Xem mẫu

BÀI THI VIẾT “TÌMHIỂUHIẾNPHÁPNƯỚCCỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆT NAM” Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Trả lời: Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp. Cụ thể là các bản Hiến pháp sau đây: 1. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 09 tháng 11 năm 1946. 2. Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959. 3. Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 18/12/1980. 4. Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 15/4/1992. Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều vào ngày 25/12/2001. 5. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 28/11/2013. Câu 2. Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Trả lời: Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có 07 điều được giữ nguyên, sửa đổi 101 điều, bổ sung 12 điều. Tôi tâm đắc nhất là Điều 43 “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Theo cách hiểu của tôi, khái niệm “môi trường” được quy định tại Điều 43 của Hiến pháp chính môi trường sống của con người, được định nghĩa bởi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. (Khoản 1, Điều 3). Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đã nảy sinh hàng loạt những hệ lụy khác nhau ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, như ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước... Các nguồn ô nhiễm này chủ yếu có nguồn gốc từ các cơ sở chế biến, gia công, sản xuất công nghiệp, nhưng không thực hiện đúng quy định về xử lý chất thải, đang từng ngày, từng giờ góp phần hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Điều đó đã trực tiếp xâm phạm đến quyền được hưởng thụ môi trường sống trong lành của mọi người. Chắc hẳn trong chúng ta không ai không biết đến vụ công ty VEDAN Việt Nam (đóng tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông Thị Vải bị phát hiện năm 2008 gây thiệt hại và tác hại đến sức khỏe và tài sản của người dân địa phương khó có thể đánh giá hết được; hay vụ Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái (đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) chôn lấp thuốc trừ sâu độc hại xuống lòng đất bị phát hiện tháng 8/2013 làm ô nhiễm đất, nguồn nước... là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều người dân xung quanh mắc các bệnh ung thư, thần kinh, sinh con bị dị dạng... gây bức xúc trong nhân dân. Đó chỉ là hai trong số hàng trăm vụ gây ô nhiễm môi trường bị phát hiện trên phạm vi cả nước trong thời gian qua. Vì vậy, vấn đề cấp bách đặt ra là chúng ta phải nhận thức đầy đủ, có biện pháp kịp thời và hành động không chậm trễ để bảo vệ môi trường sống trong giai đoạn hiện nay và cho cả mai sau con cháu chúng ta. Đây quả là một bài toán khó đòi hỏi sự chung tay giải quyết của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường và đã gia nhập nhiều Công ước Quốc tế về bảo vệ môi trường như: Công ước Viên về bảo vệ tầng ô­zôn 1985 (gia nhập ngày 26/4/1994); Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu 1992 (gia nhập ngày 16/11/1994); Công ước về đa dạng sinh học 1992 (gia nhập ngày 16/11/1994) ... Đây là những minh chứng thể hiện rõ nhất cam kết và hành động mạnh mẽ của Việt Nam cùng với các nước trên thế giới chung tay trong cuộc chiến bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường cũng đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Cụ thể như, Điều 36 Hiến pháp năm 1980, quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống”. Và Điều 29 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng đã tiếp tục quy định về bảo vệ môi trường: “Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”. Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường, mà trước hết phải kể đến Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 2005), Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Bên cạnh các văn bản pháp luật của Nhà nước, Bộ Chính trị cũng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Gần đây nhất là Nghị quyết số 41­NQ/TW ngày 15/11/2014 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những văn bản này thể hiện rõ quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước phù hợp với ý nguyện của nhân dân về đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển bền vững, trong đó xem môi trường là một trong 3 trụ cột chính (kinh tế ­ xã hội ­ môi trường) để phát triển đất nước và bảo vệ quyền con người. Câu 3. Điều 2 Hiếp pháp năm 2013 khẳng định “Nước CHXHCN Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân …” Hiến pháp năm 2013 quy định cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước như sau: Dân chủ đại diện là phương thức thực hiện quyền lực nhà nước cơ bản và phổ biến nhất của nhân dân. Theo đó, nhân dân thông qua các cơ quan đại biểu do mình bầu ra và ủy thác quyền lực như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; rồi đến lượt mình Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, hiểu một cách đầy đủ, cơ quan nhà nước được nhân dân ủy quyền không chỉ là các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp; các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân. Biểu hiện rõ nét và tập trung nhất của hình thức dân chủ đại diện ở nước ta là việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Điều 69 Hiến pháp năm 2013, với quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã nhấn mạnh vai trò của nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân và do nhân dân ủy thác cho Quốc hội. Tính chất đại diện thể hiện ở sự hình thành của Quốc hội - cơ quan duy nhất ở nước ta bao gồm những người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Tính chất đại diện cao nhất của Quốc hội còn thể hiện ở chỗ Quốc hội bao gồm những đại biểu đại diện cho các thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các nhóm xã hội khác; đồng thời là đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân trong cả nước. Dân chủ trực tiếp, là phương thức người dân trực tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình mà không phải thông qua cá nhân hay tổ chức đại diện. Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp của người dân, có thể như: tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đối thoại trực tiếp giữa nhân dân với đại diện cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, biểu tình .v.v. Về hình thức trưng cầu ý dân, trong Hiến pháp năm 1946, tại Ðiều 21 có quy định: "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia..." và Ðiều 32 quy định: "Những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba số nghị viên đồng ý...". Các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 sau này đều có đề cập đến việc trưng cầu ý dân nhưng chưa có cơ chế thực hiện cụ thể nên những quy định của Hiến pháp chưa được thực hiện trong thực tế. Sau khi Hiến pháp năm 2013được ban hành, để cụ thể hóa các quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, trong đó có hai đạo luật rất quan trọng đó là Luật trưng cầu ý dân và Luật biểu tình (Luật trưng cầu ý dân giao Hội Luật gia Việt Nam chủ trì xây dựng, Luật biểu tình giao Bộ Công an chủ trì xây dựng). Cả hai dự án luật này Chính phủ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII vào cuối năm 2015. Về hình thức dân chủ ở cơ sở, ngay từ năm 1998, Bô Chinh tri khoa VIII đa ban hanh Chi thi sô 30-CT/TW ngay 18/02/1998 vê xây dưng va thưc hiên quy chê dân chu ơ cơ sơ. Thê chê hoa Chi thi cua Bô Chinh tri, Chinh phu đa ban hành Nghi định sô 29/1998/NĐ-CP ngay 11/5/1998 và sau đó là Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 vê Quy chê thực hiện dân chu ơ xa, phường thị trấn. Đến năm 2007, trươc yêu câu vê viêc tăng cường thưc hiên dân chu ơ cơ sơ, ngày 20/4/2007, Uy ban Thương vu Quôc hôi khoa XI đa ban hanh Phap lênh sô 34/2007/PL-UBTVQH11 về thưc hiên dân chu ơ xa, phương, thi trân. Như vậy có thể nói, trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, vấn đề dân chủ trực tiếp đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vì tính chất cấp bách và quan trọng của nó trước yêu cầu tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước; có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và đều có vai trò quan trọng trong nền dân chủ đương đại. Nếu như bằng hình thức dân chủ đại diện nhân dân lập ra bộ máy nhà nước từ trung ương tới cơ sở để quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên liên tục, giữ vững ổn định thể chế và phát triển đất nước thì với hình thức dân chủ trực tiếp nhân dân lại góp phần làm cho bộ máy nhà nước đó ngày càng hoàn thiện hơn bằng việc giám sát, tham gia ý kiến hay biểu thị thái độ với chính các cá nhân hay cơ quan nhà nước do mình lập nên. Thực hiện tốt và bảo đảm hài hòa cả hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là cơ sở vững chắc để hướng tới một thể chế Nhà nước hoàn thiện mà nhân dân là ngườichủ đích thực của nó. Câu 4. Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc? Trả lời: Trên nền tảng lý luận Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH về dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trong mối quan hệ giữa nhân dân với nhà nước, Hiến pháp sửa đổi 2013 quy định tại Điều 2: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ XHCN là một hình thức chính trị - nhà nước của xã hội. Trong đó, con người là thành viên trong xã hội được tập hợp và phát huy thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc có đầy đủ tư cách công dân - tư cách làm chủ xã hội và như thế mọi công dân có quyền làm chủ nhà nước mà mình cử ra. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong chế độ chính trị tiếp tục được kế thừa, bổ sung, khẳng định và phát triển trong Hiến pháp 2013 tại Điều 9: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, Hiến pháp quy định, các tổ chức thành viên của MTTQ như Công đoan Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Khẳng định MTTQ là chỗ dựa vững chắc của nhà nước, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để thống nhất Quyền lực nhà nước. Bổ sung và phát triển vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong chế độ chính trị là điều kiện để nâng cao vị thế của Mặt trận trong phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời, cùng với nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước. Các nội dung sửa đổi đảm bảo sự phù hợp với nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới, trong đó có nội dung về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân ngày 3-4-2009; Tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế to lớn của Mặt trận và Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc tạo dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Một trong tám phương hướng cơ bản trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (năm 2011) là “Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng Mặt trận thống nhất”. Trong một chế độ chính trị “xã hội, quốc gia, dân tộc”, Đảng ta xác định dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm”. Trong chế độ dân chủ đó, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Cương lĩnh chỉ rõ: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận”... Với vị thế của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nên trên, Mặt trận cùng với Nhà nước là chủ thể đại diện của nhân dân đối với mọi quyền lực trong nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Theo Hiến pháp, sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước (trong đó có MMTQ) trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để thống nhất Quyền lực nhà nước bao hàm cả giám sát và phản biện xã hội, tham gia vào quản lý nhà nước nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hạn chế quyền lực nhà nước. Phản biện xã hội là xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách, quyết định lớn của Đảng; phản biện các dự án sửa đổi bổ sung Hiến pháp, luật và pháp lệnh cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác. Giám sát hoạt động của Đảng, hoạt động của Nhà nước, của cán bộ công chức trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực chất, giám sát là chống các bệnh quan liêu, cửa quyền, lạm quyền, mất dân chủ và tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hậu quả của những hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Hồ Chủ tịch vào tháng 10-1947, Người dạy cán bộ, đảng viên cách lãnh đạo và kiểm soát: “Muốn chống bệnh quan liêu; bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn