Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (Multimedia Communication) Giảng viên: Ths. Trần Đắc Tốt – Khoa CNTT Email: tottd@cntp.edu.vn Website: www.oktot.com Facebook: https://www.facebook.com/oktotcom/ Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 1
  2. MÔN HỌC: TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Chương 1: Tổng quan truyền thông đa phương tiện Chương 2: Đặc tính, yêu cầu của dữ liệu đa phương tiện Chương 3: Các chuẩn nén dữ liệu đa phương tiện Chương 4: Truyền dữ liệu đa phương tiện Chương 5: Các ứng dụng truyền thông đa phương tiện Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 2
  3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐA PHƯƠNG TIỆN Các khái niệm. Các ứng dụng đa phương tiện. Phân loại các hệ thống đa phương tiện. Những thách thức của xử lý và truyền thông đa phương tiện. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 3
  4. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU Mục đích: Giới thiệu các khái niệm cơ bản về Phương tiện chuyển tải thông tin (media), Xử lý (computing) và truyền thông (communication) đa phương tiện (multimedia), Khái niệm, ứng dụng và phân loại các hệ thống đa phương tiện (Multimedia system). Yêu cầu: Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về Dữ liệu đa phương tiện, Xử lý và truyền thông đa phương tiện. Ứng dụng và phân loại các hệ thống đa phương tiện. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 4
  5. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐA PHƯƠNG TIỆN Các khái niệm. Các ứng dụng đa phương tiện. Phân loại các hệ thống đa phương tiện. Những thách thức của xử lý và truyền thông đa phương tiện. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 5
  6. Các khái niệm Phương tiện: Đề cập tới các kiểu thông tin hay các kiểu chuyển tải thông tin. Phương tiện tĩnh: Nội dung và ý nghĩa của thông tin được chuyển tải độc lập với thời gian. Phương tiện động: Ý nghĩa và sự chính xác của thông tin được chuyển tải phụ thuộc thời gian. Phương tiện động còn được gọi là phương tiện liên tục hoặc phương tiện đẳng thời. Hệ thống đa phương tiện: Một hệ thống có thể thao tác nhiều hơn một phương tiện truyền đạt thông tin được gọi là hệ thống đa phương tiện. Trong môn học này ta định nghĩa hệ thống đa phương tiện là hệ thống có khả năng thao tác ít nhất một phương tiện truyền đạt thông tin động dạng kỹ thuật số. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 6
  7. Các khái niệm(tt) Thông tin đa phương tiện (multimedia information): Sự tổ hợp nhiều kiểu phương tiện chuyển tải thông tin với ít nhất một phương tiện động (dạng kỹ thuật số). Chức năng chính của hệ thống đa phương tiện gồm: Thu nhận (capture), Tạo ra (generate), Lưu trữ (store), Phục hồi (retrieve), Xử lý (process), Truyền (transmit) Biểu diễn (present). Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 7
  8. Các khái niệm(tt) Hai mặt của hệ thống đa phương tiện Xử lý đa phương tiện (multimedia computing): Tập trung vào các chức năng xử lý thông tin đa phương tiện như tìm kiếm, phục hồi, nhận dạng và làm nổi bật. Truyền thông đa phương tiện (communication): Tập trung vào các chức năng truyền thông tin đa phương tiện như thu nhận, truyền và trình bày. Sự phân biệt này không rõ ràng vì có một số chức năng có thể có trong cả hai. Ví dụ: Nén dữ liệu là chức năng của xử lý nhưng nó thường được dùng trong truyền thông tin. Thế hệ thứ nhất của hệ thống đa phương tiện Truyền dữ liệu đa phương tiện từ một máy tính này đến máy tính khác, Trình bày dữ liệu đến người sử dụng. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 8
  9. Các khái niệm(tt) Thế hệ thứ hai của hệ thống đa phương tiện Các qui trình xử lý như so sánh, tìm kiếm, tái tạo âm thanh/hình ảnh thời gian thực và nhận dạng được sử dụng trong các hệ thống đa phương tiện => Trong tương lai công nghệ đa phương tiện là sự tích hợp của xử lý và truyền thông. Ưu điểm của biểu diễn dạng số (digital form) Máy tính điện tử chỉ thao tác dữ liệu dạng số Dễ dàng thực hiện các tương tác với phương tiện dạng số bằng máy tính điện tử. Nếu an ninh truyền thông tin được yêu cầu, ta dễ mã hoá tín hiệu số hơn là mã hoá tín hiệu tương tự. Hệ thống số có độ tin cậy cao hơn, chống nhiễu tốt hơn hệ thống tương tự. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 9
  10. Các khái niệm(tt) A A A A A 1 2 2 3 3 Transmitter Switch Receiver Hình 1.1: Tác động của nhiễu trong truyền tín hiệu tương tự D D D D D 1 2 3 4 5 Transmitter Switch Receiver Hình 1.2: Tác động của nhiễu trong truyền tín hiệu số Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 10
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐA PHƯƠNG TIỆN Các khái niệm. Các ứng dụng đa phương tiện. Phân loại các hệ thống đa phương tiện. Những thách thức của xử lý và truyền thông đa phương tiện. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 11
  12. Các ứng dụng đa phương tiện Dùng dữ liệu đa phương tiện làm gia tăng hiệu quả truyền thông khi có sự tham gia của hai hoặc nhiều giác quan. Xử lý và truyền thông đa phương tiện làm tăng cường khả năng giao tiếp người - máy và hỗ trợ con người trong tổ chức và quản lý thông tin có nhiều kiểu phương tiện. Khi giao tiếp với nhau, con người sử dụng nhiều giác quan đặc biệt là thính giác và thị giác. Hiệu quả của truyền thông đa phương tiện là nhờ vào sự tham gia của thính giác và thị giác. Con người cố gắng phát triển ngành viễn thông và các hệ thống xử lý thông tin để giải quyết các vấn đề: băng thông, độ trung thực và hiệu quả trong giao tiếp với nhau. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 12
  13. Các ứng dụng đa phương tiện Trong lĩnh vực viễn thông Trong hơn một trăm năm qua các phương tiện truyền thông như: Điện tín, điện thoại, Fax, phát thanh và truyền hình đã được phát minh và sử dụng rộng rãi. Gần đây, điện thoại có hình, hội thảo từ xa đã phát triển và mang lại hiệu quả rất lớn trong truyền thông Trong lĩnh vực xử lý thông tin Một cách truyền thống, các hệ thống xử lý thông tin bằng máy tính chỉ đề cập tới kiểu dữ liệu là chữ số. 10 năm gần đây các loại dữ liệu như: đồ hoạ, audio và video được tích hợp trong các hệ thống xử lý thông tin. Cùng với phát triển công nghệ số, các bộ xử lý nhanh, mạng tốc độ cao, thiết bị lưu trữ dung lượng lớn và các giải thuật xử lý tín hiệu mới =>Hợp nhất giữa viễn thông, tính toán và quảng bá thông tin. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 13
  14. Các ứng dụng đa phương tiện Xem phim theo yêu cầu (Video/Movie on Demand) Thông thường, ta xem các chương trình truyền hình và chiếu phim một cách thụ động (không thể tương tác và điều khiển thời gian để xem các chương trình đó). Dịch vụ Video/Movie on Demand (VOD/MOD) được phát triển để vượt qua các giới hạn nêu trên và cung cấp cho người dùng những tiện ích khác. Trong VOD, nhiều bộ sưu tập video được lưu trữ trên máy chủ (video server). Người sử dụng/khách hàng truy cập các video này thông qua mạng máy tính tốc độ cao. Thách thức của VOD là làm sao có thể cung cấp cho một số lượng lớn người xem đồng thời với giá cả hợp lý. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 14
  15. Các ứng dụng đa phương tiện Các ưu điểm của VOD (Video/Movie on Demand)  Có thể xem phim mà không cần đến rạp. Tivi được kết nối đến máy chủ video thông qua một mạng máy tính tốc độ cao.  Máy chủ video tập trung và cung cấp các dịch vụ cho nhiều người nên các bộ sưu tập của nó rất phong phú và luôn được cập nhật.  Nhiều người có thể xem cùng một phim và không gặp phải vấn đề “Xin lỗi, hết chỗ” khi đến rạp.  Có thể xem phim bất kỳ lúc nào. Có thể tạm dừng (pause), đi tới nhanh (fast-forward), quay lại (backward) hoặc tìm kiếm một cảnh đặc biệt trong phim.  Phim chất lượng cao vì được lưu trữ dưới dạng số. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 15
  16. Các ứng dụng đa phương tiện Thông tin theo yêu cầu (Information on Demand) Là hệ thống giống như VOD, điểm khác biệt chính yếu là IOD lưu trữ nhiều kiểu khác nhau của thông tin => người dùng có một thư viện đồ sộ và linh hoạt. Khi người dùng đưa ra một truy vấn thông tin (thông qua một giao diện trên tivi tiên tiến hoặc máy tính trạm), hệ thống sẽ tìm kiếm, lấy thông tin và trình bày thông tin tìm được cho người dùng. Khả năng quan trọng nhất của hệ thống là chỉ mục và tìm kiếm trong một khối lương rất lớn các thông tin đa phương tiện. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 16
  17. Các ứng dụng đa phương tiện Thông tin theo yêu cầu (Information on Demand) Hệ thống IOD có nhiều ứng dụng:  Hoạt động như một bộ tự điển bách khoa toàn thư về thông tin tổng quát.  Dịch vụ cung cấp báo và tạp chí trực tuyến.  Dịch vụ mua sắm tại nhà (xem sản phẩm trên màn hình và đặt hàng).  Cung cấp thông tin dự báo thời tiết, lịch biểu của các phương tiện giao thông công cộng trực tuyến. World Wide Web được xem là một hệ thống IOD sơ cấp. WWW có thể được phát triển xa hơn để hỗ trợ tìm kiếm, truyền và biểu diễn thông tin đa phương tiện trực tuyến. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 17
  18. Các ứng dụng đa phương tiện Giáo dục (Education) Người ta có thể học từ từ một cách dễ dàng khi nghe, nhìn và làm việc theo một quan niệm mới trong đó đa phương tiện là phương thức tự nhiên để đào tạo và giáo dục. Trước đây, hầu hết các bài giảng đa phương tiện trên các CDROM chạy một mình trên máy tính và không thể chia sẻ cho những người dùng khác. => Nó thay đổi khi có một máy chủ đa phương tiện trên mạng điện rộng, máy chủ này sẽ cho các khách hàng chia sẻ bộ lưu trữ, bài giảng và các tài nguyên đa phương tiện khác. Thiết lập một hệ thống như vậy có nhiều điểm lợi, nó làm cho nhiều người cố gắng học tập. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 18
  19. Các ứng dụng đa phương tiện Giáo dục (Education) Các điểm lợi.  Các bài giảng được chia sẻ cho một số lương lớn người học làm cho chi phí học tập rẽ hơn.  Thuận tiện cho người học, họ có thể học bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào (học viên sử dụng thời gian di chuyển để học một vấn đề nào đó).  Phương tiện học tập có thể được tổ chức một cách linh động để phù hợp với mọi học viên. Như vậy mỗi học viên có thể tự quyết định tốc độ học tập và cách học.  Tương tác với thầy giáo có thể được thông qua các giao tiếp bằng email, bằng âm thanh và video. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 19
  20. Các ứng dụng đa phương tiện Hệ thống thầy thuốc từ xa (Telemedecine) Hệ thống thầy thuốc từ xa là một ứng dụng quan trọng khác của đa phương tiện, nhất là các trường hợp cấp cứu được điều khiển từ xa. Trong hệ thống thầy thuốc từ xa, tất cả các bệnh án được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Các cơ quan y tế và thiết bị được kết nối thông qua một mạng đa phương tiện. Hệ thống y tế từ xa cung cấp các hoạt động sau đây:  Tư vấn tức thì bởi các chuyên gia y tế từ xa thông qua việc sử dụng âm thanh và vieo chất lượng cao.  Các nhân viên y tế có thể truy cập các bệnh án bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu trong trường hợp khẩn cấp.  Truy cập toàn cầu các thông tin về một kiểu đặc biệt của nhóm máu hoặc bộ phận trong cơ thể. Chương 1: Tổng quan đa phương tiện 20
nguon tai.lieu . vn