Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA CÔNG TRÌNH – BỘ MÔN ĐƯỜNG BỘ Th.S VÕ HỒNG LÂM BÀI GIẢNG THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ HỌC PHẦN 3 KHẢO SÁT THIẾT KẾ ĐƯỜNG Ô TÔ TP. HCM, 2015
  2. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô KHẢO SÁT THIẾT KẾ ĐƯỜNG ÔTÔ -1-
  3. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô -2-
  4. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô CHƯƠNG 1 LẬP DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG VÀ CÁC GIAI ĐOẠN KSTK ĐƯỜNG ÔTÔ 1.1 PHÂN LOẠI DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1.1 Phân loại dự án xây dựng a) Theo quy mô,tính chất và loại công trình xây dựng: - Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiết tại Phụ lục I. - Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều công trình với loại, cấp công trình xây dựng khác nhau b) Theo nguồn vốn đầu tư: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác. c) Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: - Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; - Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). 1.1.2 Quản lý dự án xây dựng - Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. - Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án. - Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng: a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án; b) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public - Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự -3-
  5. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô án theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; d) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh. - Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014. 1.1.3 Chủ đầu tư xây dựng công trình Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng Chủ đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau: - Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình. - Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. - Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. - Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư. - Đối với dự án PPP, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập theo quy định của pháp luật. 1.2 TRÌNH TỰ LẬP DỰ ÁN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN KSTK ĐƯỜNG ÔTÔ Việc triển khai một dự án XDCB nói chung thường phải tiến hành qua các giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựngđưa công trình của -4-
  6. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô dự án vào khai thác sử dụng (NĐ59/2015). Trong công tác xây dựng đường ôtô nói riêng, công tác khảo sát phục vụ cho việc chuẩn bị dự án và thực hiện dự án của các dự án làm mới, nâng cấp và cải tạo các đường ôtô thuộc mạng lưới đường công cộng được gọi chung là công tác khảo sát đường ôtô. 1.2.1 Lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường ô tô 1) Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. 2) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng - Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. - Riêng đối với dự án PPP, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng do cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện. - Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở theo quy định Luật xây dựng 2014. 3) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau: - Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; - Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất) * Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng bao gồm: - Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng. - Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. 1.2.2 Các bước thiết kế xây dựng công trình - Thiết kế xây dựng gồm thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế. -5-
  7. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô - Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau: a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng; c) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp; d) Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế. - Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước. - Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công. - Hồ sơ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán xây dựng công trình và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có). 1.2.3. Các giai đoạn Khảo sát đường ôtô Giai đoạn chuẩn bị dự án, việc khảo sát đường ôtô nhằm phục vụ cho bước lập Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi (BCNCTKT) và Báo cáo nghiên cứu Khả thi (BCNCKT). Nếu dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm đòi hỏi phải qua cả hai bước BCNCTKT và BCNCKT thì công việc khảo sát cũng phải tiến hành hai bước, nếu chỉ đòi hỏi một bước thì việc khảo sát chỉ tiến hành bước BCNCKT. Việc thực hiện một hay hai bước sẽ do Chủ đầu tư quyết định. Giai đoạn thực hiện dự án, việc khảo sát cũng có thể tiến hành một bước hoặc hai bước tuỳ theo quyết định của Cơ quan có thẩm quyền quyết định: - Khảo sát bước Thiết kế kỹ thuật (hoặc TKBVTC); - Khảo sát bước Thiết kế Bản vẽ thi công. 1.3 QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.3.1 Nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình. -6-
  8. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô - Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đo bóc khối lượng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, điều chỉnh dự toán xây dựng, chỉ số giá xây dựng, kiểm soát chi phí trong đầu tư xây dựng; hướng dẫn và quản lý việc cấp chứng chỉ định giá xây dựng; công bố các chỉ tiêu, định mức xây dựng, chỉ số giá xây dựng. - Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định 32/2015. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng (NĐ 59/2015) để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định 32/2015. - Chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được xác định theo quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng 1.3.2 Tổng mức đầu tư xây dựng - Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Trường hợp phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thì việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư theo thiết kế sơ bộ là cơ sở để ước tính chi phí đầu tư xây dựng. - Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng là dự toán xây dựng và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có). - Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án hoặc được xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng hoặc từ dữ liệu về chi phí của các công trình tương tự đã thực hiện. - Tổng mức đầu tư xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt và là cơ sở để quản lý chi phí của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt là mức chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để thực hiện dự án. - Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án do: ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác; Xuất hiện yếu tố -7-
  9. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại; Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án; Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định. 1.3.3 Dự toán xây dựng công trình và Tổng dự toán - Dự toán xây dựng là chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu, công việc xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, giá xây dựng. - Nội dung dự toán xây dựng gồm chi phí về xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và dự phòng. - Dự toán xây dựng sử dụng vốn nhà nước được phê duyệt là cơ sở xác định giá gói thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng. - Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau: a) Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng; b) Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt; c) Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. - Việc điều chỉnh dự toán xây dựng các dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư quyết định. - Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán xây dựng công trình để quản lý chi phí. Tổng dự toán xây dựng công trình được xác định bằng cách cộng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác có liên quan của dự án. 1.4 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KSTK ĐƯỜNG ÔTÔ 1.4.1 Đặc điểm - Công tác khảo sát và thiết kế luôn luôn liên quan chặt chẽ với nhau, khảo sát để phục vụ thiết kế và nhiều trường hợp có quyết định về thiết kế rồi mới tiếp tục khảo sát được. Thời gian khảo sát thiết kế ngoài thực địa là chính và rất quan trọng, nhiều chỉ tiêu và giải pháp kỹ thuật được quyết định ngay ngoài thực địa khi khảo sát. - Quá trình khảo sát kinh tế và kỹ thuật luôn luôn gắn liền với nhau từ đầu đến cuối, từ khi còn tiến hành trên một diện rộng cho đến khi thu về một diện hẹp. -8-
  10. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô 1.4.2 Các yêu cầu chung 1. Nắm vững mối các mối quan hệ giữa “người sử dụng đường - ô tô – môi trường bên ngoài - đường ô tô” trong quá trình khảo sát thiết kế : + Mối quan hệ giữa “ô tô - đường” : Mối quan hệ này quyết định các yêu cầu của việc chạy xe đối với các yếu tố của đường cần thiết kế (qui định các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường) + Mối quan hệ giữa “môi trường bên ngoài - đường” : quan hệ này nói lên ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến việc xác định tuyến đường trên thực địa, cũng như việc chọn các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo tính bền vững của các công trình trên đường + Mối quan hệ giữa “môi trường bên ngoài - người lái xe” : quan hệ này nói lên ảnh hưởng của môi trường xung quanh đến tâm sinh lý người lái xe do đó ảnh hưởng đến an toàn chạy xe và điều khiển tốc độ xe. 2. Nắm được các phương pháp điều tra, dự báo nhịp độ phát triển về khối lượng vận chuyển, nắm được các phương pháp so sánh, đánh giá, luận chứng kinh tế – kỹ thuật các phương án thiết kế đường. 3. Nắm được quy luật chuyển động của xe trong dòng xe, ảnh hưởng của điều kiện đường đến chế độ chuyển động của dòng xe để đề xuất các giải pháp thiết kế và tổ chức giao thông phù hợp. -9-
  11. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô 4. Nắm được các phương pháp khảo sát thiết kế đường, khảo sát thiết kế đường trong các vùng địa hình khác nhau, … và sử dụng máy tính trong KSTK và tự động hoá công tác KSTK. Ngoài ra người làm công tác KSTK còn cần nắm vững kiến thức của các lĩnh vực như: Địa chất công trình, cơ học đất đá, nền móng, VLXD, thuỷ lực thuỷ văn, đo đạc, … -10-
  12. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô Phụ lục chương 1 PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ) LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TỔNG MỨC TT TRÌNH ĐẦU TƯ I DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA 1. Theo tổng mức đầu tư: 10.000 tỷ đồng trở Dự án sử dụng vốn đầu tư công lên 2. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân; b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo Không phân biệt vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản tổng mức đầu tư xuất từ 1.000 héc ta trở lên; c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. II NHÓM A 1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt. Không phân biệt II.1 2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định tổng mức đầu tư của pháp luật về quốc phòng, an ninh. -11-
  13. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô 3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia. 4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ. 5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. 1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. 2. Công nghiệp điện. 3. Khai thác dầu khí. Từ 2.300 tỷ đồng II.2 4. Hóa chất, phân bón, xi măng. trở lên 5. Chế tạo máy, luyện kim. 6. Khai thác, chế biến khoáng sản. 7. Xây dựng khu nhà ở. 1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2. 2. Thủy lợi. 3. Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật. 4. Kỹ thuật điện. 5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử. Từ 1.500 tỷ đồng II.3 6. Hóa dược. trở lên 7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2. 8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2. 9. Bưu chính, viễn thông. 1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. 2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Từ 1.000 tỷ đồng II.4 3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới. trở lên 4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3. 1. Y tế, văn hóa, giáo dục; Từ 800 tỷ đồng trở II.5 2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, lên truyền hình; -12-
  14. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô 3. Kho tàng; 4. Du lịch, thể dục thể thao; 5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2. III NHÓM B Từ 120 đến 2.300 III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 tỷ đồng Từ 80 đến 1.500 tỷ III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 đồng Từ 60 đến 1.000 tỷ III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 đồng Từ 45 đến 800 tỷ III. 4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 đồng IV NHÓM C IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 Dưới 120 tỷ đồng IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Dưới 80 tỷ đồng IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Dưới 60 tỷ đồng IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Dưới 45 tỷ đồng -13-
  15. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô -14-
  16. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô CHƯƠNG 2 ĐIỀU TRA GIAO THÔNG PHỤC VỤ LẬP DỰ ÁN THIẾT KẾ ĐƯỜNG ÔTÔ 2.1 NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA GIAO THÔNG 2.1.1 Mục đích và nội dung điều tra giao thông Mục đích của điều tra giao thông là thu thập các số liệu dùng để đánh giá sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường, xác định các tiêu chuẩn thiết kế, giải pháp thiết kế, quy mô đầu tư và phân tích hiệu quả đầu tư. Nội dung điều tra giao thông: - Điều tra, dự báo lượng giao thông (lưu lượng và thành phần giao thông) - Điều tra tốc độ xe chạy và tốc độ hành trình - Điều tra năng lực thông hành - Điều tra, dự báo lượng hành khách hoặc nhu cầu đi lại của dân cư - Điều tra (và cả dự báo) về tai nạn giao thông - Điều tra, dự báo mức độ tiếng ồn và khí thải giao thông, … 2.1.2 Lượng giao thông: Lưu lượng và thành phần giao thông 1. Lượng giao thông (hoặc lượng vận chuyển) trên một tuyến đường (hoặc trên một mạng lưới đường) là một đặc trưng thay đổi theo không gian và thời gian. Do vậy mục tiêu điều tra dự báo là phải xác định được lượng giao thông đối với từng đoạn của tuyến đường (hoặc mạng lưới đường) ở các thời điểm sau đây : - Thời điểm bắt đầu điều tra (năm xuất phát). - Thời điểm bắt đầu đưa đường vào khai thác (năm bắt đầu của thời kỳ tính toán). - Thời điểm cuối của thời kỳ tính toán (năm cuối của thời kỳ tính toán) của đường hoặc của mặt đường. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của việc thiết kế trong quá trình lập dự án, còn có thể phải điều tra, phân tích lượng giao thông theo các đặc trưng khác nhau: - Lưu lượng xe chạy ngày đêm trung bình năm (AADT – Annual Average Daily Traffic) ở các thời điểm nói trên; của thời kỳ khối lượng vận chuyển lớn nhất trong năm. - Lưu lượng xe chạy giờ cao điểm (PHV – Peak Hour Volume) - Lưu lượng xe chạy ở giờ cao điểm tính toán thứ k trong năm N k (trong năm chỉ có k giờ có lượng giao thông >=Nk ) thường dùng với k=30-50 để kiểm toán năng lực thông hành 2. Thành phần giao thông: Mục tiêu của điều tra, dự báo là phải xác định được lưu lượng của mỗi thành phần trong dòng xe với phân loại phương tiện càng tỷ mỷ càng tốt. (Ví dụ về mẫu điều tra thành phần giao thông) 1. Xe con / xe jíp 2. Xe tải hạng nhẹ (2 trục, 4 bánh và 6 bánh) -15-
  17. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô 3. Xe tải hạng trung (2 trục 6 bánh) 4. Xe tải hạng nặng (3 trục) 6. Xe khách nhỏ 7. Xe khách lớn 8. Máy kéo / xe công nông 9. Xe máy 10. Xe lam 11. Xe đạp 12. Xích lô 13. Xe súc vật kéo Trên những tuyến đường đang khai thác, để có cơ sở lập dự án nâng cấp, cải tạo còn đòi hỏi phải điều tra rõ tỷ lệ các tải trọng trục xe “phổ tải trọng trục” 2.1.3 Các phương pháp điều tra giao thông 1. Điều tra yêu cầu về lượng vận chuyển hàng hoá (tấn/năm) và lượng vận chuyển hành khách (lượt khách/năm) Từ các số liệu điều tra đó suy ra lượng giao thông yêu cầu (ví dụ suy ra lưu lượng giao thông trung bình năm). Phương pháp này thường gọi là phương pháp điều tra kinh tế phục vụ thiết kế đường ô tô bởi vì công việc điều tra xuất phát từ việc điều tra lượng vận chuyển đi và đến (hàng và HK) yêu cầu đối với từng điểm kinh tế phân bố trong khu vực hiện tại hoặc tương lai có khả năng sử dụng tuyến đường. Phương pháp này thường được sử dụng khi lập dự án xây dựng đường trong các vùng có quy hoạch phát triển kinh tế đã xác định và khi có thể xác định được các quan hệ vận chuyển một cách đủ tin cậy. Đặc biệt nó thường sử dụng khi lập dự án quy hoạch mạng lưới đường của một khu vực (xã, huyện, tỉnh, nông trường, … ) và khi lập quy hoạch các tuyến vận tải HK công cộng trong đô thị. 2. Điều tra trên cơ sở trực tiếp đếm và cân xe Phương pháp này thường được sử dụng để thu thập số liệu phục vụ lập dự án thiết kế đường đặc biệt là các tuyến cải tạo nâng cấp, các tuyến đường đang khai thác; lập kế hoạch và quy hoạch mạng lưới giao thông… * Đếm xe: Việc đếm xe có thể thực hiện bằng các cách sau: - Bố trí người đếm xe. -16-
  18. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô - Dùng thiết bị đếm tự động xách tay. - Dùng thiết bị đếm bố trí cố định. - Dùng phương pháp quay camera sau đó chiếu để quan sát, đếm lại. * Các thiết bị cân xe : Các thiết bị cân xe bao gồm : - Cân tĩnh (cân có dừng xe) có cân đặt cố định (thường bố trí trên một làn xe mở rộng ngoài phần xe chạy chính) hoặc hai bánh xe của một trục xe đứng trên hai bàn cân riêng rẽ. - Cân động (cân không dừng xe): Dùng các đầu đo dạng ống tạo xung hoặc vòng điện từ chôn ở dưới phần xe chạy. 2.1.4 Các phương pháp dự báo lượng giao thông 1. Phương pháp dự báo theo cách ngoại suy đơn giản : Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào một chuỗi thống kê lượng giao thông trong các năm đã qua để ngoại suy xác định sự tăng trưởng lượng giao thông trong tương lai. Phương pháp này chỉ cho kết quả tốt với dự báo ngắn hạn, vì nếu dùng với dự báo dài hạn thì sẽ dễ bị sai lệch do những biến động của các điều kiện kinh tế. Phương pháp này cũng chỉ xét được sự tăng trưởng lượng giao thông bình thường mà không xét được lượng giao thông hấp dẫn và lượng giao thông phát sinh sau khi thực hiện dự án. 2. Phương pháp dự báo dựa vào tương quan giữa lượng giao thông với một chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô: Theo phương pháp này thường người ta nghiên cứu lập một tương quan giữa tỷ lệ tăng trưởng hay lượng giao thông với một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nào đó (ví dụ tỷ lệ tăng tổng thu nhập quốc nội GDP hàng năm; hoặc tổng tiêu thụ tính theo đầu người;… hoặc tương quan giữa lượng vận chuyển hành khách với dân số, với mức thu nhập, với lượng vận chuyển hàng, với chi phí vận doanh, vv… ) Nếu tương quan này có dạng tỷ lệ thuận bậc nhất thì hệ số tỷ lệ giữa lượng vận chuyển (hoặc tỷ lệ tăng trưởng lượng vận chuyển) với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được gọi là độ đàn hồi và mô hình dự báo kiểu này là mô hình đàn hồi. 2.2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KINH TẾ 2.2.1. Xác định khu vực cần tiến hành điều tra kinh tế Khu vực cần điều tra kinh tế bao gồm tất cả các địa phương (trước mắt và tương lai) có thể sẽ sử dụng lưới đường hoặc tuyến đường ô tô sắp được xây dựng. Việc xác định khu vực này cho phép dự trù được khối lượng công tác điều tra kinh tế để có các biện pháp tổ chức lực lượng tiến hành một cách thích hợp. 2.2.2. Điều tra sự phân bố các điểm phát sinh khối lượng vận chuyển trong khu vực cần điều tra Cần điều tra xác định tất cả các tất cảnhững điểm tạo nên nguồn hàng hoá và HK cần vận chuyển đến và đi nằm trong khu vực cần điều tra gọi là các điểm lập hàng hoá (hành khách) hay các điểm kinh tế. Các điểm này gồm các công ty công nghiệp, khai khoáng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, … -17-
  19. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô 2.2.3. Xác định lượng vận chuyển hàng hoá tương ứng với các điểm kinh tế Lượng vận chuyển hàng hoá là khối lượng hàng hoá (tính bằng tấn) cần phải vận chuyển đi (hoặc đến) một điểm kinh tế nào đó trong một đơn vị thời gian (quý, năm). Đối tượng điều tra bao gồm : - Luồng hàng: hàng vận chuyển từ đâu đến đâu. - Loại hàng: hàng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, xây dựng cơ bản, và các loại hàng khác … - Sự thay đổi lượng vận chuyển theo mùa. - Phương thức chuyên chở. Phương thức điều tra: Thống kê và thu thập các số liệu từ các điểm kinh tế, khối lượng sản xuất của các ngành, phân phối sản phẩm, … 2.2.4. Xác định lượng vận chuyển hành khách Để có thể ước tính được lượng vận chuyển và hướng vận chuyển hành khách trước mắt cũng như tương lai cần thu thập trong khu vực các số liệu sau : - Số liệu ở các xí nghiệp vận tải xe khách công cộng, ô tô bus, taxi, các bến xe và các cơsở sản xuất có phương tiện vận chuyển cán bộ công nhân đi làm hàng ngày. - Số liệu du khách tham quan, nghỉ ngơi hàng năm ở các cơ sở du lịch, khu điều dưỡng, danh lam thắng cảnh, … - Số liệu hành khách đi lại ở các ga xe lửa, bến tàu thuỷ, sân bay,… - Tình hình phân bố dân cư, dân số và mức tăng dân số, tính chất của mỗi điểm dân cư để có thể xác định được hướng đi lại thường xuyên,… Từ các số liệu trên có thể tính toán được chỉ tiêu mức độ nhu cầu đi lại của dân cư trong một năm Sk  V k (lần/năm.đầu người) (1) D Với: Vk – số hành khách vận chuyển trong 1 năm (nghìn HK/năm) D – tổng số dân của KV điều tra hoặc điểm điều tra (nghìn người) 2.2.5. Điều tra hệ thống mạng lưới giao thông vận tải hiện có trong khu vực Hệ thống này bao gồm: Đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và đường ống. Mục đích điều tra là để xem xét vấn đề phân bổ vận tải trong vùng như: - Bố trí chung và mối liên hệ tương hỗ giữa các thành phần của hệ thống GTVT hiện có, vai trò của mỗi thành phần đối với công tác vận chuyển trong khu vực điều tra và tương lai phát triển của các thành phần. - Tình trạng hệ thống đường ô tô hiện có, mức độ đáp ứng của nó với nhu cầu vận chuyển Để đạt được các mục đích đó, nội dung điều tra phải làm là : 1. Giao thông vận tải đường bộ -18-
  20. Th.S Võ Hồng Lâm Khảo sát thiết kế đường ôtô - Các đường ôtô, các bến bãi, cấp hạng, trạng thái kỹ thuật hiện tại của chúng, lưu lượng xe hiện tại, tình hình an toàn giao thông của các đường và bến bãi; - Các chân hàng và yêu cầu về chuyên chở; - Các cơ sở khác của GTVT đường bộ; - Quy hoạch kế hoạch phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ của các vùng, cụm kinh tế và các chuyên ngành GTVT; - Các dự báo đã lập ở các năm trước (nếu có). 2. Giao thông vận tải đường sắt - Các đường sắt, nhà ga, cấp hạng, trạng thái kỹ thuật hiện tại, năng lực thông qua và năng lực vận tải hiện tại, tình hình an toàn giao thông . - Các chân hàng và yêu cầu về chuyên chở. - Các cơ sở khác của đường sắt. - Quy hoạch kế hoạch phát triển đường sắt; quy hoạch vùng và địa phương có dự án; - Các dự báo đã lập ở các năm trước (nếu có). 3. Giao thông vận tải đường thuỷ - Các tuyến giao thông vận tải thuỷ, cấp hạng, trạng thái kỹ thuật, lưu lượng tàu thuyền hiện tại tình hình an toàn giao thông trên các tuyến đó. - Các cảng, trạng thái kỹ thuật và năng lực hiện tại của các cảng đó. - Các cơ sở khác của đường thuỷ. - Quy hoạch và kế hoạch phát triển đường thuỷ.. - Các dự báo đã lập ở các năm trước (nếu có). 4. Giao thông vận tải hàng không - Các sân bay, cấp hạng, năng lực hiện tại. - Quy hoạch, kế hoạch phát triển GTVT hàng không của khu vực. - Các dự báo đã lập ở các năm trước (nếu có). 5. Giao thông vận tải đô thị (trường hợp lập dự án đường đô thị) - Các số liệu điều tra giao thông đô thị như số hộ gia đình, số người trong hộ gia đình, phân theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số phương tiện đi lại trong gia đình, khoảng cách đến bến xe buýt gần nhất, quãng đường đi, giờ đi và giờ đến, mục đích chuyến đi, phương tiện đi lại sử dụng của từng người trong gia đình vv... - Mạng lưới giao thông đô thị, trạng thái kỹ thuật hiện có và tình trạng giao thông hiện tại của từng đường; - Mạng lưới giao thông vận tải công cộng, tình trạng hiện tại; - Các nút giao thông, chủng loại giao cắt; phương thức chỉ huy điều khiển giao thông. Số lượng chủng loại xe cộ, số lượng bộ hành ra vào nút theo các hướng ở các giờ trong ngày. - Các quy hoạch, kế hoạch phát triển GTVT đô thị. - Các dự báo đã lập ở các năm trước (nếu có). -19-
nguon tai.lieu . vn