Xem mẫu

  1. BÀI 6 THẨM ĐỊNH KHÍA CẠNH KINH TẾ – XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ PGS.TS. Phạm Văn Hùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0012108210 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Thẩm định khía cạnh kinh tế của dự án xây dựng hệ thống điện thoại tại khu vực nông thôn • Có một dự án xây dựng hệ thống điện thoại tại khu vực nông thôn. Dự án sẽ hoạt động trong vòng 10 năm, dự kiến mỗi năm sẽ cung cấp 100.000 đơn vị đàm thoại. Giả sử cước phí cho mỗi đơn vị đàm thoại là 100 pêsô. Trước khi có dự án thì người dân khu vực này phải đi khá xa để gọi điện với số lượng cuộc gọi chỉ bằng 10% số cuộc gọi khi có dự án. Những người này sẵn sàng trả thêm 10% cước phí cho mỗi cuộc gọi mà dự án ước tính. Dự án được thực hiện tại đầu năm thứ nhất với chi phí theo giá cố định là 40 triệu pêsô. Chi phí vận hành là 3,36 triệu pêsô một năm. Giá trị còn lại của dự án là bằng không vào cuối năm thứ 10. • Dự án được thực hiện bởi một công ty tư nhân với vốn tài trợ cho dự án 50% là vốn chủ sở hữu và 50% là đi vay. Khoản vay này với mức lãi suất 5% và sẽ phải trả trong vòng 5 năm. Chi phí cơ hội của vốn là 10%/năm. Thuế thu nhập là 20% và khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng. Hãy thẩm định khía cạnh kinh tế của dự án. v1.0015107227 2
  3. MỤC TIÊU Kết thúc bài 6, sinh viên cần nắm rõ những nội dung sau: • Hiểu được các khái niệm, mục đích, yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư. • Nắm rõ được các căn cứ và tiêu chuẩn chủ yếu trong thẩm định dự án đầu tư. • Hiểu được nội dung và phương pháp thẩm định khía cạnh kinh tế – xã hội dự án đầu tư. v1.0015107227 3
  4. NỘI DUNG Sự khác nhau giữa thẩm định tài chính và thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư Xác định giá trong thẩm định kinh tế - xã hội dự án đầu tư Thẩm định khía cạnh kinh tế dự án đầu tư Thẩm định khía cạnh xã hội dự án đầu tư v1.0015107227 4
  5. 1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ THẨM ĐỊNH KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ Sự cần thiết thẩm định kinh tế - xã hội • Khái niệm: Thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư là việc xem xét đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và của toàn bộ xã hội.  Đóng góp cho nền kinh tế.  Tác động đến toàn bộ xã hội. • Sự cần thiết:  Là cơ sở thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, tài trợ vốn.  Đảm bảo lợi ích của nền kinh tế và của toàn xã hội khi thực hiện đầu tư . v1.0015107227 5
  6. 1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ THẨM ĐỊNH KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Khác về góc độ và mục tiêu phân tích. • Khác về tính toán:  Thuế và các khoản ưu đãi, trợ cấp.  Tiền lương trả cho người lao động.  Các khoản lãi phải trả cho người cung ứng vốn.  Giá cả của các đầu vào và các đầu ra.  Đối với đất đai. v1.0015107227 6
  7. 2. XÁC ĐỊNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI • Mục tiêu:  Đánh giá những đóng góp và tác động thực.  Xác định được mức giá gần với giá trị xã hội thực. • Cơ sở định giá: Cơ sở lý thuyết của việc điều chỉnh và xác định giá kinh tế (shadow price) là dựa trên mô hình cạnh tranh hoàn hảo của kinh tế học cổ điển. Dưới giả thiết của cạnh tranh hoàn hảo, giá cả phản ánh đúng giá trị xã hội của hàng hoá và dịch vụ. v1.0015107227 7
  8. MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO • Có nhiều người mua và nhiều người bán. • Mỗi người mua/người bán tham gia trên thị trường với tư cách là người chấp nhận giá (price taker). • Người mua và người bán có thể dễ dàng gia nhập và từ bỏ thị trường. • Thông tin đầy đủ và sẵn có. v1.0015107227 8
  9. 2.1. ĐỊNH GIÁ HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG • Khái niệm: Hàng hoá ngoại thương (traded goods) là hàng hoá có thể xuất khẩu/nhập khẩu được.  Hàng xuất khẩu: giá FOB sẽ cao hơn chi phí sản xuất trong nước.  Hàng nhập khẩu: giá CIF sẽ nhỏ hơn chi phí sản xuất trong nước. • Nguyên tắc định giá: Dựa vào giá trên thị trường quốc tế. Cụ thể: giá biên giới (giá CIF với hàng nhập khẩu và FOB đối với hàng xuất khẩu). • Nguyên nhân:  Thị trường rộng lớn (nhiều người tham gia).  Sự tham gia thị trường của dự án thường với tư cách người chấp nhận giá.  Gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo hơn. v1.0015107227 9
  10. 2.1. ĐỊNH GIÁ HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG • Hàng nhập khẩu: Giá kinh tế = CIF + chi phí lưu thông đến dự án • Hàng xuất khẩu: Giá kinh tế = FOB – chi phí lưu thông đến cảng v1.0015107227 10
  11. 2.1. ĐỊNH GIÁ HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG Tính tỷ giá hối đoái bóng (shadow exchange rate–SER) • Phương pháp tính tỷ số thâm hụt ngoại tệ: SER = OER[1 + (M – B)/B] = OER.M/B Trong đó:  OER: tỷ giá chính thức (official exchange rate);  M: giá trị các khoản thanh toán hữu hình và vô hình;  B: giá trị các khoản thu hữu hình và vô hình. • Phương pháp xác định theo nhu cầu bảo hộ mậu dịch: SER = OER[(M + TM) + (X – SX)]/(M + X) Trong đó:  X: kim ngạch xuất khẩu theo giá FOB;  M: kim ngạch nhập khẩu theo giá CIF;  TM: là thuế nhập khẩu;  SX: trợ cấp xuất khẩu. v1.0015107227 11
  12. VÍ DỤ Xác định tỷ giá hối đoái bóng bằng phương pháp tính tỷ lệ thiếu hụt ngoại tệ Xuất khẩu Nhập khẩu Năm Hệ số điều chỉnh (3/2) (triệu USD) (triệu USD) 1 2 3 4 1999 11.541,4 11.742,1 1,017 2000 14.482,7 15.636,5 1,079 2001 15.027 16.162 1,075 2002 16.705,8 19.733 1,181 2003 19.880 24.995 1.257 Tổng cộng 77.636,9 88.268,6 1,136 Nếu tỷ giá hối đoái chính thức (1 USD = 21.780 VNĐ). Vậy tỷ giá hối đoái điều chỉnh sẽ là: SER = 21.780  1,136 = 24.742 v1.0015107227 12
  13. 2.2. ĐỊNH GIÁ HÀNG HÓA PHI NGOẠI THƯƠNG • Khái niệm: Hàng hoá phi ngoại thương (non–traded goods) là hàng hoá không thể xuất khẩu và hàng hoá không thể nhập khẩu được.  Do đặc tính của hàng hoá đó.  Đối với xuất khẩu: giá FOB nhỏ hơn chi phí sản xuất trong nước.  Đối với nhập khẩu: giá CIF lớn hơn chi phí sản xuất trong nước.  Do pháp luật không cho phép. • Dùng trực tiếp giá thị trường trong nước nếu thoả mãn các điều kiện sau:  Hàng hoá được mua bán trên thị trường tương đối cạnh tranh.  Quy mô dự án tương đối nhỏ so với thị trường.  Ngành hay lĩnh vực mà dự án hoạt động đang vận hành tối đa công suất. • Nếu các điều kiện trên không thoả mãn cần phải điều chỉnh: Khi đó sự điều chỉnh giá các hàng hoá phi ngoại thương sẽ phụ thuộc vào việc đây là sản phẩm đầu ra hay là yếu tố đầu vào của dự án. v1.0015107227 13
  14. 2.2. ĐỊNH GIÁ HÀNG HÓA PHI NGOẠI THƯƠNG • Đối với sản phẩm đầu ra phi ngoại thương:  Nếu sản phẩm đầu ra phi ngoại thương của dự án làm tăng quy mô sản lượng quốc gia (bổ sung), thì dùng ngay mức giá thị trường để đánh giá (mức mà người tiêu dùng sẵn sàng trả).  Nếu sản phẩm đầu ra của dự án chỉ thay thế phần của nhà sản xuất khác, thì dùng chi phí sản xuất cận biên của số sản phẩm thay thế để làm giá kinh tế. • Đối với yếu tố đầu vào phi ngoại thương:  Nếu việc sử dụng các đầu vào này làm tăng sản lượng quốc gia (bổ sung), giá kinh tế chính bằng chi phí cận biên của số sản phẩm gia tăng.  Nếu việc sử dụng đầu vào của dự án mà làm giảm mức sử dụng của các dự án khác (thay thế) thì giá thị trường sẽ được sử dụng để phân tích kinh tế. • Hệ số chuyển đổi: Phản ánh mối quan hệ giữa mức giá bóng và giá thị trường. Công thức tính: Giá bóng Hệ số chuyển đổi (CF) = Giá thị trường v1.0015107227 14
  15. 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI 3.1. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (Cost Benefit Analysis) 3.2. Phương pháp giá trị gia tăng (Value added method) v1.0015107227 15
  16. 3.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ • Xác định chi phí kinh tế:  Chi phí dự phòng (Contingencies).  Chi phí chìm (Sunk Cost).  Phí cạn kiệt tài nguyên (Depletion Premium). • Xác định lợi ích kinh tế:  Thặng dư tiêu dùng.  Phân tích hệ thống.  Các loại lợi ích điển hình. • Xác định dòng tiền kinh tế xã hội. • Tính các chỉ tiêu đánh giá (NPVE, IRRE…). v1.0015107227 16
  17. VÍ DỤ 1 (Tình huống dẫn nhập) • Có một dự án xây dựng hệ thống điện thoại tại khu vực nông thôn. Dự án sẽ hoạt động trong vòng 10 năm, dự kiến mỗi năm sẽ cung cấp 100.000 đơn vị đàm thoại. Giả sử cước phí cho mỗi đơn vị đàm thoại là 100 pêsô. Trước khi có dự án thì người dân khu vực này phải đi khá xa để gọi điện với số lượng cuộc gọi chỉ bằng 10% số cuộc gọi khi có dự án. Những người này sẵn sàng trả thêm 10% cước phí cho mỗi cuộc gọi mà dự án ước tính. Dự án được thực hiện tại đầu năm thứ nhất với chi phí theo giá cố định là 40 triệu pêsô. Chi phí vận hành là 3,36 triệu pêsô một năm. Giá trị còn lại của dự án là bằng không vào cuối năm thứ 10. • Dự án được thực hiện bởi một công ty tư nhân với vốn tài trợ cho dự án 50% là vốn chủ sở hữu và 50% là đi vay. Khoản vay này với mức lãi suất 5% và sẽ phải trả trong vòng 5 năm. Chi phí cơ hội của vốn là 10%/năm. Thuế thu nhập là 20% và khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng. Hãy thẩm định khía cạnh kinh tế của dự án. v1.0015107227 17
  18. VÍ DỤ 1 (tiếp theo) Dòng tiền tài chính (triệu pêsô) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng vốn đầu tư 40 Hàng ngoại thuơng 30 Hàng phi ngoại thuơng 6 Lao động 4 Chi phí vận hành 3,36 3,36 3,36 3,36 3,36 3,36 3,36 3,36 3,36 3,36 Hàng ngoại thương 1,68 1,68 1,68 1,68 1,68 1,68 1,68 1,68 1,68 1,68 Hàng phi ngoại thương 1,34 1,34 1,34 1,34 1,34 1,34 1,34 1,34 1,34 1,34 Lao động 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 Thuế 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 Vay vốn 20 v1.0015107227 18
  19. VÍ DỤ 1 (tiếp theo) Dòng tiền tài chính (triệu pêsô) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lãi vay 1 0,8 0,6 0,4 0,2 0 0 0 0 0 Trả nợ gốc 4 4 4 4 4 0 0 0 0 0 Khấu hao 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Doanh thu 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 Phần tăng thêm 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 Phần không tăng 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Thu nhập trước thuế 1,64 1,84 2,04 2,24 2,44 2,64 2,64 2,64 2,64 2,64 Thuế 20% 0,328 0,368 0,408 0,448 0,488 0,528 0,528 0,528 0,528 0,528 Thu nhập sau thuế –20 1,312 1,472 1,632 1,792 1,952 6,112 6,112 6,112 6,112 6,112 Dòng tiền của dự án –40 6,64 6,64 6,64 6,64 6,64 6,64 6,64 6,64 6,64 6,64 NPV 12,46 Với r = 7,5% v1.0015107227 19
  20. VÍ DỤ 1 (tiếp theo) Xác định lợi ích chi phí theo giả thiết của đề bài Chi phí đầu tư ban đầu Chi phí vận hành Doanh thu (%) (%) (%) Hàng hoá ngoại thương 75 50 0 Hàng hoá phi ngoại thương 15 40 100 Lao động 10 5 0 Thuế 0 5 0 v1.0015107227 20
nguon tai.lieu . vn