Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DỰ ÁN GIÁO DỤC VIỆT NAM HÀ LAN BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU (Phương pháp nghiên cứu nâng cao) LÊ ĐÌNH PHÙNG NGUYỄN MINH HIẾU HUẾ, 2008
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2  BÀI I: NHẬP SỐ LIỆU .................................................................................................... 4  1.1. Nguyên tắc của nhập số liệu .................................................................................... 4  1.2. Nhập số liệu trong trường hợp số liệu không phân nhóm/tổ ................................... 5  1.3. Nhập số liệu trong trường hợp số liệu phân tổ bởi một nhân tố .............................. 6  1.4. Nhập số liệu trong trường hợp số liệu phân tổ bởi hai nhân tố................................ 7  1.5. Nhập số liệu trong các kiểu thiết kế thí nghiệm có sự khống chế sự sai khác ban đầu ................................................................................................................................... 8  BÀI 2. KIỂM TRA SỐ LIỆU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH............................... 11  2.1. Kiểm tra số liệu bằng trình ứng dụng filter trong EXCEL .................................... 11  2.2. Kiểm tra số liệu bằng trình ứng dụng Box-plot hoặc Scatter Plot trong SPSS ...... 14  BÀI 3. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ................................................................... 19  3.1. Phân tích thống kê mô tả trong trường hợp tập hợp số liệu không phân nhóm ..... 20  3.2. Phân tích thống kê mô tả trong trường hợp tập hợp số liệu phân nhóm ............... 21  BÀI 4. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI ............................................................................. 23  BÀI 5. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI CHO CÁC KIỂU THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM KHÁC NHAU .................................................................................................................. 28  5.1. Nguyên tắc của phân tích số liệu của thiết kế thí nghiệm RCB và LSD ............... 28  5.2. Phân tích số liệu từ thí nghiệm kiểu RCB.............................................................. 29  5.3. Phân tích số liệu từ thí nghiệm kiểu LSD .............................................................. 34  BÀI 6. ÁP DỤNG QUY TẮC NGẪU NHIÊN TRONG THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM VỚI MỘT NHÂN TỐ ..................................................................................................... 39  6.1. Ngẫu nhiên hóa trong thiết kế thí nghiệm kiểu CRD và RCB ............................... 39  6.2. Ngẫu nhiên hóa trong thiết kế thí nghiệm kiểu LSD ............................................. 41  BÀI 7. PHÂN TÍCH HỒI QUY ..................................................................................... 42  2
  3. MỞ ĐẦU Hai giai đoạn thú vị nhất trong nghiên cứu là thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu. Tuy nhiên, đây là hai giai đoạn tiêu tốn thời gian nhất. Trong một thí nghiệm, quá trình thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu không phải chỉ tiến hành một lần mà thường được lặp đi lặp lại nhiều lần, đặc biệt là giai đoạn xử lý số liệu. Nhận định này càng đúng khi làm việc với một tập hợp số liệu lớn, ví dụ số liệu điều tra. Hiểu bản chất của thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu là đặc biệt quan trọng. Quá trình thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu sẽ nhanh hơn, chính xác hơn và thú vị hơn nếu chúng ta có thể ứng dụng tin học vào phân tích số liệu thay vì tính toán đơn thuần. Hiện nay có rất nhiều phần mềm giúp cho quá trình xử lý số liệu. Nếu chúng ta sử dụng các phần mềm để phân tích kết quả thì luôn luôn có kết quả. Vấn đề cơ bản là kết quả đó đúng hay sai, kết quả đó nói lên điều gì. Quả là không thừa khi nhấn mạnh rằng chúng ta phải hiểu được bản chất của thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu trước khi ứng dụng công nghệ thông tin. Tất cả các kiến thức về bản chất của thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu được đề cập trong học phần phương pháp thí nghiệm. Trong phạm vi của học phần này chúng tôi đề cập đến việc vận dụng phầm mềm SPSS trong xử lý số liệu. Phầm mềm SPSS là một phần mềm rất thông dụng. Chúng ta có thể có được phầm mềm này bất kỳ ở đâu. Việc xử dụng phần mềm này rất đơn giản, nhưng lại rất có hiệu quả. Có thể nói rằng phần mềm SPSS giải quyết được gần như toàn bộ các yêu cầu của xử lý số liệu trong các nghiên cứu trong nông nghiệp. Mặt khác phần mềm SPSS cũng có ưu thế xử lý các tập hợp số liệu khá lớn như số liệu điều tra. Do vậy, chúng ta có thể hoàn toàn sử dụng phần mềm SPSS cho xử lý số liệu thí nghiệm và số liệu điều tra. Một ưu điểm khác nữa là kết quả đầu ra của xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS có thể được thao tác và chế bản một cách dễ dàng trên các phần mềm khác như Microsoft Offices. Điều này rất thuận lợi khi chúng ta sử dụng kết quả xử lý số liệu cho việc hoàn thành bài báo hay luận văn. Hơn thế nữa cách sử dụng phầm mềm SPSS cũng tương tự như một số phầm mềm thông dụng khác như GENSTAT, MINITAB, vv. Do vậy, quả là khiêm tốn để nói rằng nếu chúng ta có thể sử dụng được phần mềm SPSS thì chúng ta có thể sử dụng các phần mềm tin học thống kê khác. Với mục đích giúp cho đối tượng học bậc đại học có thể sử dụng phần mềm SPSS trong xử lý số liệu nghiên cứu, chúng tôi biên soạn nội dung học phần này và khi kết thúc chương này, hy vọng người đọc có thể thực hiện một số nội dung sau bằng phần mềm SPSS: • Nhập số liệu cho các loại thiết kế thí nghiệm khác nhau • Kiểm tra được số liệu và định hướng phân tích • Phân tích thống kê mô tả 3
  4. • Phân tích phương sai • Xử lý số liệu thí nghiệm một nhân tố • Áp dụng quy tắc ngẫu nhiên trong thiết kế thí nghiệm • Phân tích tương quan hồi quy BÀI I: NHẬP SỐ LIỆU Mấu chốt của xử lý số liệu bằng các phầm mềm tin học là nhập số liệu theo cách máy có thể hiểu được. Máy tính sẽ xử lý đúng nếu ta nhập số liệu đúng. Nhập và quản lý số liệu là một công đoạn quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Cách thức nhập và quản lý số liệu đòi hỏi phải dễ hiễu đối với các thành viên trong và ngoài nhóm nghiên cứu. Hơn thể nữa, nhập và quản lý số liệu phải thuận lợi cho quá trình xử lý số liệu sau này. Để nhập số liệu chúng ta có thể có hai lựa chọn. Nhập số liệu trong phần mềm EXCEL sau đó mỗi khi xử lý số liệu thì nạp (import) số liệu vào phần mềm SPSS. Lựa chọn thứ 2 là nhập số liệu trực tiếp vào phần mềm SPSS. Mỗi cách nhập có những ưu điểm và nhược điểm của nó. Trong phạm vi của chương này chúng tôi giới thiệu sự lựa chọn thứ nhất, nhập và quản lý số liệu từ EXCEL. 1.1. Nguyên tắc của nhập số liệu Để có thể nhập số liệu chúng ta cần xác định rõ: • Đơn vị thí nghiệm của nghiên cứu • Số biến độc lập của nghiên cứu • Số biến phụ thuộc của nghiên cứu Để nhập số liệu đúng, cần tuyệt đối tuân theo các nguyên tắc sau đây: • Mỗi đơn vị thí nghiệm được nhập vào trong một hàng của worksheet excel. Tất cả các thông tin của mỗi đơn vị thí nghiệm phải đều được nằm cùng trong một hàng. • Hàng thứ nhất của worksheet excel là hàng tên biến (độc lập và phụ thuộc). • Mỗi biến độc lập hay biến phụ thuộc nằm trong một cột. Tất cả các thông tin về một biến phải được nằm trong một cột. Ngoài ra để mọi người đều có thể hiểu được tập hợp số liệu, nên dùng các chức năng phụ trợ khác trong excel để giải thích thêm về tập hợp số liệu. Ví dụ ta có thể dùng chức năng insert comment để chú thích các tên biến, đơn vị của biến cũng như chú thích các số liệu cần thiết. 4
  5. 1.2. Nhập số liệu trong trường hợp số liệu không phân nhóm/tổ Ví dụ 1. Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành xác định năng suất lúa (kg/ha) tại 10 ô ruộng, kết quả thu được ở bảng 1. Hãy nhập số liệu để phân tích thống kê mô tả năng suất lúa. Bảng 1. Năng suất lúa (kg/ha) ở 10 ô ruộng khác nhau STT Năng suất STT Năng suất (kg/ha) (kg/ha) 1 3.853 6 2.606 2 4.788 7 4.936 3 4.576 8 4.454 4 6.034 9 5.276 5 5.874 10 5.916 Chúng ta có thể nhập số liệu như sau: Hình 1: Nhập số liệu trong trường hợp số liệu không phân tổ 5
nguon tai.lieu . vn