Xem mẫu

1. Những vấn đề cơ bản về công tác thanh tra: Tìm hiểu khái niệm, mục đích, nguyên tắc, tổ chức bộ máy thanh tra trong đó có liên hệ với Luật Thanh tra năm 2004 để thấy được quá trình điều chỉnh chính sách pháp luật về công tác thanh tra có những điểm gì mới; Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra ­Khái niệm: Thanh tra là một dạng hoạt động, là xem xét tại chỗ việc chấp hành chính sách, pháp luật nhà nước, việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân làm cho chính sách, pháp luật được chấp hành đúng và tìm nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục, góp phần tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước. Mục đích: Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhâ Nguyên tắc: 1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. 2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Tổ chức bộ máy: 1­ Các cơ quan Thanh tra Nhà nước: Các cơ quan Thanh tra Nhà nước hiện nay bao gồm: a) Thanh tra Nhà nước; b) Thanh tra Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; d) Thanh tra Sở; đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; e) Thanh tra xã, phường, thị trấn; g) Thanh tra nội bộ trong các cơ quan. 2­ Thanh tra chuyên ngành: Các tổ chức thanh tra chuyên ngành được thành lập ở một số Bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ, các sở... 3­ Thanh tra nhân dân: Được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Điểm mới công tác thanh tra: c.Về hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước Luật Thanh tra năm 2010 tiếp tục khẳng định về hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý theo ngành, lĩnh vực, bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, Luật quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, đồng thời quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra chuyên ngành, còn thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành sẽ do Chính phủ quy định. d. Đối với hoạt động thanh tra nhân dân: Trong điều kiện hiện nay việc giữ nguyên các quy định về Thanh tra nhân dân trong Luật là phù hợp. Để xây dựng được một văn bản riêng về thanh tra nhân dân cần có sự chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng về phạm vi điều chỉnh cũng như các nội dung cơ bản của văn bản pháp luật này, đồng thời phải tiến hành tổng kết, đánh giá thưc tiên để làm cơ sở cho việc xây dựng. Thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra B1: CHUẨN BỊ THANH TRA ­ Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra ­ Ra quyết định thanh tra ­ Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra ­ Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra ­ Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo ­ Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra B2: TIẾN HÀNH THANH TRA ­ Công bố quyết định thanh tra ­ Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra ­ Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu ­ Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra ­ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra ­ Nhật ký Đoàn thanh tra ­ Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra B3: KẾT THÚC THANH TRA ­ Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra ­ Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra ­ Xem xét báo cáo kết quả thanh tra ­ Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra ­ Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra ­ Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra ­ Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra ­ Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra 2. Thanh tra đất đai: Tìm hiểu khái niệm, đối tượng và nội dung thanh tra đất đai (làm rõ); Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Khái niệm: Thanh tra, kiểm tra đất đai là sự xem xét, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với cơ quan nhà nước khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đất đai. Đối tượng của thanh tra, kiểm tra đất đai: Đối tượng của thanh tra, kiểm tra đất đai là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đất đai và tất các đối tượng sử dụng đất. Các đối tượng quản lý đất gồm: ­ Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ ở hữu nhà nước về đất đai( Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp) ­ Các cơ quan quản lý đất đai được tổ chức để giúp cơ quan hành chính cùng cấp quản lý nhà nước về đất đai, gồm có: Bộ Tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường, ở cấp xã có Cán bộ Địa chính. Các đối tượng sử dụng đất gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị ­ xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội ­ nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội ­ nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. NỘI DUNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐẤT ĐAI Khoản 2 điều 201 Luật đất đai 2013 quy định nội dung thanh tra, kiểm tra đất đai bao gồm : + Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp. + Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác. + Thanh tra việc chấp hành pháp luật các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai. Thanh tra đối với người quản lý nhà nước về đất đai là thanh tra việc chấp hành pháp luật của người quản lý thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người quản lý theo quy định của pháp luật. Thanh tra đối với người sử dụng đất la thanh tra việc chấp hành pháp luật của người sử dụng đất thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: ­ Xử lý đối với người quản lý vi phạm pháp luật đất đai ­ Hành vi vi phạm, hình thức và biện pháp xử lý ­ Xử phạt vi phạm hành hính trong lĩnh vực đất đai ­ Thời hiệu xử phạt ­ Hình thức xử phạt vi phạm hành chính ­ Xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính ­ Hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt 3. Giải quyết tranh chấp đất đai: Tìm hiểu khái niệm, các dạng tranh chấp đất đai; Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai; Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong đó có liên hệ với quy định của Luật Đất đai năm 2003 để thấy được điểm mới trong việc điều chỉnh chính sách đất đai ­ Khái niệm: Tranh chấp đất đai là sự tranh giành nhau giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai về quyền và nghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng trên một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp luật. ­ Các dạng tranh chấp đất đai: + Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. + Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. + Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. + Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính. ­ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Thẩm quyền của cơ quan xét xử (toà án nhân dân): Khoản 1 điều 203 Luật đất đai nêu rõ: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết Thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước ... - slideshare.vn
nguon tai.lieu . vn