Xem mẫu

  1. BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG PHỐI HỢP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN NGÀNH THUỘC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CHUYÊN ĐỀ 1. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
  2. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Đơn vị hành chính là một bộ phận trong cấu trúc tổ chức hành chính nhà nước, thể hiện quan hệ quyền lực giữa Trung ương với chính quyền địa phương. Việc phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính để tổ chức thực thi quyền lực nhà nước có hiệu quả là vấn đề trọng yếu của các quốc gia. Bài viết nêu lên những nguyên tắc cơ bản và thực trạng đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay, qua đó đưa ra những giải pháp góp phần đổi mới, sắp xếp các đơn vị hành chính.
  3. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LÃNH THỔ • Thứ nhất, tổ chức các đơn vị hành chính phải phù hợp với tổ chức quyền lực nhà nước. • Thứ hai, tổ chức các đơn vị hành chính nhà nước phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật.
  4. CÁC NGUYÊN TẮC PHÂN CHIA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH LÃNH THỔ Thứ ba, tổ chức đơn vị hành chính phải bảo đảm tính kế thừa và sự ổn định trong quản lý nhà nước trên toàn lãnh thổ. Thứ tư, tổ chức đơn vị hành chính phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và xã hội của từng vùng, lãnh thổ khác nhau.
  5. THỰC TRẠNG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY Thứ nhất, về cách thức tổ chức các đơn vị hành chính nhà nước. Thứ hai, số lượng biên chế còn quá nặng nề. Thứ ba, tình trạng “lạm phát” cấp phó. Thứ tư, chi lương tạo áp lực quá lớn cho ngân sách.
  6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, SẮP XẾP LẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Một là, sắp xếp lại các đơn vị hành chính lãnh thổ phải tiến hành đồng thời với sắp xếp các tổ chức trong hệ thống chính trị, các bộ, ngành trong hệ thống hành chính nhà nước Hai là, cần có sự nghiên cứu thấu đáo cả lý thuyết và thực tiễn tổ chức đơn vị hành chính ở một số nước trên thế giới và Việt Nam.
  7. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI, SẮP XẾP LẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ba là, việc tổ chức các đơn vị hành chính phải được hiến định Bốn là, phân bổ quyền lực nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ cho địa phương Năm là, rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương Sáu là, mục đích của việc sắp xếp, tổ chức lại là để giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy, giảm biên chế…
  8. HÀNH CHÍNH Từ điển Oxford định nghĩa hành chính là: “một hành động thi hành”, “quản lý các công việc” hoặc “hướng dẫn giám sát sự thực hiện, sử dụng hoặc điều khiển”. Theo gốc Latinh, ban đầu hành chính bắt nguồn từ minor, nghĩa là: “phục vụ”, sau này là ministrate, nghĩa là: “điều hành”.
  9. HÀNH CHÍNH Từ những định nghĩa ở trên có thể thấy rằng về cơ bản hành chính có những đặc tính sau:  Thứ nhất, hành chính phục vụ người khác thong qua việc chấp hành các quyết định do người đó ban hành và chịu sự kiểm soát của họ.  Thứ hai, hành chính là điều hành - khai thác, huy động và sử dụng các quyền lực (cơ sở vật chất, tài nguyên, nhân lực, tài chính...) theo quy định (luật hoặc điều lệ) nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống (tổ chức hoặc nhà nước).
  10. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
  11. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Hành chính nhà nước là một bộ phận của quản lý nhà nước, nói cách khác HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có phạm vi hẹp hơn so với QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ở hai điểm cơ bản:  Thứ nhất;HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước tức là hoạt động chất hành và điều hành.  Thứ hai; chủ thể của hành chính nhà nước là các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
  12. 2. BẢN CHẤT CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC là một hoạt động đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nghề khác nhau.  Do đó, bản chất của HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có nội hàm rất rộng vừa mang bản chất chính trị, mang tính pháp lý, vừa là hoạt động quản lý và là một nghề.
  13. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC MANG TÍNH CHÍNH TRỊ Hành chính nhà nước không tồn tại ngoài môi trường chính trị, nó phục vụ và phục tùng chính trị. Vì vậy, nó mang bản chất chính trị. - Hành chính nhà nước thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do chính trị thiết lập; - Nó tham gia vào quá trình lập pháp; - Nó không chỉ là chủ thể thực thi chính sách mà còn ban hành chính sách; - Nó phục vụ lợi ích của nhân dân và lợi ích công.
  14. HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC MANG TÍNH PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, theo những chỉ dẫn của NHÀ NƯỚC ; đồng thời chủ thể HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội. - Hành chính nhà nước thực thi chức năng lập quy – tức ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể và hướng dẫn thi hành luật.
nguon tai.lieu . vn