Xem mẫu

10/16/2017

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ
TỔ CHỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(2 tiết)

3

1. CÁC VẤN ĐỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Các bước xây dựng công trình
Gồm ba phần chính:


Phần chuẩn bị: Lập hồ sơ pháp lý.



Phần thiết kế: Kiến trúc, kết cấu, điện, nước, PCCC…



Phần thi công: Kỹ thuật và tổ chức.

Kinh phí chi vào các việc như: Thăm dò, khảo sát và
thiết kế không vượt quá 8% tổng số vốn đầu tư xây dựng.
Số tiền lớn còn lại (92%) sẽ được dùng vào việc thi công
xây lắp công trình. Do đó, việc lập kế hoạch tổ chức thi
công cần phải làm tốt để sử dụng hợp lý số vốn đầu tư,
không gây ra lãng phí.
4

2

10/16/2017

1.2. Xây dựng công trình
 Là sự tổng hợp của nhiều loại công việc như: khai thác
và gia công vật liệu, sản suất các cấu kiện, vận chuyển
vật liệu và cấu kiện, xây lắp vật liệu và cấu kiện vào
công trình …
 Cần có kế hoạch cụ thể ở tất cả các khâu công tác để
đảm bảo điều hành được nhịp nhàng trong mọi công
việc.

5

1.3. Một điều cần chú ý:
 Điều kiện thi công xây lắp lại luôn luôn thay đổi.
 Tùy theo từng hoàn cảnh, thời tiết, khí hậu, mùa vụ
(mưa, khô) địa phương xây dựng, khối lượng công tác,
đặc điểm công trình, thời gian hoàn thành hoặc khả
năng cung cấp năng lực, vật liệu, máy móc thiết bị và
các nhân tố khác nữa… mà người ta có thể xây dựng
công trình bằng nhiều biện pháp khác nhau.
 Vì vậy, ở mỗi công trường đều yêu cầu cần có sự tổ
chức chu đáo, có kế hoạch thi công thích hợp, đồng thời
người cán bộ phụ trách thi công phải biết vận dụng linh
hoạt các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các kinh nghiệm
sản xuất một cách sáng tạo.
6

3

10/16/2017

2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC TCTC
2.1. Nhiệm vụ
Muốn có số liệu để thiết kế tổ chức thi công ta phải tiến
hành các công việc sau đây:
 Điều tra tình hình kỹ thuật trong vùng như:
 Điều kiện khí tượng, địa chất, thủy văn.
 Khả năng sử dụng đất đai và những công trình có sẵn.
 Tình hình về nguồn điện và nguồn nước ở các cơ sở lân cận.
 Tình hình vật liệu địa phương.
 Tình hình giao thông vận tải và các ga, trạm, bến bãi trong
vùng.

7

 Lập số lượng và khối lượng xây dựng tạm thời:
 Lượng mưa, hướng gió chủ đạo ở địa phương xây
dựng.
 Sức chịu tải của nền đất, mức nước ngầm ở vùng
xây dựng.
 Tình hình nhà tạm, kho tàng trong khu vực thi công.
 Tình hình đường sá, cầu cống ở xung quanh.

8

4

10/16/2017

2.2. Thiết kế tổ chức thi công
Để chuẩn bị cho thi công ta phải có bước thiết kế, tức là
thiết lập các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp tổ chức
thi công gồm có:
 Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công.
 Thiết kế giải pháp tổ chức thi công.
 Lập dự toán chi tiết phục vụ thi công.

9

2.3. Nội dung thiết kế tổ chức thi công
 Thuyết minh: Giới thiệu công trình và điều kiện thi
công, các biện pháp kỹ thuật và giải pháp tổ chức. Chú ý
đến các khối lượng công việc, các phương án và so
sánh phương án, thời hạn thi công và giá thành công
trình.
 Tiến độ thi công: Chú ý đến yêu cầu kỹ thuật, quy trình,
quy phạm; các nhu cầu về nhân lực, vật liệu, cấu kiện,
máy móc, thời gian.
 Tổng mặt bằng thi công: Chú ý đến các yếu tố: hướng
gió chủ đạo, quy mô xây dựng, đường vận chuyển, các
công trình tạm, hệ thống điện nước, các phương án
phòng hỏa và đảm bảo môi trường sống.
10

5

10/16/2017

Cụ thể gồm:
1. Tính toán và tổng hợp mọi yêu cầu sơ bộ cho công tác thi công như:
khối lượng công trình, nhân công, vật liệu, vốn xây dựng cho từng
công trình hoặc toàn bộ công trường, thời hạn xây dựng đã được
khống chế.
2. Lựa chọn và quyết định phương án tổ chức thi công xây lắp công
trình, công trường: lựa chọn biện pháp kĩ thuật, xác định yêu cầu về
máy móc thiết bị, nhân công, vật liệu, tổ chức khu vực thi công, tổ chức
lao động, lập kế hoạch chỉ đạo cụ thể và lập biện pháp an toàn lao
động cho phương án chọn.
3. Lập kế hoạch tổng tiến độ hoặc kế hoạch tiến độ thi công công trình
đơn vị theo yêu cầu xây dựng, đảm bảo htời hạn thi công đã khống chế
(ngày khởi công và ngày hoàn thành công trình), đảm bảo điều hoà và
cân đối về nhân lực, máy thi công.

11

4. Thiết kế và tổ chức xây dựng các công trình tạm thời phục vụ cho
quá trình thi công như: khu làm việc, khu vệ sinh chung, khu nhà ở của
công nhân viên, kho bãi chất chứa vật liệu v.v…
5. Tổ chức thiết kế và xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước phục vụ
thi công và sinh hoạt trên công trường. Thiết kế và xây dựng hệ thống
đường giao thông tạm trên công trường để vận chuyển và cung cấp vật
tư phục vụ cho thi công.
6. Thiết kế và tổ chức xây dựng các xưởng sản xuất phụ trợ, các trạm
gia công bán thành phẩm phục vụ công tác thi công.

12

6

nguon tai.lieu . vn