Xem mẫu

  1. Huỳnh Thị Bé Huyền MSSV: 31191025761 BÀI TẬP: ĐI SIÊU THỊ 1. Vị trí, cách đọc số trên trái cây trong siêu thị. Hôm nay, khi đi siêu thị và quan sát các loại trái cây thì thấy rằng: những loại có kích thước nhỏ (nho, cherry, dâu, cà chua bi,… ) có các tem số được dán ở bên ngoài hộp đựng. Cồn đối với những loại trái cây có kích thước lớn hơn như táo, cam, lê, dưa hấu, chuối,… tem số được dán trực tiếp trên quả. Các tem số đó gồm 4-5 số là PLU code, viết tắt của từ Price Look-up. Theo Liên đoàn tiêu chuẩn sản xuất quốc tế: "Mã PLU là các số có 4-5 chữ số đã được các siêu thị sử dụng từ năm 1990 nhằm kiểm soát hàng tồn kho, thanh toán dễ hàng hơn, nhanh hơn và chính xác hơn".Những tem số này đa số thường mọi người không quan tâm đến. Tuy nhiên nó lại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cụ thể: - Nhãn có 5 chữ số + Bắt đầu bằng số 9 Nếu trái cây có dán nhãn gồm 5 số và bắt đầu dãy số là số 9 thì loại quả đó được chứng nhận trồng theo phương pháp hữu cơ. Loại hoa quả trồng bằng phương pháp hữu cơ là cách trồng mà không sử dụng hóa chất nhân tạo gồm chất bảo quản, phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu, kháng sinh cũng như hormone kích thích tăng trưởng. + Bắt đầu bằng 8 Còn nếu trái cây có nhãn dán gồm 5 số, trong đó số bắt đầu là 8 thì đó là loại quả biến đổi gen. Theo tiếng Anh, sản phẩm biến đổi gen có chữ viết tắt là GMO - Genetically Modified Organism. Hiện loại trái cây hay thực phẩm biến đổi gen vẫn gây nên tranh cãi và nhiều ý kiến khác nhau ở nhiều nước. Nguyên nhân xuất phát của tranh cãi là có những quan niệm khác nhau về việc liệu thực phẩm biến đổi gen có thể gây ảnh hưởng sức khỏe con người hay không, đến nay chưa có kết luận cuối cùng. Các loại rau củ, trái cây biến đổi gen thường được bán rộng rãi tại các siêu thị như ngô, đậu nành, cải dầu, bông cải, đu đủ và bí... - Nhãn có 4 chữ số
  2. Huỳnh Thị Bé Huyền MSSV: 31191025761 + Bắt đầu bằng 4 Loại quả có dán nhãn 4 số, trong đó bắt đầu là 4 là loại quả được trồng theo phương pháp thông thường. Người trồng vẫn dùng thuốc diệt cỏ, trừ sâu, phân bón vô cơ... trong quá trình trồng. Tuy nhiên, lượng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón theo quy định và đảm bảo an toàn, đúng quy chuẩn. Tốt nhất, nếu mua loại trái cây này bạn nên rửa thật sạch, ngâm kỹ trái cây với nước muối và gọt bỏ vỏ trước khi ăn. + Bắt đầu bằng 3 Nếu nhãn dán 4 chữ số nhưng bắt đầu là só 3 thì đó là quả đã được dùng công nghệ bức xạ i-on hóa. Với việc dùng bức xạ này để có thể kéo dài thời gian bảo quản và đảm bảo chất lượng vệ sinh. Khi chiếu bức xạ i-on hóa, những vi sinh vật gây bệnh bị tác động mạnh, tổn thương cơ chất di truyền, làm bất hoạt khả năng sinh sản. Ở một số nước, trước khi xuất khẩu hoa quả, sản phẩm sẽ được đưa đến cơ sở chiếu xạ và đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt. Quá trình lưu kho, chuyển, chở và phân phối sau khi chiếu xạ phải tuân theo quy định. Liều chiếu bức xạ i-on hóa được cơ quan chức năng quy định. Với loại trái cây này, bạn cần rửa kỹ khi ăn và tuyệt đối không ăn vỏ hay sử dụng vỏ để chế biến món ăn. 2. Cách đọc số trên các chai nhựa. - Số 1 – PET hay còn gọi là PETE
  3. Huỳnh Thị Bé Huyền MSSV: 31191025761 Những loại nhựa được sử dụng phổ biến như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói. Loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể. Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là dùng xong hãy vứt chúng đi ngay. - Số 2 – HDP hay HDPE HDP (high density polyethylene, tức là nhựa nhiệt dẻo mật độ cao) là loại nhựa dùng để chế tạo các bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa. Loại nhựa này không thải ra chất độc hại nào vì thế, các chuyên gia thường khuyên lựa chọn các loại chai HDP khi mua hàng bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả. - Số 3 – PVC hay 3V PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hóc-môn cơ thể. Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C. - Số 4 – LDPE LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất. - Số 5 – PP PP (polypropylene) là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt. - Số 6 – PS PS, hay polystyrene, là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng
  4. Huỳnh Thị Bé Huyền MSSV: 31191025761 đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài. - Số 7 – PC hoặc không có kí hiệu Loại nhựa này có thể dùng để đựng thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA. 3. Giá cả các mặt hàng trong siêu thị và nhận xét chung về siêu thị: Siêu thị mà hôm nay mình lựa chọn để đi tìm hiểu chính là Lotte Nam Sài Gòn. Địa chỉ: 469 Nguyễn Hữu Thọ, Quận 7, Hồ Chí Minh. Về giá cả các mặt hàng trong siêu thị đa phần đắt hơn ở chợ truyền thống. Khi so với hai siêu thị trong nước là GO! (tên mới của BigC) và Co.opMart thì giá ở Lotte đa phần cao hơn nhiều. Tuy nhiên khi cùng so với siêu thị ngoại là Aeon (Nhật Bản) thì giá Lotte (Hàn Quốc) thì gái cả ở hai siêu thị này gần như xem xem nhau, có cái đắt hơn, cũng có cái rẻ hơn, nhung chênh lệch không quá nhiều. Có thể thấy sự chênh lệch giá này do cách định vị thương hiệu khi các siêu thị vừa ra mắt. Khi Lotte và Aeon đến Việt Nam nó thể hiện trong mắt người dùng là một thương hiệu ngoại nhập có quy mô lớn, hàng hóa sẽ “xịn” hơn nên giá cả cũng sẽ đắt đỏ hơn. Còn Co.opMart hay GO! thì lại tiếp cận gần gũi với người nội trợ theo những tiêu chí “ngon, bổ, rẻ” vì vậy giá cả có phần mềm mỏng hơn để thu hút khách hàng. Cũng vì lẽ đó mà mà khi nhìn vào quy mô, cách xây dựng cũng thấy được sự khác biệt: Siêu thị Lotte tại mỗi chi nhanh thì có quy mô lớn, bền ngoài đẹp, bắt mắt, tuy nhiên độ phủ sóng của hệ thống Siêu thị Lotte lại không cao (16 siêu thị khắp cả nước). Trong khi đó độ phủ sống cảu các siêu thị nội lại rất cao. Ví
  5. Huỳnh Thị Bé Huyền MSSV: 31191025761 dụ Co.opMart có khoảng 140 siêu thi trên khắp cả nước. Còn độ đa dạng hàng hóa thì Lotte có phần nhỉnh hơn GO! và Co.opMart rất nhưng lép vế đôi chút so với Aeon. 4. Cách xác định size quần áo và giày dép. - Khi mua trực tiếp tại cửa hàng: Bạn có thể thoải mái thử xem chúng có vừa vặn và phù hợp với mình không. Tuy nhiên cũng nên lưu ý: + Bạn nên vào phòng thử đồ đối với quần áo hoặc mang thử vào chân đối với giày dép. Đừng nên áp dụng size bạn hay mặc cho mọi trường hợp vì có thể bạn đã tăng cân, giảm cân hay chính hãng thời trang đó đã thay đổi kích thước size và bạn không còn vừa vặn với size trước đây của bạn nữa. + Đừng nên chọn size quần áo và giày dép ôm quá sát vào cơ thể bạn. Chúng nên có độ rộng vừa phải để khi bạn vận động, ăn uống, đi lại được cảm thấy thoải mái và tự tin. + Khi thử bạn nên thử vận động đi lại xem nó có thoải mái hay không, nó có cản trở hay có vấn đề gì hay không để có quyết định thay đổi size hợp lý. - Khi mua online: Khi mua online qua các trang thương mại điện tử bạn sẽ không được thử trực tiếp như ở cửa hàng nên sẽ có nhiều rủi ro hơn vì vậy bạn cần lưu ý chọn lựa thật kĩ càng. + Cách xác định kích thước giày dép: Bước 1: Chuẩn bị một tờ giấy to hơn bàn chân, giấy A4 hoặc A3 và một chiếc bút Bước 2: Đặt tờ giấy xuống sàn, sau đó đặt bàn chân của bạn lên giữa tờ giấy. Cố gắng để chân vuông góc với bất kỳ dòng nào trên tờ giấy Bước 3: Dùng bút vẽ phác thảo bàn chân của bạn bằng viền xung quanh.Bạn có thể mang tất vào để đo chính xác hơn. Bước 4: Đánh dấu chiều dài và chiều rộng của bàn chân trên giấy. Kẻ các đường thẳng qua các điểm đánh dấu. Bước 5: Đo chiều dài bàn chân: sử dụng thước đo từ trên xuống dưới. Đây chính là con số quyết định phần lỡ size giày của bạn.
  6. Huỳnh Thị Bé Huyền MSSV: 31191025761 Bước 6: Đo chiều rộng bàn chân: đo giữa các đường ở bên trái và bên phải. Con số này sẽ quyết định phiên bản giày cần mua, vì thông thường các kiểu giày có form khác nhau. Sau khi có các số đo chính xác của bàn chân bạn thì hãy so sánh với bảng size giày chuẩn của hãng giày bạn cần mua. Lưu ý là bạn nên đo cả 2 bàn chân bởi vì 2 chân thường không có kích thước giống nhau, cho nên đo cả 2 bàn chân để lựa chọn size giày cho bàn chân nào có kích thước rộng và dài hơn. Bên cạnh đó, không nên áp dụng chung size giày cho tất cả hãng giày vì mỗi hãng sẽ có kích thước size khác nhau. + Cách xác định kích thước size quần áo: Có 2 cách để chọn size quần áo khi mua online: Đối với một số loại quần áo bạn chỉ cần quan tâm đến chiều cao, cân nặng là có thể chọn được size. Tuy nhiên, cách này dễ gây nhầm size cho người mua. Cách tối ưu hơn đó là bạn hãy chuẩn bị một chiếc thước dây mềm để tiến hành đo như sau: Ngực: dùng thước dây, đo phần nở nhất của ngực, giữ dây theo chiều ngang. Eo: đo phần hẹp nhất của thắt lưng, giữ thước dây theo chiều ngang. Hông: đứng khép hai chân, đo phần nở nhất của hông, giữ thước dây theo chiều ngang. Sau khi có cách số đo bạn tiếp tục so sánh với số đo trong bảng size của hãng thời trang mà bạn muốn mua để chọn cho mình size phù hợp nhất. Lưu ý là bạn hãy thường xuyên đo lại để cập nhật số đo mới của cơ thể vì những số đo này rất dễ thay đổi theo thời gian, thói quen ăn uống và sinh hoạt.
nguon tai.lieu . vn