Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI - PHÁP LÝ, HẠ TẦNG MẠNG - CÔNG NGHỆ CỦA TMĐT 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế Xã hội 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ
  2. 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.1.1. Khái niệm và vai trò: Khái niệm: Hạ tầng KT­XH của TMĐT là toàn bộ các nhân tố, điều kiện cơ bản về KT­XH  nhằm tạo môi trường phát triển cho TMĐT Vai trò: Đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung của TMĐT Đảm bảo thực hiện các hành vi thương mại dựa trên cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế.
  3. 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.1.2. Những yếu tố kinh tế ­ xã hội ảnh hưởng tới  thương mại điện tử a.Yếu tố về kinh tế: tiềm năng nền KT, tốc độ tăng trưởng, lạm phát , tỷ giá hối  đoái, thu nhập và phân bố dân cư... b.Yếu tố về xã hội­ văn hóa: Dân số và sự biến động về dân số, nghề nghiệp, tầng  lớp xã hội, dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa. VD:  http://www.vanhoavietnam.vn tập hợp các thông tin như bản đồ hành chính, dân  số; lễ hội, phong tục, ẩm thực… của Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh dân tộc tới  bạn bè quốc tế. Dự án đã nhận được sự  ủng hộ của các tổ chức, cơ quan như Cục TMĐT, Hiệp hội  TMĐT, VCCI,… và các doanh nghiệp như FPT, Cổng thanh toán PayNet…
  4. 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.1.3. Những yêu cầu về cơ sở hạ tầng kinh tế ­ xã hội ảnh hưởng tới thương mại  điện tử •Các chuẩn mực cần thiết về kinh tế: thị trường giao dịch, tài chính, tiền tệ, phương thức  thanh toán, chứng từ, giao nhận vận tải, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp... •Đủ tiềm lực về kinh tế: hệ thống cung  ứng hàng hóa dịch vụ, nhu cầu và khả năng thanh  toán, năng lực cạnh tranh... •Cơ chế, chính sách của Chính phủ khuyến khích áp dụng công nghệ •Thay đổi thói quen tập quán giao dịch mua bán •Năng lực công nghệ của khách hàng, của doanh nghiệp
  5. 2.1. Cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội 2.1.4. Tạo lập môi trường kinh tế ­ xã hội cho thực hiện thương mại điện tử Hệ thống các nhân tố KT­XH tác động trực tiếp/gián tiếp đến TMĐT ­> tạo ra khó  khăn/thuận lợi cho TMĐT Về phía Nhà nước: Xây dựng và thực thi chiến lược; có kế hoạch đầu tư hiệu quả  và lâu dài; ban hành chính sách hợp lý; giữ vững sự ổn định văn hóa xã hội, thị trường,  công nghệ thông tin, tiền tệ và sự  lưu thông hàng hóa Về phía tổ chức doanh nghiệp: Thực hiện hiệu quả hoạt đồng kinh doanh TMĐT  theo kế hoạch và luật pháp; có chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả; sáng tạo  phần mềm ứng dụng linh hoạt, phù hợp nhu cầu người dùng.
  6. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.2.1. Một số vấn đề pháp lý liên quan tới thương mại điện tử Sự gia tăng mạnh mẽ của giao dịch thương mại quốc tế đòi hỏi một khuôn khổ pháp  lý TMĐT hợp lý, nhất quán, đảm bảo sự phát triển bền vững và duy trì mối liên kết  giữa các doanh nghiệp. Ví dụ 1 số diễn đàn thông qua cơ sở pháp lý TMĐT: Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật  thương mại quốc tế (UNCITRAL), tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),... Các yêu cầu lớn nhất: chứng thực chữ ký, chứng từ, quyền sở hữu trí tuệ, nội dung  độc hại phát tán trên internet, giải quyết tranh chấp trong giao dịch,...
  7. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.2.2. Luật mẫu của UNCITRAL và luật giao dịch điện tử của một  số quốc gia trên thế giới Bao hàm giao dịch giữa: các chính phủ (G2G); khách hàng (C2C) UNCITRAL(United Nations Commission on International Trade Law)  Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UN thành lập17  Tháng 12 năm 1966)
  8. Một số điều khoản UNCITRAL cần lưu ý: Điều 1: Luật này áp dụng cho tất các các loại thông tin dưới dạng thông điệp điện tử sử dụng trong khuôn khổ các  hoạt động thương mại Điều 5: Công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số. Hiệu lực, giá trị pháp lý, hiệu lực thi hành của một thông tin không thể bị phủ nhận vì lý do duy nhất là thông tin đó  được thể hiện dưới hình thức thông tin số hoá. Điều 6: Thông điệp dữ liệu phải đảm bảo có thể đọc được hoặc giải thích được. Thông điệp dữ liệu bao gồm các văn  bản truyền thống về chứng từ, hợp đồng mua bán giao dịch có thể lưu trữ, sao chép và sử dụng để chứng thực trước  cơ quan thuế,... Điều 7: Chữ ký trên các văn bản này phải được chứng thực là chữ ký của người trực tiếp giao dịch. Điều 8: Bản gốc Đảm bảo bản gốc đáp  ứng độ tin cậy, toàn vẹn về thông tin và được bàn giao, trao đổi với tất cả các chủ thể  liên quan
  9. Một số điều khoản UNCITRAL cần lưu ý: Điều 9: Tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông tin số.  Thông tin số, nội dung lưu hành trên trang TMĐT phải đến từ nguồn tin đáng tin cậy, có căn cứ, minh chứng rõ  ràng. Điều 10: Lưu giữ các thông tin số. Thông tin số cần được lưu trữ và đảm bảo tính toàn vẹn, chính xác, có thể truy cập được, lưu trữ với ngày tháng,  nguồn tin, bằng chứng chứng thực,... Điều 14: Thông báo xác nhận đã nhận được thông tin. Người nhận thông tin phải xác nhận đã nhận được tin bằng mọi phương tiện.
  10. 2.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý 2.2.3. Các văn bản pháp quy về giao dịch điện tử tại Việt Nam Đáp ứng yêu cầu phát triển TMĐT và Chính phủ điện tử Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho rằng việc lựa chọn website uy tín, đảm bảo về chất  lượng hàng hóa và giá cả hợp lý là điều quan trọng khi quyết định mua hàng qua mạng. Đồng thời, phải có  chính sách bảo mật thông tin và giải quyết khiếu nại phát sinh hợp lý. Các văn bản pháp quy mới nhất: Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử Một số bộ lật cập nhật mới nhất: Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Viễn thông năm 2009; Bộ  luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010; Luật  Quảng cáo năm 2012; Luật Đầu tư 2014; Luật Doanh nghiệp năm 2014.
  11. 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng 2.3.1. Mạng nội bộ 2.3.1.1. Mạng máy tính Mạng máy tính là một hệ thống gồm hai hay nhiều máy tính được kết nối để trao đổi thông tin với nhau. a. Mạng LAN (Local Area Network) Nếu hai hoặc nhiều máy tính và thiết bị ngoại vi được kết nối trong một khu vực nhỏ như một căn phòng, văn  phòng, hay một khuôn viên, được gọi là mạng LAN . Đó là nhóm các máy tính trong một mạng LAN chia sẻ một  kết nối phổ biến. b. Mạng WAN (Wide Area Network) Bao gồm các mạng nội bộ kết nối với nhau qua đường dây điện thoại thuê bao hoặc nhờ một số công nghệ khác  như hệ thống điện tử viễn thông hoặc vệ tinh.
  12. c. Mạng MAN (Metropolitan Area Network) Mạng đô thị MAN là mạng dữ liệu băng rộng được thiết kế cho phạm vi trong thành phố, thị xã. Khoảng cách thường nhỏ hơn 100 km. d. Mạng GAN (global area network) Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh.
  13. 2.3.1.2 INTRANET (Mạng nội bộ) Intranet là một hệ thống bao gồm mạng lưới nội bộ, được dựa trên giao thức TCP/IP.  Những hình thức mạng lưới kiểu intranet thường được áp dụng phổ biến rộng rãi tại  các cơ quan, các công ty doanh nghiệp và trường học. Người dùng sử dụng username và password để truy cập hệ thống Được bảo vệ bởi 1 lớp Firewall, để nhằm nâng cao bảo mật thông tin
  14. b. Chức năng của intranet ­Lưu trữ và phân phối thông tin ­Cung cấp công cụ tìm kiếm ­Giao tiếp 2 chiều ­Gọi điện thoại bằng máy tính ­Kết hợp TMĐT c. Các ứng dụng của intranet Lưu giữ và cung cấp thông tin về: catalogue sản phẩm, chính sách công  ty, đơn đặt hàng, chia sẻ tài liệu, danh bạ điện thoại, quản lý nhân sự,  chương  trình  đào  tạo,  cơ  sở  dữ  liệu  khách  hàng,  dự  liệu  doanh  nghiệp… VD: doanh nghiệp chuyên cung cấp phần mềm Hệ thống quản lý doanh  nghiệp https://www.vitranet24.com/  Microsoft Sharepoint, Huddle,... quản lý nhân sự và sản phẩm
  15. 2.3.1.3 EXTRANET (Mạng nội bộ) Extranet là một phần của Intranet mà có khả năng truy xuất được từ bên ngoài qua Internet.  Hay nói cách khác, Extranet là mạng nội bộ mở rộng. Nếu như hạn chế của Intranet là chỉ được truy cập bởi các thành viên bên trong mạng thì  Extranet cho phép những người bên ngoài có mật khẩu có thể truy cập hạn chế vào khu lưu  trữ thông tin của mạng. Extranet đang được sử dụng như một cách để các đối tác kinh doanh trao đổi thông tin bởi  khả năng mở rộng ra môi trường ngoài của nó.  Ví dụ: mô hình kinh doanh B2B.
  16. Ứng dụng của Extranet ­Tăng khả năng giao tiếp ­Tăng cường tính hiệu quả trong phân phối, chia sẻ thông tin ­Mở rộng kinh doanh ­Giảm chi phí sản xuất ­Thông tin thuận lợi
  17. 2.3.3.  Internet
  18. Khái niệm về internet Internet là một  hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm  các  mạng  máy  tính  được  liên  kết  với  nhau  thông  qua  các  phương  tiện  viễn  thông  như đường cáp điện thoại hoặc vệ tinh. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa  trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp,  của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các  chính phủ trên toàn cầu. Thành  phần  internet  được  sử  dụng  rộng  rãi  nhất  chính  là  World  Wide  Web(WWW)
nguon tai.lieu . vn