Xem mẫu

  1. Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 3 Bàn thêm về mô hình đô thị di sản thông minh của Huế trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 1* Nguyễn Mậu Hùng 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế * Tác giả liên hệ, Email: nguyenmauhung@quangbinh.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Bằng các phương pháp định tính và định lượng, bài viết đã Ngày nhận: 25/05/2020 chứng minh rằng Huế không chỉ là một trong những địa phương Ngày nhận lại: 21/07/2020 tiên phong, mà còn được đầu tư để trở thành một trong những đô thị thông minh hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam trong bối cảnh Duyệt đăng: 23/08/2020 của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Mô hình đô thị thông minh của Huế không chỉ đơn thuần dựa trên các thành tựu kỹ thuật và lợi thế công nghệ hiện đại, mà còn là một đô thị di sản với một nền tảng văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc cũng như một hệ thống di tích lịch sử và giá trị truyền thống được cả thế giới công nhận thuộc hàng nhiều nhất Việt Nam bên cạnh một đô thị xanh-sạch-đẹp mà không phải đô thị nào cũng có thể làm được. Từ khóa: Các tiềm năng vốn có và lợi thế sẵn có đó chính là cơ sở để Huế có thể phát triển thành một đô thị di sản thông minh trọng điểm ở Cách mạng công nghiệp 4.0, khu vực miền Trung theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển đô thị di sản thông minh, Huế, miền Trung, mô hình bền vững trong thời gian tới. ABSTRACT By qualitative and quantitative methods, the paper proves that Hue is not only one of the pioneering localities, but also invested to become Vietnam’s one of the first completely smart cities in the context of the Industrial Revolution 4.0. Hue’s model of smart city is not solely based on modernly technical achievements and technological advantages, but also a heritage city with a diverse cultural background deeply imbued with national identity as well as a system of historical relics and traditional values recognized by the whole world among the most in Vietnam aside from a green-clean-beautiful city that not all Keywords: cities are able to have. Those inherent potential and available central region, Hue, Industrial advantages are the basis for Hue to develop into a key smart Revolution 4.0, model, smart heritage city in the Central Region according to the model of heritage city green growth and sustainable development in the coming time.
  2. 4 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 1. Giới thiệu Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng cộng nghiệp 4.0, nhiều quốc gia phát triển đã chuyển sang chiến lược xây dựng các đô thị thông minh theo định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ở Việt Nam, mặc dù đô thị thông minh đang ở giai đoạn thăm dò xét trên phạm vi quốc gia, nhưng ở cấp độ địa phương đã được nhiều thành phố ưu tiên đầu tư phát triển một cách có bài bản và hệ thống. Thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên - Huế chính là một trong số đó, nhưng khác với nhiều đô thị khác trong cả nước Huế không chỉ tập trung phát triển đô thị bền vững thông qua ứng dụng công nghệ kỹ thuật số thông minh, mà còn dựa trên cơ sở hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển đã qua Huế sẽ hoàn thiện hệ thống đô thị thông minh kiểu mẫu hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam trong vòng 3 năm nữa với hai trụ cột chính là khoa học công nghệ và nguồn lực con người để hướng đến mục tiêu trở thành thành phố của hạnh phúc (Thanh Duong, 2019) trong thời gian tới. Vậy dựa trên cơ sở nào để Huế có thể trở thành một trong những đô thị di sản thông minh đầu tiên của Việt Nam? Vấn đề này đã được báo chí đề cập bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào bàn về chiến lược phát triển đô thị thông minh Huế theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững một cách cụ thể. Chính vì thế, trên cơ sở các phương pháp định tính và định lượng, bài viết bàn thêm một số vấn đề về mô hình đô thị di sản thông minh của Huế hiện nay. 2. Mô hình đô thị di sản thông minh của Huế Cơ sở lý thuyết Đô thị thông minh Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng ngời 3 yếu tố cơ bản là công nghệ, con người, và quản trị (Meijer & Bolívar, 2016, pp. 392-408), cần thêm một số yếu tố nữa. Thứ nhất, tổ chức và quản lý đô thị. Một đô thị thông minh phải được quản lý bằng chính quyền điện tử và sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (D. K. Ha, 2017a). Một chính quyền điện tử phải có các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và cải thiện tương tác trong quản lý đô thị (Vo, D. K., 2018). Quản trị thông minh là quá trình thu thập dữ liệu và các thông tin có liên quan đến quá trình quản lý các dịch vụ công bằng hệ thống mạng cảm biến tự động để hỗ trợ chính quyền sử dụng hệ thống thông tin đầy đủ và đáng tin cậy trong quá trình hoạch định chính sách và quản trị xã hội (Nguyen, T. H., 2019). Thứ hai, công nghệ và hạ tầng cơ sở. Đô thị thông minh không chỉ là nơi tích hợp những xu hướng công nghệ mới nhất của nhân loại như tự động hóa, học máy, và Internet vạn vật (IoT) (Khai Hoan Chu, 2019), mà hệ thống các dịch vụ công cơ bản và hạ tầng trọng yếu của đô thị thông minh còn được quản lý bởi các công nghệ điện toán thông minh để cung cấp các dịch vụ cơ bản thông minh hơn, liên kết, và hiệu quả hơn. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chính vì thế là một trong những yếu tố trung tâm đô thị thông minh (Nguyen, T. H., 2019). Thứ ba, kinh tế xanh và thân thiện với môi trường. Là một trong những nhân tố trung tâm của đô thị thông minh (D. K. Ha, 2017a), kinh tế thông minh trước hết phải có sức cạnh tranh (Academy of Managers for Construction and Cities, 2018) dựa trên các giải pháp hợp tác thương mại sáng tạo hiệu quả cũng như thị trường lao động linh hoạt (Vo, D. K., 2018) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tối đa hóa các nguồn lực kinh tế-xã hội và sinh thái sẵn có (Nguyen, T. H., 2019). Sứ mệnh quan trọng nhất của đô thị thông minh là tối ưu hóa các chức năng công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống cộng đồng bằng các công nghệ thông minh để cung cấp dịch vụ cho người dân với chi phí thấp nhất có thể (Khai Hoan Chu, 2019). Thứ tư, dân cư thông minh. Chủ thể của đô thị thông minh là những công dân hiện đại, có khả năng tham gia giám sát chính quyền, và thậm chí phối hợp hỗ trợ quản lý đô thị (D. K. Ha, 2017a) bằng các công nghệ thông minh. Để xây dựng đô thị thông minh chính vì thế cần có cư dân
  3. Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 5 thông minh cả về nhân lực lẫn năng lực (Academy of Managers for Construction and Cities, 2018). Điều đó có nghĩa là xây dựng đô thị thông minh không chỉ áp dụng các sản phẩm công nghệ thông minh vào trong quá trình hoạt động của chính quyền, mà quan trọng hơn là phải xây dựng cho bằng được các cộng đồng dân cư văn minh (Nguyen, H. A., 2019). Những giá trị của một thành phố thông minh dựa trên chất lượng công nghệ mà con người ở đó lựa chọn, chứ không chỉ phụ thuộc vào việc có bao nhiêu công nghệ được sử dụng (Khai Hoan Chu, 2019). Thứ năm, môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Một trong những tiện ích cốt lỏi của đô thị thông minh là sử dụng các thành tựu công nghệ hiện đại để phát triển bền vững, quản lý các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, và hạn chế đến mức tối đa có thể các tác động tiêu cực môi trường tự nhiên (D. K. Ha, 2017a) đối với cuộc sống con người. Một đô thị thông mình chính vì thế phải được xây dựng trong một môi trường thông minh gồm hai yếu tố: môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Academy of Managers for Construction and Cities, 2018). Môi trường thông minh chính vì thế phải tiêu thụ các nguồn năng lượng sạch có khả năng tái tạo và sử dụng công nghệ sạch để hạn chế tiêu thụ nhiên liệu thô, giám sát ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải hiệu quả, trong khi các các công trình thông minh tiêu thụ năng lượng ít nhất có thể (Vo, D. K., 2018). Đô thị thông minh vì thế không chỉ phải tiết kiệm năng lượng (Khai Hoan Chu, 2019), mà còn phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và sử dụng công nghệ làm nền tảng cho phát triển bền vững (Nguyen, H. A., 2019). Tóm lại, một đô thị thông minh có thể được đánh giá bằng nhiều góc độ khác nhau, nhưng không thể thiếu các yếu tố quản trị thông minh, kinh thế xanh, cư dân thông minh, công nghệ thông minh, và môi trường bền vững. Đây là một xu hướng phát triển rất đáng chú ý trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, mặc dù đô thị thông minh vẫn đang trong giai đoạn thăm dò xét về tổng thể, nhưng cũng đã có một số địa phương triển khai thực hiện được nhiều công đoạn quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc hạ tầng kỹ thuật chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa, năng lực quản trị quốc gia và xây dựng chiến lược còn hạn chế, và năng lực công nghệ còn yếu là những yếu tố làm cho đô thị thông minh chưa được phát triển rộng khắp ở Việt Nam, nhưng thiếu các tiêu chí xây dựng thành phố thông minh rõ ràng cũng là một trở lực không nhỏ (D. K. Ha, 2017c) cho quá trình phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam trong thời gian tới. Cơ sở thực tế để phát triển đô thị di sản thông minh của Huế Mặc dù Huế đang sở hữu nhiều cơ hội khách quan và điều kiện chủ quan cũng như nguồn lực sẵn có để xây dựng thành công mô hình đô thị di sản thông minh của riêng mình, nhưng tiềm năng và nổi trội nhất là các lợi thế cụ thể như sau: Một là là trên phương diện lịch sử. Huế không chỉ là chốn đế đô của triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, mà còn là một trong những trung tâm chính trị quan trọng nhất của Việt Nam thời cận hiện đại. Năm 1945, những sự kiện quan trọng và đáng quan tâm nhất trong Cách mạng tháng Tám là việc giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó sự kiện được nhiều người chú ý nhất là lễ thoái vị của Bảo Đại ngày 30 tháng 8 năm 1945. Đó chính là một trong những diễn biến có tính chất bước ngoặt không chỉ đối với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945, mà còn là cả tiến trình lịch sử Việt Nam cận hiện đại. Đến thời kháng chiến chống Mỹ, Huế cũng là một trong những trung tâm chính trị và đô thị quan trọng hàng đầu của miền Nam Việt Nam trên rất nhiều phương diện. Với tư cách là đô thị lớn nhất ở phía Bắc, Huế được Sài Gòn hết sức quan tâm và sẵn sàng đầu tư tối đa trong khả năng có thể để làm đối trọng với miền Bắc. Hiện nay Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương sở hữu hệ thống di tích lịch sử và di sản văn hóa thế giới nhiều nhất cả nước. Cố đô Huế hiện có 7 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 5 di sản thuộc triều đại nhà Nguyễn, đủ cả 3 loại hình: vật thể, phi vật thể, và di sản tư liệu (Le, H., 2019). Xứ sở của di sản
  4. 6 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 (Huu Phuong, 2016) này đang triển khai xây dựng thành phố di sản quốc gia đầu tiên của Việt Nam (Phuc Dat, 2020). Đây cũng là lợi thế để tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng và phát triển trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cố đô với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, và thân thiện với môi trường theo hướng đô thị thông minh (Le, H., 2019), kinh tế xanh, và phát triển bền vững. Một đô thị thông minh cần một tầm nhìn chiến lược dài hạn để thực hiện trong một khoảng thời gian dài (D. K. Ha, 2017c). Xét trên phương diện này, Huế hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết vê mặt lịch sử để trở thành một đô thị thông minh với các đặc trưng di sản riêng có không thể trộn lẫn và thành phố trực thuộc trung ương của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Phuc Dat, 2020). Hai là trên khía cạnh vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Thừa Thiên - Huế là địa bàn kết nối và chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của khu vực kinh tế trọng điểm niềm Trung. Nằm ở vị trí trung độ trên trục giao lưu Bắc-Nam huyết mạch, trung tâm của con đường di sản miền Trung, và hành làng kinh tế xuyên Á (Đông-Tây), Huế có điều kiện thuận lợi để thiết lập các mối quan hệ trực tiếp với nhiều đối tác chiến lược cả trong lẫn ngoài nước (Địa chí Thừa Thiên Huế, 2005). Chính vị trí địa lý trung tâm và vai trò văn hóa-chính trị trọng yếu này không chỉ làm cho Huế trở nên nổi bật ở miền Trung, mà còn trở thành một cầu nối quan trọng trong trục phát triển xuyên quốc gia (Huefestival.com, 2008). Bên cạnh đó, ngoài một hệ thống tài nguyên thiên nhiên mà về cơ bản địa phương nào cũng có, Huế là vùng đất đang sở hữu nhiều di sản tự nhiên độc đáo và có giá trị nhiều mặt không chỉ Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á như sông Hương, đầm phá Tam Giang, vịnh Lăng Cô-Chân Mây, rừng quốc gia Bạch Mã (Le, H., 2019). Huế không chỉ là một trong số ít thành phố của Việt Nam hiện nay vẫn giữ được hệ thống cây xanh cổ thụ trên các đường phố (Vo, T., 2019), mà còn là đô thị có nhiều cây xanh (PV, 2011) và mật độ cây xanh cao nhất cả nước với hơn 64.000 cây (Vo, T., 2019). Từ ngày 20 tháng 1 năm 2019 đến nay, Thừa Thiên - Huế là một trong những địa phương hiếm hoi duy nhất trong cả nước vẫn duy trì được phong trào Ngày chủ nhật xanh để bảo vệ môi trường (Van Dinh, 2019) theo mô hình: Huế - thành phố bốn mùa hoa, Dòng Hương trong xanh, Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - trật tự trị an. Với hệ thống cây xanh dày đặc và những nỗ lực liên tục như vậy, tháng 6 năm 2016, Huế là thành phố đầu tiên của Việt Nam được Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) vinh danh là Thành phố xanh quốc gia (Vo, T., 2019). Ngày 15 tháng 01 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Quyết định Số: 154/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí đánh giá Xanh - Sạch - Sáng cấp phường và Bộ tiêu chí đánh giá Xanh - Sạch - Sáng cấp xã của tỉnh. Việc xây dựng Huế trở thành đô thị thông minh trọng điểm quốc gia chính vì thế hoàn toàn dựa trên cơ sở cảnh quan tự nhiên phong phú, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, vị trí địa lý chiến lược (Le, H., 2019). Ba là quy mô vừa phải của một đô thị thông minh theo phương châm tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của đô thị thông minh là khả năng tương tác của chính quyền thành phố để giải quyết và đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu thiết yếu của người dân bằng các giải pháp công nghệ thân thiện với môi trường, vì các đô thị thông minh thường là các khu vực đô thị nhỏ và vừa (Nguyen, T. H., 2019). Chính vì thế, trong tổng số 805 đô thị của Việt Nam tính đến tháng 4 năm 2017, chỉ khoảng 70 đô thị có tiềm năng phát triển đô thị thông minh (Academy of Managers for Construction and Cities, 2018). Đối với các thành phố có diện tích quá lớn và dân số quá đông như New Delhi (Ấn Độ) hay Jakarta (Indonesia), việc thực hiện mục tiêu trở thành thành phố thông minh tổng thể hoàn toàn là phi thực tế. Chính vì thế, các đô thị đặc biệt này của thế giới thường được khuyến nghị chỉ nên tập trung lựa chọn một vài lĩnh vực cơ bản, thiết yếu, và có thể làm được như giao thông, du lịch, y tế, môi trường… để triển khai dần trong từng khu vực như ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (D. K. Ha, 2017c), Mexico (Mexico), Sao Paulo (Brazil), và Thượng Hải (Trung Quốc) đã làm (Academy of Managers for Construction
  5. Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 7 and Cities, 2018). Thậm chí các thành phố trung bình khá của Việt Nam như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Bình Dương cũng được khuyến nghị cân nhắc lĩnh vực và quy mô đầu tư. Trong bối cảnh đó, Vinh, Huế, Nha Trang, Đà Lạt…thường có sự kết nối cộng đồng cao và thân thiện với môi trường hơn, nên có thể triển khai đồng loạt cho toàn bộ thành phố (D. K. Ha, 2017c). Hiện nay thành phố Huế là một trong 23 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam (Le, N., 2019) với diện tích 70,67 km2 và dân số 354.124 người năm 2015 (Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, 2019). Nếu thành phố Huế được mở rộng thêm 5 lần nữa với khoảng 348km2, thì dân số của đô thị này cũng mới chỉ 1 triệu người vào năm 2030 (Van Dinh, 2020a). Đây là quy mô vừa phải của một đô thị di sản thông minh với mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững khi nó không quá lớn đến mức hỗn độn, nhưng cũng không quá nhỏ đến mức không đủ tiềm lực để triển khai đô thị thông minh. Bốn là tiềm lực sẵn có của một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế, và tham quan du lịch hàng đầu của cả nước. Huế là một vùng đất có truyền thống hiếu học, một trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục lớn, nơi quy tụ nhiều nhân tài đất Việt từ thời nhà Nguyễn. Ngày nay, Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học lớn nhất miền Trung (Địa chí Thừa Thiên Huế, 2005). Đội ngũ trí thức tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng với nhiều chuyên ngành đào tạo đa dạng. Số lượng trí thức có học hàm và học vị cao của Thừa Thiên - Huế xếp thứ ba trong cả nước. Tính đến tháng 4 năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 4 vạn người có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên. Trong số này, có 18 giáo sư, 268 phó giáo sư và 802 tiến sĩ, 164 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, 12 thầy thuốc nhân dân và 192 thầy thuốc ưu tú, 03 nghệ sỹ nhân dân và 26 nghệ sĩ ưu tú… (Dac Phuong, 2018). Trong khi Đại học Huế là một trong những đại học trọng điểm quốc gia, thì Bệnh viện Trung ương Huế là một trong những cơ sở khám chữa bệnh chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam. Hiện nay Huế cũng là nơi đóng trụ sở của nhiều cơ quan đại diện của trung ương cho khu vực miền Trung. Chính vì thế, Thừa Thiên - Huế hiện nay sở hữu một đội ngũ chuyên gia công nghệ đủ sức giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách và cần thiết cho quá trình xây dựng đô thị thông minh. Tuy nhiên, một trong những đặc thù cơ bản nhất của đô thị thông minh là hướng tới khai thác những thế mạnh về văn hóa và lịch sử sẵn có của địa phương. Điều đó có nghĩa là đô thị thông minh phải đem những ứng dụng thông minh vào quản lý để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhưng đồng thời cũng phải nâng cao giá trị của các di tích lịch sử và di sản văn hóa của vùng đất Huế (Tran, Q., 2019). Trong thực tế, Huế cũng đã được thừa nhận là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố văn hóa ASEAN, và Thành phố Xanh quốc gia. Dựa trên cơ sở đó, Nghị quyết 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định sẽ xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng của các giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa địa phương, thân thiện với môi trường và mô hình đô thị thông minh phát triển bền vững, mũi nhọn kinh tế du lịch, đột phá công nghệ thông tin và truyền thông, và nền tảng nông nghiệp công nghệ cao. Tất cả đều chứng minh rằng Huế đang hội tụ đầy đủ các nền tảng quan trọng nhất (Le, H., 2019) để phát triển theo hướng đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, và thân thiện với môi trường (Van Dinh, 2020b). Năm là Huế đã có kinh nghiệm trong việc triển khai chiến lược phát triển đô thị thông minh, được chuẩn bị chu đáo, có quyết tâm cao, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn cuộc sống, và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân. Nếu đô thị thông minh là một thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tăng hiệu quả hoạt động và chia sẻ thông tin đến công chúng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của chính quyền và nâng cao khả năng hưởng thụ các phúc lợi tiện ích đối với người dân (Khai Hoan Chu, 2019), thì Huế đã và đang trên đường trở thành thành phố truyền thông thông minh đầu tiên tại Việt Nam. Thực tế cho thấy Huế đã có ý tưởng phát triển đô thị thông minh và chương trình xây dựng chính quyền điện tử từ hơn 10 năm trước. Hiện nay,
  6. 8 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 phạm vi hoạt động của chính quyền điện tử được mở rộng hơn, nên các vấn đề xử lý cũng nhiều hơn và sát với thực tiễn cuộc sống người dân hơn. Ở Huế, mặc dù người dân rất quan tâm đến những vấn đề an ninh trật tự đô thị, nhưng trước đây họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phản ánh với các cơ quan chức năng. Với sự ra đời của chính quyền điện tử, hiện nay người dân không những có cơ hội phản ánh vấn đề tiện lợi hơn, mà chính quyền cũng có cơ hội trả lời và giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn. Huế làm được điều này xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước và từ chính các mong muốn thực tế của người dân (Thanh Duong, 2019). Nói cách khác, chính quyền điện tử của Thừa Thiên - Huế ra đời dựa trên nhu cầu tiếp cận các dịch vụ công, dịch vụ sự nghiệp, và dịch vụ công ích của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, Thừa Thiên Huế có một lợi thế không nhỏ. Đó là một mô hình quản trị tốt và các hoạt động dịch vụ được chuẩn hóa ngay từ đầu. Điều đó có nghĩa là thành công của Thừa Thiên - Huế dựa trên cơ sở có một mô hình quản lý tốt, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp lên hàng đầu, và đưa ra các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh địa phương (Tran, Q., 2019). Chính nhờ thành công này mà mô hình chính quyền điện tử hiện tại của Thừa Thiên - Huế đã được vinh danh là Giải pháp thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á tại giải thưởng Viễn thông Châu Á - Telecom Asia Awards năm 2019 (Tran, H., 2019). Tóm lại, đô thị thông minh là một phương thức tổ chức cộng đồng có ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng quản trị đô thị, tiêu thụ năng lượng hiệu quả, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững (D. K. Ha, 2017b). Xét trên phương diện này, Việt Nam hiện chưa có nhiều đô thị có thể đáp ứng được phần nào các tiêu chí trên. Trong bối cảnh đó, Huế nổi lên như một trong những điểm sáng hiếm có của đô thị thông minh, nhờ có một truyền thống lịch sử trọng yếu mang tầm quốc gia, một vị trí địa lý chiến lược và điều kiện tài nguyên thiên ưu đãi cho mô hình tăng trưởng xanh, quy mô thành phố vừa phải và phù hợp với mô hình đô thị thông minh, một trung tâm giáo dục và đào tạo, dịch vụ y tế, và du lịch nghĩ dưỡng, và nhiều kinh nghiệm xây dựng chính quyền điện tử. Điều đó có nghĩa là mặc dù đang phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng Huế hội tụ đầy đủ các điều kiện tiên quyết và đang sở hữu những cơ hội tốt nhất có thể để trở thành đô thị di sản thông minh theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, để đô thị thông minh không chỉ dừng lại trong phạm vi cố đô, Chính phủ cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn chung cho cả nước để tránh trường hợp mỗi địa phương lại xây dựng đô thị thông minh theo các mô hình của riêng mình (D. K. Ha, 2017c). Cùng lúc đó, cần có các khung pháp lý rõ ràng và giải pháp giám sát cụ thể để đảm bảo an ninh thông tin và đời sống riêng tư cho các bên tham gia vào chính quyền đô thị, trong khi kinh tế số và kinh tế tri thức cũng là những nhân tố không thể thiếu của đô thị thông minh (Nguyen, T. H., 2019). 3. Đề xuất giải pháp hàm ý chính sách Trên cơ sở kết quả các phân tích nêu trên, bài viết đề xuất một số giải pháp hàm ý chính sách như sau: Thứ nhất: đội ngũ nguồn nhân lực. Đô thị thông minh được xây dựng dựa trên nền tảng ứng dụng các thiết bị thông minh kết nối của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Để có thể sử dụng các thiết bị này, người dân phải được trang bị một nền tảng kiến thức và kỹ năng công nghệ (Nguyen, H. A., 2019) chí ít ở mức cần thiết. Chính vì thế, đô thị thông minh chủ yếu được xây dựng dựa trên nền tảng của các cư dân thông minh. Các cư dân thông minh này không chỉ có trình độ học vấn cao, mà còn là động lực chính của tăng trưởng đô thị (Nguyen, T. H., 2019). Để làm được điều đó, các cư dân thông minh phải có tư duy sáng tạo, năng lực đổi mới, và khả năng tương tác để hướng đến một xã hội mở về thông tin (Vo, D. K., 2018). Các cư dân thông minh này sẽ trở thành một bộ phận của các cộng đồng thông minh không chỉ có kiến thức và kỹ năng số để có thể
  7. Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 9 dễ dàng truy cập và sử dụng các tiện ích thông minh của hệ thống chính quyền điện tử, mà còn tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội (Nguyen, T. H., 2019). Để đáp ứng các tiêu chí của đô thị thông minh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chính quyền cần phải nâng cao trình độ dân trí để tất cả mọi người đều phải được phổ cập giáo dục và biết sử dụng các thiết bị thông minh cũng như dịch vụ công trực tuyến trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết đầu tiên là phải thay đổi thói quen sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của người dân. Điều kiện tiếp theo của đô thị thông minh là phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi và trung thành với các lợi ích chung của cộng đồng, nhưng cũng không thể thiếu chính quyền thông minh và lãnh đạo thông minh. Điều đó có nghĩa là phát triển đô thị thông minh không chỉ có nâng cao trình độ dân trí và đào tạo các thế hệ trí thức mới, mà còn phải biết tạo điều kiện cho họ tham gia sáng tạo ra giá trị cho cộng đồng thông minh (Nguyen, H. A., 2019). Xét trên phương diện này, Thừa Thiên - Huế không nên chờ đợi cho đủ mới làm, mà hãy bắt tay vừa làm vừa đào tạo phát triển (VNExpress, 2019). Thứ hai: cơ sở hạ tầng cho chính quyền điện tử và dịch vụ số. Thực tế đã chứng minh rằng công nghệ là một siêu yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các yếu tố còn lại, vì đô thị thông minh chính là hệ thống các giải pháp chiến lược nhằm tận dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề cộng đồng. Đô thị thông minh liên kết các kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng xã hội để chính quyền thực hiện chức năng quản lý và điều hành của mình hiệu quả và thống nhất trong tất cả các lĩnh vực. Các giải pháp công nghệ được ứng dụng để tổ chức, thiết kế, qui hoạch, và triển khai các giải pháp mới nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý đô thị một cách mềm dẻo và bền vững dưới sự giám sát chặt chẽ của người dân (D. K. Ha, 2017a). Điều đó có nghĩa là để xây dựng đô thị thông minh cần có các nguồn dữ liệu thông minh, công nghệ điện toán thông minh, và chương trình phân tích dữ liệu bậc cao (Nguyen, T. H., 2019) để cùng một lúc có thể phục vụ cho rất nhiều người. Hiện nay đại đa số người dân đều sử dụng điện thoại thông minh, nên khả năng triển khai dịch vụ công cho thậm chí người nghèo trong các đô thị thông minh là rất tiềm năng. Đây không chỉ là một ưu điểm mà đô thị thông minh có thể mang lại cho người dân, mà còn là cơ hội để chính quyền thể hiện tính minh bạch và hiệu quả của mình trong quá trình hoạt động (Nguyen, H. A., 2019). Năm 2020 là năm đầu tiên có chương trình phổ cập nhanh điện thoại thông minh thông qua việc sản xuất điện thoại thông minh mang thương hiệu Việt Nam đến 100% người dân với giá chưa đến 500.000 đồng. Khi 100% người dân sử dụng smartphone, điều này sẽ rất thuận lợi cho việc triển khai chính quyền điện tử (Van Phong & Trong Dat, 2020). Mặc dù vậy, việc áp dụng công nghệ và quá trình hiện đại hóa các đô thị trước hết phải xuất phát từ phía chính quyền đô thị và các cơ quan chức năng. Chính quyền thông minh sẽ làm cho tất cả các yếu tố khác cũng thông minh theo (D. K. Ha, 2017c). Điều đó có nghĩa là để có đô thị thông minh trước hết phải có mô hình quản lý điều hành hệ thống thông minh. Mô hình quản trị thông minh của chính quyền quan trọng đến mức các giải pháp công nghệ thông tin chẳng qua chỉ là công cụ phục vụ cho qúa trình quản trị của đô thị mà thôi (Tran, Q., 2019). Thứ ba: hệ sinh thái xanh cho phong trào khởi nghiệp của nền kinh tế thân thiện với môi trường. Một nền kinh tế thông minh của các đô thị thông minh phải được cấu thành chủ yếu từ hệ nền kinh tế số, kinh tế tri thức, kinh tế công nghệ cao, kinh tế dịch vụ, và nền công nghiệp không khói. Xét trên phương diện này, Huế đang có thế mạnh trên các khía cạnh dịch vụ, kinh tế xanh, công nghệ cao, nhưng về cơ bản vẫn còn rất khó khăn, vì dịch vụ đô thị chưa có điều kiện để phát triển với quy mô lớn để tạo ra những chuyển biến mang tính bứt phá. Chính vì thế, để Thừa Thiên - Huế trở thành một đô thị di sản thông minh trong vài năm tới, cần phải có những cú hích để tạo ra các chuyển biến kinh tế (Le, H., 2019) mạnh mẽ hơn nữa từ sự tham gia tích cực của chính quyền, doanh nghiệp, và người dân (Nguyen, H. A., 2019). Nếu Huế làm tốt điều này, nền kinh tế chia sẻ của các đô thị thông minh sẽ góp phần hình thành nên các mô hình hợp tác linh hoạt nhằm
  8. 10 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 huy động tối đa và hiệu quả các nguồn lực của xã hội không chỉ phục vụ hiệu quả cho phát triển bền vững, mà còn trở thành những đầu kéo cho đời sống kinh tế của cả các khu vực phụ cận (Nguyen, T. H., 2019). Thứ tư: định hướng trở thành một trung tâm khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, hội nghị hội thảo, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, và du lịch tham quan nghĩ dưỡng của cả nước. Đô thị thông minh không chỉ là thành phố được kết nối bởi một hệ thống các thành tựu công nghệ hiện đại để liên kết mọi người với nhau một cách dễ dàng (Khai Hoan Chu, 2019), mà còn phải thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có các trường đại học quốc gia hàng đầu (Nguyen, T. H., 2019). Điều này không chỉ phù hợp tối đa với định hướng phát triển của thành phố Huế, mà còn cả chiến lược của nhà nước. Hiện nay, Đại học Huế đang có đề án trình các cơ quan chức năng và các bên liên quan để nâng cấp lên thành đại học quốc gia thứ ba của Việt Nam (Đại học Huế, 2019). Xa hơn nữa, cả chính quyền trung ương lẫn địa phương đều đồng ý phát triển Thừa Thiên - Huế đến năm 2030 trở thành một trong những trung tâm đô thị đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, và y tế chuyên sâu, một trong những đô thị hàng đầu của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Đến năm 2045, Thừa Thiên - Huế được mong đợi sẽ trở thành thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á (Le, H., 2019). Đây là một định hướng đúng và có biên độ rất rộng cho Thừa Thiên - Huế phấn đấu, nhưng cũng đầy tham vọng. Nhiều chỉ tiêu cụ thể cần dựa trên các cứ liệu khoa học và tính toán chuẩn xác sẽ thuyết phục hơn. Trong so sánh với các chiến lược dài hơi và mục tiêu có phần trừu tượng trên, việc xây dựng Huế trở thành đô thị di sản thông minh theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong vài năm tới có tính khả thi và mang tính bản sắc đặc trưng hơn. Thứ năm: đô thị thông minh nhất thiết phải được xây dựng và phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Đô thị thông minh không chỉ phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng thông minh về mặt hình thức đô thị, mà còn phải có các yếu tố phát triển toàn diện thân thiện với con người (D. K. Ha, 2017a). Ví dụ, đi lại thông minh phải được thực hiện bởi một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và kết nối bảo đảm an toàn, xanh, sạch, tiết kiệm chi phí, và giảm thiểu khí thải (Vo, D. K., 2018) đến mức tối đa có thể. Điều đó có nghĩa là một trong những yếu tố quan trọng nhất của đô thị thông minh là phải thân thiện với môi trường tự nhiên và các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên hiện có. Xét trên phương diện này, Huế không chỉ đã và đang thực hiện tốt chiến lược phát triển theo hướng đô thị xanh và thân thiện với môi trường (Thai Son, 2019), mà còn từng bước xây dựng một hệ thống hạ tầng giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu... (Van Dinh, 2018) trong khi tỉnh Thừa Thiên - Huế lại đặt chiến lược phát triển bền vững lên hàng đầu với các mục tiêu cụ thể như: xanh hoá đô thị, phát triển du lịch xanh, xử lý nước và rác thải hiệu quả, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh, năng lượng tái tạo, và nguyên liệu xây dựng thân thiện với môi trường (Vo, T., 2019). Để hỗ trợ cho chiến lược phát triển này của Thừa Thiên - Huế, năm 2018 Chính phủ và Ngân hàng phát triển châu Á đã đầu tư cho Huế 72,52 triệu USD để thí điểm phát triển những cấu phần xanh đặc trưng trong cơ sở hạ tầng đô thị của thành phố thông qua Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị Xanh) (Van Dinh, 2018). Nhờ các nỗ lực đó, Huế hiện nằm trong top 10 đô thị sạch của Việt Nam do Hiệp hội các đô thị Việt Nam xếp loại năm 2009 (PV, 2011). Điều đó có nghĩa là các chiến lược phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam đã và đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, phát huy các tiềm năng và lợi thế vốn có để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và khai thác tối ưu các nguồn lực tài nguyên thiên thiên của cộng đồng (Nguyen, H. A., 2019), nhưng vẫn còn một chặng đường rất xa để Huế nói riêng và các đô thị khác của Việt Nam nói chung có thể đạt đến mục tiêu đô thị thông minh theo mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững thuần thục.
  9. Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 11 Tóm lại, đô thị thông minh là thành phố luôn phấn đấu để thông minh hơn và giúp tìm ra các giải pháp giải quyết tổng hòa các nhu cầu xã hội một cách hợp lý nhất có thể đồng thời không ngừng tìm kiếm các phương án tối ưu hơn (D. K. Ha, 2017a) cho toàn thể cư dân đô thị. Hiện ở Việt Nam, các đô thị thường có các chiến lược phát triển khác nhau theo hướng ngày càng thông minh hơn tùy theo đặc điểm của mỗi địa phương, nhưng suy cho cùng gần như không đô thị nào có thể tránh được các vấn đề về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, chính quyền điện tử, và mô hình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Huế không phải là một ngoại lệ, nhưng bài học kinh nghiệm của Huế cho thấy đô thị thông minh là một hệ sinh thái giữa chính quyền thông minh và các cư dân thông minh, trong đó yếu tố công nghệ chỉ đóng vai trò công cụ phục vụ cho mục tiêu tối ưu hóa các loại hình dịch vụ đô thị. Chính vì vậy, khi triển khai xây dựng mô hình đô thị thông minh, tỉnh Thừa Thiên - Huế không đặt yếu tố công nghệ lên hàng đầu mà trước hết phải nắm bắt được các nhu cầu thiết yếu của người dân để thu hút họ đồng hành cùng chính quyền (Thai Binh, 2019). Tuy nhiên, trên phạm vi toàn quốc, việc lựa chọn một chiến lược phát triển chuẩn xác là hết sức cần thiết trong giai đoạn sắp tới (Ngo, 2017). Nếu không làm tốt điều này, đô thị thông minh có thể sớm đi vào ngõ cụt như các phong trào khác như xây dựng trung tâm hành chính, phát triển đại học dân lập, đầu tư khu công nghiệp, cảng biển, và sân bay (D. K. Ha, 2017c) đã từng diễn ra. 4. Kết luận Tóm lại, xây dựng các đô thị thông minh theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là một xu hướng được rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay ưu tiên lựa chọn. Ở Việt Nam, trước các áp lực ngày càng tăng của quá trình đô thị hóa, cả chính quyền lẫn người dân của nhiều địa phương đang nỗ lực hết mình để dần dần thích ứng với các mô hình đô thị thông minh. Một trong những địa phương đi đầu và đã đạt được nhiều thành quả ban đầu hết sức đáng trân trọng trong quá trình này là thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với nguồn lực sẵn có và kinh nghiệm triển khai kế hoạch xây dựng đô thị thông minh hơn một thập kỷ nay, Huế có nhiều cơ hội và tiềm năng để không chỉ trở thành đô thị di sản thông minh kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam, mà còn là một trong những đô thị xanh và phát triển bền vững trọng điểm trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Mặc dù vậy, quá trình triển khai chiến lược xây dựng đô thị thông minh cũng cần chú ý đến một số yếu tố có thể không phải lúc nào cũng thân thiện với cuộc sống xanh và mô hình tăng trưởng bền vững trong các đô thị thông minh. Một trong những yếu tố như thế chính là sự thiên vị khi áp dụng chiến lược này có thể dẫn tới bỏ qua các phương án phát triển đô thị đầy hứa hẹn khác. Lượng dữ liệu thu thập cực lớn đặt ra mối lo ngại về quản lý và bảo mật thông tin của các cơ quan công quyền. Cùng lúc đó, hệ thống nhận diện khuôn mặt có thể bị kẻ xấu lạm dụng và ảnh hưởng đến các quyền riêng tư của người dân. Bên cạnh đó, các chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng của đô thị thông minh thường rất lớn và cần sự vận dụng linh hoạt đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu các cơ chế tài chính này áp dụng không phù hợp, nó sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực hết sức nghiêm trọng. Cuối cùng, cần phải lưu ý rằng mô hình đô thị thông minh tiềm năng, nhưng về cơ bản vẫn còn tương đối mơ hồ, và các ‘tay chơi’ công nghệ lớn đang cố gắng khuếch trương mô hình trừu tượng này để tìm cách lôi kéo giới lãnh đạo các thành phố cùng các nhà đầu tư nhập cuộc nhằm mở rộng thị trường béo bở này ra nhiều hơn nữa (D. K. Ha, 2017a).
  10. 12 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 Tài liệu tham khảo Academy of Managers for Construction and Cities. (2018). Tầm nhìn đô thị thông minh tại Việt Nam [Smart urban’s vision in Vietnam]. Retrieved March 25, 2020, from http://amc.edu.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tin-xay-dung-va-do-thi/khoa-hoc-cong-nghe-moi- truong/7136-tam-nhin-do-thi-thong-minh-tai-viet-nam.html Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế. (2019). Dư địa chí [natural geography]. Retrieved March 26, 2020, from https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Hanh-chinh-du-dia-chi/cid/A1B853ED- DA58-4837-9B94-9EB6A0E33B7C Dac Phuong (2018). Thừa Thiên Huế: Tạo môi trường thuận lợi để trí thức cống hiến nhiều hơn [Thua Thien Hue: Creating a great environment for intellectuals to contribute]. Retrieved March 26, 2020, from http://dangcongsan.vn/khoa-giao/thua-thien-hue-tao-moi-truong- thuan-loi-de-tri-thuc-cong-hien-nhieu-hon-495993.html Đại học Huế. (2019). Đề án phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia (Dự thảo), Thừa Thiên - Huế, tháng 9 năm 2019 [Hue University’s scheme to develop into a national university (Draft), Thua Thien - Hue, September 2019]. Retrieved March 27, 2020, from http://hueuni.edu.vn/portal/vi/data/ntahuucas/De_an_Dai_hoc_Quoc_Gia- Hue_08_10_2019_final.pdf Địa chí Thừa Thiên Huế. (2005). Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên [Geographic location and natural characteristics]. Retrieved March 25, 2020, from https://thuathienhue.gov.vn/vi- vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Vi-tri-dac-diem-dia-ly-tu-nhien-trong-su-nghiep-bao-ve-doc- lap-phat-trien-kinh-te-van-hoa/newsid/EB091D4F-F2A0-47E4-8E44- 212FC35F53EC/cid/402BCE9A-37EC-4EBC-81BF-91EB07011B2E D. K. Ha (2017a). Smart city: Đô thị thông minh là gì [Smart city: What is smart city]. Retrieved March 25, 2020, from https://doimoisangtao.vn/news/2017/10/9/phn-1-tng-quan-v-th-thng- minh-smart-city D. K. Ha (2017b). Smart City: Những điểm nhấn thú vị [Smart City: Interesting highlights]. Retrieved March 25, 2020, from https://doimoisangtao.vn/news/2017/10/12/smart-city- nhng-im-nhn-th-v D. K. Ha (2017c). Smart City: Việt Nam còn dò dẫm [Smart City: Vietnam is still finding the way]. Retrieved March 25, 2020, from https://doimoisangtao.vn/news/2017/10/13/smart-city-vit- nam-cn-d-dm-1 Huefestival.com. (2008). Thành phố Festival [Festival City]. Retrieved March 25, 2020, from http://huefestival.com/?cat_id=15&id=34#.XnukeOk3vIU Huu Phuong (2016). Cố đô Huế: Một điểm đến 5 di sản [Hue - The ancient capital: A destination of 5 heritage sites]. Retrieved March 25, 2020, from http://hueworldheritage.org.vn/TTBTDTCDH.aspx?TieuDeID=9&TinTucID=2591&l=vn Khai Hoan Chu (2019). Thành phố thông minh (Smart City) là gì? [What is smart city?]. Retrieved March 25, 2020, from https://vietnambiz.vn/thanh-pho-thong-minh-smart-city-la-gi- 20191003165148926.htm Le, H. (2019). Thừa Thiên Huế xây dựng đô thị di sản [Thua Thien Hue built heritage urban]. Retrieved March 25, 2020, from https://baomoi.com/thua-thien-hue-xay-dung-do-thi-di- san/c/33428973.epi
  11. Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 13 Le, N. (2019). Chính xác, Việt Nam hiện có hai đô thị đặc biệt [Vietnam now has exactly two special cities]. Retrieved March 26, 2020, from https://vnexpress.net/giao-duc/thanh-pho- truc-thuoc-trung-uong-nao-rong-nhat-3886133-p6.html Meijer, A., & Rodríguez Bolívar, M. P. (2016). Governing the smart city: A review of the literature on smart urban governance. International Review of Administrative Sciences, 82(2), 392- 408. Ngo, V. N. S. (2017). Định hướng chiến lược quốc gia phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam [National strategic orientation for the development of smart city in Vietnam]. Retrieved March 25, 2020, from http://kientrucvietnam.org.vn/dinh-huong-chien-luoc-quoc-gia-phat- trien-do-thi-thong-minh-tai-viet-nam/ Nguyen, H. A. (2019). Nâng cao trình độ dân trí để xây dựng thành phố thông minh [Improving the intellectual level to build a smart city]. Retrieved March 25, 2020, from http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-cao-trinh-do-dan-tri-de-xay-dung-thanh- pho-thong-minh-313644.html Nguyen, T. H. (2019). Mô hình phát triển thành phố thông minh trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam [International smart city development model and recommendations for Vietnam]. Retrieved March 25, 2020, from http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/mo-hinh-phat- trien-thanh-pho-thong-minh-tren-the-gioi-va-khuyen-nghi-cho-viet-nam-314686.html Phuc Đat (2020). Huế - thành phố di sản đầu tiên của Việt Nam [Hue - the first heritage city of Vietnam]. Retrieved March 25, 2020, from https://laodong.vn/xa-hoi/hue-thanh-pho-di-san- dau-tien-cua-viet-nam-779355.ldo PV (2011). Thành phố Huế xứng đáng là đô thị xanh - sạch - đẹp của cả nước [Hue deserves to be a green - clean - beautiful city of the country]. Retrieved March 26, 2020, from https://baoxaydung.com.vn/thanh-pho-hue-xung-dang-la-do-thi-xanh-sach-dep-cua-ca- nuoc-29089.html Thai Binh (2019). Hướng đến đô thị thông minh đầu tiên của Việt Nam [Heading to the first smart city of Vietnam]. Retrieved March 25, 2020, from https://baothuathienhue.vn/huong-den-do- thi-thong-minh-dau-tien-cua-viet-nam-a81291.html Thai Son (2019). Đảm bảo chất lượng Dự án phát triển đô thị xanh tại Huế [Ensuring the quality of the green urban development project in Hue]. Retrieved March 26, 2020, from https://baothuathienhue.vn/dam-bao-chat-luong-du-an-phat-trien-do-thi-xanh-tai-hue- a80877.htmlTran, H. (2019). Hệ thống đô thị thông minh tại Thừa Thiên – Huế sẽ hoàn chỉnh vào năm 2020 [The smart urban system in Thua Thien - Hue will be completed by 2020]. Retrieved March 25, 2020, from https://bnews.vn/he-thong-do-thi-thong-minh-tai-thua- thien-hue-se-hoan-chinh-vao-nam-2020-/129423.html Thanh Duong (2019). Huế sẽ là đô thị thông minh đầu tiên tại Việt Nam [Hue will be the first smart city in Vietnam]. Retrieved March 25, 2020, from https://vnexpress.net/thoi-su/hue- se-la-do-thi-thong-minh-dau-tien-tai-viet-nam-3990535.html Tran, Q. (2019). Thừa Thiên Huế gây ngạc nhiên khi thành công với đô thị thông minh [It is a surprise when Thua Thien Hue succeeds with smart cities]. Retrieved March 25, 2020, from https://vov.vn/kinh-te/thua-thien-hue-gay-ngac-nhien-khi-thanh-cong-voi-do-thi-thong- minh-912385.vov
  12. 14 Nguyễn Mậu Hùng. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 3-14 Van Dinh (2018). Huế từng bước hướng đến đô thị xanh [Hue is gradually striving to become a green urban]. Retrieved March 26, 2020, from https://baotainguyenmoitruong.vn/hue-tung- buoc-huong-den-do-thi-xanh-273161.html Van Dinh (2019). Phong trào “Ngày chủ nhật xanh” chống ô nhiễm môi trường tại Thừa Thiên Huế ngày càng lan tỏa [Movement "Green Sunday" against environmental pollution in Thua Thien Hue is increasingly pervasive]. Retrieved March 26, 2020, from http://moitruongdulich.vn/index.php/item/13918 Van Dinh (2020a). Huế mở rộng thành phố gấp 5 lần, người dân đồng thuận [Hue’s people agreed to expand the city five times more]. Retrieved March 26, 2020, from https://baotainguyenmoitruong.vn/hue-mo-rong-thanh-pho-gap-5-lan-nguoi-dan-dong- thuan-298006.html Van Dinh (2020b). Thừa Thiên Huế chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh cho tỉnh Đắk Lắk [Thua Thien Hue shares experience in building smart cities for Dak Lak province]. Retrieved March 25, 2020, from: https://baotainguyenmoitruong.vn/thua-thien-hue-chia-se- kinh-nghiem-xay-dung-do-thi-thong-minh-cho-tinh-dak-lak-299734.html Van Phong & Trong Đat (2020). Phổ cập 100% người dân sử dụng điện thoại di động [Universalizing 100% of people using mobile phones]. Retrieved March 27, 2020, from https://www.qdnd.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trong-nuoc/pho-cap-100-nguoi-dan-su-dung- dien-thoai-di-dong-611339Vo, D. K. (2018). Thành phố thông minh: 6 lĩnh vực quan trọng [ Smart city: 6 important fields]. Retrieved March 25, 2020, from http://khoahocphattrien.vn/cong-nghe/thanh-pho-thong-minh-6-linh-vuc-quan- trong/2018040505144520p1c859.htm VNExpress. (2019). Rộ dự án sản xuất thiết bị cho thành phố thông minh [A project of manufacturing equipment for smart cities]. Retrieved March 25, 2020, from http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/no-ro-du-an-san-xuat-thiet-bi-cho-thanh-pho- thong-minh-144580.html Vo, T. (2019), Thành phố xanh của Việt Nam [Green city of Vietnam]. Retrieved March 26, 2020, from https://vnexpress.net/du-lich/thanh-pho-xanh-cua-viet-nam-4015913.html
nguon tai.lieu . vn