Xem mẫu

Chương 8: TMĐT giữa doanh nghiệp và doanh
nghiệp (B2B)
• Khái niệm và đặc điểm của TMĐT B2B
• Các phương thức TMĐT B2B
• Xây dựng hệ thống TMĐT của doanh nghiệp

Khái niệm và đặc điểm của TMĐT B2B
• Khái niệm TMĐT B2B (Business – To – Business)
 Là các giao dịch được thực hiện giữa các thành viên trong chuỗi quản lý
cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hay giữa các đơn vị kinh doanh với bất kỳ
một đối tác kinh doanh khác bằng việc sử dụng phương tiện điện tử qua
mạng Internet, Intranet, Extranet.

• Vd một vài website B2B: alibaba.com, globalbuyersonline.com,
gophatdat.com, vnemart.com…

Khái niệm và đặc điểm của TMĐT B2B
• Đặc điểm của TMĐT B2B
 Đơn hàng có giá trị lớn.
 Số lượng khách hàng tiềm năng không nhiều (có thể chỉ vài chục, vài
trăm, vài nghìn khách hàng tiềm năng) có thể mua theo chu kỳ (ví dụ mỗi
tháng).
 Thường có nhiều người tham gia vào quyết định mua hàng

• TMĐT B2B có 2 loại giao dịch cơ bản
 Mua hàng ngay lập tức: mua hàng hóa, dịch vụ thêo giá cả thị trường,
mức giá được xác định bởi biến động cung cầu, người mua và bán
thường không biết nhau.
 Mua hàng chiến lược: liên quan đến hợp đồng dài hạn, và luôn dựa vào
thỏa thuận giữa người mua và người bán.

Đối tượng tham gia và các thông tin giao dịch trong
TMĐT B2B
• Đối tượng tham gia gồm:
 Người bán
 Người mua
 Các bên trung gian: nhà cung cấp dịch vụ thứ 3 cung cấp dịch vụ như
sàn giao dịch, hay dịch vụ quản lý chuỗi cung cấp.
 Cổng giao dịch: cổng đặt giá và thỏa thuận giá như đấu thầu, đấu giá.
 Dịch vụ thanh toán: cung cấp giải pháp chuyển tiền từ người mua đến
người bán.
 Nhà cung cấp hậu cần: đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, và các dịch vụ
khác phục vụ cho quá trình hoàn thành giao dịch.
 Mạng Internet, Intranet, Extranet.
 Giao thức giao dịch: EDI hay XML
 Dịch vụ an ninh, tìm kiếm, môi giới.

Đối tượng tham gia và các thông tin giao dịch trong
TMĐT B2B
• Các thông tin giao dịch trong TMĐT B2B
 Sản phẩm: Giá, đặc tính sản phẩm, bán hàng
 Khách hàng: tình trạng bán hàng, dự báo
 Nhà cung cấp: các loại sản phẩm, thời gian chờ, điều kiện bán hàng
 Quá trình sản xuất: Công suất sản xuât, mức độ thống nhất trong sản
xuất.
 Vận chuyển
 Tồn kho: Lượng tồn kho, chi phí thực hiện tồn kho, địa điểm
 Chuỗi cung cấp: những đối tác chính, vai trò của đối tác, trách nhiệm
của đối tác, lịch trình.
 Đối thủ cạnh tranh: so sánh đối thủ cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh.
 Bán hàng và tiếp thị: marketing, nơi bán hàng
 Qua trình cung cấp hàng hóa và thực hiện: mô tả quá trình, đo hiệu quả
thực hiện, chất lượng, thời gian phân phối, sự hài lòng của khách hàng.

nguon tai.lieu . vn