. Vậy, nhà cung cấp có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ cho thuê tài chính? Vấn đề này hiện nay trong quy định pháp lý nƣớc ta chƣa đề cập đến. Trong hợp đồng cho thuê tài chính, nhà sản xuất đàm phán với bên thuê về máy móc, thiết bị, thông số kỷ thuật, chủng loại, dịch vụ bảo hành, bảo dƣỡng cho bên thuê. Nhà cung cấp thiết bị phải có nghĩa vụ cung cấp máy móc trong tình trạng hoạt động tốt, khi chuyển giao máy móc cho bên thuê, nhà cung cấp ghi hóa đơn với bên thuế với giá mua và đào tạo lao động nếu bên thuê yêu cầu. 287
  6. 1.2. Đối tƣợng của hợp đồng cho thuê tài chính Đối tƣợng của hợp đồng cho thuê tài chính là tài sản mà công ty cho thuê tài chính cho phép khách hành sử dụng trong một thời hạn nhất định để khách hàng phục vụ cho mục đích của mình. Theo nguyên tắc pháp luật quốc tế, đối tƣợng của hợp đồng cho thuê tài chính có thể là động sản hay bất động sản. Công Ƣớc Viên 1980 quy định máy bay, tàu hỏa, tàu thủy là bất động sản. Có thể thấy, pháp luật quốc tế quy định đối tƣợng của hợp đồng cho thuê tài chính phong phú, đa dạng về sản phẩm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị hay tài sản khác theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc339. Nhƣ vậy, đối tƣợng của hợp đồng cho thuê tài chính chỉ dừng lại ở tài sản là động sản, chứ chƣa mở rộng ra tài sản là bất động sản. Tài sản thuê thƣờng có giá trị lớn và gắn liền với hoạt động kinh doanh của khách hàng nên công ty cho thuê tài chính quản lý tài sản thông qua chứng nhận quyền sở hữu, còn khách hàng trực tiếp sử dụng, khai thác, chịu rủi ro, mất mát đối với tài sản thuê. Công ty cho thuê tài chính tiến hành đăng ký tài sản sau khi mua tại trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm340. Việc đăng kí không làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mà nhằm bảo đảm quyền sở hữu cho bên cho thuê, vì bên cho thuê chỉ nắm giữ quyền sở hữu về mặt pháp lý, không nắm giữ tài sản cho thuê . Mặt khác, tài sản có thể nhập khẩu theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích mà hợp đồng cho thuê tài chính đem lại, góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ, kỹ thuật nƣớc ta. Tuy nhiên, chúng ta phải có cơ chế kiểm soát máy móc, thiết bị nhập khẩu về Việt Nam không bị lạc hâu, cũ kỹ, gây ô nhiễm môi trƣờng. 2. Một số hạn chế liên quan đến chủ thể và đối tƣợng hợp đồng cho thuê tài chính Pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động cho thuê tài chính, tuy nhiên còn nhiều hạn chế, vƣớng mắc. Điều này làm giảm khả năng kinh doanh của các chủ thể trong lĩnh vực cho thuê tài chính, đồng thời đối tƣợng cho thuê chƣa phong phú, đa dạng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lí do sau: 339 Khoản 8 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 340 TT 22/2010/TT-BTP và khoản 1, Điều 2, thông tƣ 08/2014/TT-BTP: đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lƣu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án và cung cấp thông tin về tài sản kê biên qua hệ thống đăng ký trực tuyến thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm của Bộ Tƣ pháp 288
  7. Thứ nhất, khoản 4 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng 2010, Khoản 2 Điều 3 Thông tƣ 30/2015/TT-NHNN cấp giấy pháp tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Trong khi đó, tại khoản 2 Điều 4 của Luật tổ chức tín dụng 2010 lại quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng. Nhƣ vậy, ngân hàng có thể đƣợc thực hiện hoạt động cho thuê tài chính vì đây là hình thức cấp tín dụng, chứ không chỉ dành riêng cho công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Quy định này đã làm giới hạn hoạt động kinh doanh ngân hàng của tổ chức tín dụng là ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân nhàng đã thành lập công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính trực thuộc để hoạt động cho thuê tài chính. Nếu xét các tiêu chí về cơ cấu tổ chức, hay tiêu chí nguồn vốn sở hữu thì rõ ràng đã có mâu thuẫn trong cách phân loại. Đứng ở phƣơng diện là cơ cấu tổ chức, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính là đơn vị trực thuộc ngân nàng, nhƣng ở góc độ là nguồn vốn sở hữu lại là vốn của ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng và dịch vụ tài chính Việt Nam tƣơng đối phát triển ổn định, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trƣởng ổn định với mức tăng GDP hơn 6,5% giai đoạn 2017-2020; tạo nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị và phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ phục vụ đầu tƣ, là cơ sở để cho thuê tài chính Việt Nam có sự bứt phá341. Vì vậy, cần gỡ bỏ rào cản ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho thuê tài chính, nhằm nâng cao năng lực cấp tín dụng của ngân hàng, tăng cƣờng khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, không những đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật mà còn là điều rất hợp lý và công bằng cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh Thứ hai, với bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc cung ứng đa dạng hàng hoá để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với hệ thống các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam thì điều này dƣờng nhƣ khó thực hiện khi mà các giao dịch cho thuê tài chính chỉ đƣợc phép áp dụng với tài sản là động sản nhƣ máy móc, thiết bị... mà chƣa đƣợc phép tiếp cận đến bất động sản nhƣ thực tế diễn ra tại thị trƣờng cho thuê tài chính của nhiều nƣớc. Chính hàng hoá thiếu tính đa dạng và chƣa thoả 341 Thị trƣờng cho thuê tài chính Việt Nam - quy mô hơn 300 triệu USD, https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/doanh-nghiep/thi-truong-cho-thue-tai-chinh-viet-nam-quy-mo-hon-300-trieu-usd-3638826.html 289
  8. mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, vô hình dung lại tạo ra thêm một hạn chế cho sự phát triển của thị trƣờng cho thuê tài chính. Hiện nay pháp luật chỉ cho phép tổ chức tín dụng cho thuê tài chính với đối tƣợng là động sản mà không đƣợc trực tiếp kinh doanh bất động sản342. Lí giải cho điều này, bởi thị trƣờng bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro, là tài sản đảm bảo thông dụng và chỉ hạn chế với hoạt động cho vay. Đối với hoạt động cho thuê tài chính thì khả năng thu hồi vốn từ hoạt động cho thuê tài chính với đối tƣợng là bất động sản vẫn đảm bảo an toàn. Để khẳng định bất động sản đƣợc phép đƣa vào đối tƣợng cho thuê tài chính là vì dựa vào đặc trƣng vốn có của hợp đồng cho thuê tài chính. Hợp đồng cho thuê tài chính, quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê, do đó, nếu bên thuê vi phạm hợp đồng thì bên cho thuê có thể thu hồi tài sản cho thuê; bên thuê phải thanh toán đầy đủ tiền thuê và số tiền này theo tính toán là đảm bảo cho bên cho thuê thu hồi cả gốc và lãi; các bên vẫn có quyền thoả thuận việc áp dụng các biện pháp bảo đảm cho khả năng thanh toán tiền thuê của bên thuê. Với đặc tính không thể di dời của bất động sản và quyền sở hữu thông qua việc đăng ký chứng nhận, đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Thứ ba, thị trƣờng cho thuê bất động sản đang có nhu cầu lớn, điển hình nhƣ các doanh nghiệp nƣớc ngoài mở rộng phân khúc khách hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam trở thành nguồn cung lớn cho thị trƣờng bất động sản cho thuê. Vì vậy, với sức mạnh tài chính của tổ chức tín dụng nếu đứng ngoài cuộc sẽ không đem lại lợi ích của bất kỳ chủ thể nào trong hoạt động kinh doanh, góp phần phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Mặt khác, tính cạnh tranh cao của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế luôn đòi hỏi chất lƣợng sản phẩm dịch vụ phải đƣợc quan tâm hàng đầu nếu muốn bản thân công ty và thị trƣờng cho thuê tài chính ổn định và phát triển. Hiện nay, hàng hoá trên thị trƣờng cho thuê tài chính rất khó giúp đảm bảo khả năng cạnh tranh với ngân hàng do tính đa dạng còn thấp. Công ty cho thuê tài chính chỉ cung cấp sản phẩm dịch vụ gắn với động sản, trong khi đó ngân hàng lại có muôn vàn phƣơng án cho khách hàng lựa chọn để từ đó làm thoả mãn và hút khách hàng về phía mình. Sự lấn át của các ngân hàng thƣơng mại đối với các công ty cho thuê tài chính rất lớn mạnh, hạn chế sự phát triển của loại hình hoạt động công ty trong lĩnh vực này, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại rất cần hình thức thuê này. 342 Điều 132 Luật tổ chức tín dụng 2010 290
  9. 3. Giải pháp hoàn hiện đối với chủ thể và đối tƣợng của hợp đồng cho thuê tài chính Cho thuê tài chính đã và đang là phƣơng thức vay vốn trung và dài hạn có hiệu quả của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hoàn thiện hành lang pháp lý và nhu cầu thực tiễn là cần thiết, tạo hành lang an toàn cho các chủ thể tham gia. Từ thực trạng và nguyên nhân đã nêu ở trên, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần ổn định, phát triển thị trƣờng tài chính Việt Nam. Thứ nhất, ngân hàng đƣợc thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng cho thuê tài chính, qua đó nâng cao năng lực cấp tín dụng của ngân hàng, tăng cƣờng khả năng sử dụng vốn có hiệu quả, không những đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật mà còn là điều rất hợp lý và công bằng cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Thứ hai, cần thiết phải sửa đổi Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng theo hƣớng loại trừ hạn chế này đối với hoạt động cho thuê tài chính về đối tƣợng là bất động sản, nhƣ vậy mới góp phần làm cho thị trƣờng cho thuê tài chính phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của nó, để tạo ra khả năng đầu tƣ tốt hơn cho nền kinh tế, có lợi cho các doanh nghiệp trong kinh doanh. Thứ ba, đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho thuê tài chính nhƣ cung ứng dịch vụ trọn gói cho khách hàng, hình thức tài trợ, phát triển sản phẩm cho thuê vận hành. Các công ty cho thuê tài chính nên chú trọng hơn nữa vào đầu tƣ nguồn lực nhằm vào các dịch vụ đi kèm về tƣ vấn công nghệ, quản trị, hỗ trợ bảo trì tài sản... Với vị thế trung gian trong giao dịch mua bán tài sản thuê, công ty cho thuê tài chính có thể phát triển quan hệ với các nhà cung cấp lớn nhằm đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Thứ tư, pháp luật cần cụ thể hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất với bên cho thuê hoặc bên thuê, cần quy định trách nhiệm của nhà sản xuất khi không cung cấp máy móc, thiết bị đúng thời hạn, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của bên thuê. Nghiên cứu khía cạnh pháp lý về chủ thể và đối tƣợng của hợp đồng cho thuê tài chính tạo môi trƣờng an toàn về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp có cơ hội đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần nền kinh tế Việt Nam phát triển. 291
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nƣớc (2014), Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; 2. Quốc Hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng 3. Nghị định 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính 4. Thông tƣ 22/2010/TT-BTP hƣớng dẫn đăng ký thông tin, giao dịch trực tuyến, giao dịch bảo đảm, hợp đồng 5. Thông tƣ 08/2014/TT-BTP đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lƣu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án và cung cấp thông tin về tài sản kê biên qua hệ thống đăng ký trực tuyến thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm của Bộ Tƣ pháp. 6.Thị trƣờng cho thuê tài chính Việt Nam - quy mô hơn 300 triệu USD, https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/thi-truong-cho-thue-tai-chinh- viet-nam-quy-mo-hon-300-trieu-usd-3638826.html 292
nguon tai.lieu . vn